Quan Khí​

Chương 240: Thái độ của thành phố

Trước Sau

break
La Trung Hoa cũng không dám giấu diếm việc huyện Đại Phường muốn làm luân chuyển đất đai, bởi vậy gọi điện thoại lên thành phố đặc biệt báo cáo tỉ mỉ với Thị trưởng Ngũ Toa Đức, lại nói rõ việc mình bảo lưu ý kiến đối với việc này.

Nghe La Trung Hoa báo cáo, Ngũ Toa Đức từ chối cho ý kiến, chỉ nói một câu

- Đã biết

liền treo điện thoại.

Ngũ Toa Đức cũng nhiều ít nghe được trung ương có chính sách đất đai mới, chỉ có điều chính sách này vẫn chưa được đưa ra nên y cũng không dám nói gì nhiều. Nếu chẳng may nói sai, đây chính là thể hiện trình độ lãnh đạo của mình.

Ngũ Toa Đức cũng không tin là Vương Trạch Vinh nghĩ ra được việc luân chuyển đất đai này. Sau khi liên tưởng tới Hạng Nam. Bởi vì Hạng Nam hiện tại là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, y rất nhanh có một ý tưởng, có lẽ Vương Trạch Vinh chính là nghe được tin tức gì đó từ chỗ Hạng Nam cho nên mới làm việc này. Tuy nhiên, việc này ở trung ương cũng chưa đưa chính sách ra, mình cũng không cần dính líu vào làm gì. Bất kể đúng sai, trước hết phải bảo vệ bản thân mới là lựa chọn hàng đầu.

Tiền Dịch Tài cũng lần lượt nhận được báo cáo của Vương Trạch Vinh là La Trung Hoa. Vì Tiền Dịch Tài là một trong những hậu trường ủng hộ mình, Vương Trạch Vinh đầu tiên là gọi điện tới cho Tiền Dịch Tài.

Là thủ hạ thân tín của Hạng Nam, Tiền Dịch Tài cũng nhận được điện thoại của Hạng Nam. Trong điện thoại, Hạng Nam yêu cầu Tiền Dịch Tài trước hết không cần tỏ thái độ, cứ để Vương Trạch Vinh thử một chút rồi nói sau, bởi vậy Tiền Dịch Tài cũng không hỏi han gì nhiều.

Bởi vì hai lãnh đạo chủ yếu của thành phố cũng không quan tâm quá mức tới việc này, Vương Trạch Vinh muốn làm luân chuyển đất đai cũng không gây ra phản ứng gì ở thành phố.

Nghĩ tới Trương Tất Tường cũng là một trong những người ủng hộ mình ở tỉnh, Vương Trạch Vinh lại gọi điện thoại báo cáo.

Hiện tại Trương Tất Tường đã dựa hẳn vào Hạng Nam, hiển nhiên đã trở thành người trong hệ thống của Hạng Nam, hơn nữa ở tỉnh còn phó bí thư Chương Kiều Cương cũng là người trong hệ thống của Hạng Nam, Trương Tất Tường rất có khả năng tiếp nhận vị trí Trưởng Ban tổ chức cán bộ Tỉnh ủy.

Nhận được điện thoại của Vương Trạch Vinh, Trương Tất Tường hỏi tỉ mỉ Vương Trạch Vinh về tình huống cụ thể của việc luân chuyển đất đai xong liền nói:

- Trạch Vinh, chú đã liên hệ với Bộ trưởng Hạng về việc này. Bởi vì việc này cũng chưa được trung ương phê chuẩn cho nên cũng không thể nói gì nhiều. Ý tứ của bộ trưởng Hạng là cháu cứ thử nghiệm làm dần xem có tìm được con đường nào không. Nếu thật sự có thể tìm được, đây sẽ là lợi thế rất lớn cho việc phát triển của cháu. Cần tỉnh ủng cái gì, chú sẽ giúp cháu.

Vừa nghe vậy, Vương Trạch Vinh xem như sáng tỏ. Hạng Nam chính là muốn mình thử nghiệm tìm một con đường.

Sau khi Vương Trạch Vinh bắt đầu thao tác, bất kể là Ngũ Toa Đức hay là Tiền Dịch Tài đều chú ý tới tình huống của huyện Đại Phường, thỉnh thoảng lại gọi điện thoại hỏi thăm, đồng thời còn yêu cầu huyện Đại Phường mỗi tuần phải có một báo cáo lên thành phố.

Cứ cách hai ngày, Vương Trạch Vinh lại tới thị trấn Vương Gia Bá một chuyến. Dưới thao tác cụ thể của Tấn Tổ Nghĩa, mỗi ban ngành của thị trấn đều rút ra một người để tham gia vào văn phòng của tổ công tác.

Hiện tại thị trấn Vương Gia Bá đã thành tiêu điểm mà khắp nơi chú ý. Có thể được vào văn phòng tham gia việc này đã trở thành khao khát của rất nhiều người. Không cần nói tới việc này có thành công hay không, chỉ cần có thể được vào văn phòng là có cơ hội kết nối với Vương Trạch Vinh và những lãnh đạo của huyện. Đây chính là việc mà trước kia các cán bộ thị trấn thậm chí không dám nghĩ. Nếu chẳng may lọt vào mắt xanh của Chủ tịch huyện Vương, vậy sẽ có thể một bước lên trời.

Căn cứ an bài của Vương Trạch Vinh, Tấn Tổ Nghĩa phân chia các cán bộ của thị trấn thành mấy tổ tuyên truyền, cho in ấn rất nhiều tài liệu về luân chuyển đất đai để vừa phát ra bên ngoài vừa giải thích cho các nông dân.

Công việc của giai đoạn đầu trong vòng nửa tháng không có gì khác, chỉ có mỗi một việc là tuyên truyền. Vương Trạch Vinh biết chỉ khi nào việc này đi sâu vào lòng người mới có thể thực hiện mà không xảy ra vấn đề nông dân hiểu nhầm dẫn tới gây rối.

Sau nửa tháng công tác, hiệu quả cũng đã thể hiện rõ là nông dân có nhu cầu kiếm ăn chính đáng, nhưng phần lớn đất đai đều không thể nuôi sống họ, bởi vậy rất nhiều người phải bỏ ra ngoài kiếm ăn. Đất đai để lại thì nhiều nhưng những người ở lại thì không có năng lực canh tác, rất nhiều gia đình chỉ còn người già, phụ nữ. Đã sớm đau đầu về việc này, nghe nói chỉ cần tạm thời cho thuê đất là có được một khoản tiền, rất nhiều nông dân đều cười sung sướng. Theo biện pháp của huyện, đất đai được phân ra rất nhiều cấp bậc, áp dụng giá cả của mỗi cấp bậc cho thuê cũng thu vào nhiều hơn hẳn so với tự mình canh tác trên đất, bởi vậy rất nhiều người đều muốn làm việc này.

Luân chuyển đất đai ngược lại với gia đình liên hợp nhận thầu về chính sách trách nhiệm, chính là tập trung những đất đai phân tán lại để tập trung kinh doanh.

Công tác thứ hai tiến hành chính là nông dân đồng ý phân loại các loại đất đai theo quy hoạch, tính toán ra chi phí cho mỗi loại đất, từ đó thống nhất chiêu thương.

Ở các thôn của thị trấn Vương Gia Bá thành lập rất nhiều hợp tác xã hỗ trợ. Hợp tác xã nhận tiền gửi của xã viên, cũng cho xã viên mượn tiền, đồng thời còn cung cấp kỹ thuật và con đường tiêu thụ sản phẩm cho xã viên. Đây là một sự bổ sung đối với việc khuyết thiếu tài chính, thông qua đó để hút thêm tài chính. Đương nhiên, Vương Trạch Vinh cũng không đặt nặng công tác chủ yếu trong việc này. Hắn chủ yếu hy vọng thông qua đối ngoại chiêu thương để thu hoạch những nguồn tài chính lớn cho phát triển.

Bước thứ ba là định ra một số chính sách ưu đãi đối với việc phát triển kinh tế.

Chỉ cần là trong phạm vi quốc gia cho phép, tất cả mọi người đến thị trấn đầu tư đều được hưởng ưu đãi tối đa.

Ở huyện Đại Phường có một nhà làm vườn là Trịnh Tứ Mao. Từ sau khi làm giàu bằng trồng cây ăn quả, y cảm thấy hiện tại mình đã phát triển tới ngưỡng. Gần đây y vẫn luôn nghĩ tới việc mở rộng quy mô kinh doanh. Thấy đường từ huyện Đại Phường tới Quán Hà sắp thông, chỉ cần con đường này thông, kinh tế huyện Đại Phường sẽ phát triển rất nhanh. Vốn y còn muốn bao một ngọn núi ở ngoại ô huyện Đại Phường để trồng cây ăn quả, nhưng hiện tại mọi người rất khôn, giá đất mỗi ngày một tăng, y không thể trì hoãn được nữa.

Hôm qua khi ăn cơm nghe một cán bộ huyện nói chuyện phiếm rằng thị trấn Vương Gia Bá đang thí điểm luân chuyển đất đai, y lập tức để tâm. Nghe nói là Vương Trạch Vinh tự mình chủ trì, y rất tin tưởng Vương Trạch Vinh. Vị Chủ tịch huyện mới tới này không phải tầm thường, vừa mới tới đã làm được đường, giờ lại đưa ra phương thức mới này, ít nhất là có lợi đối với nhà vườn như mình. Sáng sớm Trịnh Tứ Mao liền tự lái chiếc xe việt dã, đi tới thị trấn Vương Gia Bá. Y muốn tự mình tìm hiểu tình hống.

Trịnh Tứ Mao là một người làm ăn khôn khéo, sau khi tới thị trấn Vương Gia Bá hiểu biết tình huống, trong lòng y lập tức rất hưng phấn, liền chọn luôn một chỗ rộng chừng năm trăm mẫu, tỏ vẻ thuê trong 60 năm.

Đây chính là thương nhân đầu tiên tới thị trấn Vương Gia Bá đầu tư, Tấn Tổ Nghĩa cũng phi thường coi trọng, lập tức báo cáo Vương Trạch Vinh ngay. Vương Trạch Vinh cũng đang tới thị trấn, ngồi trên xe nghe thấy vậy cũng cảm thấy phấn chấn, lập tức tự mình tiếp đãi Trịnh Tứ Mao.

Khu vực núi non mà Trịnh Tứ Mao lựa chọn cũng không phải vùng đất đẹp. Thu nhập của nông dân vùng này căn bản chẳng được bao nhiêu. Sau khi thỏa thuận, Trịnh Tứ Mao thuê 500 mẫu với mức giá 65 tệ một mẫu một năm trong thời hạn 50 năm. Mặt khác, tiền thuê hàng năm sẽ được điều chỉnh tùy theo tình hình thực tế của địa phương. Trịnh Tứ Mao còn phải chịu trách nhiệm nộp thuế nông nghiệp, thuế đất đai thay cho nông dân vùng đó. Ngoài ra, Trịnh Tứ Mao phải ưu tiên thuê nông dân địa phương nếu cần người làm.

Việc này Vương Trạch Vinh cũng đã tính toán. Vùng này căn bản không có thu hoạch gì, mỗi hộ nông dân đều có chừng mười mẫu, vậy là như vậy sau khi cho thuê, sẽ thu được một năm 650 tệ. Hơn nữa vườn cây cũng cần người làm, mỗi hộ lại có thêm hai, ba trăm tệ mỗi tháng nếu được thuê. Như vậy cơ bản mỗi hộ ở đây đều có thể đủ ăn. Nếu cộng thêm cả những khoản thu khác của họ từ làm ruộng hoặc trợ cấp thì cũng khá ổn. Thí điểm lần này cho thấy tác dụng rất lớn, vùng núi mà cũng có hiệu quả như vậy, rất nhiều nông dân đang theo dõi rốt cuộc không kìm nổi, đều chạy tới yêu cầu gia nhập hình thức chiêu thương thống nhất này.

Trong huyện Đại Phường, các nhà nuôi thủy sản, trồng hoa, cây cảnh, chăn nuôi, v.v... đều lần lượt tới đây thuê đất.

Tuy đó đều là những nhà giàu có nhưng Vương Trạch Vinh chưa thỏa mãn. Hắn cho rằng đó vẫn chỉ là những đầu tư nhỏ lẻ, hắn vẫn để dành đoạn đường đẹp nhất lại. Hắn chuẩn bị làm lớn hơn một chút, sau này tới tỉnh tiến hành chiêu thương, hắn hy vọng có thể đưa tới mấy nhà đầu tư lớn.

Thấy tình huống phát triển của thị trấn Vương Gia Bá rất tốt, La Trung Hoa cũng cảm thấy việc này hấp dẫn, nhưng bởi vì trung ương vẫn chưa hề có chính sách đối với việc này nên y chỉ quan sát mà không bày tỏ thái độ. Không chỉ có y, các lãnh đạo thành phố cũng vậy. Từ khi Vương Trạch Vinh bắt đầu thao tác ở thị trấn Vương Gia Bá đã bắt đầu có người đầu tư, các lãnh đạo cũng không ai nói đồng ý hay phản đối gì, dường như tất cả mọi người đã quên mất thị trấn Vương Gia Bá vậy.

Cũng không ai biết chính là, các nông dân huyện Đại Phường nghe nói thị trấn Vương Gia Bá đang tiến hành luân chuyển đất đai, không ít nông dân đã mượn cớ tới thăm người thân để tới thị trấn Vương Gia Bá xem.

Lão Dân là nông dân xã Kim Sơn. Chị hai của lão cưới chồng tới sống ở thị trấn Vương Gia Bá. Hàng năm, lão đến thăm nhà chị đều thấy chị mình rất thảm, quần áo rách rưới, cơm ăn không đủ no. Giờ đột nhiên nghe nói thị trấn Vương Gia Bá bắt đầu tiến hành luân chuyển đất đai, lão cũng ngồi không yên, đi mười mấy giờ đường núi tới nhà chị mình. Vừa mới tới, lão còn suýt nữa không nhận ra. Nhà chị mình đã sửa sang khác hẳn trước kia, mặt mũi chị mình cũng tươi tỉnh hơn hẳn.

Sau khi nghe ngóng mới biết được, nhà chị có mười một mẫu đất vùng núi, bảy mẫu ruộng cày. Trước kia vùng núi cơ bản chỉ để trang trí, hiện tại sau khi thuê, mảnh đất vùng núi đó thu được hơn 700 tệ. Anh rể lại tới vườn cây làm thuê, mỗi tháng cũng thu được hai mươi hai tệ. Chị hai tới vườn làm đầu bếp, mỗi tháng cũng được hai mươi tệ. Hiện giờ trong nhà không còn thiếu ăn nữa, trẻ con cũng được đi học.

Theo lời chị hai, tiếp theo vườn cây có thể phát triển thành khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, đến lúc đó người ở thành phố có thể tới du ngoạn. Chỉ cần vườn hoạt động hiệu quả, thu được lợi nhuận, tiền lương cũng sẽ được tăng lên.

Nhìn tình huống nhà chị mình, lão Dân hâm mộ đến chết. Lúc gần đi, chị hai còn gửi cho một khối thịt, lão Dân nghĩ, xã Kim Sơn chẳng biết đến khi nào mới có thể được như vậy.
break
Cố Ý Mê Hoặc (Sắc)
Ngôn tình Sắc, Sủng, Đô Thị
Trúc Mã Bá Đạo Cưới Trước Yêu Sau
Ngôn tình Sắc, Sủng, Đô Thị
Bà Chủ Trọ Muốn Được Yêu
Ngôn tình Sắc, Đô Thị
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc