Phạm Ca

Chương 27 - Phạm Ca (1)

Trước Sau

break
Dịch: Duẩn Duẩn

Gửi tình yêu,

A Trăn của em, liệu anh có còn nhớ lần đầu tiên chúng mình nắm tay nhau là vào một buổi trời đông? Khi ánh mặt trời trên không chiếu xuyên qua tầng mây gom lại thành những chùm sáng le lói buông xuống bức tường lát đá cũ kỹ, anh đã dắt tay em đi qua con đường hôm ấy. Vậy mà sao anh buông tay mang theo cả tin yêu và hy vọng của em nhẹ nhàng đến thế?

A Trăn của em, liệu anh có còn nhớ lần đầu tiên chúng mình hôn nhau là dưới một bầu trời đêm hè đầy sao? Khi bọn trẻ con lẻn trốn ở một góc phố sau tiết tự học buổi tối, chúng chỉ dám len lén nhìn nhau, rồi lại không nhịn được mà bụm miệng cười khúc khích. Tiếng cười ấy như tiếng gõ quỳ văng vẳng trong con ngõ dài u tối. Khi ấy liệu anh có hiểu được lòng em, rằng nụ hôn của anh đã làm bỏng rát con tim em?

A Trăn của em, liệu anh có còn nhớ lần đầu tiên chúng mình thuộc về nhau là trong một quán trọ nhỏ? Khi chúng ta khờ dại vuốt ve cơ thể của nhau, rồi ngắm nhìn khuôn mặt hãy còn quá đỗi non trẻ của đối phương, anh đã đến và tặng em một nỗi đau khôn cùng. Nhưng anh à, từng làn da thớ thịt trong em đều như khắc lên niềm vui sướиɠ vô bờ, hẳn chẳng có nỗi đau nào, niềm vui nào hơn được thế nữa.

Chúng ta của khi đó, hãy còn rất trẻ.

Rồi thời gian trôi qua, dấu vết in hằn trong lòng bàn tay ngày càng sâu hoắm cùng tuổi tác.

Rồi thời gian trôi qua, liệu anh có còn nhớ tình yêu của đôi ta? Tình yêu ấy liệu đã từng ghi dấu trong trái tim của anh không, A Trăn của em?

Phạm Ca.

-------------------------------------

Nhóm máu Rh âm tính hay còn được gọi là nhóm máu gấu trúc. Bởi vì vô cùng hiếm thấy trên thế giới nên người ta gọi nó là nhóm máu gấu trúc.

Trên người Phạm Ca chảy dòng máu này, và cô cũng chẳng tưởng tượng được rằng chính nó đã mang cô đến bên cạnh Ôn Ngôn Trăn.

Ôn Ngôn Trăn cũng là người có nhóm máu Rh âm tính. Nhưng sự khác biệt duy nhất giữa hai người là từ khi còn là một phôi thai, anh đã được xem như người mang trên đầu vầng hào quang sáng ngời.

Người có tiền thì luôn giỏi việc lo trước tính sau, đặc biệt là đối với một đứa bé sinh non. Hơn thế nữa, mẹ của đứa bé sinh non ấy còn bị tổn thương tử ©υиɠ nghiêm trọng, sợ rằng về sau cũng không thể sinh con được nữa. Vì vậy, cái việc 'lo trước tính sau' đó lại càng bức thiết hơn nhiều.

Trong số một trăm người mang nhóm máu hệ Rh thì hết chín mươi chín người có kháng nguyên Rh trên bề mặt hồng cầu, hay còn được gọi là Rh+. Và Ôn Ngôn Trăn là trường hợp còn lại duy nhất trong số đó không có kháng nguyên Rh, hay còn gọi là Rh- . Nhưng nhóm máu Rh- lại không tương thích với nhóm máu Rh+, nếu truyền nhầm sẽ xảy ra hiện tượng tan máu, gây sốc, suy thận, trụy tim mạch và tử vong. Vì vậy chỉ có một nhóm máu duy nhất phù hợp với nó, đó là chính nó.

Sau khi trải qua hàng ngàn cuộc tìm kiếm và thử mẫu, người cuối cùng được chọn là một cô bé có tên là Phạm Ca bị bố mẹ bỏ rơi trong chùa từ nhỏ.

Phạm Ca là một cô bé tội nghiệp được các sư thầy nhận nuôi từ hồi còn đỏ hỏn, nom chân tay cô bé gầy nhom như que củi, cái cổ dường như muốn gãy ra đến nơi. Các sư phó trong chùa thường hay cho cô bé đứng trong đại điện, để khách tới thắp hương bái Phật sờ đầu cô bé mà mủi lỏng, rồi không ngừng than thở, sao con bé lại gầy thế này, sau đó sẽ thương xót mà cho cô bé đồ ăn. Nhưng tiền và thức ăn mà cô bé được cho đều bị các sư phó cầm đi ngay trong đêm đó.

Vào lúc Phạm Ca lên ba tuổi, bỗng nhiên có mấy người đến đón cô bé về.

Phạm Ca nghe thấy vậy liền khóc rống lên, chùi hết cả nước mắt nước mũi lên người ôm lấy cô bé. Bởi vì cô bé biết, một ngày nào đó bố mẹ cô bé sẽ đến đưa cô bé về nhà.

Mấy câu chuyện cổ tích đều nói như vậy cả, rằng những đứa bé bất hạnh đều bị phù thủy đánh cắp.

Bọn trẻ đều sẵn lòng tin tưởng những câu chuyện ấy. Chỉ tiếc là bên trong câu chuyện đó chỉ có một mình cô bé tình nguyện tin là thế.



Phạm Ca không có lý do gì mà không tin tưởng mình là một nàng công chúa bị thất lạc bên ngoài cả. Hãy nhìn mà xem, căn phòng cô bé ở rất to, tất cả mọi người đều gọi cô bé là ŧıểυ thư. Đến cả ăn cơm cũng có hẳn bốn người chăm sóc. Cách mấy ngày lại có một bác sĩ đến kiểm tra cơ thể của cô bé. Nhưng mỗi lần kiểm tra xong, bọn họ đều ở một bên xì xào bàn tán.

Sau đó, các bác sĩ sẽ gọi một cuộc điện thoại cho ai đó. Mỗi lần như vậy Phạm Ca đều đoán rằng họ đang báo cáo với bố mẹ của cô bé. Quả nhiên, bố mẹ của cô bé mỗi lần đến thăm lại mang cho cô bé mấy món quà vô cùng đắt tiền, không những thế còn hớn hở khen cô bé khỏe mạnh, khuôn mặt hồng hào như trái táo đỏ.

Chỉ cần cô bé chau mày một cái, mấy chị gái phụ trách chơi với cô sẽ vận dụng hết khả năng của mình khiến cô bé vui vẻ. Có đôi lúc cô bé thấy mình làm mấy chuyện cũng hoang đường lắm ấy thế mà mấy chị vẫn vỗ tay không ngừng, khen lấy khen để.

Vì vậy, hết thảy những thứ ấy luôn khiến Phạm Ca tin mình là một cô bé bị phù thủy trộm mất.

Khi Phạm Ca lớn hơn một chút, mặc chiếc váy công chúa xinh đẹp. Cô bé nhón chân lên bàn rót nước nhưng không may làm đổ cốc nước lên đầu người ngồi cùng bàn với mình. Người ấy cao hơn cô bé một cái đầu, bị 'hạ nhục' như vậy không nhịn được mà đánh cô bé một trận. Phạm Ca khóc váng lên, khóc to đến nỗi muốn anh trai đến 'xử lý' cô bé luôn. Mấy học sinh lớp trên sau khi nghe thấy tiếng khóc thất thanh từ đâu vọng ra đã ngay tức khắc chạy vụt xuống lầu xem chuyện vui. Nhưng đến lúc nhìn thấy hai anh em bọn họ đang 'chí chóe' nhau thì phán một câu, "Nom tuổi thì cũng xêm xêm nhau, nhưng nhìn thì không giống anh em sinh đôi cho lắm."

Lúc đó Phạm Ca cảm thấy vô cùng kỳ lạ, nhưng rốt cuộc lạ ở chỗ nào thì cô bé không biết. Hồi lâu sau cô bé mới sực nhớ, sinh nhật của anh trai là vào mùa xuân, còn của cô bé lại rơi vào mùa thu. Không những thế từ trước đến giờ anh trai cũng chưa bao giờ gọi cô bé là em gái.

Về sau lớn hơn một chút, Phạm Ca cũng dần hiểu ra, cậu bé tên Ôn Ngôn Trăn ấy không phải là anh của cô bé, và đôi nam nữ mà cô bé hay gọi là bố mẹ cũng không phải là bố mẹ ruột của cô bé.

Rồi thời gian trôi qua, Phạm Ca không biết tự khi nào đã tự động đổi cách gọi anh trai thành A Trăn, giống như Cô của cô bé thường hay gọi anh là A Trăn vậy.

Ngay từ lúc còn rất nhỏ, trong lúc bụng đói cồn cào, Phạm Ca đã học được cách quan sát lời nói và sắc mặt của người khác. Nếu như ngoan ngoãn thì cô bé sẽ được cho bánh mì nhiều hơn một chút.

Khi câu chuyện cổ tích thứ nhất tuyên bố 'phá sản', câu chuyện thứ hai lại bắt đầu ra đời. Mà câu chuyện này còn quê mùa hơn cả câu chuyện trước nhiều. Tương truyền rằng, cô bé tội nghiệp dần lớn lên, trở thành cô thiếu nữ hiền lành dũng cảm mặc cho gia cảnh bần hàn túng quẫn. Bên cạnh cô gái nhỏ luôn tồn tại đầy rẫy những kẻ xấu xa và ích kỷ, thậm chí ngay cả chàng hoàng tử bé sống trong cung điện có vòi nước được nạm vàng chói lóa kia cũng vậy.

Rồi theo nhịp bước của câu chuyện, cô thiếu nữ bần hàn dần nảy sinh tình cảm với chàng hoàng tử bé tôn quý nhưng tính khí xấu xa kia. Bằng sự hiền lành dũng cảm và lòng kiên trì không ngừng nghỉ, cuối cùng chàng hoàng tử bé đã bị cô bé thu phục trong lòng bàn tay, không những thế còn vì cô bé mà thay đổi tất cả tật xấu của mình.

Đúng vậy, trong mắt mọi người đây là câu chuyện kể về ŧıểυ công tử của Ôn gia và cô bé Phạm Ca tội nghiệp, nhưng có thật là thế không?

Thật ra cuộc sống mãi mãi là cuộc sống, rất hiếm khi xảy ra những câu chuyện tình yêu cổ tích lãng mạn như thế.

Năm mười lăm tuổi, Ôn Ngôn Trăn bị nhiễm bệnh thiếu máu bất sản. Nhưng vì là bệnh nhiễm trùng nhẹ nên cậu phải vô máu định kỳ trong vòng năm trăm ngày liên tiếp. Ngay lúc đó, cô con gái nuôi như trân bảo ngọc quý của Ôn gia bắt đầu phát huy tác dụng của mình. Rất rõ ràng, Ôn gia đã có chuẩn bị từ trước. Vì vậy, cho dù khi đó Phạm Ca mới chỉ mười lăm tuổi nhưng vẫn bị người ta vô tình đẩy đi kiểm tra sức khỏe toàn thân. Khi nhìn thấy các chỉ tiêu cơ thể của Phạm Ca 'hoàn toàn' đạt chuẩn, ông bác sĩ phụ trách đã nhìn cô bằng ánh mắt thương hại, nhưng Phạm Ca chỉ toét miệng cười vui vẻ, vung vẩy cánh tay bảo, "Không sao đâu ạ. Thầy cháu nói rồi, hiến máu là một nghĩa cử cao đẹp."

Thật ra lúc ấy trong lòng cô lại nghĩ, cuối cùng thì thời khắc này cũng đã đến, nuôi binh ba năm dùng một giờ không phải sao. Lúc đó, nếu cô không có chút giá trị nào trong gia đình này, thì Ôn Ngôn Trăn cũng sẽ có một Phạm Ca dự bị khác mà thôi.

Một người không có chút giá trị lợi dụng nào trong Ôn gia cũng giống như một cổ phiếu không bao giờ tăng giá vậy.

Vào năm mười lăm tuổi, cứ sau mỗi chu kỳ năm mươi ngày Phạm Ca sẽ đến bệnh viện cùng với Ôn Ngôn Trăn. Khi đó bác sĩ sẽ sắp xếp cho họ nằm ngang trên hai chiếc giường cách nhau khoảng chừng vài bước chân. Thời điểm bắt đầu vô máu, họ sẽ buông tấm vải trắng ngăn cách giữa cô với Ôn Ngôn Trăn xuống. Ông chủ và bà chủ của Ôn gia thì bộn bề nhiều việc nên không có khả năng xuất hiện trong bệnh viện như bao ông bố bà mẹ khác.

Người luôn đồng hành cùng hai đứa bé trong suốt thời gian ấy chỉ có quản gia và Cô của họ. Cô là một góa phụ, mặc dù chồng mất sớm, nhưng đến giờ Cô vẫn chưa tái giá. Về sau Cô trở về Ôn gia sinh sống rồi dồn hết tâm huyết của mình để xử lý chuyện nhà. Nếu như hỏi người nào ở Ôn gia đối xử với cô bé chân thành nhất, thì cô bé nhất định sẽ trả lời là Cô.

Mỗi lần Phạm Ca bị rút gần như hết máu, Cô luôn là người ôm cô bé, dịu dàng vuốt ve tóc cô bé.

Mỗi lần như vậy chỉ có mình Cô mới mềm mại thủ thỉ với Phạm Ca về cái tên của cô bé.

"Tên của Phạm Ca hay vô cùng, là trong tim có Phật tổ, là âm điệu sử thi tuyệt vời nhất."

Nhưng trong lòng Phạm Ca hiểu, cô không phải đại diện cho âm điệu tuyệt vời và thành kính ấy. Hơn ai hết cô hiểu rõ sinh tồn là thế nào, vậy nên cô sống rất dè chừng cẩn trọng, không dám đụng chạm đến ranh giới của người khác.



Người ta nói, Ôn gia nuôi dạy cô như con dâu nuôi từ nhỏ. Người ta còn nói, Ôn Ngôn Trăn đối xử rất tốt với nàng dâu của mình.

Đúng vậy, Ôn Ngôn Trăn rất tốt với cô.

Nhưng Phạm Ca biết lòng tốt của Ôn Ngôn Trăn chẳng qua chỉ xuất phát từ phép lịch sự. Tình trạng ấy cũng giống như sự phát triển nhanh chóng của của xã hội Phương Tây sau thế chiến thứ hai vậy. Thời đó, xã hội phương Tây bị phân chia sâu sắc thành ba sắc tộc, người da trắng, người da đen và người da vàng. Trong đó, người da trắng có địa vị cao nhất, còn người da đen luôn bị kỳ thị và nhận lấy sự phân biệt chủng tộc của người da trắng. Mặc dù người da vàng cũng bị kỳ thị nhưng chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định và có chừng mực. Sau này, những nhà Xã hội học đã giải thích rằng thực chất của nạn phân biệt chủng tộc là vì người da trắng cảm thấy họ đang bị uy hiếp nghiêm trọng bởi người da đen nên mới làm khó làm dễ họ. Ngược lại, người da vàng chẳng có chút sức cạnh tranh nào trong mắt người da trắng, nên người da vàng có tồn tại hay không cũng chẳng ảnh hưởng gì đến họ. Cũng vì thế mà sau này người da vàng và người da trắng mới có thói quen ra vẻ văn vẻ lịch sự khi ở trước mặt người khác.

Phạm Ca biết cô ở trong lòng Ôn Ngôn Trăn là kiểu có cũng được mà không có cũng chẳng sao. Nếu Ôn Ngôn Trăn đối xử tốt với cô đương nhiên cô cũng sẽ đối xử tốt lại với anh.

Cô lúc nào cũng toàn nói mấy lời ngốc nghếch như vậy.

"A Trăn, không sao hết, sau khi lấy máu tớ vẫn thấy rất thoải mái..."

"A Trăn, không sao hết, sau khi lấy máu tớ thấy mình hình như thông minh hơn thì phải, mấy bài toán số của thầy tự nhiên cũng biết làm."

"A Trăn, không sao hết, sau khi lấy máu..."

"..."

Những lời ngốc nghếch giả bộ ấy kéo dài từ năm mười lăm tuổi đến năm mười sáu tuổi. Cuối cùng vào năm mười sáu tuổi, bác sĩ đã tuyên bố, sau này bọn họ không cần phải tới bệnh viện nữa.

Cậu thiếu niên mười sáu tuổi lạnh nhạt ngồi nghe, sắc mặt vẫn tái nhợt như thường.

Đứng trước cửa bệnh viện, Phạm Ca nhìn Ôn Ngôn Trăn. Cậu mặc chiếc áo sơ mi trắng ngắn tay, khung xương gầy gò hơn so với mấy bạn cùng lứa. Thân hình cũng không cao lắm, nửa đoạn cánh tay lộ ra ngoài nhô ra mấy mạch máu, nhìn là biết một đứa bé không khỏe mạnh.

Phạm Ca nhìn những mạch máu gồ lên của Ôn Ngôn Trăn, nước mắt bỗng nhiên rơi xuống. Cô cũng không biết tại sao mình lại khóc, chỉ mơ hồ cảm thấy một nỗi buồn không tên đột nhiên dâng lên trong trái tim mình. Trên người cậu thiếu niên này có một nửa số máu đến từ cơ thể cô. Dòng máu ấm nóng ấy giờ đang chảy trong cơ thể cậu, duy trì sinh mệnh của cậu.

Nước mắt Phạm Ca cứ tuôn như mưa, không cách nào có thể dừng lại được. Lần đầu tiên cô nói thật lòng mình.

"A Trăn, thật tốt là cậu cảm thấy vui vẻ."

Cậu thiếu niên kinh ngạc nhìn cô, rồi đưa tay ra, lau đi những giọt nước mắt còn đọng trên khóe mắt cô. Sau đó cậu quay đầu lại, gió mùa hè thổi bay lời chàng trai ấy, thanh âm trong trẻo.

"Phạm Ca. Sau này, tôi sẽ lấy cậu."

Lứa tuổi mười lăm, mười sáu thì biết thế nào gọi là yêu? Phạm Ca cảm thấy thứ cảm giác của tuổi mới lớn ấy cùng lắm chỉ là rung động đầu đời.

Bạn sẽ yêu anh chàng nghệ sĩ dương cầm bởi vì anh ấy có một đôi bàn tay thon dài. Sẽ yêu một diễn viên bởi vì vai diễn đáng ghét hay thương cảm người ấy đóng. Sẽ yêu luôn anh chàng hàng xóm bởi vì tư thế hất đầu của người ấy quá đẹp mắt. Sẽ yêu anh bạn cùng bàn chỉ vì phút giây nào đó cậu ta bất chợt thốt ra một lời khiến trái tim bạn đập bồn chồn trong lồng ngực.

Nhưng yêu đó đâu phải là yêu sâu đậm, cũng đâu phải là yêu đến khắc cốt ghi tâm. Yêu đó chẳng qua chỉ là khoảnh khắc trái tim bạn bất chợt nở rộ trong phút chốc. Yêu ấy chỉ nên xem là thích, bởi lẽ một ngày nào đó cơn gió thổi qua sẽ biến nó trở thành đám mây bay cuối trời.

Bởi vốn dĩ thích thoáng qua và yêu sâu đậm là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.
break
Hắn Như Lửa
Ngôn tình Sắc, Sủng, Tổng Tài
Cùng Trúc Mã Luyện Tập Kỹ Năng
Ngôn tình Sắc, Sủng
Trúc Mã Bá Đạo Cưới Trước Yêu Sau
Ngôn tình Sắc, Sủng, Đô Thị
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc