"Bà xã, đừng quên bỏ ớt vô xiên thịt dê của mấy nhóc học sinh kia".
"Ừ".
"Bà xã, bỏ thêm hai muỗng bột không sao, em thiệt là keo kiệt quá đi à".
"................".
"Bà xã.......".
Keng! Tôi ném đũa xuống đất, tai tôi sắp bị anh lải nhải đến chai mất rồi, nhìn anh hớn hở cầm bánh mình huơ tới huơ lui, tôi bĩu môi, ai nha anh Dũng à, anh không chê phiền em còn ngại mệt đó!
Chỉ là, thấy nụ cười không tắt dù vẫn đang gặm dở bánh mì, lửa giận tôi phát không ra, trừng mắt liếc cuối cùng vẫn ngượng ngùng nhặt đũa lên, giải thích. "Em biết rồi, đừng nói nữa, em tự biết phải làm thế nào, anh bớt càm ràm đi!".
Người lải nhải là anh, ngược lại sao tôi phải xin lỗi chứ??? Thật là, đúng là chuyện đau đầu của tôi, kết hôn càng lâu càng ấm ức nha ~ Ở mặt ngoài, tôi là Thái hậu trong nhà, muốn gió được gió muốn mưa được mưa, chồng sủng, chỉ thiếu điều giơ hai tay cho tôi cưỡi lên đầu tác uy tác phúc nữa thôi, nhưng mà, có thật là thế không?
Anh cười, tôi chẳng biết làm sao, anh ngẩn người tôi cũng không có biện pháp, thậm chí anh trầm ngâm thả một tiếng thở dài, tôi càng bó tay. Tính tình bướng bỉnh bị san bằng, chịu người ta dỗ dành rồi cuộn lại trong lòng người ta, mặc anh chải vuốt, dần dà nhận ra, tất cả những thứ tôi từng kiên trì đều đã thay đổi : thật lâu trước kia, tôi mua quần áo là vì anh nói tôi mặc vào sẽ rất đẹp, mua vé số 7 là vì anh nói số 7 là con số may mắn của anh, ăn sủi cảo là vì anh nói người phương Bắc ăn mì phở chính yếu, xem bóng rổ vì... Nếu tranh chấp thì Niếp Ân Sinh có thể là bại tướng sao? Xí! Cẩn thận ngẫm lại tôi còn không phải y tâm của anh, thuận ý của anh ư? Niếp Ân Sinh ăn mềm không ăn cứng, chỉ là một con hổ giấy, Trần Dũng chỉ cần hà hơi một phát đã tiêu tán, ảnh hưởng của anh đến tôi không thể nhận thức được.
"Ân Sinh, em như vậy là không được". Thấy tôi biểu tình bình tĩnh, anh gạt bỏ sự tức giận vừa rồi, lấy giấy ăn đưa cho khách, quay đầu quở trách tôi. "Giấy ăn không đủ dùng".
Anh quá hào phóng, giấy cũng dùng tiền để mua đấy, buôn bán nhỏ, tiết kiệm được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Tôi không đồng ý, nhưng trước mặt khách không thể nói ra, chỉ có thể kéo áo anh nháy nháy mắt. "Anh Dũng, ngồi yên ăn bánh mì đi!".
Giờ không tiện, để về nhà tôi tính sổ sau.
Vùi đầu nướng thịt, tôi chuyên tâm buôn bán. "Tổng cộng ba mươi sáu đồng tám xu, thối ngài mười ba...".
"Khoan đã". Tay đưa ra bị người nào đó ngăn lại, tôi quay đầu nhìn Trần Dũng, kinh ngạc. "Ân Sinh, tính ba mươi lăm thôi, bớt một đồng tám xu đi". Cười cười, không để ý tôi trừng mắt, anh trực tiếp lấy mười lăm đồng thối cho khách. "Anh hai bữa sau nhớ ghé nữa nha, giới thiệu bạn bè ủng hộ Dũng luôn".
Aizz, đúng là tự cho mình giàu có! Tám xu lẻ không nói, bớt luôn một đồng tám, anh Dũng, tên anh đáng giá bao nhiêu tiền?
Không thể nhịn được nữa, khách vừa đi, tôi gõ que nướng, bắt đầu tiến hành giáo dục. "Giấy rất đắt, anh có biết không?".
"À, không có bao nhiêu".
"Một đồng tám là hết ba xiên dê nướng, anh biết không?".
"Biết, nhưng sao đâu".
Đó, đây còn không phải khiêu khích nhau à!
"Cái gì cũng tặng, cái gì cũng bớt, anh nhiều tiền lắm có phải không?".
"Ân Sinh, đừng quá hẹp hòi, buôn bán là phải như vậy, huống hồ cũng không bao nhiêu tiền".
"Có thể tiết kiệm thì tiết kiệm đi, mới phất lên được, không chịu nổi phô bày giàu sang kiểu đó đâu". Càng lúc càng tức, người này lúc nào cũng thích đối đầu với tôi, uổng công vừa rồi tôi khen anh đẹp trai hơn Lưu Đức Hoa, Niếp Ân Sinh đúng là sắc nữ mà!
"Anh đâu có phô bày giàu sang".
"Không phô bày giàu sang thì vừa rồi anh mới làm gì?".
"Đó không phải phô bày giàu sang".
"Anh, anh bại gia tử, đi theo anh sớm muộn gì cũng ăn không khí!". (Oops! Lỡ lời rồi nha :-< 2 cái người này sáp vô nhau là có chiện mà)
Nói xong thở phì phì, hơn nửa ngày không thấy ai đáp lại, tôi ngẩng đầu nhìn anh, chợt nhận ra biểu tình Trần Dũng nhìn tôi, tôi hoàn toàn không hiểu. Con ngươi xám xịt, cắn môi, chẳng còn tí nhiệt tình tràn đầy nào, anh cứ nhìn tôi như thế, cứng đờ, lạnh lùng, buồn bã nhìn tôi.
Chẳng lẽ tôi nói sai cái gì? Trong lòng sợ hãi, chẳng biết phải làm sao, nhưng không thể biểu hiện ra ngoài, đành ngước mặt cứng rắn, cố gắng bơm hơi cho bản thân, tôi đúng mà, đúng chứ bộ!
"Ân Sinh, anh gọi taxi, em về nhà trước đi". Một lúc lâu sau, anh nói chuyện, ngữ khí mỏi mệt, thiếu sức sống, có chút bất lực.
"Về nhà?". Được thôi, không nói lại tôi thì bắt đầu đuổi người? Vốn đang chột dạ, bị phẫn nộ thay thế, tôi thực ấm ức, cảm thấy mình vác túi lớn túi nhỏ đi thật xa đến đây tự rước lấy nhục, bận bịu nửa ngày đổi lấy cưỡng chế trục xuất, mệt sống mệt chết có gì hay, tôi chẳng cần!
"Taxi! Taxi!". Anh kêu xe thật?!
Lửa bốc lép bép lên mặt, ba bước chạy hết hai đến gạt tay anh đi. "Không cần anh gọi, em tự đi về!".
"Không được, tự em đi anh rất lo".
"Anh.....". Muốn hộc máu, mặc kệ tôi bực bội, anh căn bản không bị ảnh hưởng? Hận nhất là thế, bản thân suy nghĩ cho người ta mà người ta bất động như núi, căn bản không để vào trong lòng!
Tôi chỉ vào anh, á khẩu.
"Ông chủ, ông chủ!".
"Đến đây!".
Có người đang gọi trước bếp nướng, Trần Dũng vội vàng chạy tới, được vài giây lại chạy ngược về. "Ân Sinh!".
Gọi làm gì? Có năng lực thì tự mình làm đi!
"Bà xã, hết rượu rồi, anh phải đi mua thêm, em tự kêu taxi về nhé, về nhà rồi gọi cho anh".
Mua rượu? Anh đi mua rượu thì ai coi chừng quán?
"Ông chủ!".
"Đến liền đến liền!". Bàn tay to cứng rắng ôm lấy tôi, nhìn tôi, vẻ mặt vội vã. "Ân Sinh, đừng nháo!".
Tôi nháo?! Tôi nháo hồi nào chứ!
"Ông chủ, không bán thì chúng tôi đi đấy!".
"Chờ chút đi, đến liền đây!". Anh nóng nảy, mồ hôi đổ ra ướt đẫm lòng bàn tay. "Ân Sinh, để anh bớt lo một chút, biết không!".
Tôi làm gì khiến anh thêm lo? Chỉ hai câu liền đổi trắng thay đen, người này đúng là hết thuốc chữa!
Anh Dũng bị viêm tuyến giáp, bệnh của anh sợ nhất sốt ruột nóng gan, đều đổ cả mồ hôi rồi, vạn nhất tái phát? Nếu không, tôi đi giúp anh? Dù cãi nhau đến đâu vẫn là người một nhà, không thể lấy tiền ra so được.
"Ân Sinh!". Có vẻ anh rất gấp...
Tôi dậm chân, trừng mắt liếc anh một cái rồi quay về quán nướng. "Đại ca ăn thịt xiên trước đã, rượu lập tức đến ngay, tụi em đi mua thêm đá".
Anh bảo đi lập tức đi rất mất mặt, tôi phải chờ anh về mới đi, thật sự, đi ngay!
Năm phút sau.
"Nướng chín rồi, chị ơi, thịt của chị đây".
Xe ba bánh Trần Dũng lái đi rồi, số thịt vừa đặt xuống đất, tôi lập tức đứng trước lò, vội đến khí thế ngất trời.
Tức giận thì tức giận, hành vi của anh không thể tha thứ, nhưng chuyện đã hứa thì phải làm, cho nên tôi vừa nướng thịt vừa ngẫm nghĩ nên chọn đại hình nào trong mười đại khổ hình đời Thanh, tưởng tượng giấy trong tay là Trần Dũng, vo nhàu nhĩ, nghiến răng nghiến lợi.
"Cô cãi nhau với Dũng à?". Nhận lấy xiên thịt, vị khách cười với tôi.
"Này... Ha ha ha, để chị chê cười rồi, nói vài câu thôi mà".
"Đây bình thường, chị kể cho cô nghe, vụn vặt không nói gì, chỉ cần cô đừng quở trách chỗ đau của người ta, làm tổn thương lòng người ta thì nháo nháo trong cuộc sống cũng là một loại lạc thú".
Oa? Đây cũng tính là lạc thú? Tôi xấu hổ cười cười, nhìn vị khách tốt bụng đi xa, đứng ngẩn người ngẫm nghĩ sao có điểm không thích hợp? Vừa rồi, tôi có quở trách trúng chỗ đau của Trần Dũng không? Hình như, có điểm. Vậy anh thương tâm không? Hình như cũng có.
Vò đầu, lúc này tôi thật không biết làm sao.
"Chạy, chạy mau!". Tiếng la hét khi lớn khi nhỏ xa xa truyền tới, mới đầu tưởng là tiếng nói chuyện, tôi vẫn vùi đầu nướng thịt, đến tận khi ồn ào quá mức mới giương mắt, nhận ra ngã tư đường đã hỗn loạn một mảnh, tất cả những người bán quán vỉa hè đều vội vàng thu dọn quán, người lớn kêu la, trẻ con khóc thét, đồ ăn không người quản, rơi vãi xuống đất bị giày xéo thành từng mảnh.
"Vợ Dũng à, thất thần gì nữa, cục đô thị tới, chạy mau!".
Có người kéo áo tôi, là ông chú bán khoai nướng bên cạnh.
"Đô, đô thị?".
"Cháu không nghe nhao nhao phía trước sao, cục đô thị đi kiểm tra! Mau chạy thôi!".
"A?!". Tường Tân nói đô thị khu vực không tới kiểm tra, cục đô thị lại tới! Hậu tri hậu giác hiểu được, tôi hoàn toàn luống cuống, tim đập bịch bịch, cố ôm toàn bộ những xiên thịt, run rẩy lấy thêm bình thủy và chén bát trong máng, hoàn toàn không để ý than còn nóng hay đã tàn, ôm lấy lò nướng bỏ chạy!
"Có nghe không, đứng lại!".
Tôi chạy như điên về phía trước, phía sau tiếng chân dồn dập, giọng nói ồ ồ hăm dọa đừng chạy, tôi sợ lắm, cắn răng chạy, không biết qua bao nhiêu phố xá, đến tận lúc chẳng còn tiếng la hét nào nữa, gục ngã xuống mặt đường mới dừng lại, thở hồng hộc, chờ bình phục lại thì phì cười ha hả, vô cùng vui vẻ suy nghĩ : ít ra xe ba bánh anh Dũng lái đi rồi, tổn thất không lớn lắm.
Ông xã, chúng ta thật may mắn nhỉ? Thịt xiên bỏ vội vào máng nướng, bẩn thỉu cháy đen không thể ăn nữa, đau lòng quá, tiếc nuối hơn năm mươi xiên thịt cứ thế lãng phí mất, trên tay nóng rát, có vẻ bị bỏng rồi, cúi đầu nhìn thấy toàn là than đen, chắc mặt cũng dính toàn muội than, hình tượng chật vật ghê lắm đây. Lại thở ra một hơi, tôi vịn tường đứng lên, tính rút khăn ướt ra lau mặt, nhưng sững người nhận ra : túi của tôi, hôm nay mang đến, bên trong toàn là thịt xiên, mấy cái túi trên mặt đất nữa? Đầu ong ong, chân mềm nhũn, tôi sụp xuống : tôi, lỡ, bỏ, nó, lại, chỗ, đó, rồi! Chết tiệt, đám người đó, ác độc! Hu hu hu, thịt xiên của tôi!
Tường rất cứng, mặt đất lại lạnh, tôi ngồi ôm lò nướng mình vất vả cứu ra, khóc hu hu.
"Ân Sinh... Ân Sinh!".
Thanh âm lo lắng gọi tên tôi, nâng đôi mắt đẫm nước lên, bóng dáng mơ hồ trước mặt rất quen thuộc. Là Trần Dũng sao? Đưa tay áo lên lau mặt, nhìn chằm chằm thân ảnh mờ ảo trước mắt thẳng thắn thành thật. "Anh Dũng, lò nướng ở đây, thịt xiên hỏng rồi, túi thì mất".
Dù gì cũng là một đao, tránh không khỏi thì sớm nhận còn hơn.
"Em....". Chỉ nói một nửa rồi im lặng, đang nén giận tôi? Quên đi, nén giận là bình thường, muốn mắng thế nào thì mắng đi. Tiếp tục ôm lò nướng, cúi đầu rụt cổ như một con tôm cong đuôi. Đừng ai để ý đến tôi cả, cứ để tôi ngồi đây tự trách đến chết đi.
"Bà xã?".
Người ấy nhẹ nhàng rút lò nướng khỏi lòng tôi, lấy nó làm gì? Tôi liều chết bảo vệ nó, không cho anh lấy đâu.
"Ân Sinh, đưa nó cho anh".
Tôi lắc đầu, càng rụt vào sâu hơn, bản năng buộc chặt cánh tay, tôi ôm nó như ôm khúc củi khô giữa dòng nước lũ, túm thật chặt không buông tay.
"Ân Sinh?".
Không buông là không buông!
"Ân Sinh!".
"...............".
"Chết tiệt, em ôm cái lò hỏng làm gì!". Anh hét to rồi giật nó khỏi tôi, lò nướng trong tay bị hung hăng đoạt đi, loảng xoảng tiếng va chạm bên cạnh, đống than vất vả bảo vệ tung tóe như kẻ đáng thương bị hắt hủi, tro xám tiêu tán nhanh như chớp.
Anh ngồi xổm xuống, nắm lấy cổ tay tôi, gương mặt Trần Dũng càng lúc càng gần, đầu ngón tay vuốt ve da mặt tôi, môi nhếch, không nói được một lời.
"Anh....". Anh hung hãn chưa từng có làm tôi sợ, tôi tủi thân, cảm thấy mình làm người quả là thất bại, thiên không dung địa không thu, tự trách và ảo não đổ hết xuống lồng ngực, hóa thành nước mắt, ràn rụa trút xuống như mưa. Tựa vào lòng anh, tôi khóc, thương tâm vô cùng. "Anh Dũng, mười cân thịt xiên lận đó, mất hết rồi, em vô dụng, em không kịp lấy, em...".
Môi đột nhiên bị một đôi môi khác đè lên, nuốt lấy những gì tôi chưa nói hết, Trần Dũng hôn tôi, ở góc tường vắng vẻ, nơi phố xá sầm uất, trên đường cái, không quan tâm, hôn tôi thật mãnh liệt.
Tôi nhắm mắt lại, ngay lúc môi chạm môi, trong nháy mắt tôi đã cảm nhận được tất cả tâm ý anh chưa từng nói ra. Trần Dũng, trải qua vô số đau khổ vẫn cường ngạnh nở nụ cười, người đàn ông của tôi, chồng tôi, anh không cần tiền tài cũng không để ý đến chúng mất đi, không quan tâm sẽ còn té ngã bao lần nữa, phút giây anh hôn tôi thật sâu, anh đã hoàn toàn thuộc về tôi, thứ anh để ý chỉ có tôi, chỉ có tôi mà thôi!
Nước mắt rơi xuống gương mặt đang dán chặt cùng nhau, tuy hai mà một. Có người đi qua, có xe chạy qua, có tiếng cười mỉa mai thổi qua, chúng tôi một đôi vợ chồng quần áo thì bẩn, đầu tóc rối tung, chật vật không chịu nổi, cứ thế ôm hôn như một đôi thiếu niên thanh xuân phóng đãng. Môi rất nóng, tâm cũng nóng, chẳng sợ toàn thân thương tích, hôn vẫn là ngọt.
Cứ như vậy tiếp tục đi, cãi nhau, chông gai, một đường gian khổ cứ thế tiếp tục, chỉ cần ở bên nhau, chẳng sợ khói bếp củi gạo xông bạc tóc, dầu muối tương dấm nhuộm thô ngón tay, ít nhất cuộc sống tư vị hạnh phúc, ít nhất trăng vẫn treo cao trên bầu trời, tôi và người đàn ông tôi yêu, dắt tay nhau làm bạn.
Tôi ôm anh, giữa chiếc hôn nhiệt liệt nhất anh trao tặng, cảm giác câu chuyện cổ tích của chúng tôi là đẹp nhất, hay nhất, tuyệt vời nhất.
Kết thúc :
Bầu trời tối đen, trên xe ba bánh, một người đàn ông đang chở vợ của anh ta, chậm rãi đi. Gió thổi nhẹ nhàng, truyền đến vài câu đối thoại ngắn ngủn, như mọi ngôn ngữ của tình yêu trên đời, nhỏ vụn, chỉ có hai người mới hiểu được ngọt ngào.
"Em không yêu anh, chỉ ở cùng một chỗ, cho nên ở cùng một chỗ thôi".
"Anh cũng không yêu em, chỉ là không thể cách xa, cho nên ở cùng một chỗ".
"Vậy... Vẫn tiếp tục chứ?".
"Em dám tơ tưởng người khác! Đương nhiên vẫn tiếp tục!".