Bảy Khánh và Chín Đạo từ Sài Gòn lên Long Thành, mỗi người đi một ngả. Bảy Khánh đi lộ 15 còn Chín Đạo theo ngả Nhơn Trạch. Điểm hẹn là Phước Thọ. Tại đây đồng chí Phô, nguyên bí thư Long Thành, đã bố trí xuồng ghe đưa hai anh đến nơi hẹn với Bảy Viễn cùng bộ tham mưu.
Bảy Môn đã đón ngoài Vàm để đưa hai anh gặp Bảy Viễn.
Điều bất ngờ trước tiên là địa điểm hội nghị: đó là một chiếc xà-lan mới toanh Pháp viện trợ cho Bảy Viễn tiếp thượng khách. Trên tàu có Bảy Viễn và Trịnh Khánh Vàng . Không có mặt hai tên Phòng Nhì, Tài, Sang và hai tên cơ hội Tường, Ân.
Bảy Môn giới thiệu Bảy Khánh và Chín Đạo với Bảy Viễn. Bảy Viễn niềm nở bắt tay hai người, quay lại chỉ Trình Khánh Vàng:
- Chúng tôi có một người không xa lạ với các anh lắm.
Trịnh Khánh Vàng bước tới bắt tay Bảy Khánh, Chín Đạo:
- Quen quá!
Hai bên đi thẳng vào vấn đề. Bảy Viễn rất cởi mở:
- Tôi có mộ tin vui. Vợ con tôi lâu nay tá túc với gia đình Mười Trí ở Long Châu Hậu nay đã về với tôi. Má thằng Hoảnh (Vincent) đó, chắc các anh biết mà. Sau tảo thanh, tôi về thành nhắn bả với bốn đứa con (một trai ba gái) ra ở với tôi nhưng bả cương quyết theo kháng chiến. Vưa rồi bả tính ra Bắc với cả gia đình Mười Trí nhưng hai anh Lê Duẩn và Ung Văn Khiêm khuyên mẹ con nó về với tôi. Mẹ con nó về đúng lúc tôi rút ra đây. Tôi rất cám ơn sự giúp đỡ sum họp gia đình.
Bảy Khánh với tư cách là đại diện Liên Minh Nam Bộ đi thẳng vào việc.
- Theo hiệp định Genève, chúng tôi không thể công khai dùng quân sự giải quyết mọi xung đột, cho nên chúng tôi không thể ký tên vào bảng tuyên ngôn với các giáo phái, nhưng chúng tôi có thể đóng góp thiết thực vào cuộc chiến đấu chung. Cụ thể là chúng tôi sẽ biệt phái hai anh Ba Thu và Quốc Đăng ở hẳn bên các anh. Anh Ba Thu sẽ là chính trị viên cho tiểu đoàn 3 của anh Bảy Môn, còn anh Quốc Đăng sẽ là liên lạc giữa các anh và chúng tôi. Khi cần, Quốc Đăng sẽ giúp các anh mở đường rừng lên chiến khu chúng tôi. Hai anh Ba Thu và Quốc Đăng đều là cán bộ quân sự cấp sư đoàn. Đặc biết anh Quốc Đăng là một tay "sáng rừng", bịt mắt bỏ giữa rừng gia anh cũng tìm đường về "cứ" được.
Sau mấy tiếng đồng hồ bàn bạc, hội nghị soạn thảo một bản tuyên bố chung đại ý quân đội Bình Xuyên là của nhân dân có nhiệm vụ chống đế quốc Mỹ và tay sai Ngô Đình Diệm. Trong quân đội Bình Xuyên có đủ thành phần các giới, các giáo phái, chủ yếu là Cao, Thiên, Hòa, Bình (Cao Đài, Thiên Chúa, Hòa Hảo, Bình Xuyên). Bình Xuyên kêu gọi đồng bào hãy cùng Bình Xuyên chiến đấu cho đến ngày độc lập thống nhất.
Cuộc họp kết thúc bấu không khí phấn khởi. Bảy Viễn hoàn toàn đồng ý với nội dung cuộc họp. Một tiệc rượu đơn sơ nhưng hào hứng tiễn đưa hai anh Bảy Khánh và Chín Đạo r khỏi Rừng Sác an toàn.
° ° °
Ba Thu và Lâm Quốc Đăng vừa chân ướt chân ráo xuống Rừng Sác thì địch mở chiến dịch Hoàng Diệu tập trung tàu bè đủ loại phong tỏa Rừng Sác. Các tiểu đoàn Bình Xuyên bị dồn vào giữa, cắt đứt mọi liên lạc với bên ngoài. Gạo mắm còn nhiều nhưng nước ngọt ngày càng hao hụt. Mối kinh hoàng cho binh sĩ và nhất là đám gia bình là các cuộc pháo kích ồ ạt. Quốc Đăng tuy không chính thức giữ chức vụ chỉ huy nào nhưng đã thấy cần phải đưa đám gia bình ra khỏi vòng vây để binh sĩ rảnh tay chiến đấu. Đưa được đám vợ con binh sĩ ồn ào này ra khỏi vòng vây, Quốc Đăng và Ba Thu phải nhờ đến đồng bào địa phương mở đường rừng về vùng Phước Thọ, Phước An.
Sau thời gian phong tỏa, vòng vây siết lại và các trận đánh bắt đầu. Ngay trận chạm súng đầu tiên, tiểu đoàn Cao Đài chết hai, thiếu ta Bay bỏ đơn vị chạy. Binh sĩ lập tức tìm Bảy Môn yêu cầu một ban chỉ huy dám sống dám chết với anh em. Qua đợt tấn công, Bảy Môn đưa thiếu ta bay ra hội đồng quân sự xét xử. Anh đề nghị xử tử vì tội bỏ đơn vị khi lâm trận để nêu cao kỷ luật tác chiến. Thiếu ta Bay mặt xanh như tàu lá.
Quốc Đăng nói:
- Tôi là người mới tới, chưa được phân công một chức vụ nào. Nhưng cho phép tôi đứng ra xin cho thiếu ta Bay. Quân đội Cao Đài tuy thành lập từ lâu nhưng chưa được rèn luyện trong súng đạn. Mà trận vừa rồi cũng khá ác liệt. Cho nên ta nên thông cảm với thiếu tá Bay. Tôi xin cho thiếu tá Bay lập công chuộc tội.
Anh em binh sĩ đều hưởng ứng, thiếu ta Bay được Bảy Môn tha chết ấp úng hứa sẽ chiến đấu dũng cảm hơn.
Ba Thu và Quốc Đăng giúp Bảy Môn chấn chỉnh các tiểu đoàn, nâng cao hiệu lực tác chiến. Vòng vây tàu bè của đại tá Dương Văn Minh vẫn xình xịch ngoài sông cái, cố tình phong tỏa lâu dài để Bình Xuyên hết lương thực và nước ngọt. Bảy Môn đề nghị với Bảy Viễn cho tách tiểu đoàn 3 của anh ra, mở đường máu lên Phú Mỹ làm bàn đạp để chuẩn bị đưa hết lực lượng lên chiến khu, phá thế bị bao vây. Bảy Viễn do dự không biết tính sao thì Tài, Sang không đồng ý. Chúng đã nghe phong phanh về việc liên minh với Việt Minh nên sợ Bảy Môn theo Việt Minh. Bảy Môn cự Tài, Sang.
- Các anh lấy tư cách gì mà chống việc tôi đưa tiểu đoàn lên rừng? Chẳng lẽ tiểu đoàn 3 của tôi cũng đành khoanh tay ở đây chờ chết như các anh? Dù hai anh không đồng ý, tôi cũng phải mở đường máu về Phú Mỹ. Bởi tôi có nhiệm vụ đưa hết tất cả lực lương Bình Xuyên ra khỏi vòng vây.
Bình Xuyên gật gù:
- Anh cứ đi. Và cố gắng tạo cơ sở để rước chúng tôi.
Bảy Môn đưa tiểu đoàn len lỏi qua các kinh rạch mở đường rừng về Bàu Bông đóng quân. Địch đóng chung quanh bốn phía. Khi biết Bảy Môn thoát khỏi vòng vây, Dương Văn Minh viết thư sai trung tá Chiêu, chỉ huy trưởng khu vực Biên Hòa, đưa cho Bảy Môn. Nội dung thư tranh thủ Bảy Môn về hợp tác với thủ tướng Ngô Đình Diệm, tất cả tài sản sẽ được hoàn lại đầy đủ đồng thời được vinh thăng thiếu tướng ngang với Trịnh Minh Thế.
Bảy Môn trả lời miệng với sứ giả:
- Tôi chiến đấu có lý tường. Nếu Ngô Đình Diệm muốn tôi về thì ông ta phải tuyên bố thành lập chính phủ nhân dân chớ không phải là chính phủ gia đình nhà Ngô. Khi đó tôi sẽ trở về ngồi vào bàn hội nghị.
Liền sau đó, trong một đêm, Bảy Môn đánh đồng loạt sáu bót ở Phước Thọ, Ông Kèo, Phước An v.v… Đại tá Minh lại sai trung tá Chiêu xuống gặp Bảy Môn lần nữa, đề nghị hai bên không đánh nhau.
Bảy Môn cười đáp:
- Tôi chỉ là một con cờ, tướng ra lệnh đánh thì tôi đánh. Các ông đừng lui tới đề nghị chi cho mất công.
Đại tá Minh dụ hàng hoài không được, nổi giận xua hết lực lượng gồm tiểu đoàn chủ lực Nùng, các tiều đoàn Trịnh Minh Thế, thêm lực lượng tướng Cao Đài Nguyễn Thành Phương vừa về với chế độ Cộng Hòa. Chúng đánh vùi hai ngày ròng rã trên khắp các xã Phước Thọ, Phước An. Tiểu đoàn 3 yếu thế phải rút xuống Rừng Sác chỉnh đốn lại.
Vòng vây của hảiquân vẫn siết chặt. Tình cảnh thiếu nước ngọt ngày càng nguy ngập. Pháo trên các chiến hạm ngày càng chính xác. Tinh thần binh sĩ Bình Xuyên xuống tận mắt cá, nạn đào ngũ không thể ngăn chặn được.