Trong khi Hãi Vĩnh "xuôi chèo mát mái"ở miền Bắc thì Năm Chảng học xong khóa văn hóa bổ túc, được giao công tác mới trở về thành tìm cách xâm nhập bộ đội Bình Xuyên của Bảy Viễn, Năm Chảng tấhy trước mối nguy hiểm đang chờ mình. Bảy Viễn thì chẳng có gì đáng lo ngại. Nhưng đám "chầu rìa" Tư Sang, Năm Tài, nhất là Thái Hoàng Minh chuyên vạch lá tìm sâu và ném đá giấu tay, cần phải có bản lĩnh mới trị được chúng.
Trước ngày Năm Chảng về thành, xảy ra một biến cố khiến anh giật mình. Chỉ huy Trung đoàn 301 kiêm đặc khu trưởng Sài Gòn - Chợ Lớn Nguyễn Văn Thi bị địch bắt trong một chuyến đi thị sát chiến trường Sài Gòn. Ông Thi đã nhiều lần về Sài Gòn với vệ sĩ Tây lai tên là Léon về sau đổi là Long. Long bị Tây địch vận bằng gái và tiền cùng lới hứa sẽ cho qua Pháp học nếu hoàn thành sứ mang. Long đã phản bội và hại chỉ huy của mình. Năm Chảng xúc động nhiều vì chính ông Thi là người giới thiệu ông vô Đảng tai khu nhà thờ Bến Sắn tháng trước.
Dù có lo ngại, nhưng công tác đã lãnh thì phải thi hành. Năm Chảng về ngoại thành, viết thư nhờ người tâm phúc trao tận tay Bảy Viễn. Lá thư thứ nhất hỏi thăm xã giao "dò đường". Được thư Bảy Viễn có câu "giang hồ trọng bạn hơn cách mạng trọng Tổ quốc", anh viết lá thứ thứ hai ngỏ ý muốn về, nhưng ngại vì trước kia đã ký tên trong bức thư của Năm Hà và Mười Lực chống việc về thành của Bảy Viễn. Bảy Viễn viết thư khuyến khích anh trở về, kèm theo một giấy chứng nậhn có chữ ký và con dấu của "đại tá" Lê Văn Viễn để Năm Chảng về thành an toàn. Vào ngày đã định, Bảy Viễn phái Thái Hoàng Minh và Bảy Môn cùng một trung đội đi rước Năm Chảng.
Thấy Bảy Viễn trọng dụng ngay Năm Chảng, Thái Hoàng Minh có phần ganh ghét, mượn danh cháu rể (gọi Bảy Viễn là cậu) ra lệnh cho Mười Lực:
- Năm Chảng ở trong khu lâu quá, sợ bị nhuộm đỏ. Mình cần theo dõi hắn…
Thái Hoàng Minh đúng là "ngựa non háu đá", không biết giữ Năm Chảng với Mười Lực có sợi dây tình cảm ràng buộc còn thắm thiết hơn anh em ruột thịt. Mười Lực cười nói:
- Tôi sẽ bám Năm Chảng, cứ yên chí lớn!
Nhưng Mười Lực bí mật báo trước cho Năm Chảng đề phòng:
- Coi chừng thằng Thái Hoàng Minh nghe! Nó đã tổ chức đâm chết Ba Việt rồi đó. Biết Ba Việt không?
- Biết chớ! Ba Việt là đại đội trưởng trong Chi đội 21 của Tư Hoạnh. Sau tảo thanh, Ba Việt kéo đại đội theo Tám Nghệ.
- Coi chừng tới phiên anh đó. Thằng Thái Hoàng Minh nguy hiểm không kém Năm Tài…
Trong cuộc họp tại Bình Đăng, Thái Hoàng Minh nói:
- Tôi biết trong Bình Xuyên chúng ta đang họp hôm nay có cán bộ Cộng sản trà trộn, xâm nhập để gây chia rẽ, làm suy yếu lực lượng chúng ta - Hắn đảo mắt nhìn khắp gian phòng rồi dừng lại khá lâu nơi Năm Chảng - Biết thân thì lo từ chức sớm đi.
Lúc ấy Năm Chảng được Bảy Viễn giao đại đội 4. Biết trước tâm địa tiểu nhân của Thái Hoàng Minh, Năm Chảng luôn luôn giữ gìn ý tứ trước hắn và đồng bọn. Nhưng Thái Hoàng Minh chỉ là rể của chị hai Bảy Viễn thì làm sao thân thiết bằng liên hệ giang hồ hảo hớn giữa Bảy Viễn và Năm Chảng? Anh lại có Bảy Môn, Mười Lực đảm bảo nên không ngán đám chầu rìa…
° ° °
Đưa Năm Chảng về thành rồi, Nguyễn Đức Huy vẫn thấy chưa đủ. Một người làm sao "quậy" nổi bộ đội Bình Xuyên của Bảy Viễn? Phải đưa thêm. Lão già râu kẽm không tin hai tay Bảy Môn, Mười Lực vì họ tự động về, không có sự điều động "của Đảng". Người được lão chú ý là Bảy Rô. Bấy giờ Bảy Rô là cán bộ binh vận Bà Rịa. Nguyễn Đức Huy lấy danh nghĩa là "bí thứ Phân khu Duyên Hải" phân công tác Bảy Rô về thành thâm nhập Bình Xuyên, Bảy Rô từ chối không được, ức đến phát khóc. Anh biết thế nào là cuộc sống nhầy nhụa trong bốn bức tường mà thiên hạ quen gọi là "tứ đổ tường" tửu, sắc, tài, phiến. Bốn bức tường đó đã đưa anh vô địa ngục trần gian - Khám Lớn Sài Gòn. Cách mạng đã nâng anh từ thằng tù giết người cướp của lên thành một con người, hơn thế nữa, nâng lên thành một chiến sĩ đấu tranh cho độc lập tự do. Giờ đây làm sao đang tâm trở về con đường lầy lội cũ! Không từ chối được, anh đành tìm cách tự an ủi: tu trên núi non mà đắc đạo là chuyện thường. Tu tại chờ mà không thành quỷ mới là đáng phục.
Bảy Rô về vùng ven, tìm người thân tín của Bảy Viễn nhờ nói trước dọn đường. Chờ đến hai tháng mới gặp thầy Tám Diệm, người đã dạy gồng cho Bảy Viễn và cũng là thầy của Bảy Rô.
Một người chưa đủ, Bảy Rô lại cậy thêm Mười Huệ là em út của Mười Trí nói vô. Một hôm Mười Huệ bảo:
- Anh Bảy, tôi đã nói rồi. Bảy Viễn nói là anh cứ tới văn phòng gặp ổng trước đã. Ngày mai ổng rảnh, vào buổi sáng.
Bảy Rô bấm gan tới tổng hành dinh Bình Xuyên, hy vọng "đầu xuôi đuôi lọt" như chuyện thuyết khách ở Tắt Cây Mắm. Nhưng lần này anh thất bại to. Anh tới văn phòng Bảy Viễn nhưng chờ hoài không thấy Bảy Viễn. nửa giờ sau, lính văn phòng cho biết ngài "đại tá" bận không tiếp được.
Bảy Rô hoang mang không hiểu thái độ của Bảy Viễn hàm ý gì thì có tay mật báo:
- Trốn ngay đi! Vài ngày nữa ông Bảy sẽ cho bắt anh đó!
° ° °
Bảy Rô thất sắc khi nghe Bảy Lùn báo tin "động trời". Bảy Lòn là anh của Chín Mập, Mười Nhỏ, và là em của Tư Phương, Sáu Đức. Gia đình giang hồ này đều theo kháng chiến hồi mua thu cách mạng 45… Anh em Tư Phương, Sáu Đức, Bảy Lùn theo Bảy Viễn, còn Chín Mập thì theo hai anh em Ba Dương, Năm Hà.
Bảy Lùn nói:
- Tao thấy mày ngồi trong phòng khách của "đại tá", nhưng tao không dám vô vì thấy ông Năm nhìn mày không chớp mắt không có vẻ thân thiện chút nào.
- Ông Năm nào?
- Coi, mày không biết Năm Tài sao? Đây có hai ông, ông Bảy là đại tá và ông Năm là cố vấn…
Bảy Rô giật mình. Anh nhớ lại khúc phim đấu khẩu ác liệt giữa anh và Năm Tài tại tổng hành dinh Bảy Viễn ở Tắt Cây Mắm. "Cái thằng tiểu nhân này, nó thù dai lắm! Vậy mà mình không biết, đút đầu vô cửa tử!"
Bảy Rô nhờ Bảy Lùn nói thêm về nội bộ Bình Xuyên để nắm luôn thể.
- Năm Tài nguy hiểm nhưng Thái Hoàng Minh còn nguy hiểm hơn. Chính Thái Hoàng Minh đã bố trí cho đâm chết Ba Việt và Hai Chim. Thủ phạm giết Ba Việt là con của Kư Huỳnh. Tên này bị Thái Hoàng Minh kích "hồi tảo thanh trong rs, chính Ba Việt giết cha mày"… Khi lính tới bắt con Ký Huỳnh thì chính Thái Hoàng Minh xin bảo lãnh. Thái Hoàng Minh cũng chơi cái trò mượn tay kẻ khác thủ tiêu Hai Chim. Hắn bảo thằng Năm, con Sáu Đối: "Hai Chim giết cha mày trong rừng sau khi ông Bảy kéo quên về thành". Thế là Hai Chim chết tưới dưới lưỡi dao "tiền thù hậu hận" của con Sáu Đối. Nhưng cái lưới của Thái Hoàng Minh đáng sợ hơn mũi gao găm của hai thằng con Ký Huỳnh và Sáu Đối.
Bảy Rô hoang mang, chạy tìm Năm Chảng hỏi ý. Năm Chảng xác nhận chuyện trên có thật, vì chính anh cũng là mục tiêu của Thái Hoàng Minh, phải mất sau tháng "ngồi chơi xơi nước" mới được giao trông coi đại đội.
Bảy Rô phóng qua cầu Hiệp Ân tìm Mười Lực "rà" lại các tin tức thu nhập. Mười Lực thông cảm tình cảnh của Bảy Rô, khuyên anh nên xuống miền Tây đầu quân Mười Lực hơn là thâm nhập Bình Xuyên. Mười Lực kín đáo đưa một món tiền nhỏ cho vợ Bảy Rô may cho chồng một bộ đồ đen để xuống miền Tây.
Không còn cách nào khác: Hai Chim, Ba Việt đã hy sinh khi chân ước chân ráo về thành. Công tác Bình Xuyên không dễ như lão già râu kẽm nghĩ…
° ° °
Sáng sớm hôm sau, Bảy Rô lên xe đò xuống Rạch Giá tim Mười Trí. Xế chiều tới thị xã Rạch Giá, Bảy Rô mướn tam bản vô kinh Tám Ngàn. Nhưng tin tức về Mười Trí, Bảy Rô nắm không vững, chỉ nghe nói sau tảo thanh Bình Xuyên, Mười Trí được cấp trên giao công tác Hòa Hảo, đóng ở kinh Tám Ngàn. Lạ cảnh lạ người, Bảy Rô loay hoay mãi không tìm được. Vùng này là vùng giải phóng. Bảy Rô lại không có một tờ giấy lận lưng, bị Công an giữ và giải về Ty. Tại đây Bảy Rô khai là cán bộ quân báo Bà Chợ xuống miền Tây để tìm Mười Trí. Trưởng ty đánh điện về tỉnh Bà Chợ yêu cầu xác minh điều này, và trong khi chờ đợi, Bảy Rô vẫn bị giữa tại đây. Vốn là tay lao động nên anh tham gia các công việc trong cơ quan như xách nước, bổ củi, làm cá, nấu cơm, chèo ghe, vác lúa… Nhờ làm quần quật cả ngày nên Bảy Rô quên ngày tháng và đỡ sốt ruột. Thấm thoát đã bốn tháng. Tỉnh đội Bà Chợ xác nhận Bảy Rô là cán bộ quân báo được phân công tác thành. Chừng đó Ty công an mới trả tự do cho Bảy Rô và con cho mượn ghe để Bảy Rô chèo tới Đình Quỳnh là nơi Mười Trí đóng. Chèo từ sáng sớm tới chiều mới tới. Người đầu tiên Bảy Rô gặp là Chín Mập. Bạn cũ gặp lại nới xứ lạ quê người, nỗi mừng của Bảy Rô kể sao cho xiết. Bảy Rô nhào tới ôm Chín Mập. Cả hai kéo vô quán làm môt chầu rượu mừng ngày tái ngộ. Chín Mập kể cho Bảy Rô về cuộc sống mới:
- Sau tảo thanh, anh Mười Trí được giao công tác Hòa Hảo vân, lúc đầu anh lúng túng vì chẳng biết một câu kinh thì làm sao mà vận động đồng bào Hòa Hảo? Anh cứ thắc mắc về sự phân công này. Nhưng khi gặp anh Bảy Trấn thì anh Mười Trí mới hết thắc mắc. Tao có nghe lõm hai người nói chuyện với nhau:
Bảy Trấn nói:
- Chính tao đề nghị với Lê Duẩn giao công tác Hòa Hảo cho mày đó. Tại sao hả? Mày không nhớ có lần mày kể cho tao nghe là trong một ngày bị máy bay bắn tại Chi đội 4 ở Bình Hòa, Huỳnh Phú Sổ thoát chết đã nói với Năm Lửa và một số tín đồ khác: "Đây là sư thúc ủa bây. Khi thầy mấy thì sư thúc lên thay". Mày quên rồ à?
Mười Trí chợt nhớ ra, cười ngất:
Bảy Rô hỏi Chín Mập:
- Mày theo anh Mười Trí từ lúc nào?
- Sau khi anh Năm Hà xử Ba Bay hai năm tù, tao bất mãn quá nên xin lên Khu ở với anh Tám Nghệ. Kế nghe anh Mười Trí đi miền Tây công tác Hòa Hảo, tao xin theo.
- Còn Ba Bay??
- Nó cũng ở đây. Chút nữa mày sẽ gặp. Nó cũng bất mãn anh Năm Hà. Không phải bất mãn vì bản án hai năm tù của nó. Bởi hai năm là nhẹ, quá nhẹ. Nhưng nó bất mãn cho Tư Huỳnh. Theo nó thì anh Năm quá yếu để cho Nguyễn Đức Huy thao túng. Lão ta đưa bao nhiêu người về thành nhưng có ai làm được gì đâu! Tư Huỳnh chết chính là vì lão già râu kẽm đó. Rồi sau này tao nghe nói Ba Việt, Hai Chim cũng bị tụi Thái Hoàng Minh giết…
- Kể về Ba Bay tiếp đi. - Bảy Rô nôn nóng thúc.
- Lãnh hai năm tù, Ba Bay xin về Khu theo anh Tám Nghệ. Tao gặp nó ở chiến khu Đ. Chúng tao tình nguyện theo anh Mười xuống Long Châu Hà cùng một lượt.
Bảy Rô gặp Ba Bay, Chín Mập chẳng khác nào rồng lên mây, tha hồ bay bổng. Nhưng khi Chín Mập đưa anh đến gặp Mười Trí thì anh như bị tạt một gáo nước lạnh vô mặt. Mười Trí lắc đầu vỗ trán: "Tao không nhơ Bảy Rô hay Bảy Cơ nào hết".
Bảy Rô chới với. Đã có hai bạn nói vô mà Mười Trí cứ "hoát" ra. Rõ ràng là ông ta không muốn nhận Bảy Rô làm nhân viên. Thế là Bảy Rô lại âm thầm trở về trại giáo hóa. Ba ngày sau, Chín Mập tới lãnh Bảy Rô. Câu chuyện như sau:
Thấy Bảy Rô tiu nghỉu trở về trại giáo hóa, Chín Mập thương bạn quá, cố thuyết phục Mười Trí.
- Thiệt tình anh Mười quên Bảy Rô sao? Bảy Rô là "em út" của hai anh Ba Dương và Năm Hà đó mà…
Mười Trí gật:
- Tao nhớ chớ. Nhưng tao nghĩ nó đầu hàng…
Chừng đó Chín Mập mới hiểu lý do. Anh ra sức bênh vực Bảy Rô. Sau cùng Mười Trí xìu lòng.
- Thôi được, mày đi lãnh nó về đây.
Để lấy lòng Bảy Rô về thái độ lạnh nhạt của mình, Mười Trí cho làm heo đãi Bảy Rô. Tuy nhiên, trong bữa tiệc, Bảy Rô vẫn "làm cho ra lẽ".
- Tôi biết anh Mười không thể nào quên tôi được. Nhưng tại sao hôm trước anh Mười bảo là "không nhớ Bảy Rô hay Bả Cơ nào hết"?
Mười Trí khề khà:
- Mày thông cảm cho tao. Tao nghĩ mày theo Bảy Viễn…
Bảy Rô được thể làm tới:
- Dầu cho trước đây tôi có lỡ dại theo Bảy Viễn đi nữa, nhưng khi hồi tâm, tôi lặn lội tới tận đây tìm anh thì lẽ nào anh đang tâm không tiếp? Cụ Hồ nói "đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết" mà!