Chiến thư là do Cơ Phát tự viết. Trong dự tính của Trương Tử Tinh thì chiến thuật là căn cứ theo việc năm đó Triều ca bị thuật sĩ dưới tay Việt vương hạ ôn độc. Lại thêm việc gần đây Cao Hữu Kiền dùng độc gây họa hại cho thành dân. Đề xuất quan điểm về "Cuộc chiến nhân giới". Yêu cầu không được sử dụng đạo thuật hoặc có tiên nhân ra nhập cuộc chiến gây tai vạ cho dân chúng.
Nếu Đại Thương có can đảm nhận lời khiên chiến của Tây Chu. Không dựa vào tiên nhân. Không dựa vào thuật bàng môn tà đạo . Đường đường chính chính dựa vào nhân lực tác chiến. Tây Chu quyết tận lực tiếp chiến. Nếu là thất bại, Cơ Phát tự nguyện cúi đầu tới Đại Thương nhận tội. Mà Tây Chu cũng hướng Đại Thương cúi đầu xưng thần trọn đời không phản kháng.
Đạo chiến thư này khiến cho trong triều tranh luận rất lớn. Thương Dung, Tỷ Can, Mai Bá, Khương Văn Hoán mấy người cho rằng: lấy thực lực trước mắt của Đại Thương cùng lực lượng quân sự. Cho dù không dựa vào tiên nhân, cùng đạo thuật huyền ảo khó giải thích gì gì đó cũng đủ để chiến thắng Tây Chu. Từ khi Thiên tử đăng cơ tới nay, thường xuyên tiến hành tác chiến, ví dụ với Đông Tề, Khuyển Nhung rồi cả Tây Chu, những chiến tích chính này là minh chứng tốt nhất. Tây Chu liên hợp 2 phần Nam Bắc cùng Đại Thương thành thế nhị long chi tranh là nhất thời khó có thể thay đổi. Do dự chỉ làm chiến loạn phát sinh khiến sinh linh đồ thán. Giờ Tây Chu chủ động đưa ra phương thức tác chiến thông thường làm biện pháp giải quyết vừa lúc có thể nhân cơ hội này chấm dứt chiến loạn, bình định thiên hạ, mà bách tính cũng được hưởng cuộc sống thái bình thịnh trị.
Mà phe phản đối thanh thế cũng không nhỏ. Đại biểu là Văn Trọng còn đặc biệt cưỡi Mặc Kỳ Lân từ Tỵ Thủy Quan chạy về, can gián thiên tử không thể trúng kế. Mấy người Hồng Cẩm, Ma Gia tứ tướng cũng tỏ thái độ cũng kiên quyết đứng về phía Văn Trọng. Kỳ năng dị sĩ cùng đạo thuật là ưu thế lớn của Đại Thương, quyết không thể xem nhẹ, rất nhiều danh tướng của Đại Thương đều thân mang đạo thuật dị bảo, sức chiến đấu cực mạnh. Đây cũng là cái mà Tây Chu còn xa cũng không bằng Đại Thương. Nếu như chủ động buông bỏ ưu thế này cũng chính là dùng sở đoản của bản thân chống lại sở trường của đối thủ, dĩ nhiên sẽ khiến cho phần thắng giảm đi nhiều.
Bình thường Văn Trọng cùng đám người Tỷ Can, Thương Dung quân, các nhà chính trị và quân sự vô cùng ăn ý với nhau. Nhưng gặp phải vấn đề mấu chốt như thế này cũng đều không nể mặt mũi mà tranh chấp tới cùng. Song phương nói đều có lý bởi vậy thiên tử cũng không cách nào quyết định.
Lúc này, Quốc sư Tiêu Dao Tử, kẻ vốn lâu ngày không có tin tức bỗng xuất hiện, đứng về phe Văn Trọng. Tiêu Dao Tử đối với tình thế trước mặt vô cùng hiểu rõ. Trong tam đại trưởng giáo thì Xiển giáo cùng Tây Phương giáo đứng về phía Tây Chu, còn Triệt Giáo đứng về phía Đại Thương. Có thể đồng ý yêu cầu của Tây Chu. Song phương mời tiên nhân các phái thậm chí ngay cả thánh nhân cũng không được can thiệp vào cuộc chiến. Nhưng lưỡng quân nguyên bản còn có kỳ năng dị sĩ cũng phải buông bỏ ưu thế đạo thuật. Nếu như vậy chẳng phải là muốn tướng lĩnh Đại Thương thân mang dị thuật vốn là ưu thế của mình lại bỏ qua sở trường của chính mình dùng sở đoản đánh với địch nhân để mất mạng ư? Nếu có thể làm cho Tây Chu đồng ý (song phương thoát ly tiên nhân thánh nhân) thì hắn có 9 thành nắm chắc đánh bại Tây Chu cùng thiên hạ chư hầu.
Nếu thực như vậy, cho dù Khổng Tuyên hoặc Hình Thiên một người tùy ý ra tay đều có thể dễ dàng kết thúc cuộc chiến.
Phe Tây Chu tất nhiên là sẽ không đồng ý. Vị sứ giả Phong Liêm kia đưa chiến thư tới tỏ vẻ xác thực. Nếu như không từ bỏ đạo thuật. Cuối cùng chỉ hại cho bá tính vô tội, cũng trái với ước định công bình quyết đấu ban đầu. Nếu là như vậy, Tây Chu dưới sự trợ giúp của chư tiên đem thiên hạ chư hầu cùng Đại Thương tranh đấu chỉ sợ là phải kéo dài tới vài chục, vài trăm năm.
Phong Liêm lại công khai tuyên bố. Đại Thương thiên tử trí dũng song toàn. Lập tam thư, tạo kỳ vật, 7 ngày giải thiên hạ hạn ách… Tứ hải thuần phục. Như Kim Vũ Vương để tránh thiên hạ vạn dân phải chịu nỗi khổ chiến loạn, nguyện đường đường chính chính đánh 1 trận, cam tâm lĩnh tội, cúi đầu xưng thần. Vì sao thiên tử không dám ứng chiến? Chẳng lẽ đã quên cái tâm vì dân năm xưa?
Phong Liêm ngôn từ lợi hại. Một lời liền đánh trúng chỗ yếu hại của thiên tử. Khiến thiên tử lại bắt đầu do dự.
Ngay lúc thiên tử do dự, 2 vị hoàng tử, Tử Giao cùng Tử Hồng ngay đêm đó vào cung. Đàm luận suốt 1 đêm, trong đó nhị hoàng tử Bình Tây Vương Tử Hồng nói có sách, mách có chứng, dẫn chứng nói lý lẽ rõ ràng, ngay cả thiên tử cũng không khỏi tán thưởng không thôi.
Mà lần nói chuyện này đuợc coi là lý do mấu chốt để thiên tử đưa ra quyết định.
Ngày hôm sau, thiên tử tại Long Đức điện 1 mình triệu kiến Tây Chu sứ giả Phong Liêm. Sau một phen luận đàm, rốt cục đưa ra quyết định cuối cùng. Sau đó tại hội nghị, thiên tử triệu tập quần thần tuyên bố quyết định bản thân đồng ý yêu cầu của Tây Chu. Sau này song phương trong chiến đấu không sử dụng các loại đạo thuật mà lấy quy tắc tác chiến thông thường quyết phân cao thấp.
Thái sư Văn Trọng cùng quốc sư Tiêu Dao Tử vội vàng khuyên can. Nhưng thiên tử ý đã quyết, 2 người cũng chỉ tức giận bỏ qua. Thương Dung, Tỳ Can đám người liên miệng kêu thiên tử anh minh. Phong Liêm đại hỉ, xưng tụng thiên tử biết vì thiên hạ chúng dân. Luôn miệng bái tạ.
Tiêu Dao Tử túc trí đa mưu. Thấy thiên tử quyết tâm đã định, không thể sửa đổi. Lúc này bèn nói: hiện giờ tuy rằng nhân giới song phương đã thống nhất ý kiến. Nhưng mà phàm nhân không có tư cách quyết định thay cho tiên nhân và thánh nhân. Cho nên song phương cần thỉnh cầu được sự đồng ý của toàn bộ tiên nhân. Xác định xong thì mới khai chiến. Nếu thánh nhân không đồng ý, ước định này không thể thực hiện.
Phong Liêm cũng cực cơ trí liền đáp ứng ngay. Bèn mời thiên tử sau buổi nghị luận hôm nay lập tức chiếu cáo thiên hạ. Một khi các thánh nhân đạt thành hiệp định. Lập tức bắt đầu "Đường đường chính chính" quyết đấu.
Thiên tử đáp ứng, đối với tài năng của vị vô danh sứ giả này vô cùng tán thưởng. Cố ý giữ lại, cũng hứa ban cho chức cao quyền trọng, phong thưởng làm Thượng đại phu. Đối mặt quan to lộc hậu hấp dẫn nhưng Phong Liêm lại không hề động tậm, thản nhiên nói 1 câu "Trung thần không thờ hai chủ". Rồi thản nhiên rời đi làm cho chư thần âm thầm khen ngợi.
Phong Liêm trở lại Tây Kỳ được Cơ Phát long trọng nghênh đón. Cơ Phát vẫn chú ý chặt chẽ hành trình tới Triều Ca lần này của Phong Liêm. Khi trước trong triều song phương tranh luận, cùng với việc Tiêu Dao Tử suýt lay động được động thiên tử hắn đều biết rõ. Sau Phong Liêm gặp nguy bất loạn, xảo ngôn đối đáp, lại giảm bớt cục diện nguy cấp thậm chí cuối cùng còn làm cho thiên tử đưa ra quyết định có lợi nhất với Tây Chu.
Tại thời khắc tối hậu, Phong Liêm vẫn như cũ phát huy tác dụng trọng yếu. Dưới tình huống phe Triệt Giáo chưa đồng ý đã khiến cho thiên tử đáp ứng đem việc này chiếu cáo thiên hạ khiến cho không thể nuốt lời. Lần này là đại thần có công cao, có đóng góp lớn nhất vào sự thành công của kế hoạch. Phong độ khi đối mặt với thiên tử mà không mảy may động tâm trước hứa hẹn quyền cao chức trọng lại càng làm cho Cơ Phát cảm động. Đối với một màn biểu diễn cam nguyện vì Tây Kỳ của vị Phong Liêm mà càng thêm tín nhiệm. Loại tín nhiệm này mơ hồ còn trên cả tín nhiệm đối với Khương Tử Nha, thậm chí là cả Dương Nhâm.
Tiếp theo, chính là mời Khương Tử Nha cùng Kiền Đạt Bà quay về Xiển giáo cùng Tây Phương giáo nghe chỉ thị của thánh nhân. Bạn đang đọc truyện được copy tại