Trương Tử Tinh trình bày sơ lược cho Từ Hàng, Phổ Hiền, Văn Thù một ít quan điểm cơ bản của Đại Thừa phật giáo đời sau. Ba người vốn đã có tâm theo tây phương đạo, nhưng vẫn đang còn thuộc giai đoạn sơ cấp. Mà loại giai đoạn này lại là giai đoạn tiếp nhận và học tập sự vật mới dễ dàng nhất, nghe được những luận điểm tuyệt diệu ở một tầm cao hơn so với những quan điểm của Chuẩn Đề thánh nhân nên trong lòng tràn ngập thán phục, lại dụng tâm hiểu được nhiều vấn đề mới.
Từ Hàng chân nhân lúc này mới biết vì sao lúc trước Chuẩn Đề đạo nhân muốn dụ dỗ Tiêu Dao Tử này làm tam giáo chủ, địch ý trong lòng dần dần tan biến, tự đáy lòng dâng lên niềm khâm phục.
Trương Tử Tinh lấy ra ba cuốn Đạo thư (1) bao gồm những tinh hoa tư tưởng về Đại Thừa phật giáo , đưa cho Từ Hàng ba người tìm hiểu, còn bỏ công giải thích thêm thế nào gọi là "tư tửong Bồ Tát" với ba vị Bồ Tát "Tương lai" này.
(1)Đạo thư: chắc tác giả chơi chữ chổ này, Đạo thư có thể hiểu là sách Đạo nhưng cũng có thể hiểu là sách này bị tên Trương Tử Tinh dở chiêu "Di hoa tiếp mộc", thuận tay dắt dê biến của người ta thành của mình
Tư tưởng Bồ Tát là tư tưởng đặc sắc nhất của Đại Thừa Phật giáo. Cái gọi là Bồ Tát, tức là phải lập lời thề vĩ đại, phải cứu độ hết thảy chúng sinh thoát ly bể khổ , từ đó người tu hành Phật giáo đạt được hoàn toàn giải thoát. Đại thừa Phật tử lấy giai đoạn Thích Ca Mâu Ni trước khi thành Phật, tức ở giai đoạn tu thành Bồ Tát làm tấm gương tu hành của chính mình , bởi vậy Đại Thừa Phật tử chủ trương có thể ở nhà tu hành, cũng không nhấn mạnh nhất định phải giống Tiểu Thừa Phật tử muốn xuất gia tu hành, đây cũng chính là một trong những sự khác nhau chủ yếu giữa Đại Thừa và Tiểu Thừa.
Thế giới của Đại thừa Phật giáo có rất nhiều Bồ Tát, trong đó đứng đầu chính là Địa Tạng, Quan Âm, Văn Thù và Phổ Hiền tứ đại Bồ Tát. Hiện giờ Trương Tử Tinh ở trước mặt tam đại Bồ Tát tương lai mà giảng tư tưởng Bồ Tát, ý nghĩa về mặt nào đó cũng xem như là "Múa búa trước cửa Lỗ Ban" .
Trương Tử Tinh vẻ mặt nghiêm nghị nói:
"Ba vị đạo hữu, đây là thư (sách) mang tinh hoa sở ngộ suốt đời của ta với Phật pháp, ngay cả Chuẩn Đề thánh nhân ngày đó xem cũng phải thừa nhận. Nếu ba vị một lòng hướng đến thì coi như là cùng chung chí hướng, ta rất sẳn lòng chịu bêu xấu mà tặng cho ba vị. Các vị cứ thử nghiên cứu thư (sách) này một phen, nếu có chút thành tựu thì hãy đến Tây Phương Giáo một chuyến, cầu kiến Chuẩn Đề thánh nhân. Sau khi gặp được Chuẩn Đề thì nói rõ là muốn dâng lên ba cuốn thư (sách), và cũng nguyện bái làm môn hạ của Chuẩn Đề thánh nhân. nhưng chỉ chuyên tu Bồ Tát, trừ Chuẩn Đề đạo nhân ra thì không chịu sự khống chế của giáo chủ hoặc tam giáo chủ, nếu không đồng ý thì sẽ cắt đứt quan hệ với Tây Phương Giáo."
"Chuẩn Đề thánh nhân gặp ba vị tinh thông tinh hoa Phật pháp , lại có tư chất phi phàm, tất sẽ đáp ứng. Từ đó, ba vị đạo hữu cứ an tâm mà làm môn hạ của Chuẩn Đề thánh nhân. Cứ chuyên tâm tu luyện không cần phải lo lắng về Nhiên Đăng đạo nhân. Trên con đường cầu vô thượng phật đạo này mà tự mình thoát khỏi sinh tử, dẫn dắt vô lượng chúng sinh cùng thoát khỏi sinh tử khổ hải, cực dịch bị người tiếp nhận, nếu có thể truyền bá giáo lí uyên thâm này cho các tín đồ , thanh danh của ba vị Bồ Tát sẽ đạt được cũng như Phật pháp thần thông còn hơn xa Nhiên Đăng kia, mặc cho hắn có cái hư vị tam giáo chủ thì cũng chỉ có thể biết khóc tu tu mà chẳng làm được gì thôi."
Từ Hàng chân nhân tam tiên vừa nghe đến đó, trong mắt sáng ngời, nhìn ba cuốn đạo thư trong tay, vội vàng tạ ơn Trương Tử Tinh. Từ Hàng chân nhân nói:
"Đạo hữu thật là cao thượng, lấy ơn báo oán, tặng ba cuốn đại đạo này. Ba người chúng ta ghi nhớ trong lòng, lỗi lầm ngày đó trên Tam Tiên Đảo ta đã biết sai rồi. Mong đạo hữu lượng thứ. Ta nguyện trọn đời này không dám cùng đạo hữu là địch, ngày sau nếu có chút cơ duyên, ta vẫn mong được báo đáp đại ân. Nhưng mà nếu Chuẩn Đề thánh nhân hỏi lai lịch của đạo thư này, ta sẽ trả lời như thế nào?"
Trương Tử Tinh nghe được Từ Hàng chân nhân thành tâm nói lời cảm tạ, trong lòng thầm nghĩ: "ra sức đánh người ta một hồi, kết quả người ta lại còn phải đến mà ngàn ân vạn tạ, sự tình như vậy tự nhiên là càng nhiều càng tốt nhỉ."
Hắn trong lòng mặc dù nghĩ vậy, nhưng ngoài miệng lại nói:
"Ba cuốn sách này là do ta có duyên mà lĩnh ngộ từ một bộ thiên thư, "hữu duyên khởi vô tự tính, hết thảy pháp vô ngã". Thiên thư này hiện đang ở trong tay Chuẩn Đề đạo nhân. . Nếu hắn hỏi xuất xứ ba cuốn đạo thư, có thể trả lời thực, chỉ cần ngày sau thay ta chuyển lời tới vị thánh nhân đó, cầu Tây Phương giáo một điều mà thôi."
Tam tiên nghe đến"Hữu duyên khởi vô tự tính, hết thảy pháp vô ngã" , chỉ cảm thấy tuyệt diệu vô cùng, còn lại thì cũng là không rõ ý là gì, nhưng vẫn nhớ kỹ trong lòng. Mà Trương Tử Tinh nói như vậy một là để lạt mềm buộc chặt, mê hoặc Chuẩn Đề, để tránh khi cấp một cái nhân tình gây ra sinh nghi, hai là có quan hệ đến một kế hoạch phát triển cực kỳ trọng yếu sau này.
Từ Hàng chân nhân đáp ứng xong thì đột nhiên hỏi một câu:
"Ngày đó trên Tam Tiên Đảo, đạo hữu từng nói vạn pháp giai không quan tự tại (2), xin hỏi như thế nào mới có thể trở thành Quan Âm?"
(2) vạn pháp giai không quan tự tại: Nhất pháp bất lập, vạn pháp giai không.( Một pháp chẳng lập, mọi sự đều không.) nghĩa là buông bỏ mọi sự mới trở thành Quan Âm được
Trương Tử Tinh sửng sốt, không nghĩ tới Từ Hàng chân nhân quả nhiên rất có "Tuệ căn" : cũng được, thừa lúc "Bằng cấp" của ngươi không cao, tranh thủ làm thầy Quan Thế Âm Bồ Tát một lát cũng có nhiều cái thú vị
"Chữ quan là ly cảnh ý. Ly tam giới chi cảnh, ly lục trần chi cảnh, ly nhân thiên chi cảnh, cũng ly trước mắt chi cảnh, mà xem tâm chính mình, xem tâm tắc không lòng dạ nào, tâm khoảng không cảnh tịch, hết thảy pháp như huyễn như hóa, khiến cho hết thảy pháp đắc tự tại!"
Trương Tử Tinh giải thích hết rồi lại bỏ thêm một câu:
"Những giải thích này thì từ trong ba cuốn đạo thư kia, ba vị có thể tự lĩnh ngộ một phen, cứ nghiền ngẫm sẽ giải đáp được những nghi vấn. Nhưng ba vị tu nhớ lấy, đạo này tu trì tuy có hàng vạn hàng nghìn pháp môn, nhưng chung quy một cái. Đều không phải là vi thành Phật mà học phật, cũng phải vì đắc đạo mới đi tu đạo, nhân vô ngã, pháp vô ngã, tự mình tìm lấy cảnh giới của mình."
Từ Hàng chân nhân tam tiên nghe được hắn giải thích như vậy chỉ cảm thấy trong lòng chợt mở rộng, nghe càng lúc càng mừng rỡ, với ba cuốn đạo thư kia càng tin tưởng, không nghi ngờ. Ba người nóng lòng quay về động phủ lĩnh ngộ phần tâm đắc vừa rồi và ba cuốn đạo thư. Sau khi nhận lấy pháp bảo Trương Tử Tinh trả, lại bái tạ lần nữa rồi cáo từ mà đi.
Đám người Tam Tiêu và Long Cát Công Chúa thấy sau khi phu quân thu hồi Tử la mê chướng, tam tiên Xiển Giáo kia lại cung kính hành lễ rời đi, kết thúc trong hòa khí thì không khỏi thấy vô cùng kỳ lạ. Lần này Trương Tử Tinh lấy thân phận "Thần côn" thổi phồng một trận, nhưng lại làm cho việc này được xử lý nhẹ nhàng, khiến cho kế hoạch kia cũng thuận lợi có thể thực hiện được, thì tất nhiên là rất đắc ý.
Sau khi Trương Tử Tinh tiễn bước tam tiên, trở về bên cạnh Tam Tiêu và Long Cát Công Chúa, nhìn thấy biểu tình sùng bái trên mặt phụ tử Ngao Quảng và Ma cô tiên tử, thì liền làm ra một bộ dáng cao nhân, không hề sợ vinh nhục.
Bích Tiêu ở một bên nhỏ giọng nói thầm:
"Còn giả bộ nữa à, ngay cả ánh mắt cũng cười đắc ý như vậy kìa!"
Đến ngay cả Long Cát Công Chúa nghe vậy, cũng nhịn không được hé miệng mỉm cười. Trương Tử Tinh dù sao da mặt cũng dày liền làm như không nghe thấy.
Ngao Quảng do không biết vị quốc sư này chính là vị sư tôn bất lương kia của con mình, liền cảm kích Trương Tử Tinh mãi không thôi. Hôm nay nếu không có vị quốc sư đại nhân này thì chỉ sợ là toàn bộ Đông hải gặp đại họa. Ngao Bính và Ma cô tiên tử cũng tiến lại, dùng đại lễ chào vị "Sư môn trưởng bối" này. Trương Tử Tinh thầm nghĩ chuyện của Ngao Bính ngày hôm nay thực là hắn trước kia vô ý đạo diễn sắp xếp, hiện giờ có thể thành toàn cho Ngao Bính và vị "Ma cô" tiên tử xinh đẹp này một đoạn nhân duyên thì coi như cũng là kết cục tốt đẹp.
Ngao Quảng vì để bày tỏ lòng biết ơn, bèn mời năm người đến Thuỷ Tinh Cung làm khách, cũng nói rõ muốn được hậu tạ. Trương Tử Tinh nghĩ đến chuyện căn cứ ở Đông hải và Đại dư tiên sơn, có ý muốn để Khương Văn Sắc, Dương Cửu và Hoàng Phi Yến cùng sum vầy một chỗ nên từ chối ý tốt của Long Vương, chỉ nói là Thiên tử chính là huynh trưởng của mình, nhờ Ngao Quảng chiếu cố hành cung bí mật của Thiên tử nhiều hơn, nếu có chuyện gì thì lập tức thông báo về Triều Ca. Ngao Quảng dĩ nhiên là hồ hởi đáp ứng ngay.