Cơ xương vừa mới nhận cờ trắng búa việt phụng chỉ nam chinh đột nhiên đổ bệnh?
Từ kinh ngạc khôi phục lại Trương Tử Tinh bắt đầu tỉnh táo tự hỏi : theo lời Vưu hồn thì Cơ xương trước đây không lâu lúc tiếp chỉ tinh thần vẫn minh mẫn, sắc mặt hồng nhuận, sao chỉ mới qua vài ngày mà đã mắc bệnh mà chết? Nguyên nhân cái chết của Cơ xương quả thực là vì bệnh sao?
Bất kể đột ngột hay kinh ngạc thế nào thì cuối cùng Cơ xương cũng đã chết, Trương Tử Tinh sẽ chính thức đối mặt với tử địch Cơ phát.
Năm đó sau khi tiên đế Đế ất lập Trương Tử Tinh làm thái tử từng ra lệnh "Truyền trưởng bất truyền thứ". Lúc ấy Đế ất bổn ý là để giúp vị trí thái tử của Thọ vương càng thêm củng cố, còn hôm nay cũng chính vì nó mà khiến cho Cơ phát thuận lí thành chương trở thành người kế thừa chức Tây bá hầu.
Nguyên phi của Cơ xương sinh được ba con trai: Bá ấp khảo, Cơ phát, Cơ đán ( trong lịch sử còn có mấy chục người con khác nhưng tác giả tạm giản lược ). Trong đó, Bá ấp khảo đã chết, chỉ còn Cơ phát cùng Cơ đán, mà dựa theo truyền trưởng bất truyền thứ thì Cơ phát quả thật chính là vị Tây bá hầu không còn gì để tranh luận. Tại tây kì, mặc dù vẫn đang trong giai đoạn mang tang Cơ xương nhưng toàn bộ quan viên từ trên xuống dưới cho đến dân chúng đều đã coi Cơ phát là tây bá hầu rồi, mà tây kì đồng thời cũng soạn tấu chương mong thiên tử chấp thuận Cơ phát kế vị.
Kỳ thật cần Triều ca " phê chuẩn " cũng chỉ là hình thức thôi, nếu có ý dối trá thì ngược lại sẽ khiến cho một ai đó mang lòng lấy cớ bởi vì chính bản thân vị thiên tử Trương Tử Tinh kia cũng là một người hưởng ích lợi của việc "Truyền trưởng bất truyền thứ". Trương Tử Tinh cũng không hề suy tính làm thế nào để ngăn cản Cơ phát có Xiển giáo duy trì sau lưng trở thành tây bá hầu mà chỉ cẩn thận suy tính từng bước làm sao để đối phó tây kì về lâu dài.
Theo diễn biến của kẻ tử thù Cơ phát giờ đã lên ngôi thì chỉ sợ chiến sự cũng không còn xa nữa. Tuy nói trong sát kiếp thì đại chiến là điều khó tránh nhưng trước mắt còn có rất nhiều việc cần phải chuẩn bị còn chưa hoàn thiện, càng không thể để địch nhân dắt mũi mình. Cho dù phải đánh thì cũng phải để cho Đại thương trở thành người làm chủ chiến trận.
Trương Tử Tinh suy tính một đêm, ngày thứ hai liền hạ chỉ, chuẩn tấu Cơ phát kế thừa chức vị Tây bá hầu. Đồng thời cũng kế thừa công việc của Cơ xương, lãnh bua việt cờ trắng, hưng binh thảo phạt nghịch tặc Ngạc hoán ở nam địa.
Cơ phát quả nhiên khác hẳn Cơ xương, đối với đạo thánh chỉ này phản ứng đầu tiên chỉ là khấu tạ quân ân, còn đối với mệnh lệnh thảo phạt thì lại có ý trì hoãn. Cơ phát lấy lý do để thủ hiếu nửa năm cho phụ vương nên trong vòng sáu tháng không động đao binh, đợi qua nửa năm sau mới thương nghị đến chuyện khởi binh.
Trong chín đức mà Đại thương đề xướng thì "Trung hiếu" được nêu hàng đầu, huống hồ Cơ xương khi còn sống là một trong tứ đại chư hầu, người chết là quan trọng nhất cho nên Trương Tử Tinh cũng không thể quá mức bức bách, để tránh ném đá trúng chân mình, mà làm mất đi dân tâm.
Xét theo một khía cạnh khác thì chính hắn cũng cần có thêm thời gian nên cũng không ép tây kỳ mà ngược lại còn khen thưởng hiếu tâm của Cơ Phát, đồng thời truy phong Cơ Xương làm Trung tín hầu, đồng ý cho Cơ Phát thủ hiếu. Cơ Xương ở tây kỳ rất được lòng người nên nghĩa cử của Trương Tử Tinh được toàn bộ dân chúng tây kỳ cảm ân không ngớt.
Thời gian trôi qua, nửa năm nháy mắt đã qua. Bạn đang đọc truyện tại