Nạp Thiếp Ký I

Chương 423: Cái chết của Hiền phi

Trước Sau

break
Vén lộ mộ đá, mở cửa mộ, sau đó là một mộ đạo dài. Chờ cả hơn nửa thời thần để cho khí ô uế trong đó tản ra sạch, Dương Thu Trì cho người tìm một con chó rồi dùng dây thừng cột đưa vào sâu trong mộ đạo, lát sau kéo ra, khi thấy chó không sao, hắn mới yên tâm, cho đốt đèn tiến vào trong.

Mộ đạo đi thấp dần xuống dưới, đang là mùa đông, lại đi sâu vào trong lòng đất, nên vô cùng âm sâm lạnh lẽo.

Vị công bộ viên ngoại lang phụ trách tu kiến lăng mộ đi trước dẫn đầu, cẩn thận giải trừ những cơ quan phòng chống trộm mộ ở hai bên, cuối cùng cũng dẫn mọi người đến tận cùng là mộ thất chính nơi chứa quan tài của Hiền phi.

Ngôi chủ mộ này không lớn, ở giữa có đặt một quan quách bằng bạch ngọc cao bằng đầu người, được chế tạo rất khéo léo. Trên đỉnh của quan quách có cắm nghi trượng và cờ hiệu bằng gỗ, sắc màu đã hơi cũ. Chung quanh quan quách có đặt ngọc thạch, hương liệu, hoa quả...

Lý viên ngoại lang chỉ huy bọn dân tráng cẩn thận kéo nắp quan tài qua một bên, sau đó dựng một thang gỗ hai bên quan tài.

Tiếp theo đó, Dương Thu Trì cho dân tráng lui hết ra ngoài lăng mộ, cho Nam Cung Hùng cùng sáu hộ vệ canh phòng cửa mộ, chỉ còn lại tư lễ giám chưởng ấn thái giám Kim Lương, Lý viên ngoại lang, Vương tri huyện, hắn và Tống Vân Nhi trong mộ thất.

Hơn mười cái đèn lồng được treo lên giá ở hai bên tường, chiếu cho ngôi chủ mộ sáng trưng. Chưởng ấn thái giám Kim Lương và Vương tri huyện đứng quan sát ở mộ đạo xa xa.

Dương Thu Trì và Tống Vân Nhi cùng mang găng tay, mỗi người cầm một cái đèn lồng, phân biệt trèo lên thang gỗ, tâm tình lo lắng phập phồng nhìn vào trong quan quách tra xét.

Tầng trên cùng của quan quách được bọc bằng một tấm gấm đoạn, sau khi cẩn thận mở lớp này ra, không ngờ phía dưới vẫn là gấm. Sau khi tháo gở đến tầng thứ chín, thì mới lộ ra di thể của Hiền phi nương nương. Trên đầu của Hiền phi nương nương đội mũ hắc sa chéo góc, trên có cắm kim trâm, kim thoa, trên người được bao bọc bằng gấm vàng thêu hình long phượng, ở dưới mặc một giáp khố thêu hoa sen và váy dài có hình viền mây rồng, ở chân mang một cái hài bằng vàng.

Hai bên di thể có từng đống cẩm đoạn, y phục, đồ vàng bạc chất chồng cùng từng lớp áo quần được dùng đồ vàng bạc đè nén thật chặt.

Do ngay sau khi Hiền phi chết, công tác phòng chống thối rữa được thực hiện kịp thời, sau đó được chôn vào trong lòng đất lạnh lẽo, cho nên thi thể chỉ bị hơi thối nhẹ, sắc mặt vẫn như thường, quả nhiên thập phần mỹ lệ.

Điều này cũng khiến Dương Thu Trì hơi khó xử. Nếu như thi thể đã thối rữa cao độ thì còn dễ, vì hắn có thể trực tiếp lấy phủ tạng tương ứng về kiểm nghiệm, nhưng hiện giờ cơ thể vẫn còn hoàn hảo, sắc diện như còn sống, làm sao bây giờ?

Đây dù sao cũng là Hiền phi nương nương, là phi tử mà Minh Thành Tổ yêu thương nhất, ngay cả xuất chinh ở Mạc Bắc cũng mang theo, còn hắn thì không phải bọn tặc đào mộ, tuy là phụng thánh chỉ khai quan nghiệm thi, nhưng thời cổ đại khai quan nghiệm thây chỉ giới hạn ở kiểm tra vẻ ngoài, chứ không cho phép tiến hành giải phẩu.

Nếu như hắn tự tiến hành giải phẩu, Minh Thành Tổ biết phi tử mà ông ta yêu thương nhất bị cởi trần trụi, y phục bị lột sạch, rồi bị mổ bụng moi ruột, lấy tim rút gan, cắt từng miếng từng miếng tra xét, lại còn làm vỡ nát xương sọ ái phi của ông ta, moi não trắng muốt như đậu hủ ra tùy tiện chọc chọc quậy quậy, không tức đến thổ huyết ở đương trường thì cũng thất khiếu bốc khói. Còn về hậu quả, ông ta không diệt mười tộc nhà hắn thì cũng diệt chín tộc, còn với hắn thì không lăng trì hai lần chỉ sợ không giải được hận.

Đương nhiên có thể giải phẩu xong rồi khâu lại, nhưng mà cho dù giải phẩu khéo đến đâu cũng không khỏi lưu lại dấu vết. Một khi nhân vì nguyên nhân khác mà lại khai quan tiếp, thì lập tức sẽ lộ chuyện ngay. Cho nên, cho dù có cho hắn thêm mười tám lá gan, hắn cũng không dám làm loạn. Tra không rõ thì nhiều lắm gặp hoàng thượng nhận là hắn không có bản lãnh tra, cùng lắm thì ông ta bớt tin dùng hắn vài phần, chứ còn nếu hoàng thượng mà biết hắn bất kính với thi thể của Hiền phi nương nương, coi như cả nhà hắn tiêu đời hết. Hắn không muốn mạo hiểm như vậy.

Nhưng mà, không giải phẩu làm sao mà tra rõ nguyên nhân tử vong đây. Làm sao bây giờ?

Vấn đề này nhất mực xoay chuyển trong đầu Dương Thu Trì sau khi hắn xác định phải khai quan nghiệm thây. Hi vọng lớn nhất của hắn là sau khi mở quan tài, thi thể đã thối rữa cao độ, nếu là như vậy thì có thể trực tiếp lấy nội tạng tương ứng ra kiểm nghiệm, sau đó đưa trở vào trong, người khác không thể nhận ra được.

Nhưng hiện giờ, thi thể có trình độ thối rữa kém rất xa so với mức độ mà hắn hi vọng. Hiện giờ là những ngày tháng còn lạnh giá, xem ra nếu muốn thi thể thối rửa đến trình độ đó, cần phải mất hơn nửa năm nữa.

Đương nhiên còn có một biện pháp khác, đó là tăng cường nhiệt độ trong mộ thất. Như vậy trong vòng mấy ngày có thể khiến thi thể thối rữa cao độ.

Nhưng chuyện này hiển nhiên không làm được, nhân vì người cổ đại đã nhận rõ nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự thối rữa của thi thể, cho nên các mộ địa thường được chôn sâu, lợi dụng nhiệt độ thấp làm giảm trình độ thối rữa của thi thể (*). Nếu như bây giờ hắn đốt lửa trong mộ thất để gia tăng nhiệt độ, thì công bộ Lý viên ngoại lang hiển nhiên không theo hắn làm trò điên, khẳng định là đem tình huống này báo cáo lên trên, như vậy hắn cũng tiêu đời thật sự.

Do đó, muốn chờ cho thi thể thối rữa hết rồi lấy chất dịch nội tạng kiểm nghiệm hiển nhiên là không thể.

Về điều này, trên đường đi Dương Thu Trì đã suy đi nghĩ lại, cuối cùng nhận thấy nếu trong tình huống hiện giờ, chỉ có thể dùng một biện pháp duy nhất là "Ngân châm tham hầu" (Dùng ngân châm để chọc vào thăm dò cổ họng).

"Tẩy oan lục" có ghi: "Phàm kiểm nghiệm thi thể chết vì độc, đặc biệt thời gian phục độc đã lâu, ẩn tích vào bên trong không thể nghiệm ra, thì trước tiên dùng ngân châm hoặc đồng châm chọc vào cổ của người chết, dùng dấm ấm tẩy từ dưới lên, từ từ chỉa lên trên, để cho thấu khí, đến khi độc khí bay lên, tất màu đen sẽ hiện." Ngân châm tham hầu trong Tẩy oan lục có đề cập, là phương pháp hợp pháp để nghiệm thi thời cổ.

Khi hỏi Vương Tư Thái, hai vị thái y và thị nữ Liên nhi, tất cả đều nói đến một tình tiết, đó là Hiền phi lúc ấy nằm nghiêng, trên khóe miệng và mép giường có dấu ói mửa. Tuy vật ói mửa đó sau đó được thiêu cùng với mền chiếu, nhưng nếu như lúc còn sống Hiền phi đã ói mửa qua, như vậy có thể là ở yết hầu, thực quản vẫn còn vật chưa ói ra hết. Nếu như có thể lấy mẫu, có thể kiểm nghiệm là trúng độc hay không.

Do độc dược thời cổ đại chủ yếu là tì sương, hơn nữa kỹ thuật sản xuất lại lạc hậu, nên trong tì sương thường có lẫn một lượng tạp chất nhỏ, chủ yếu là lưu huỳnh hay chất lưu hóa, và lưu huỳnh có thể sản sinh phản ứng hóa học với bạc, biến thành bạc lưu hóa có màu đen. Cho nên, khi sử dụng ngân châm chọc vào cổ, nếu như trong cổ họng và thực quản có thành phần của tì sương, ngân châm nhất định sẽ phản ứng biến thành màu đen. Như vậy có thể nói là nạn nhân bị trúng độc.

Dương Thu Trì rút từ trong người ra một cây ngân trâm đã chuẩn bị sẳn, cúi người xuống cẩn thận cắm vào phần dưới cằm của Hiền phi, sau đó đẩy sâu vào cổ họng. Sau thời gian uống cạn một chung trà, hắn từ từ rút ra, hai người đưa mắt nhìn, đều giật mình cả kinh.

Thì ra phần đầu của ngân trâm đó đã biến thành màu xám đen! Điều này chứng minh, Hiền phi đã bị người dùng tì sương hạ độc giết chết!

Căn cứ vào lời làm chứng của Liên nhi, Hiền phi nương nương ngày ấy chỉ uống một chén cháo loãng, trước khi ngũ có ăn một chén bộ mì nấu đặc, và hai món đó đều không thể chứa lưu huỳnh, vì thế, bổn thân thực vật không thể làm ngân châm biến màu đen, mà trong món ăn đã bị người bỏ tì sương. Trúng độc tì sương sẽ phát sinh phản ứng ở bao tử và đường ruột, gây phản ứng ói mửa. Và trong cổ họng, ống tiêu hóa vẫn còn một lượng độc tàn dư chưa ói ra hết, nên ngân châm tham hầu đã biến thành màu đen.

Như vậy xem ra người phụ trách ẩm thực của Hiền phi hôm ấy là kẻ bị hiềm nghi trọng đại.

Dương Thu Trì và Tống Vân Nhi đều biến sắc, tuy đối với kết quả này hay người đều đã dự đoán trước được, đã chuẩn bị về tâm lý, nhưng vẫn cảm thấy cả kinh.

Dương Thu Trì đưa cây ngân trâm đó cho Tống Vân Nhi. Tống Vân Nhi lấy một cái khăn tay cẩn thận gói lại, cất vào trong người.

Do không thể giải phẩu, thậm chí không dám cởi bỏ y phục của hiền phi tiến hành kiểm nghiệm toàn thân, công tác của hai người họ chỉ làm được tới vậy.

Tiếp theo đó, Dương Thu Trì đậy thi thể lại cẩn thận bằng những lớp lụa vừa rồi. Hai người leo xuống thang, Kim thái giám, Lý viên ngoại lang và Vương tri huyện thấy bọn Dương Thu Trì ra cửa, vội vã bước tới. Kim thái giám hỏi: "Dương hầu gia. Thế nào? Phát hiện được gì hay không?"

Dương Thu Trì thầm tức cười, ngươi là cái thá gì chứ, cho dù phát hiện được gì cũng không thể nào nói cho ngươi được a! Hắn mỉm cười, chuyển thân nói với Lý viên ngoại lang là đã kiểm tra xong, có thể đậy nắp quan tài lại rồi đóng cửa mộ địa trở về.

Sau khi chứng kiến Lý viên ngoại lang bố trí dân tráng khôi phục lại nguyên trạng lăng mộ của Hiền phi nương nương, bọn Dương Thu Trì lên đường trở về huyện nha.

Do trời đã tối, bọn họ vào ngụ trong dịch trạm của huyện Dịch. Dương Thu Trì lập tức viết một phong mật thư gửi chỉ huy sứ Kỷ Cương, nói rõ những phát hiện của mình, thỉnh y lập tức tiến hành khống chế đối với những nhân viên phụ trách ẩm thực của Hiền phi nương nương vào ngày đó và thị nữ Liên nhi, chưởng ấn thái giám Kim Lương cùng những người có liên quan khác, chờ hắn về sẽ triển khai bước điều tra mới. Hắn còn đính kèm theo cây trâm nhiễm độc màu đen, phong kín mật thư lại cho Nam Cung Hùng phái hai hộ vệ đưa về bắc Trấn phủ ti trước giao cho Kỷ Cương.

Sáng hôm sau, Dương Thu Trì cùng mọi người khởi hành trở về.

Lần này là chuyến viễn hành đầu tiên sau khi Tống Vân Nhi làm tiểu thiếp của Dương Thu Trì, trước kia hai người hi hi ha ha nói cười, hầu hết là thân tình, hiện giờ hai người ôm ấp triền miên, phần lớn là nhu tình.

Trên đường yên ấm hạnh phúc, mười mấy ngày sau họ trở về kinh thành.

Vừa tiến vào thành, họ liền cảm thấy một trận mưa máu gió tanh, trên đường lạnh lạnh gai gai, dường như là không thấy người đi đường nào, thỉnh thoảng có người cưỡi ngựa chạy qua, nhưng đều là cẩm y vệ mặc áo phi ngư, eo đeo tú xuân đao.

Dương Thu Trì rất ngạc nhiên, chẳng lẽ kinh thành đã xảy ra chuyện lớn gì hay sao?

Vừa trở về Dương phủ, được thông báo, cả nhà Dương phủ đều đến khách sảnh.

Tần Chỉ Tuệ, Tống Tình và hai mẹ con Bạch Tố Mai đã đến kinh thành. Phùng Tiểu Tuyết an bài cho hai mẹ con Bạch Tố Mai một ngôi nhà vườn sạch sẽ thanh nhã, mời hai mẹ con tạm thời ngụ tại Dương phủ.

Dương Thu Trì trước hết làm lễ chào Dương mẫu, sau đó trao đổi vài câu với Phùng Tiểu Tuyết, đưa mắt nhìn thấy Bạch Tố Mai đứng cạnh Bạch phu nhân đang vui mừng nhìn hắn, rất cao hứng bước tới mấy bước, trước hết làm lễ chào Bạch phu nhân, sau đó ngồi xuống cầm tay Bạch Tố Mai: "Tố Mai, mọi người đến rồi, dọc đường chắc mệt nhọc lắm!"

Bạch Tố Mai cười hi hi, lúng liếng mắt nhìn hắn: "Thu Trì ca ca, chàng lại thăng quan rồi, muội và mẹ đều rất cao hứng."

Dương Thu Trì hơi ngượng: "Hì hì, cái này mà tính làm gì, cứ mong mọi người đến mãi nè, hiện giờ đã lên đến nơi rồi, cả nhà chúng ta đoàn viên, thật là vui!"

Bạch Tố Mai bị Dương Thu Trì nắm tay, hơi hơi run, đôi mắt như làn thu thủy nhìn hắn, khe khẽ nói: "Thu Trì ca ca, Tố Mai cũng rất cao hứng...."

Dương Thu Trì ngước mắt nhìn gương mặt thanh tú của nàng, nghĩ tới lần đầu tiên ở liệm phòng, khi hắn dùng hô hấp nhân tạo cứu nàng, hai làn môi áp chặt vào nhau. Kỳ thật, xuyên việt đến Minh triều, ngoại trừ vợ chính là Phùng Tiểu Tuyết ra, người con gái đầu tiên mà hắn hôn chính là Bạch Tố Mai. Tuy đó không phải là chuyện hai bên tình nguyện, nhưng kỹ niệm ngọt ngào đó làm sao Dương Thu Trì có thể quên?

Chú thích: (*) Theo nguyên tắc thì nhiệt độ sẽ càng tăng cao khi càng xuống sâu dưới lòng đất, nhưng trong vòng mấy chục mét dưới đất, khi đào sâu một khoảng đủ rộng, nhiệt độ sẽ thấp hơn nhiều so với mặt đất.
break
Tập truyện: Nam Nhân Là Để Cưỡi (NP, Cao H)
Ngôn tình Sắc, Sủng, Cổ Đại, Cao H
Ước Hẹn Với Hai Người Đàn Ông (H)
Ngôn tình Sắc, Sủng, Nữ Cường
(Sắc)Con Chồng Trước Và Cha Dượng
Ngôn tình Sắc, nhiều CP
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc