Mười Bảy Tuổi, Bạn Thích Ai?

Chương 103

Trước Sau

break
Bài phỏng vấn Ninh Xuyên đã mở ra cánh cửa cho sự nghiệp viết chuyên bài của tôi, là một khởi đầu phải nói là cực nổi trội. Nội dung phỏng vấn về sau được đăng tải lại trên nhiều phương tiện truyền thông khác, nhờ đó mà tôi đã trở thành cái tên trẻ tuổi có tiếng nhất trong làng phóng viên làm phỏng vấn văn nghệ.

Nhưng mà lúc ấy tôi vẫn chưa hay biết gì.

Suốt buổi phỏng vấn Ninh Xuyên hết sức tập trung, con người cũng vô cùng thân thiện, hoà đồng. Ông đưa chúng tôi đi khắp toà bảo tàng mà ông đã dốc hết tâm huyết này, cho chúng tôi xem ảnh và video của mình chụp tại Vân Nam, ngoại ô Hàng Châu cùng biệt thự trong núi ở Phúc Kiến, ông ấy cười: "Rất nhiều bạn bè tôi, làm nghề vẽ, thích gọi mình là nghệ thuật gia và cũng hay gọi tôi như vậy, nhưng có lúc tôi cảm thấy tôi chỉ là một kẻ yêu lá thích hoa, có lẽ làm kiến trúc sư cũng không tồi. Chẳng qua tôi thật sự không làm nông được, nếu để tôi phải tự mình cày cuốc toàn bộ, chắc tôi làm không xong, thế nên tôi vẫn là kiểu văn nhân của Trung Quốc, "du nhiên khán Nam Sơn" (thong thả nhìn núi Nam) thì được, "thải cúc đông ly hạ" (hái cúc dưới giậu đông) cũng được, nhưng núi Nam chắc chắn đã có ai khác dọn đường rồi, cúc cũng nở hoa sẵn tôi chỉ việc hái cắm, nghĩ lại như vậy thì cũng khá là đáng phê phán."

Lời trao đổi quá sức thẳng thắn chân thành, tôi cũng chẳng ngờ được.

Nhưng cũng phải nói, buổi đối thoại có cường độ cực cao và cực kỳ vắt sức, tôi cần hiểu được đồng thời nhanh chóng tiếp thu những gì ông ấy cung cấp, sau đó tương tác lại và đưa ra thêm những câu hỏi liên quan.

Đến lúc kết thúc, Ninh Xuyên để sẵn một lon Cola lạnh trong phòng khách chỗ chúng tôi ngồi. Ông ấy đưa cho tôi, cười nói: "Vất vả rồi, mời cô uống Cola." Cola để trong tủ lạnh cả buổi chiều bốc ra hơi giá. Vị đại sư này thật sự rất chu đáo.

Lạnh băng, gắt cổ, là vị tôi thích nhất từ hồi còn nhỏ.

Tôi tợp một ngụm Cola, nói lời cảm ơn, sau đó từ biệt Ninh Xuyên và các đồng nghiệp.

Tôi cầm nửa lon Cola, ôm theo túi đựng máy tính cầm tay, bước ra khỏi bảo tàng 798, đứng tại đầu đường tấp nập ồn ĩ, xe phóng vun vút.

Đã qua Hạ chí, 7:30 tối, sắc trời xanh xám nhàn nhạt, cầu vồng vừa hiện. Người tới lui không có ai quen biết, tôi không để tâm đến họ, cũng không có ai dừng lại vì tôi.

Uống xong lon Cola, tôi vứt vỏ lon vào thùng rác cạnh bên, cúi đầu lục ví tiền, bên trong còn 17 tệ và một cái thẻ giao thông công cộng. Không đủ tiền bắt taxi, trạm tàu điện thì xa tít...

Tôi vừa lê bước về phía trạm tàu, vừa đưa tay ngoắc taxi. Nhưng chân lại chẳng muốn nhấc, ngoắc xe cũng chẳng hề nhiệt tình.

Suốt buổi chiều hôm nay liên tục nói nói nói, đến giờ tôi mới nhớ ra trừ hai lon Cola mình chưa có gì bỏ bụng từ sáng. Bao tử, lồng ng.ực, đầu óc đều có cảm giác rỗng tuếch, giống như một trái dưa hấu khổng lồ đã chín nẫu, óc ách lăn đi trên đường.

Hôm nay đã xảy ra chuyện gì ấy nhỉ?

Tôi phỏng vấn được người mà dân trong nghề vẫn nói là không có cách nào phỏng vấn, còn có những người bạn tôi mong nhớ nhất đang chờ tôi tới đoàn tụ trước cổng trường, còn lấy được phương thức liên lạc của đối tượng cực muốn hợp tác, dường như mọi thứ đều suôn sẻ, đều rất đáng vui đáng mừng. Nhưng, chuyện gì đã làm tôi mệt mỏi, hoang mang, xuống tinh thần thế này...

Chuyện gì nhỉ? Sao lại nghĩ không ra?

Tại sao lòng mình lại trống trải đến thế?

Trống giống như một bức email được forward lại, rõ ràng là gửi cho tôi, nhưng chẳng có một chữ nào cho tôi cả. Tại sao lại trống không như thế chứ? Tại sao đến một chữ cũng không có?

Đã viết email cho mình, tại sao một chữ cũng không viết cho mình? Vậy mình có phải trả lời lại hay không?

Trả lời? Không trả lời?

Nếu gọi được taxi trước khi tới trạm tàu, thì trả lời, nếu không gọi được, thì khỏi trả lời...

Vậy vấn đề bây giờ là, nên cố gắng ngoắc taxi, hay nên nỗ lực lê bước tới trạm tàu...

Nhưng mà thực ra thì mình đâu có tiền gọi taxi, thì đến tiệm ăn có thể gọi Niệm Từ ra trả tiền thôi, giờ bắt tàu điện, thật sự mệt quá không có sức, cái này với cái kia cả hai cái chả cái nào tốt cả...

Tôi đang ngơ ngẩn giữa đường, bất thần nghe có ai gọi toáng lên tên mình: "Hoàng Doanh Tử!" Giọng con gái thanh thanh quen tai, nghe lanh lảnh, thân thuộc.

Tôi đần ra ngẩng đầu, ở bên kia đường, chiếc váy trắng tung bay, đôi tay gầy vẫy gọi tôi, Phương Minh Vũ đứng cạnh xe của Khâu Hàng cười với tôi: "Còn không mau qua đây."

Khâu Hàng hạ kính xe xuống: "Nhanh nhanh, ở đây không đỗ lâu được."

Rùng mình một cái, tôi lại trở về Bắc Kinh của ngày hè này, lấy lại hồn phách của mình.

Minh Vũ từ xa ơi là xa chạy đến kéo tay tôi: "Nhìn cái là thấy cậu ngay, tốt quá." Thật ấy, tốt quá, thật tốt quá.

Thật tốt quá, cậu đến tìm tớ thật tốt quá.

Thật tốt quá, chuyện không nghĩ ra giờ tạm thời không cần nghĩ nữa, thật tốt quá.

Tiền thù lao diễn ba bộ trước của Khâu Hàng đều nộp cho hai vị phụ huynh bác sĩ ở nhà. Thực tế chứng minh tầm mắt của dân ngành y vừa cao xa vừa khoa học. Lúc chắc là Khâu Hàng sẽ đến Bắc Kinh học đại học, hai người bọn họ bèn bỏ ra một mớ tiền mua hai cái nhà ở Bắc Kinh, cái nhỏ hơn nằm gần trường thì tu sửa lại đàng hoàng cho Khâu Hàng ở, cái to hơn tạm thời không dùng thì đem cho thuê.

Số tiền còn lại Khâu Hàng tự mua một chiếc xe, là một chiếc minivan 7 chỗ.

Cậu ấy là kiểu người tham gia hoạt động tuyên truyền vẫn ngồi tàu điện ngầm vô tư, nói chung chiếc xe này chỉ dùng để đưa đón Minh Vũ.

Phương Minh Vũ vừa lấy bằng lái, đang là lúc hăng hái thể hiện, Khâu Hàng ngồi bên ghế lái phụ cứ gọi là hốt hết cả hình: "Không đúng không đúng rẽ em phải bật đèn chứ, nhìn xe kìa chị hai ơi, đã đèn vàng rồi mình có gì gấp đâu mà phải lấn qua vạch kẻ đường?"

"Vậy anh đi mà lái?!" Đừng hòng Phương Minh Vũ ngậm cục tức.

"Anh lái thì anh lái!" Thầy dạy lái Khâu bình thường dễ nói chuyện, thích cười giờ trông căng hết cả dây thần kinh. "Vậy giờ đổi ngay và luôn!" Bà chúa Phương càng không chịu nổi câu ấy.

"Mình qua ngã tư này đi rồi đổi có được chưa!"

Tôi ngồi ở đằng sau lơ mơ ngủ bị tiếng cãi nhau đánh thức, hoảng đến ngây ra bám mình vào lưng ghế: "Các cậu, các cậu đừng cãi nhau có được không..." "Nhìn đường kia kìa!" Khâu Hàng lờ phứt tôi.

"Các cậu biết đang ngã tư mà? Qua rồi hãy cãi được không?" "Không được!" Hai người đồng thanh.

Thôi được.

Tôi nín lặng ngồi lại giả thành cây nấm, giữ chặt đai an toàn, người cứng còng nhìn ra ngoài cửa.

May là bà chúa Phương vẫn là bà chúa Phương, nghiêm túc lên thì không ai hơn được. Hơn nửa tiếng rồ ga thắng ga thì xe cũng đã từ Đông Tam Hoàn qua tới Tây Tam Hoàn, cuối cùng đỗ lại an toàn trước cửa tiệm ăn không sứt mẻ gì.

Vừa tắt máy là lệnh bà cũng ôm cục tức đùng đùng bỏ xuống xe, để lại hai bọn tôi mắt to mắt bé nhìn nhau. Tôi kiệt sức ườn hẳn ra ghế, Khâu Hàng đứng lên, lưng ướt đầm mồ hôi.

"Cứ vầy rồi làm sao mà sống!" Khâu công tử bưng mặt, "Kêu cổ học thạc sĩ ở Bắc Kinh là tui bị con gì cắn á? Tui ngu quá, tui quá ngu!"

Bụng tôi cũng buồn muốn héo hắt, nỗi sợ bị bà chúa Phương thích sạch sẽ còn bị chứng cưỡng bách đè đầu cưỡi cổ từ nhỏ lại sống dậy. Tự nhiên thấy ba năm nay nhớ mong cái con ma gì... 

Nhưng biết làm sao được? Rước thần về dễ chứ tống cổ mà dễ à. Hoàng đại hiệp và Khâu công tử khóc ròng trong lòng, câm nín xuống xe đi theo vào tiệm ăn.

========
break
Cô Giáo Đừng Chạy
Ngôn tình Sắc, Sủng, Nữ Cường
(Sắc)Con Chồng Trước Và Cha Dượng
Ngôn tình Sắc, nhiều CP
Âm Mưu Từ Lâu
Ngôn tình Sắc, Sủng
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc