Tiền Nguyên Huy là người thứ tư mà Triệu Quốc Đống nói chuyện. Trước đó Đặng Nhược Hiền, Hứa Kiều cùng với An Nhiên cũng đã được nói chuyện và khá hòa hợp. Nhưng về phần Tiền Nguyên Huy, Triệu Quốc Đống vẫn suy nghĩ nên nói chuyện với đối phương như thế nào.
Ai cũng nói danh không chính ngôn không thuận, nhưng Triệu Quốc Đống vẫn phải kiên trì đến cùng.
Thời gian không đợi người, nửa năm thời gian còn có rất nhiều công việc cần làm. Triệu Quốc Đống dành thời gian ba ngày để suy nghĩ về công việc tiếp theo, sau đó nói chuyện với từng Phó thị trưởng.
Công việc cần triển khai, theo Triệu Quốc Đống thấy ngoài công việc hàng ngày ra thì còn phải có trọng điểm. Tài nguyên và nhân lực của chính quyền có hạn, làm lãnh đạo cao nhất thì cần phải phân biệt được nặng nhẹ, tổng hợp cân bằng điều phối tài nguyên, đẩy mạnh công việc. Mỗi một giai đoạn đều có sự nặng nhẹ khác nhau. Một Phó thị trưởng phụ trách công việc cũng có nặng nhẹ khác biệt, các ngành cũng có khác biệt. Làm như thế nào suy xét ổn thỏa mới là vấn đề.
Giống như khi Triệu Quốc Đống bàn việc Khu Khai Phát với Đặng Nhược Hiền, việc vận động để Công ty Máy công cụ niêm yết lên thị trường chứng khoán cùng với hạng mục xây dựng của Công ty Hòa Tân, thu hút đầu tư thêm nữa vào Khu Khai Phát là rất quan trọng. Hai công việc trước chỉ là công việc đơn độc, vế sau mà một hệ thống.
Bên Khu Khai Phát đã được giao cho Đặng Nhược Hiền, Triệu Quốc Đống khá yên tâm.
Đặng Nhược Hiền khôn khéo nhưng không thiếu quyết tâm trong công việc, đã trải qua nhiều cương vị nên có thể nói rất quen mảng sản xuất công nghiệp và hành chính.
Triệu Quốc Đống tới Hoài Khánh không chính thức có mấy người bạn thân, Đặng Nhược Hiền coi như là một. Đương nhiên do thân phận của Triệu Quốc Đống bây giờ hơi khác nên quan hệ của hai bên cũng cần điều chỉnh, chẳng qua ảnh hưởng không quá nhiều. Hơn nữa Triệu Quốc Đống tin rằng sau một phen trao đổi hai người phối hợp càng ăn ý hơn.
Triệu Quốc Đống sau khi điều tra với Đặng Nhược Hiền, hai người về cơ bản có cái nhìn chung. Bây giờ sản xuất công nghiệp và Khu Khai Phát Hoài Khánh nên lợi dụng cơ hội Công ty Hòa Tân tiến vào để thăng cường thu hút đầu tư, nhất là mang tới hiệu ứng dây chuyền, tích cực tiếp xúc với các công ty gia công điện tử Đài Loan, hấp dẫn bọn họ tới xây dựng nhà máy ở Khu Khai Phát Hoài Khánh, đây là công việc rất nặng nề.
Mảng công việc Hứa Kiều cũng là điểm mà Triệu Quốc Đống chú ý.
Xây dựng thành thị, giao thông và đất đai có liên quan tới nhau đến csc không thể chia cách. Phát triển xây dựng đô thị và xây dựng giao thông không thể không có đất ủng hộ và ngược lại.
Theo hắn nhớ sau năm 2004 quốc gia đã đưa ra yêu cầu cao trong việc phê duyệt đất đai, cán bộ quản lý đất đai dần thuộc cấp trên quản lý, nhưng bây giờ hai cấp Thị xã và huyện vẫn có quyền lực tương đối lớn trong việc khai thác sử dụng đất.
Hoài Khánh khác với các thành phố, Thị xã khác. Do nguyên nhân lịch sử và số hồ nước trong nội thành nhiều đã làm rối loạn quy hoạch đô thị của Hoài Khánh. Làm cho nội thành Hoài Khánh không thể có quy hoạch tổng thể.
Trước đó Triệu Quốc Đống đã bàn với Hứa Kiều làm như thế nào đẩy nhanh việc xây dựng khai thác thành thị, Triệu Quốc Đống cũng chú ý gia nhập mảng khai thác vào công việc xây dựng thành thị.
Khai thác mặc dù không phải chức năng của Ủy ban nhưng như vậy làm sao có thể đưa quan niệm kinh doanh tiến vào xây dựng thành thị một cách hợp lý chứ. Hơn nữa theo thời gian trôi qua khai thác thành thị và việc kinh doanh sẽ dần thông dụng. Khi quốc gia khống chế đất đai càng lúc càng nghiêm ngặt thì nếu muốn tạo một thành thị lý tưởng sẽ không tránh khỏi xung đột với quy hoạch tổng thể về đất của quốc gia và tỉnh.
Như vậy không bằng sớm làm, sớm chuẩn bị.
Triệu Quốc Đống đã cùng Hứa Kiều và người Ủy ban Xây dựng Thị xã chuyên môn tiến hành điều tra, còn kéo cả lãnh đạo phụ trách mảng công việc này của hai quận đến, làm như thế nào để quy hoạch tối ưu đô thị, xúc tiến xây dựng thành thị một cách khoa học.
Xây dựng thành thị với nước và độ xanh cao là quan điểm của Triệu Quốc Đống, vì thế Triệu Quốc Đống cũng đã tranh cãi không ít với Hứa Kiều.
Mấy vị chuyên gia của Sở Quy hoạch kiến trúc tỉnh được mời tới và Hứa Kiều đều cho rằng Hoài Khánh từ trước đến giờ đều là Thành phố công nghiệp, ngành cơ giới chế tạo phát triển rất mạnh, nổi tiếng cả nước. Hơn nữa Hoài Khánh bây giờ đang toàn lực thu hút đầu tư, thành lập trụ sở ngành điện tử thông tin. Nói cách khác Hoài Khánh xây dựng thành thị cần phải xoay quanh lĩnh vực này.
Nhưng Triệu Quốc Đống kiên trì cho rằng trung tâm của đô thị là con người, khi quy hoạch cần phải kiên trì nguyên tắc này. Một thành phố có thể hấp dẫn người ta ở lại hay không? Còn nếu như đã có quy hoạch mà thay đổi thì sẽ phải trả giá rất lớn, ở điểm này không thể nhìn ngắn hạn.
Hoài Khánh có hoàn cảnh tự nhiên mà nhiều nơi không sánh bằng. Làm như thế nào để vận dụng ưu thế đó là điều mà các nhà quy hoạch cần phải tính tới.
Hơn nữa Hoài Khánh là nơi có lịch sử văn hóa, nhân văn sâu sắc nổi tiếng cả nước. Theo Triệu Quốc Đống thấy nếu không thể lợi dụng mấy điều này để biến Hoài Khánh thành thành phố nổi tiếng cả nước thì đó là phí của trời.
Ngay bây giờ Hoài Khánh phát triển còn dựa vào mấy ngành nghề khác, nhưng 10 năm tới thì sao?
Ai có thể nói rõ 10 năm, 20 năm sau Hoài Khánh sẽ như thế nào? Mặc kệt hắn có thể làm ở Hoài Khánh bao lâu nhưng Triệu Quốc Đống hy vọng có thể lợi dụng tri thức của mình mà lưu lại những điểm đáng giá ở Hoài Khánh, làm cho Hoài Khánh phát triển khoa học và lâu dài.
Sau nhiều lần bàn với Hứa Kiều, hơn nữa hắn còn tìm không ít tài liệu về việc xây dựng đô thị tiên tiến của nước ngoài để Hứa Kiều xem, cuối cùng hắn đã thuyết phục được Hứa Kiều. Hơn nữa Hứa Kiều cũng thậm chí thành người kiên quyết ủng hộ quan điểm của Triệu Quốc Đống/
Đang khi Triệu Quốc Đống chuẩn bị cùng Hứa Kiều đến thuyết phục Hà Chiếu Thành và Trần Anh Lộc thì đã có biến hoá. Hắn là người chủ trì công việc Hoài Khánh, đây là việc tốt đối với hắn và Hứa Kiều. Còn lại chính là thuyết phục Trần Anh Lộc chấp nhận quan điểm của hắn. Ở điểm này Triệu Quốc Đống khá tin.
Trần Anh Lộc mặc dù trong từng hạng mục công việc cụ thể không có sở trường đặc biệt, nhưng người này giỏi nhất là dùng người và nghe ý kiến, hơn nữa y có quan điểm đã dùng thì không nghi ngờ. Triệu Quốc Đống tin mình và Hứa Kiều có thể thuyết phục được đối phương đồng ý. Ngược lại lúc ấy bọn họ lo lắng có thể thuyết phục được Hà Chiếu Thành hay không?
Quan điểm của chính quyền Thị xã thống nhất đã khiến việc này về cơ bản được xác định. Điều này cũng tương đương xác định sẽ xây dựng đô thị Hoài Khánh như thế nào.
Hắn nói chuyện với An Nhiên đều ở trên An Đô. Nhất là lần hai An Nhiên còn chọn Hồng Phong Lĩnh nổi tiếng ở An Đô. Triệu Quốc Đống cũng không biết nữ Phó thị trưởng hơn mình vài tuổi lại chọn nói chuyện ở quán café, quán trà, hơn nữa còn chiếm thời gian nghỉ ngơi của hắn. Điều này làm Triệu Quốc Đống có chút buồn bực.
Chẳng qua kết quả nói chuyện rất tốt. Quan hệ của Triệu Quốc Đống và An Nhiên giờ đã cải thiện hơn nhiều. Triệu Quốc Đống cũng từ từ quen với tính cách nóng nảy của An Nhiên. An Nhiên này khi không nhất trí điều gì thì phải cẩn thận trao đổi, nếu muốn mạnh mẽ ép thì sẽ phản tác dụng.
Cuộc nói chuyện với An Nhiên rất thuận lợi, thậm chí trao đổi còn thoải mái hơn cả với Hứa Kiều, điều này làm Triệu Quốc Đống có chút ngạc nhiên. Nhưng thực tế là như vậy, Triệu Quốc Đống đã đưa ra việc phải tỏ rõ ưu thế việc dạy nghề ở Hoài Khánh, toàn lực tạo thành trụ sở đào tạo dạy nghề của tỉnh tại Hoài Khánh. Quan điểm này được An Nhiên hưởng ứng khiến hắn rất vui vẻ.
Đào tạo dạy nghề là điều Triệu Quốc Đống vẫn chú ý. Sau khi hắn đến Hoa Lâm kiêm nhiệm đã chú ý đến phát triển đào tạo dạy nghề. Các quốc gia phát triển ở Châu Âu nhất là Đức đi đầu trong lĩnh vực này làm Triệu Quốc Đống có ấn tượng rất sâu.
Đối với Trung Quốc đang từng bước tiến vào giai đoạn công nghiệp hóa mà nói, muốn một bước nhảy tới giai đoạn này là không thực tế. Mà muốn tiến vào công nghiệp hóa thì phải tiến vào sản xuất công nghiệp nặng trước, mà muốn chống đỡ ngành công nghiệp nặng thì nhất định cần phải có hệ thống đào tạo dạy nghề tốt.
Theo Triệu Quốc Đống thấy vấn đề này ở Hoài Khánh càng nghiêm trọng và cấp bách hơn. Dù là ngày sau khôi phục ngành cơ giới chế tạo hay là phát triển ngành điện tử thông tin cũng cần rất nhiều công nhân giỏi kỹ thuật, nghiệp vụ.
Mà hầu hết những người công nhân như vậy dều dựa vào thời gian làm việc ở công ty mà thêm kinh nghiệm, cách này dù từ thời gian hay năng lực nghiệp vụ đều không thể nào sánh bằng người đã học ở các trường dạy nghề trước, sau đó tiến vào công ty làm. Mà Hoài Khánh cũng có chút ưu thế ở mảng này.
Đại học công nghiệp An Nguyên, Học viện kiến trúc công nghiệp An Nguyên đều nằm ở Hoài Khánh có sức ảnh hưởng khá lớn. Hơn nữa Thị xã cũng có vài trường dạy nghề nếu gộp lại tạo thành thương hiệu, thích ứng được với xu thế phát triển kinh tế của Hoài Khánh, đó là hy vọng của Triệu Quốc Đống.
Ở điểm này hắn và An Nhiên đã cùng nhất trí. Vì phục vụ sự phát triển kinh tế của Hoài Khánh, Ủy ban sẽ tổng hợp tài nguyên các trường dạy nghề lại, bồi dưỡng tăng cường thực lực, tạo thành thương hiệu vàng trong làm việc đào tạo dạy nghề, đây là mảng rất quan trọng trong công tác giáo dục, cũng là trọng tâm công việc của An Nhiên hiện nay.
Ngoài ra Triệu Quốc Đống cũng cùng An Nhiên bàn về mảng du lịch. Theo Triệu Quốc Đống thấy Hoài Khánh có tài nguyên du lịch, nhất là tài nguyên du lịch lịch sử văn hóa còn hơn cả Ninh Lăng. Nhưng ngành du lịch của Hoài Khánh lại quá phân tán. Có lẽ do tư tưởng phát triển công nghiệp đã trói buộc đầu óc lãnh đạo, cho nên dù là Trần Anh Lộc hay Hà Chiếu Thành lên thì cũng không coi ngành du lịch là điểm sáng trong phát triển kinh tế.
Theo Triệu Quốc Đống thấy Hoài Khánh là thành phố lớn về tài nguyên du lịch, nhưng lại yếu ớt về mảng này. Có thể nói chính quyền Thị xã Hoài Khánh không có quy hoạch phát triển về lĩnh vực này. Đây mặc dù có quan hệ đến lãnh đạo chủ yếu của Thị ủy, Ủy ban, nhưng đám người cục Du lịch cũng phải bị truy cứu trách nhiệm.
Tài nguyên tốt như vậy mà đám người cục Du lịch không thể khai thác tốt, không để lãnh đạo ý thức được tương lai của ngành du lịch, đó là bộ máy lãnh đạo cục Du lịch không làm tròn chức trách.
Triệu Quốc Đống đã sớm muốn điều chỉnh bộ máy cục Du lịch, muốn đưa người có tầm nhìn xa, đầu óc rộng mở, giỏi nghiệp vụ, có sự sáng tạo vào vị trí đó, phải cố gắng biến ngành du lịch Hoài Khánh làm sản nghiệp trụ cột thứ ba. Vì thế hắn cũng mơ hồ nhắc An Nhiên tìm người thích hợp.
- Lão Tiền, ngồi đi, thử trà Trúc diệp thanh xem uống có lên tiên không?
Tiền Nguyên Huy biết đây là Triệu Quốc Đống ngồi nói chuyện với mình sau khi chủ trì công việc Ủy ban, chẳng qua chỉ là một đối một, khách với trước. Trước đây khi Hà Chiếu Thành nhận chức liền gọi hết mọi người tới.
- Thị trưởng Triệu, trà Trúc diệp thanh chính cống có sản lượng ít, đâu ra mỗi người đều có thể có.
Tiền Nguyên Huy nhấp một ngụm:
- Chẳng qua mùi vị cũng được, ngon.
- Ha ha, bạn của bạn mang từ Tứ Xuyên về, tôi thấy được nên cũng hay uống.
Triệu Quốc Đống mở đầu đề tài là ngành trà. Tiền Nguyên Huy cũng nói theo.
- Trúc diệp thanh Nga Mi bởi vì đăng ký nên thương hiệu liền nỏi tiếng. Nghe nói Trúc diệp thanh bây giờ là thương hiệu vàng của trà núi Nga Mi, có lẽ bình thường chỉ bán được 30 tệ, nhưng bây giờ tăng lên chục lần, đó là giá trị thượng hiệu.
- Ừ, đúng là như vậy.
Triệu Quốc Đống gật đầu, hắn cũng muốn nghe ý kiến của Tiền Nguyên Huy trong việc này, dù sao Tiền Nguyên Huy cũng làm ở mảng sản xuất nông nghiệp nhiều năm.
Thấy Triệu Quốc Đống muốn nghe tiếp, Tiền Nguyên Huy không hề khách khí.
Chuyện ở huyện Tĩnh lần trước khiến quan hệ hai bên được cải thiện nhiều. Sự giải thích công bằng của Triệu Quốc Đống làm cho Tiền Nguyên Huy giảm bớt áp lực khi tổ công tác tỉnh tới điều tra. Điều này mặc dù không thể khiến Tiền Nguyên Huy phục Triệu Quốc Đống, nhưng ít nhất Triệu Quốc Đống cũng thể hiện khí phách của mình. Nếu một người trẻ tuổi có thể có ý chí này, mình mà còn hẹp hòi sao được. Chẳng qua muốn mình phục thì phải thể hiện năng lực thực sự.
- Bây giờ từ Trung ương đến tỉnh đều chú trọng Vấn đề Tam Nông, mà theo quan niệm pháp chế thông dụng thì quan niệm pháp luật của nông dân sẽ tăng lên. Chuyện lần trước là chứng minh. Mấy năm trước có chuyện như thế này không? Có, còn nhiều hơn bây giờ nhưng không làm người ta chú ý. Bây giờ thì khác, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nông dân đã được đưa lên tầm cao về chính trị, ai gặp việc này coi như đen đủi.
Tiền Nguyên Huy thấy Triệu Quốc Đống trông rất bình tĩnh, y có chút yên tâm:
- Tôi không phải nói công việc chúng ta có vấn đề gì. Chính xác mà nói hai năm trước tôi không chú trọng công việc này. Nhưng muốn giải quyết Vấn đề Tam Nông thì không phải chỉ dựa vào cấp trên chú trọng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nông dân là đủ.
- Ồ.
Triệu Quốc Đống có chút hứng thú ồ lên.
- Trụ cột kinh tế quyết định kiến trúc thượng tầng và ngược lại. Nông thôn nghèo, sản xuất nông nghiệp yếu kém, nông dân khó khăn, Vấn đề Tam Nông tại sao mãi không được chú trọng? Do nguyên nhân gì tạo thành. Vị trí của sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân càng lúc càng giảm, tỷ lệ Ủy viên của Đại hội đại biểu nhân dân xuất thân từ nông thôn cũng thấp đến đáng thương. Như vậy làm sao có thể thay đổi vấn đề Tam nông?
Mấy câu hỏi sắc bén làm Triệu Quốc Đống phải nhướng mày, mình đã xem nhẹ Tiền Nguyên Huy.
Không cần biết lời này có thật là quan điểm của Tiền Nguyên Huy hay không, hay là chỉ nói cho mình nghe. Nhưng nói như thế này cũng đại biểu đối phương có tư tưởng.
Công tác nông thôn và sản xuất nông nghiệp của Hoài Khánh đang như thế nào? Làm như thế nào để tăng thu nhập của nông dân Hoài Khánh? Đó mới là quan trọng nhất, nếu chỉ dựa vào lý luận xa vời, vậy văn phòng nghiên cứu chính sách Trung ương, tỉnh có đầy nhân tài, một người đi ra là nói cả ngày trời. Nhưng muốn áp dụng vào thực tế, đạt thành tích lại là vấn đề.
- Lão Tiền, anh nói đến mấy vấn đề khá sâu, tôi cũng biết cải cách là quá trình lục lọi. Xã hội chủ nghĩa đặc sắc của Trung Quốc muốn đạt thành công cũng sẽ có rất nhiều khó khăn, phạm sai lầm cũng là bình thường. Bây giờ Trung ương cũng chú ý đến điểm này, bắt đầu sửa sai. Vấn đề nằm ở chỗ Hoài Khánh chúng ta nên lầm như thế nào? Hoặc là nói chúng ta có thể đi trước một bước hay không?
Triệu Quốc Đống nói.
Tiền Nguyên Huy gật đầu nói:
- Hoài Khánh chúng ta có hoàn cảnh tự nhiên đứng đầu toàn tỉnh. Hoài Châu, Khánh Châu, Lâm Giang, Quy Ninh đều là quận, huyện có truyền thống trồng lương thực. Ba huyện Tĩnh, Vũ Xuyên, Cổ Lâu mặc dù có núi đá nhưng trụ cột sản xuất nông nghiệp cũng tốt. Chỉ có La Bình là huyện thuần đồi núi nhưng cũng có thể phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Vấn đề nằm ở chỗ Hoài Khánh mặc dù có hoàn cảnh tự nhiên tốt, trụ cột phát triển nông nghiệp tốt nhưng Hoài Khánh cũng là thành phố có đông dân cư, sức lao động ở nông thôn sung túc, sản xuất lương thực không cần nhiều sức lao động đến như vậy. Mà mấy năm nay giá trị lương thực liên tục giảm, nông dân muốn tăng thu nhập chỉ có thể dựa vào các công ty, nhà máy bản địa để làm thuê hoặc tới thành thị làm thuê. Nhưng bây giờ các nhà máy xã, thị trấn khó khăn, sức lao động dần không có đường ra. Nói các khác ngoài lên thành phố làm thuê thì không còn có thể đi đâu.
Tiền Nguyên Huy phân tích tình hình nông thôn Hoài Khánh hiện nay, mấy điều này Triệu Quốc Đống biết. Hắn muốn nghe là làm như thế nào giải quyết được mâu thuẫn, muốn nghe cái nhìn của Tiền Nguyên Huy.
- Đến khu vực duyên hải làm thuê là đường ra duy nhất dành cho sức lao động dư thừa ở nông thôn của các tỉnh, Thị xã khu vực trung tây chúng ta. Rất nhiều tỉnh thậm chí còn cổ vũ sức lao động di chuyển, nhưng cá nhân tôi cho rằng đó không phải con đường tốt.
Tiền Nguyên Huy dừng một chút như suy nghĩ, Triệu Quốc Đống cũng rất muốn nghe xem đối phương đưa ra phương thức nào giải quyết được vấn đề này.
- Khi người của khu vực trung tây sang khu vực duyên hải mặc dù bề ngoài là tăng thu nhập, có mốt số ít học được khoa học kỹ thuật và gây dựng sự nghiệp. Nhưng thực tế thì đó là chúng ta cống hiến cho kvdg.
- Bây giờ khu vực duyên hải phát triển cực nhanh nhưng đâu có coi trọng cống hiến của người khu vực trung tây chúng ta. Vấn đề là ở chỗ người nội địa nỗ lực cố gắng, thậm chí là hy sinh nhưng không được đãi ngộ công bằng, không được đóng bảo hiểm. Mà những lao động được phục vụ gì khác so với những người ở khu vực duyên hải kia hay không? Bọn họ được hộ khẩu thành phố hay là điều kiện học của con cái tốt hơn.
Tiền Nguyên Huy nói khá sắc bén.
- Hừ, không có, bọn họ để vợ con ở nhà, đi ngàn cây số, làm việc vất vả, đến khi già yếu phải về quê hương. Bọn họ cống hiến tuổi trẻ cho khu vực duyên hải, cuối cùng còn phải trở lại quê hương. Họ sinh ra ở quê hương, chính quyền địa phương Xã hội chủ nghĩa chẳng lẽ còn bỏ mặc bọn họ được sao?
- Khu vực duyên hải được quốc gia cho nhiều chính sách ưu đãi, thu sức lao động khu vực trung tây nhưng không phải có nghĩa vụ gì. Hơn nữa bây giờ chính sách phát triển khu vực trung tây đã được đưa ra, nhưng chỗ tốt khu vực duyên hải phía đông đều chiếm hết, khu vực trung tây chúng ta làm như thế nào để phát triển. Chẳng lẽ khu vực duyên hải do mẹ cả sinh, chúng ta là mẹ hai sinh?
Triệu Quốc Đống nhíu mày, hắn không ngờ Tiền Nguyên Huy lại nghĩ sâu sắc ở vấn đề này đến vậy, hơn nữa còn có vẻ đố kị. Cán bộ Đảng viên lại nghi ngờ về chính sách phát triển khu vực trung tây cửa Trung ương, lại dám can đảm nói ra trước mặt mình, đối phương tin mình hay muốn dùng cách này để được mình tôn trọng? Triệu Quốc Đống tin vào khả năng phía sau.
- Thị trưởng Triệu, có thể tôi nói hơi quá, tôi chỉ muốn tỏ rõ cái nhìn của mình, đó chính là sức lao động dư thừa của nông thôn ở một góc độ gây áp lực tạo việc cho chính quyền địa phương, nhưng một góc độ nào đó đây lại là tài nguyên. Bọn họ phải đi đến khu vực duyên hải làm thuê, phải xa nhà, hàng năm tốn nhiều tiền đi lại, trong nhà có việc cũng không thể lo lắng, tại sao bọn họ không thể làm ở gần?
Tiền Nguyên Huy thở phào nhẹ nhõm giống như rất thoải mái khi nói được suy nghĩ của mình ra vậy.
- Anh nói hy vọng Hoài Khánh chúng ta tiêu hóa sức lao động này?
Triệu Quốc Đống hỏi lại một câu.
- Đúng thế, tôi đồng ý cách làm của ngài ở Hoài Châu cùng Khánh Châu. Sản nghiệp giày của Hoài Châu đã hình thành đến mức nhất định, tôi cảm thấy nếu chúng ta đưa ra chính sách hỗ trợ thì tôi tin rằng với vị trí địa lý của Hoài Châu thì không gian phát triển của ngành này sẽ rất lớn, cũng tốt cho việc thu sức lao động còn thừa ở nông thôn và các thị trấn.
Thấy Triệu Quốc Đống nhìn mình với vẻ kỳ lạ, Tiền Nguyên Huy biết vấn đề nằm ở đâu nên cười nói:
- Thị trưởng Triệu, ngài đừng nhìn tôi với ánh mắt đó. Tôi mặc dù cảm thấy bất mãn, khó chịu với việc khu vực duyên hải sử dụng tài nguyên sức lao động giá rẻ của khu vực trung tây chúng ta mà không phải trả giá gì, nhưng sự thật là như vậy. Nếu như chúng ta không thể chọn đúng sản nghiệp trụ cột, như vậy sẽ không thể thu càng nhiều sức lao động, vậy sức lao động còn thừa của Hoài Khánh chúng ta vẫn phải đi ra ngoài, hơn nữa chúng ta còn phải cố gắng giúp bọn họ ra ngoài.
Triệu Quốc Đống nở nụ cười. Tiền Nguyên Huy này khá thú vị, mặc dù đoạn tước nói rất khẳng khái, nhưng đó chỉ là lý tưởng mà thôi, thực tế chính trị thì tên Tiền Nguyên Huy này rất tỉnh táo, không vì sự đố kỵ mà lạc đường. Chẳng qua đó là điều bình thường, nếu là kẻ chỉ biết gào lên thì sao có thể làm Phó thị trưởng?
Tảng đá trong lòng bỏ xuống, hai người nói chuyện cũng tùy ý hơn nhiều. Triệu Quốc Đống cảm thấy Tiền Nguyên Huy hiểu sâu sắc về công tác nông thôn, nhất là rất quen tình hình lãnh đạo chủ yếu của hai quận, sáu huyện. Điều này đủ thấy Tiền Nguyên Huy là Phó thị trưởng phụ trách nông nghiệp làm việc rất tâm huyết.
Tiền Nguyên Huy cũng không giấu diếm gì với Triệu Quốc Đống. Y có gì nói đó. Từ việc Quận Khánh Châu phát triển trụ sở trồng rau quả theo mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại, đến việc dùng rơm rạ để trồng nấm ở đây. Từ trụ sở rau đến sản xuất giống cây ở Quy Ninh. Từ ngành trà huyện Thanh Bình vì sao không thể hình thành quy mô, đến việc trồng cây thuốc lá gặp khó khăn như thế nào ở huyện Tĩnh. Có thể nói đã thể hiện được vấn đề ở các quận, huyện, ngay cả Triệu Quốc Đống nghe cũng thầm phục.
Triệu Quốc Đống dám cam đoan không có trên năm năm, không hết lòng vì công tác nông nghiệp thì Tiền Nguyên Huy không thể làm được như vậy. Điều này làm Triệu Quốc Đống bắt đầu thay đổi cái nhìn đối với Tiền Nguyên Huy.
Lúc trước chỉ là ở biểu hiện bề ngoài, nhưng trông qua trao đổi Triệu Quốc Đống có thể xác định Trần Anh Lộc đã nói với hắn Tiền Nguyên Huy mặc dù không phải Phó thị trưởng thích hợp nhất, nhưng là Phó thị trưởng phụ trách nông nghiệp thích hợp nhất. Lời này của Trần Anh Lộc chính là quen thuộc tình hình sản xuất nông nghiệp và nông thôn, hơn nữa cũng có cái nhìn và ý tưởng của bản thân. Chủ yếu Lệnh Hồ Triềuem ai có thể ủng hộ dủ cho Tiền Nguyên Huy mà thôi.
Lệnh Hồ Triều biết ông chủ đang nói chuyện vì thế những cuộc điện gọi tới đều đẩy hết. Theo y biết Tiền Nguyên Huy và Thị trưởng Triệu quan hệ không tốt, nhưng Thị trưởng Triệu lại khá coi trọng cuộc nói chuyện này, còn hơn cả cuộc nói chuyện với Thị trưởng Đặng, Thị trưởng Hứa.
Sự thành công của Triệu Quốc Đống là điều đáng để Lệnh Hồ Triều vui mừng.
Y nhớ có người nói thư ký mặc dù phải giữ nhân cách độc lập, nhưng không thể không nói vận mệnh chính trị của mình gắn chặt lên người lãnh đạo mà mình phục vụ. Lãnh đạo đi càng cao, giá trị của thư ký cũng tăng lên rất nhiều. Làm như thế nào lợi dụng thân phận thư ký bên cạnh lãnh đạo để tăng thêm kiến thức, tăng thêm năng lực ứng biến, đây là điều mà mỗi thư ký phải học tập.
Nếu không có bất ngờ xảy ra thì ông chủ sẽ lên làm Thị trưởng, đây là một bước tiến dài trong con đường chính trị của ông chủ.
Lúc trước ông chủ đã làm Thường vụ thị ủy Ninh Lăng, sang Hoài Khánh làm Phó thị trưởng thường trực chỉ là điểm quá độ. Lệnh Hồ Triều vẫn cảm thấy ông chủ khi làm Bí thư Quận ủy Tây Giang bên Ninh Lăng thì mọi việc đều như ý. Quận Tây Giang trong một năm thay đổi rất nhiều, tố chất cán bộ tăng cao, hơn nữa phát triển kinh tế, xã hội đều được đẩy lên cao.
Sau khi đến Hoài Khánh mặc dù ở vị trí cao hơn nhưng vì đó là vị trí đặc biệt nên bị nhiều nhân tố trói buộc, làm việc gì cũng cần suy nghĩ rất nhiều, thậm chí còn phải thỏa hiệp, rất khó thấy được khí phách và tầm nhìn xa của ông chủ.
Lệnh Hồ Triều mặc dù không dám nói có dã tâm chính trị, nhưng y cũng hy vọng lúc thích hợp mình có thể đi ra ngoài. Đương nhiên bây giờ tuổi và kinh nghiệm của y còn ít, nhưng về sau chưa chắc mình không xuống rèn luyện mà.
Lệnh Hồ Triều có ấn tượng rất sâu về ông chủ. Ông chủ mình không giống các lãnh đạo khác thông qua uống rượu, ca hát để tạo quan hệ, duy trì quan hệ, cũng không thích hút thuốc, đánh bài. Ngoài công việc bình thường ra thì hầu như ông chủ chỉ đọc sách.
Đương nhiên ông chủ không phải thánh nhân, Lệnh Hồ Triều không biết nửa bên kia của ông chủ là gì, nhưng dám nói đó không phải cuộc hôn nhân hạnh phúc. Lệnh Hồ Triều cũng không biết rốt cuộc là do cuộc sống tình cảm trước hôn nhân ảnh hưởng đến cuộc hôn nhân của ông chủ, hay là cuộc hôn nhân này đối với ông chủ chỉ là một điểm cho qua cửa. Nói tóm lại ông chủ có vẻ không quá nghiêm khắc trong tình cảm. Cũng mây ông chủ khá chú ý việc này nên có thể tránh gần hết việc phiền phức.