- Lũ khiến chúng ta tổn thất lớn, nhưng có lẽ đây là cơ hội của Tây Giang. Sau cơn lũ, quốc gia và tỉnh nhất định sẽ ủng hộ Ninh Lăng, Tây Giang về chính sách và tài chính. Nếu chúng ta nắm chắc cơ hội này thì đó sẽ khiến Tây Giang phát triển mạnh.
Triệu Quốc Đống hít sâu một hơi rồi nói tiếp:
- Tai họa mang tới tổn thất thì chúng ta chỉ có thể thông qua phát triển mà đoạt lại. Đây là ý của tôi, khi báo cáo với Phó Thủ tướng Văn, tôi cũng đã đưa ra ý này.
Lạc Dục Thành và Vinh Thịnh đều đang cân nhắc lời Triệu Quốc Đống nói.
Trên thực tế hai người đều khiếp sợ vì khả năng dự đoán như thần của Triệu Quốc Đống. Khi Ủy ban quận bỏ tài chính ra duy tu hệ thống đê điều, bên Quận ủy, Ủy ban quận cũng có ý kiến phản đối, nói đây là lãng phí. Chẳng qua Triệu Quốc Đống không biết làm như thế nào thuyết phục được Tằng Lệnh Thuần, điều này làm âm thanh phản đối bị chèn ép. Mà bây giờ đã chứng minh ánh mắt của Triệu Quốc Đống là rất chính xác.
Biển hiện trong công tác phòng chống lụt bão của Tây Giang là quá xuất sắc. Mặc dù Quận Đông Giang cùng Thương Hóa chưa thống kê được số người chết, nhưng có thể đoán được thấp nhất là trên 50 người. Mà Tây Giang không có một ai, qua đó đã lộ rõ năng lực tổ chức lãnh đạo của Quận ủy, Ủy ban Tây Giang.
Phó Thủ tướng Văn và Phó bí thư Tỉnh ủy Yến Nhiên Thiên đều đánh giá cao công tác phòng chống lụt bão của Tây Giang. Đồng thời cũng nghiêm khắc phê bình việc phòng chống lụt bão của Đông Giang, cũng đưa ra yêu cầu cơ quan chuyên môn cần tìm rõ nguyên nhân, truy cứu trách nhiệm người đáng truy cứu. Câu này làm Bí thư, Chủ tịch Đông Giang đều run sợ.
Dù là Lạc Dục Thành hay Vinh Thịnh đều biết biểu hiện của Triệu Quốc Đống trong cuộc chiến chống lụt bão này đã được Phó Thủ tướng khẳng định. Mặc dù không rõ thái độ của Bí thư tỉnh ủy và chủ tịch tỉnh, nhưng sự thật trước mặt là không ai có thể phủ nhận. Mà tất cả đều do sự lãnh đạo đắc lực của Triệu Quốc Đống.
Ngay khi mọi người đang suy nghĩ xem làm như thế nào để phòng chống lụt bão, Triệu Quốc Đống lại suy nghĩ lợi dụng cơn lũ lụt để phát triển kinh tế Tây Giang, lối suy nghĩ này làm Lạc Dục Thành và Vinh Thịnh không thể thích ứng. Đầu Triệu Quốc Đống sao quá nhạy bén như vậy?
Trên đê có nhiều người canh giữ, nhất là khu vực gần Thương Hóa thì còn có khá nhiều dân binh theo dõi tình hình nước lên xuống. Theo mưa ngừng rơi, sông Tú Hà cũng dần ổn định không nâng mức nước lên nữa, điều này làm mọi người yên tâm đôi chút.
Ngay khi đám người Triệu Quốc Đống chạy xe trên dê thì phía trước có sự ồn ào làm mọi người chú ý tới.
- Xảy ra chuyện gì?
Mấy người chạy tới thì thấy có một bóng đen đang vật lôn trong dòng nước.
Cách bờ sông chừng 100 mét có hai người đang bám vào một cây gỗ mà xuôi theo dòng nước. Tốc độ nước khá nhanh, chỉ trong nháy mắt nó đã vượt qua chỗ mấy người Triệu Quốc Đống đứng. Từ phía xa xa có thể miễn cưỡng thấy hai cô gái đang ôm chặt cây gỗ. Có lẽ do trôi trên dòng nước quá lâu nên không còn sức mà kêu.
Từ nơi này xuôi xuống vài Km là nơi giao nhau của sông Tú Hà và Ô Giang, nói cách khác còn khoảng 10 là hai người có thể bị cuốn vào dòng Ô Giang, nếu như vậy thì coi như đừng mong lên bờ.
10 người chạy theo hầu hết là dân binh nhưng không ai dám dễ dàng nhảy xuống cứu người. Nước chảy xiết như vậy, ai cũng biết xuống thì không thể nào lên được bờ. Muốn cứu người thì trước hết phải giữ được mạng mình.
Triệu Quốc Đống do dự một chút rồi bắt đầu nhanh chóng cởi quần áo. Lạc Dục Thành, Vinh Thịnh và mấy dân binh vội vàng kêu lên:
- Bí thư Triệu, ngài muốn làm gì? Không được, rất nguy hiểm, bên dưới là dòng Ô Giang, nước chảy rất xiết.
- Yên tâm.
Triệu Quốc Đống rất bình tĩnh. 100m đúng là có chút nguy hiểm, nhưng không phải không thể.
Thấy Triệu Quốc Đống cởi quần áo, mấy dân binh cũng vội vàng cởi quần áo. Bí thư Quận ủy dám làm như vậy, bọn họ cũng muốn thử.
- Không cần nhiều người, nước chảy quá nhanh nên cần người bơi giỏi, có thể lực tốt. Tuổi lớn và thể lực không tốt thì không nên xuống nếu không sẽ hy sinh vô ích. Có hai ba người là đủ. Tôi nói thật, các anh phải phụ trách với tính mạng và gia đình mình.
Trong ánh mắt kinh ngạc của Lạc Dục Thành và Vinh Thịnh, Triệu Quốc Đống chỉ mất chục giây đã nhảy xuống nước.
Theo Triệu Quốc Đống vào nước, cuối cùng có ba dân binh tự tin vào thể lực và kỹ thuật bơi cũng cởi xong quần áo và lao xuống. Trên đê rất yên tĩnh, mọi người đều trơ mắt nắm chặt tay và nhìn chằm chằm vào mấy người đằng trước.
Người từ trên chạy xuống càng lúc càng nhiều, tất nhiên là phát hiện cảnh này. Có mấy chiếc xe cũng phát hiện ra nên ngừng lại, vài người chui ra.
- Xảy ra chuyện gì vậy anh?
- Có hai người bị trôi từ thượng nguồn xuống, xem ra sắp không chống đỡ được. Mấy người Bí thư Triệu đã nhảy xuống cứu người, rất nguy hiểm. Bên dưới là dòng Ô Giang.
Cô gái vừa hỏi sáng mắt lên như là phát hiện câu chuyện đặc sắc rồi vội vàng chạy theo mọi người xuống dưới. Vừa chạy cô vừa hỏi:
- Này, Bí thư Triệu là Bí thư gì vậy?
- Bí thư gì? Đương nhiên là Bí thư Quận ủy Tây Giang rồi. Không ngờ Bí thư Triệu to gan như vậy. Chỉ mong Bí thư thành công.
- Ôi, tôi bơi kém nếu không cũng nhất định xuống.
Cô gái nghe vậy liền ngẩn ra rồi vội vàng chạy về xe mà nói.
- Bác Trương, mau quay đầu đuổi theo, hôm nay chúng ta tìm được tin tức lớn rồi, nhanh, nhanh.
Bác lái xe cũng là người lão luyện, quay đầu xe rất tốt. Mấy phóng viên cầm máy quay lên xe rồi lao thẳng xuống dưới.
Triệu Quốc Đống khi xuống được nước thì thân cây kia đang lao xuống dưới rất nhanh. Ở trên bờ không cảm nhận được gì, nhưng khi xuống nước Triệu Quốc Đống mới cảm nhận tốc độ chảy của nước nhanh và mạnh như thế nào.
Triệu Quốc Đống ngẩng đầu xác định phương hướng mục tiêu rồi vung tay bơi thật nhanh.
Triệu Quốc Đống biết từ chỗ hắn xuống nước đến chỗ sông Tú Hà gặp Ô Giang chỉ là mấy ngàn mét, nói cách khác chỉ có 10 đến 20 phút để cứu hai người kia. Nếu vào dòng Ô Giang thì coi như xong đời.
Trời cũng bắt đầu tối đen, nếu vào dòng Ô Giang thì không thể xác định được phương hướng hai người kia, vậy chẳng khác nào mò kim đáy bể.
Triệu Quốc Đống chỉ mất vài phút là bơi tới thân cây, xem ra đây là hai mẹ con. Người lớn hơn 30, đứa bé khoảng 14, 15.
Khi Triệu Quốc Đống lao tới, có lẽ thấy được hy vọng sống nên cô gái bớt khẩn trương mà khẽ thả lỏng tay, thoáng cái bị biển nước trùm lấy.
Trên bờ liền vang lên tiếng kêu sợ hãi.
Triệu Quốc Đống vội vàng lặn sâu xuống nước, đưa hai tay chụp tới, tay phải chạm vào thứ gì đó, hắn vội vàng xoay người giữ chặt tay rồi ra sức đập nước. Cô bé kia mặt xám trắng, không ngừng ho khan. Triệu Quốc Đống không dám thả cô gái ra, chỉ có thể đặt cô lên thân câu. Mẹ cô bé cũng đang khẩn trương gào lên gọi.
- Giữ chặt lấy.
Triệu Quốc Đống ra sức đưa cô gái lên thân cây và ra hiệu đối phương ôm lấy, sau đó hắn chuyển sang đầu bên, ra sức đẩy thân cây lên bờ. Chẳng qua nước chảy quá mạnh, sức người có hạn. Triệu Quốc Đống dùng hết sức mới làm thân cây chếch về bờ. Chẳng qua với tốc độ này không chừng chưa đến bờ đã chảy vào Ô Giang.
Làm Triệu Quốc Đống vui mừng là ba dân binh kia chỉ hai ba phút sau là tới, bốn người đẩy thân cây vào bờ nên nhanh hơn nhiều.
Khi mấy người còn cách Ô giang 300m thì trên bờ đã vứt dây thừng tới kéo giúp. Bốn người lên đê liền nằm lăn ra đó. Chỉ hơn 20 phút mà đã làm bốn người hết sức, mặt xám trắng lại, ngực phập phồng vì mệt.
- Bí thư Triệu, Bí thư Triệu.
Triệu Quốc Đống gần như là nằm trên xe về trụ sở Quận ủy. Hắn còn chưa xuống xe thì đã có một chiếc xe lao tới.
Triệu Quốc Đống không nhịn được nhìn mấy nam nữ từ xe biển AnO chui ra, nhất là càng phản cảm với người nam cầm máy quay. Bọn họ từ đâu chui ra?
Triệu Quốc Đống không thèm để ý mấy người này mà vào thẳng thang máy. Mấy người phía sau đã bị Lạc Dục Thành chặn lại.
- Xin lỗi, xin hỏi mấy vị làm gì vậy?
Trực ban Văn phòng quận ra hỏi.
- Công tác là phóng viên trung tâm tin tức đài truyền hình tỉnh, chúng tôi muốn phỏng vấn Bí thư Triệu một chút.
Nữ phóng viên trẻ tuổi vội vàng đưa thẻ công tác của mình ra.
- Xin lỗi, Bí thư Triệu bây giờ đang rất mệt nên sợ rằng không thể nhận phỏng vấn. Nếu có gì cần phỏng vấn, tôi có thể để các đồng chí bên Ban Tuyên giáo Quận ủy phối hợp với các đồng chí.
Lạc Dục Thành nghe thấy là đài truyền hình tỉnh thì không thể biết có nên nhận lời hay không? Nhưng bây giờ Triệu Quốc Đống đang rất mệt nên đành phải dùng kế hoãn binh.
- Ồ, chúng tôi chỉ muốn phỏng vấn Bí thư Triệu. Mời anh nói với Bí thư Triệu rằng chúng tôi muốn làm một đoạn phim về việc Bí thư Quận ủy Tây Giang cứu người. Trên thực tế vừa rồi chúng tôi đã phỏng vấn mấy người dân bình cùng xuống nước vơi Bí thư Triệu. Chúng tôi lát nữa cũng sẽ vào viện phỏng vấn hai mẹ con kia.
Nữ phóng viên cảm thấy Lạc Dục Thành có chút do dự nên nói:
- Đài truyền hình tỉnh muốn đưa tin về các hình ảnh tiêu biểu của Đảng viên xuất sắc cứu người. Bí thư Triệu vừa nãy đã được chúng tôi ghi hình toàn bộ. Cho nên chúng tôi muốn làm phỏng vấn đơn giản trong vài phút thôi.
Lạc Dục Thành nghe vậy thì có chút khó xử. Cuối cùng y nói:
- Như vậy đi đồng chí phóng viên, Bí thư Triệu có thể là rất mệt, tôi gọi điện xin chỉ thị rồi trả lời mọi người.
Triệu Quốc Đống vừa vào văn phòng thì nhận được điện của Lạc Dục Thành, nghe đối phương nói mà Triệu Quốc Đống rất buồn bực. Hắn không cần nổi tiếng, càng không cần dùng đến cách này. Không chừng sẽ khiến lãnh đạo coi anh là muốn lấy tiếng. Mà nếu nhận phỏng vấn thì hắn sẽ lộ mặt trước quần chúng toàn tỉnh, đây là điều Triệu Quốc Đống không muốn thấy vì nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của hắn.
Triệu Quốc Đống lập tức từ chối phỏng vấn, chẳng qua hắn bảo Lạc Dục Thành khéo léo từ chối, lấy lý do mình quá mệt nên cần nghỉ.
Lạc Dục Thành giải thích làm nữ phóng viên kia không quá hài lòng. Yêu cầu Triệu Quốc Đống cho thời gian chính xác để phỏng vấn, nói rõ cô nhất định sẽ phải làm đoạn phim về Triệu Quốc Đống, không đạt mục đích không bỏ qua. Triệu Quốc Đống là Thường vụ thị ủy, Bí thư Quận ủy sao dám quả quyết xuống nước cứu người ở tình huống nguy hiểm như vậy? Hắn có lo mình không cứu được hai mẹ con kia, đồng thời mất mạng không?
…………
Phó Thủ tướng Văn Quốc Cơ đến làm cho Ninh Pháp và Ứng Đông Lưu đều thấy có áp lực. Cũng không phải là do tỉnh An Nguyên nhận tổn thất nặng nề nhất trong trận mưa này, mà là do Phó Thủ tướng Văn đi thị sát lần đầu sau khi nhận chức liền chọn An Nguyên, cùng lúc đó tình hình lũ lụt ở An Nguyên là rất nghiêm trọng.
Đương nhiên bọn họ cũng lo rằng Trung ương sẽ cảm thấy năng lực tổ chức chỉ huy phòng chống lụt bão của An Nguyên không đắc lực. Điều này mới khiến Phó Thủ tướng Văn chọn An Nguyên làm điểm thị sát đầu tiên. Điều này bọn họ tuyệt đối không muốn thấy.
Nhưng tình hình An Nguyên đúng là không lạc quan. Ngoài Ninh Lăng, Đường Giang, Lam Sơn cùng Tân Châu cũng đều ngập lụt. Tình hình Lam Sơn cùng Tân Châu còn đỡ một chút, nhưng cũng có năm huyện bị lũ bao vây, nhân số là trên 300 ngàn người bị ảnh hưởng. Vấn đề Đường Giang rất nghiêm trọng, đến bây giờ đã có ba huyện báo lên về tình huống người chết và mất tích, con số tử vong sẽ trên 30 người. Phó chủ tịch thường trực Tần Hạo Nghiên đã trự tiếp đến chỉ huy.
Tình hình Ninh Lăng càng nặng nề hơn. Cả huyện Thương Hóa gần như rơi vào tình trạng khẩn cấp, nhất là mấy xã, thị trấn phía bắc còn chìm trong biển nửa, số người bị ảnh hưởng là trên 100 ngàn người, số người chết bây giờ đã trên 20, mất tích trên 50. Đông Giang cũng không tốt, chết đã trên 10, mất tích cũng trên 20. Tình hình Phong Đình cùng huyện Vân Lĩnh cũng khá nghiêm trọng. Căn cứ báo cáo của hai huyện thì đều có ba người chết, mấy người mất tích, tổn thất dự tính là vài chục triệu, tình hình các huyện khác không đồng nhất.
Phó Thủ tướng Văn Quốc Cơ rất chú ý cuộc sống dân chúng, càng coi trọng an toàn tính mạng dân chúng. Dù là Ninh Pháp hay Ứng Đông Lưu cũng có thể cảm nhận ra sự thương tiếc và lo lắng của y qua cách nói chuyện, điều này càng làm hai người thấy áp lực.
- Đồng chí Ninh Pháp, đồng chí Đông Lưu, lần này đột nhiên xảy ra mưa to đã làm tổn thất lớn đối với quốc gia. Không chỉ có ở An Nguyên, Hồ Nam, Hồ Bắc, Giang Tây, An Huy cũng có tình hình rất nghiêm trọng. Cán bộ, quần chúng bốn tỉnh đấu tranh với lũ. Sau đây tôi phải sang Hồ Bắc, An Nguyên nhờ hai vị.
Phó Thủ tướng Văn buồn bã nói.
- Tôi tới An Nguyên xem thì thấy ngoài thiên tai thì có một phần do năng lực lãnh đạo của lãnh đạo địa phương. Có một số lãnh đạo địa phương tổ chức tốt, xử lý tốt, tình hình khá tốt. Ví dụ như vị Bí thư Quận ủy trẻ tuổi của Tây Giang kia, rất có năng lực, đối mặt tình hình nghiêm trọng liền sớm dự đoán mà sơ tán dân chúng, không chết một người, không mất tích một người, rất hiếm có.
- Vị Bí thư Quận ủy trẻ tuổi đó khi đối mặt với lũ lụt đã đưa ra biện pháp tốt nhất đó là khôi phục sản xuất, xây dựng sau cơn lũ, lấy tốc độ nhanh nhất, hiệu quả tốt nhất mà làm kinh tế. Tôi rất đồng ý với quan điểm này, hy vọng lần sau tôi tới An Nguyên sẽ thấy một Ninh Lăng hoàn toàn mới.
Đến khi chuyên cơ của Phó Thủ tướng Văn biến mất trên không, Ninh Pháp mới nhìn Ứng Đông Lưu mà nói:
- Đông Lưu, xem ra Phó Thủ tướng Văn cũng khẳng định đôi chút về công tác phòng chống lụt bão của An Nguyên chúng ta. Một vai nơi đạt thành tích thì Phó Thủ tướng Văn đã thấy, xem ra khá hài lòng.
- Có vài điểm lộ rõ vấn đề trong phòng chống lụt bão, tư tưởng của một số lãnh đạo là khinh thường, tác phong làm việc phù phiếm, phản ứng chậm. Bí thư Ninh, tôi cảm thấy sau khi công tác cứu nạn kết thúc cần tổng kết, có công thì thưởng, sai lầm phải phạt.
Ứng Đông Lưu mặt không chút thay đổi mà nói.
Ninh Pháp nói:
- Đây là điều cần thiết. Lần này trong cơn lũ đã lộ ra nhiều vấn đề, những điểm này cần nghiêm túc xử lý. Có trách nhiệm phải truy cứu, đáng thưởng phải thưởng. Nhưng An Nguyên sau cơn lũ sẽ là khôi phục sản xuất. Tổn thất lớn như vậy, chúng ta chỉ có thể thông qua phát triển kinh tế mới bù đắp lại được. Đông Lưu, điểm này anh phải suy nghĩ nhiều hơn.
Sau mấy tháng, Ninh Pháp và Ứng Đông Lưu cũng dần tìm được quan điểm chung.
Ninh Pháp là người theo lý tưởng của Đặng Tiểu Bình, phát triển mới là đạo lý, y cho rằng bây giờ tất cả phải nhường cho phát triển kinh tế, cho rằng phát triển kinh tế và tăng thu nhập của dân chúng là hỗ trợ lẫn nhau. Phát triển kinh tế rồi mới có thể nói đến tăng thu nhập của dân chúng.
Ứng Đông Lưu có ý kiến nhất định với quan điểm này của Ninh Pháp. Theo ý của Ứng Đông Lưu thì phát triển kinh tế mặc dù là chủ đạo nhưng không thể nghiêng hẳn. Mấy mảng như an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, văn hóa, pháp chế… đều cần chú trọng.
Chẳng qua Ninh Pháp cũng không đồng ý quan điểm này của Ứng Đông Lưu. Y cho rằng điểm xuất phát của Ứng Đông Lưu thì tốt nhưng không phù hợp tình hình thực tế của An Nguyên bây giờ. Cho rằng chính quyền làm tốt công tác kinh tế thì mới có thể làm tốt các việc khác. Đảng ủy, chính quyền không phải không muốn làm tốt các công trình xã hội, dân sinh mà là do thiếu tài chính, cho nên phải phát triển kinh tế mà kiếm tài chính.
Quan điểm hai người đã giao nhau vài lần trong Hội nghị thường vụ Tỉnh ủy, mặc dù đều nói với lời lẽ hòa nhã, nhưng hai người đều hiểu không thể thuyết phục nhau. Chẳng qua hai người đều có chung mục đích đó là phát triển An Nguyên tốt đẹp hơn. Vì thế cả hai đều khá khắc chế mình.
Chính trị vốn là nghệ thuật thỏa hiệp, điểm này cả Ninh Pháp và Ứng Đông Lưu đều tán thành.
Chiếc Toyota Coaster từ từ chạy ra khỏi sân bay Thái Bình, trời bây giờ đã sáng rực làm người ta khó có thể tin hai hôm trước trời mưa tầm tã.
- Đông Lưu, lần này An Nguyên tổn thất rất nghiêm trọng. Tổng bí thư và Thủ tướng đều gọi điện cho tôi. Trung ương có lẽ sẽ có chính sách ủng hộ An Nguyên khôi phục sản xuất, đương nhiên còn phải đợi nước rút hết. Tôi nghĩ chúng ta nên tranh thủ cơ hội được Trung ương ủng hộ, trên tỉnh cũng cần tiến theo, cố gắng kéo vài hạng mục lớn về. Tôi dự định cùng anh lúc thích hợp lên Bắc Kinh, cùng với việc báo cáo tình hình thiên tai của An Nguyên với Trung ương, mong Trung ương ủng hộ. Về phần khác là có thể tìm một vài bộ như Bộ Giao thông, Bộ Đường sắt, bộ Nông nghiệp, bộ Thủy lợi để bọn họ trợ giúp.
Ninh Pháp cảm thấy rất xúc động khi Phó Thủ tướng Văn nói Bí thư Quận ủy Tây Giang – Triệu Quốc Đống nói tới biện pháp tốt nhất khắc phục tổn thất thiên tai là phát triển nhanh hơn nữa. Ngay cả một bqtu cũng có thể nghĩ được biện pháp này, nhưng ý thức của lãnh đạo chủ yếu các thành phố, Thị xã lại không cảm nhận được, hoàn toàn bị động lấy việc nói việc, đều nói khó khăn khôi phục sản xuất, căn bản không nghĩ ra đây là cơ hội phát triển.
- Trên đường tôi đã liên lạc với Bộ trưởng Thiên Minh, y cũng nói có lẽ tháng tám sẽ có cơn lũ mới, yêu cầu chúng ta tăng cường công tác lãnh đạo phòng chống lụt bão, tránh cho gặp tổn thất lớn như vậy một lần nữa.
Ứng Đông Lưu biết Ninh Pháp còn có ý khác. Y cũng nghe ra ý của Phó Thủ tướng Văn. Khôi phục sản xuất, phát triển nhanh hơn, hai điểm này thực ra không hề mâu thuẫn.
- Ừ, tôi cảm thấy sau lần lũ lụt này, tỉnh ta phải lợi dụng cơ hội có được, nhân cơ hội Trung ương ủng hộ về chính sách, nhanh chóng đầu tư vào xây dựng các trụ cột như đường sát, giao thông, thông tin, thủy lợi, tăng cường sức cạnh tranh về hoàn cảnh cứng của tỉnh, tạo trụ cột cho phát triển kinh tế bước tiếp theo.
Ninh Pháp nhìn Ứng Đông Lưu mà nói.
- Đúng, đây là cơ hội, lợi dụng chính sách của Trung ương, thích hợp khởi động chuyện xây dựng các cơ sở trụ cột liên quan đến quốc kế dân sinh, đây không chỉ có tác dụng thúc đẩy kinh tế An Nguyên phát triển nhanh hơn, còn có ảnh hưởng lớn đối với quần chúng nhân dân. Trên tỉnh cũng nên đưa ra chính sách và tài chính ủng hộ các nơi tích cực.
Ứng Đông Lưu gật đầu nói.
Ninh Pháp có chút buồn cười, Ứng Đông Lưu này mặc dù phụ họa quan điểm của mình nhưng vẫn không quên thêm quan điểm của y vào.
Ninh Pháp cũng không nói nhiều. Ứng Đông Lưu mặc dù thêm mấy điểm vào nhưng cũng hợp lý. Nếu mỗi một vị Bí thư tỉnh ủy và chủ tịch tỉnh đều thống nhất quan điểm mới là lạ. Ít nhất hai người cảm thấy phát triển là khác nhau, không có xung đột về căn bản là được, xử lý tốt công việc hàng ngày là được. Có thể được như vậy thì Ninh Pháp đã hài lòng.
- Tình hình Ninh Lăng khá nghiêm trọng. Hoàng Lăng vừa tới Ninh Lăng đã gặp lũ lụt, tôi thấy từ góc độ nào đó cũng là việc tốt. Phải qua mưa gió thì, phải gặp nguy hiểm mới thể hiện rõ năng lực lãnh đạo và chấp hành của Đảng ủy, chính quyền. Làm Bí thư Thị ủy cần phải ngưng tụ bộ máy, một lòng tiến về phía trước, làm như thế nào để dân chúng Ninh Lăng xây dựng lại que eh>ơng, phát triển nhanh hơn nữa. Tôi cảm thấy đây là một sự thử thách với bộ máy Ninh Lăng do đồng chí Hoàng Lăng cầm đầu.
Ninh Pháp nhìn như mong chờ vào bộ máy Ninh Lăng, nhưng Ứng Đông Lưu lại nghe thấy một ý khác. Khi cùng đi với Phó Thủ tướng Văn thị sát và chỉ đạo tình hình phòng chống lụt bão ở Ninh Lăng, y và Ninh Pháp cùng với Yến Nhiên Thiên đã thấy những vấn đề không đủ của bộ máy Thị ủy, Ủy ban Ninh Lăng làm không quá tốt trong công tác phòng chống lụt bão. Xử lý ra sao thì ba người có ý khác nhau.
Ứng Đông Lưu và Yến Nhiên Thiên có hướng điều tra rõ, nghiêm túc xử lý, phân rõ trách nhiệm nặng nhẹ, phải xử lý kỷ luật Đảng một số người. Nhưng Ninh Pháp không đồng ý, theo Ninh Pháp thấy đây là do thiên tai, trách nhiệm con người tuy có nhưng không quá nghiêm trọng. Hơn nữa sau lũ lụt cần nhất là đầu nhập vào sản xuất, khôi phục kinh tế, nhiệm vụ rất nặng nề.
Quan điểm ba người không nhất trí nên việc xử lý ra sao với bộ máy Ninh Lăng là cả vấn đề. Chẳng qua có một điểm ba người khẳng định đó là Thường vụ thị ủy Ninh Lăng, Bí thư Quận ủy Tây Giang – Triệu Quốc Đống đã có biểu hiện tốt trong trận lũ này, trước đó đã chuẩn bị đầy đủ về tư tưởng, làm tốt công tác chuẩn bị, hạn chế tối đa tổn thất tính mạng và tài sản của dân chúng, là điểm sáng trong công tác phòng chống lụt bão của An Nguyên.
Ninh Pháp về văn phòng liền nhận được điện của Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy – Hàn Độ.
Hàn Độ nói hai phóng viên của Đài truyền hình tỉnh và Cctv khi đến Ninh Lăng ghi hình vừa vặn gặp được việc mạo hiểm xuống nước cứu hai người bị nạn, dẫn đầu nhảy xuống dòng nước xiết là Thường vụ thị ủy Ninh Lăng, Bí thư Quận ủy Tây Giang – Triệu Quốc Đống. Cũng bởi vì Triệu Quốc Đống dẫn đầu mới khiến quần chúng noi theo, cuối cùng cứu được hai mẹ con kia lên. Chuyện này có hơn một ngàn quần chúng nhân dân trên bờ tận mắt thấy, đã là tiếng vang lớn ở Ninh Lăng.
Ninh Pháp đúng là không ngờ Triệu Quốc Đống còn có thể gặp chuyện này. Triệu Quốc Đống này đúng là không bay thì thôi, đã bay là bay tận trời. Phó Thủ tướng Văn lúc sắp lên máy bay còn khen Triệu Quốc Đống không dứt, bây giờ Phó Thủ tướng Văn vừa đi, Triệu Quốc Đống lại xuất hiện thì đúng là làm Ninh Pháp cũng ghen tị đôi chút.
- Lão Hàn, Ban Tuyên giáo các anh thấy sao?
Ninh Pháp trầm ngâm một chút rồi nói.
- Tôi đã hỏi thì ngoài hai phóng viên đài truyền hình tỉnh ở hiện trường, còn có hai phóng viên của Cctv, một phóng viên Nhật báo Quang Minh. Bọn họ cũng là trùng hợp ghi hình lại được. Bên Cctv và Nhật báo Quang Minh nói đây là đề tài hiếm có, nói muốn tuyên truyền điển hình tiên tiến này. Đài truyền hình tỉnh cũng có quan điểm đó.
Hàn Độ không khỏi thầm than. Thời thế tạo anh hùng. Phó Thủ tướng Văn hài lòng với công tác phòng chống lụt bão của Tây Giang thì Hàn Độ cũng biết. Bây giờ lại xuất hiện việc này, Hàn Độ cảm thấy Triệu Quốc Đống nổi danh chưa chắc đã là phúc. Chẳng qua nếu muốn Cctv và Nhật báo Quang Minh không đưa tin thì rất khó khăn, cũng không có cách giải thích. Đây không phải là cố ý biểu diễn, hơn nữa còn cảm nhận của hơn 1000 người dân trên bờ, nó đã tạo sự xôn xao ở Ninh Lăng, anh muốn che đi cũng không được.
- Nói vậy đây là chuyện khách quan, thế sao Triệu Quốc Đống không nhận phỏng vấn?
Ninh Pháp nhíu mày nói. Trên thực tế y cũng mơ hồ biết tại sao Triệu Quốc Đống không muốn nhận phỏng vấn. Đứng ở vị trí đó nếu làm tốt công việc sẽ được lãnh đạo cấp trên thừa nhận. Nhưng nếu có việc này thì Triệu Quốc Đống sẽ lo lãnh đạo chú ý tới đó, mà bỏ qua năng lực của y. Một lãnh đạo cứu người chưa chắc đã là lãnh đạo xuất sắc.
- Tôi đã gọi điện cho đồng chí Triệu Quốc Đống. Cậu ta nói đó là do lương tâm của một người bình thường cứu người, hoặc là đề cao một chút đó là Đảng viên bình thường cứu người, cũng không suy nghĩ gì khác, cảm thấy không đáng được phỏng vấn, đây là việc quá nhỏ so với dân chúng, quân đội cứu người. Việc này không quan hệ gì với thân phận Thường vụ thị ủy, Bí thư Quận ủy Tây Giang của cậu ta.
- Nói rất tốt, anh thấy sao?
Ninh Pháp cười nói.
- Tôi cũng thấy việc này hơi khó. Trên tỉnh muốn đè xuống cũng không quá thích hợp. Hơn nữa Cctv và Nhật báo Quang Minh đều nói rõ bọn họ muốn đưa lên. Tôi cũng lần đầu gặp chuyện này.
Hàn Độ có chút khó xử mà nói.
- Lão Hàn, tôi thấy như vậy đi, trong tỉnh không cần tuyên truyền nhiều, nếu cần thông báo thì đưa tin ở góc độ Đảng viên cộng sản mà nói. Về phần Cctv và Nhật báo Quang Minh thì tôi nghĩ chúng ta không thể mạnh mẽ yêu cầu người ta nói gì. Dù sao đó cũng là vinh dự của Đảng viên An Nguyên chúng ta.