Lộng Triều

Chương 27

Trước Sau

break
Nghiêm Lập Dân khinh thường nhìn Triệu Quốc Đống. Tên này bây giờ có vẻ run rẩy, lần trước mất mặt còn chưa đủ xấu hổ sao? Bây giờ nghe thấy có tiếng gió liền vểnh đuôi lên ư?

- Bí thư Hoàng, Thị trưởng Thư, trong tỉnh bây giờ mặc dù đề nghị các thành phố, Thị xã chú ý biến hoá của thời tiết, nhưng không đưa ra nhiệm vụ mang tính bắt buộc, mà yêu cầu các nơi dựa theo tình hình thực tế mà xử lý linh hoạt. Theo như một số đồng chí nói thì phải động viên tất cả cán bộ của Thị xã lại, ở cùng một chỗ canh giữ cơ quan sao? Các lão đồng chí nếu như gặp mưa mà ảnh hưởng tới sức khỏe thì sao? Nhưng bây giờ ngay cả mưa cũng chưa có một giọt mà đã lăn qua lăn lại như vậy, chỉ sợ đến lúc có mưa thì mọi người đã suy sụp rồi.

Nghiêm Lập Dân nói được không ít thường vụ và Phó thị trưởng gật đầu.

- Tôi không phải không coi trọng công tác phòng chống lụt bão, vấn đề là có cần không? Có phải bây giờ đã đến lúc đi đến bước đó không?

Nghiêm Lập Dân có chút đắc ý mà nói:

- Chúng ta đã làm tốt công tác chuẩn bị, tôi cảm thấy bây giờ quan sát là đủ. Bây giờ nếu theo ý lão Mạnh gần như là đang tuyên chiến, tất cả công việc và kế hoạch đều gặp ảnh hưởng, phải bỏ công việc trong tay. Nếu vài hôm mà không có mưa, hoặc kéo dài tầm chục ngày thì chúng ta có chờ được không?

- Tôi lo nếu thật sự mưa lớn thì chúng ta mới động viên thì không còn kịp.

Mạnh Uyên có chút khẩn trương mà nói.

Theo y biết tiến độ trong công tác phòng chống lụt bão của Thương Hóa, Phong Đình, Đông Giang là quá chậm, đến hôm qua thì việc gia cố hệ thống đê điều vẫn chưa xong. Có thể nói ngoài Quận Tây Giang làm tốt thì các quận, huyện khác đều có vấn đề.

- Lão Mạnh, anh có phải quá lo lắng không?

Nghiêm Lập Dân lạnh nhạt đâm đối phương:

- Bây giờ thông tin phát triển, một cuộc điện thoại chỉ là vài giây. Mọi người ở trong nội thành thì sao lại không kịp? Làm lễ động viên cần bao nhiêu thời gian? Tạm thời tập trung mà không tới kịp, anh nghĩ tố chất cán bộ kém như vậy sao? Bây giờ các cục đều có công việc của mình, sao có thể lãng phí nhân lực như vậy?

- Bí thư Nghiêm, phần lớn các cán bộ của chúng ta không ở được tập huấn ở việc này. Nếu xảy ra chuyện mà động viên chỉ sợ không có hiệu quả mấy. Tôi thấy lời Phó thị trưởng Mạnh nói là cần thiết. Tập huấn một chút, sau đó đưa các thiết bị đến điểm cần thiết, như vậy mới không bị động.

Triệu Quốc Đống biết ở tình huống này trừ khi Hoàng Lăng lên tiếng nếu không sẽ không ai nói giúp Mạnh Uyên.

Triệu Quốc Đống vừa nói xong, Nghiêm Lập Dân đang định lên tiếng thì Hoàng Lăng đã ngăn lại.

- Được rồi, không cần tranh cãi nữa.

- Cán bộ cơ quan cấp Thị xã tạm thời không động viên, nhưng các vị ngồi đây không được ngồi ngoài. Theo yêu cầu của tỉnh, chúng ta phải chú ý, đảm bảo vững vàng vượt qua. Ngoài tôi và Thị trưởng Thư, Phó thị trưởng Mạnh ra, các vị lãnh đạo khác cũng phải phụ trách công tác chuẩn bị phòng chống lụt bão ở các quận, huyện, cụ thể như sau …

Ra khỏi phòng hội nghị, Triệu Quốc Đống đã được Lam Quang kéo vào văn phòng y.

- Quốc Đống, cậu muốn đối đầu với lão Nghiêm sao? Cậu có biết cậu phụ họa Mạnh Uyên đã làm các cán bộ Thị xã hận cậu không? Trời nóng như vậy, muỗi nhiều như vậy, cậu lại muốn các cán bộ trực ban. Đám cán bộ này nhàn quen rồi, cậu làm như vậy có phải là muốn đối đầu với tất cả cán bộ Thị ủy, Ủy ban Thị xã không?

Lam Quang cười nói:

- Không tin thì cậu cứ chờ xem lát nữa sẽ đầy người mắng cậu. Mạnh Uyên là phụ trách mảng đó thì thôi, cậu lại thích xen vào việc người khác, không bị mắng mới là lạ.

- Bí thư Lam, tôi đây là giúp mọi người thôi mà.

Triệu Quốc Đống không thèm để ý nói:

- Bây giờ không động viên huấn luyện thì tới lúc đó tìm người ở đâu? Tìm được người thì có thể dùng được không? Tôi cảm thấy lũ lụt năm nay là nguy hiểm nhất trong lịch sử. Anh từ Miên Châu sang, bên đó không có sông lớn nên anh không thấy uy lực của lũ. Ninh Lăng nhiều núi, nhiều sông, mưa xuống thì sẽ có lũ quét từ núi xuống, chuẩn bị không tốt sẽ có chuyện lớn.

Thấy Triệu Quốc Đống nói nghiêm túc như vậy, Lam Quang cũng tin một chút:

- Cậu nói thật sự có thể sẽ có lũ lụt?

- Ha ha, tôi nói không tính, các chuyên gia nói mới tính. Tôi đã hỏi các chuyên gia trên tỉnh thì nói Ninh Lăng cùng Đường Giang là nguy hiểm nhất. Tiếp theo là Lam Sơn cùng An Đô.

Triệu Quốc Đống cũng không phải chuyên gia thủy lợi nên chỉ có thể nói hàm hồ.

- Nếu thật là như vậy thì đúng là cần sớm chuẩn bị, chỉ sợ sẽ không kịp.

Lam Quang hơi biến sắc. Y là bình thường Đảng ủy chính pháp, phụ trách mảng công an thì cũng là quân chủ lực phòng chống lụt bão. Nếu không kịp thời bố trí thì đúng là rất bị động.

- Tôi đề nghị anh tốt nhất điều động nhân viên hệ thống chính pháp. Bên anh khác, dù là điều động thì lãnh đạo Thị xã khác cũng không thể nói được gì. Tốt nhất có thể tổ chức vài đội cứu nạn sẵn sàng ra trận. Nếu xảy ra chuyện thì có thể xông tới.

- Ồ, Quốc Đống, đề nghị này của cậu cũng được. Hệ thống chính pháp khác các nơi khác, chuyện này thường do bên chúng tôi phụ trách chính cùng quân đội.

Lam Quang nghiêm túc nói.

- Tôi thấy cậu hình như rất lo về việc này. Nghiêm Lập Dân nói cậu đây là lo quá đáng, có phải cậu mẫn cảm quá không?

- Mẫn cảm hay không thì qua hai tháng là biết mà.

Triệu Quốc Đống cười khổ một tiếng rồi nói:

- Có chuẩn bị vẫn hơn là tới lúc đó luống cuống tay chân.

….

Triệu Quốc Đống về Tây Giang liền triệu tập hội nghị khẩn cấp. Khác bên Thị ủy, Triệu Quốc Đống yêu cầu tất cả các phòng ban, xã, thị trấn tập trung cán bộ lại và đợi lệnh chỉ huy của Ban phòng chống lụt bão quận.

Các xã, thị trấn sẽ tiến hành kiểm tra một lần công tác phòng chống lụt bão của địa phương mình, nhất là thượng đu sông Tú Hà thì hắn còn giục Phòng Thủy Lợi tiến hành kiểm tra hệ thống đê gần huyện Thương Hóa.

Cùng lúc đó Triệu Quốc Đống cũng yêu cầu Ban chỉ huy quân sự quận ra lệnh dân quân dự bị lập tức tập kết.

Đối với việc động viên quy mô lớn như vậy, ở Tây Giang cũng có người có ý kiến nhưng Triệu Quốc Đống nói rất kiên quyết làm không ai có thể nói gì.

Triệu Quốc Đống từ Ban quản lý Khu Khai Phát về trụ sở Quận ủy Tây Giang thì đã là 10h đêm.

Bên Khu Khai Phát thì không có vấn đề gì. Công trường của công ty trách nhiệm hữu hạn thiết bị điện lực Trường Liên đang được thi công khẩn trương, hai nhà máy sau cũng đang thi công. Triệu Quốc Đống đã cùng Lý Trạch Hải đi vòng quanh các nhà máy cảnh báo về cơn lũ lụt sắp tới, chẳng qua không có quá nhiều người chú ý.

Áo dính sát vào người vì nóng khiến Triệu Quốc Đống cảm thấy rất khó chịu. Hắn muốn thay áo hưng nghĩ lát nữa sẽ tắm nên thôi.

Trụ sở Quận ủy, Ủy ban quận rất náo nhiệt. Hết giờ làm buổi chiều các nhân viên đều tụ tập trong trụ sở, mấy chục người ngồi trong phòng hội nghị Ủy ban xem Tv.

- Bí thư Triệu?

Ngoài cửa truyền tới giọng phụ nữ, Triệu Quốc Đống nhìn lên và nói:

- Trưởng phòng Lệ Mai, vào đi.

- Ngài còn chưa nghỉ?

Vương Lệ Mai hôm nay mặc áo cộc màu đen, một chiếc quần ngố màu bạc.

- Nghỉ? Sao có thể nghỉ? Triệu Quốc Đống cười cười đứng lên nói.

- Lệnh Hồ Triều đi đâu rồi không biết? Trưởng phòng Lệ Mai đến mà không biết rót trà. Chị nếm thử trà Trúc diệp thanh của tôi xem có ngon không?

- Để tôi tự rót.

Vương Lệ Mai đứng lên cầm lấy ấm tự rót cho mình.

- Lệ Mai, bên đài truyền hình đã chuẩn bị tốt không? Nếu như có chuyện thì nửa đêm phải lên đê đó.

- Bí thư Triệu yên tâm. Đài truyền hình đã sớm chuẩn bị đầy đủ, phóng viên, người quay phim đều là thanh niên, lúc nào cũng có thể tham gia chiến đấu. Nếu chúng ta có tin đáng giá thì lập tức sẽ tới ngay hiện trường.

Vương Lệ Mai cố ưỡn ngực lên một chút.

- Ừ, như vậy là tốt nhất. Ngoài ra đài truyền hình cũng cần phải chuẩn bị một tổ đi cùng Ủy ban kỷ luật, Thanh tra quận đến các phòng ban, xã, thị trấn kiểm tra tình hình. Nếu phát hiện có cán bộ đi về hoặc lãnh đạo không có đó thì phải ghi lại hết.

Triệu Quốc Đống cố gắng tránh khỏi cặp ngực căng phồng của đối phương, nhưng vì góc ngồi nên hắn vừa lúc nhìn vào khe hở của cúc áo mà thấy chiếc áo lót màu trắng.

- Vâng, tôi hiểu, tôi lập tức đi bố trí.

Vương Lệ Mai gật đầu nói.

Hai người đang nói chuyện thì ngoài cửa có tiếng bước chân dồn dập vang lên. Lệnh Hồ Triều cũng kịp thời lên tiếng.

- Phó chủ tịch Ngụy.

- Bí thư Triệu có đây không?

Ngụy Hiểu Lam nói chuyện có chút khẩn trương.

- Có.

Lệnh Hồ Triều thấy vẻ mặt Ngụy Hiểu Lam không tốt nên vội vàng nói.

- Hiểu Lam vào đi, tôi đang nói chuyện với Trưởng phòng Lệ Mai.

Ngụy Hiểu Lam vào thấy Vương Lệ Mai ở đó liền gật đầu rồi nói:

- Bí thư Triệu, Tân Châu đã bắt đầu mưa. Tôi vừa gọi cho bạn, y nói trời bên đó như xuống, đen xì đến mức người ta không thở nổi. Nhưng bây giờ mới mưa, mưa rất to. Hơn nữa nghe nói núi Võ Lăng cũng bắt đầu mưa to.

- Nhị đồng.

- Khai giang. Tôi thích nhất là nhị đồng, hôm nay xem ra nó có duyên với tôi.

Tông Kiến cười hì hì nói.

- Lão Tông, xem ra nó đúng là có duyên với anh, chẳng qua anh không có duyên ở văn phòng Thị ủy.

Một người đàn ông mặt ngựa nói.

- Cút. Đừng có nói linh tinh. Ông chú ý một chút, đừng có quá đáng. Ai cũng nói thỏ không ăn cỏ gần hang. Tôi thấy ông chuyên gặm cỏ trong nhà, sẽ có lúc lật thuyền đó.

Tông Kiến hậm hực trừng mắt nhìn đối phương rồi hâm mộ với thân phận của đối phương. Cục độc quyền kinh doanh thuốc lá là mảng béo bở, chỉ tiếc hệ thống của bọn họ độc lập với chính quyền địa phương, do lãnh đạo cấp trên trực tiếp quản lý. Đối phương làm Cục trưởng kiêm giám đốc công ty thuốc lá chẳng những công việc dễ, thu nhập cao mà còn không bị Thị xã can thiệp.

- Yên tâm, tôi không lật thuyền được đâu. Bên tôi rất đơn thuần vì là hệ thống riêng, không giống quan hệ phức tạp bên anh. Tôi thấy anh sắp thành thỏ rồi, làm gì cũng phải lén lút. Tôi thấy anh không tự do bằng một chủ tịch xã.

Người đàn ông kia khinh thường nói:

- Hay là lúc nào đổi khẩu vị, chúng ta lên An Đô chơi?

- Hai hôm nay sợ không được, sắp có lũ nên Thị xã không cho ai được tự tiện rời vị trí.

Tông Kiến lắc đầu nói.

- Có gì chứ, ông là Phó trưởng ban thư ký Thị ủy kiêm Chánh văn phòng Thị ủy còn cần tự mình ra trận sao? Cục Thủy lợi làm gì, đám công an, quân đội làm gì?

Một người đàn ông béo khác không cho là đúng nói.

- Hừ, lão Hồ, tôi thấy ông phải lên đê đó. Đầu của ông nhét vào lổ thủng thì sẽ chặn được nước chảy đó.

Tông Kiến cười nói.

- Người tôi còn phải giữ gìn. Đừng thấy tôi béo nhưng chơi gái thì khác đó.

Tên béo cười phá lên nói.

- Lão Hồ, ông cả ngày đều chơi với đám con gái trong nhà máy mà sao không thấy ông giảm béo?

Một người đàn ông gầy gò hừ một tiếng:

- Ông không sợ ngày nào đó ngã đè chết người sao?

- Được rồi, hậm mộ phải không? Ai bảo ông không giữ gìn sức khỏe, chơi gái mà còn phải tẩm bổ. Chẳng qua nói đi lại nói lại chơi gái đúng là có thể giảm béo đó. Ông không thấy mỡ bụng của tôi giảm đi chút rồi sao?

Tên béo thở dài một tiếng.

- Cũng không biết cuộc sống thoải mái này kéo dài bao lâu nữa. Lão Tông, nghe nói Bí thư Hoàng có ý muốn cải cách các công ty, nhà máy trên Thị xã theo cách của Tây Giang phải không?

- Ừ, đúng là có ý này, tính của Hoàng Lăng tôi tạm thời không rõ. Chẳng qua tôi thấy y cứng rắn hơn Kỳ Dư Hồng. Bây giờ Thư Chí Cao trước mặt y cũng phải cúi đầu. Y hôm đó trong Hội nghị thường vụ Thị ủy đã nói rõ phải kéo các công ty của Thị xã ra khỏi tình trạng sống dở chết dở, căn cứ tình hình thực tế mà giải quyết vấn đề.

- Có biết lúc nào cải cách không?

Tên béo lạnh nhạt nói.

- Cái này thì chưa rõ. Chẳng qua tôi cảm thấy y khá hứng thú với việc cải cách của các nhà máy ở Tây Giang, lần trước còn bảo tôi tìm tài liệu cải cách của Tây Giang trình cho y, còn gọi Chu Xuân Tú lên hỏi.

Tông Kiến gật đầu nói.

- Chu Xuân Tú thì biết gì? Y bây giờ đang chỉ mong mò tiền, xem kiếm được bao tiền vào túi khi cải tạo thành cũ.

Tên béo khinh thường nói.

- Cải cách các nhà máy bên Tây Giang đều do Tây Giang làm. Tôi biết Hoắc Vân Đạt mang theo một nhóm người làm vài tháng. Tên này đúng là dầu mỡ không vào. Tôi có một người bạn muốn giảm định giá tài sản nhà máy xuống nhưng tên này nhất định không chấp nhận, mời đi chơi không nghe, tặng tiền không nhận, ra vẻ muốn mượn lần cải cách này để Triệu Quốc Đống hài lòng. Tây Giang lần này cải cách hết các nhà máy, tiếng mắng không ít. Ai cũng nói bọn họ bán tống bán tháo tài sản các nhà máy.

- Được rồi lão Hồ, ông đừng ở đó mà bịa chuyện. Tô còn không biết ông nói tiếng mắng đều do đám quản lý đưa ra sao? Bọn họ ngại được thưởng ít, ngại nhà máy không đáng giá tiền. Tôi có thấy bọn họ rời khỏi nhà máy đâu? Còn không phải suy nghĩ mua lại cổ phần từ công nhân bình thường sao?

Tên gầy không nhịn được nói:

- Có giỏi tự đi gây dựng sự nghiệp đi, bây giờ không phải đã cởi mũ trên đầu của bọn họ sao? Có giỏi tự làm đi, mua cổ phần của công nhân, kiếm được là của bọn họ.

- Lão Tôn, chúng tôi không thể so sánh với ông. Của mình làm mình hưởng. Tôi cũng muốn cải cách nhưng Thị xã mãi không khởi động, tôi không phải đang chờ Thị xã ra chính sách sao? Ông nghĩ tôi không gấp sao?

Tên béo không hề tức giận mà nói.

- Cái này không đơn giản ư, chủ động xin Thị xã cho cải cách là được mà.

Tên gầy trừng mắt nhìn đối phương rồi nói:

- Chỉ cần ông dám làm thì mặc kệ có chính sách gì, đến lúc đó mua cổ phần mà cần tiền thì tôi bỏ ra được.

Mắt tên béo sáng lên rồi lập tức có chút buồn bực mà nói:

- Tiền là một chuyện, chủ yếu là chính sách của Thị xã. Tôi nếu như không ngừng tự đi xin cải cách thì Thị xã sẽ nghĩ như thế nào? Không chừng sẽ nâng giá thì không có lãi/

- Không phải có lão Tông ở đó sao? Bảo ông ta thổi gió là được mà.

Tên gầy nói.

- Lão Tông nếu có hứng thú thì cũng có thể nhận một phần khi lão Hồ cải cách. Tôi cảm thấy công ty của lão Hồ mà trút được gánh nặng thể chế sẽ phát triển nhanh đó.

- Lão Tôn, chẳng lẽ ông cũng muốn tham gia?

Tên béo nói.

- Ừ, nếu như Thị xã cải cách các công ty và chuyển sang cơ chế cổ phần, thu hút nhà đầu tư chiến lượng thì tôi cũng có hứng thú. Chẳng qua tôi không hứng thú với mảng này. Lão Hồ, hai chúng ta hợp sức được chứ?

Tên gầy nói.

- Vậy thì tốt rồi, lão Tông, ông cũng tham gia chứ? Long Ngâm, còn ông?

Tên béo nói.

- Chuyện này sợ rằng phải kéo cả Chu Xuân Tú vào mới được.

Tông Kiến cũng động tâm, nhưng vẫn có chút do dự.

- Ừ, lão Tông nói đúng. Phải kéo cả Chu Xuân Tú, y phụ trách mảng công nghiệp, cải cách, không thể vòng qua y. Chẳng qua y chỉ thích tiền thì đơn giản thôi mà.

Tên gầy nói.

…..

Triệu Quốc Đống khi mở cửa sổ, hơi nước ập vào mặt làm hắn tỉnh táo.

Hắn nhìn đồng hồ thấy là 3h24 phút sáng, mưa đã đổ.

Bầu trời đêm đen kịt không thấy gì, không có sấm chớp, mưa to tầm tã rầm rầm đổ xuống.

Triệu Quốc Đống nhìn qua là biết mưa sẽ không thể tạnh ngay được. Hắn lo sáng mai nếu mưa không ngớt thì nội thành Ninh Lăng sẽ ngập úng.

Khu thành cũ Ninh Lăng có không ít hộ dân, hơn nữa đó là khu đất trũng, mưa mà lâu sẽ dễ sụp. Theo Ủy ban Xây dựng báo cáo thì do mưa khiến phòng ốc lâu năm đã sụp đổ, năm trước có hai căn nhà sụp làm hai người chết.

Thiên tai như vậy nếu không thể tránh khỏi thì không ai nói gì được anh. Nhưng nếu chuyện vì ngấm nước mưa khiến nhà sụp gây chết người vậy dễ bị truyền thông và dân chúng nhìn chằm chằm vào. Tuy nói chưa chắc làm gì được anh nhưng ảnh hưởng là tất nhiên. Triệu Quốc Đống không muốn mất điểm vì việc này.

Hắn vốn định gọi cho Chủ nhiệm Ủy ban Xây dựng nhưng thấy vẫn còn sớm nên thôi. Hắn gọi cho Ngụy Hiểu Lam, điện thoại vừa vang thì bên kia đã nghe. Xem ra Ngụy Hiểu Lam đã tỉnh vì cơn mưa.

Hắn yêu cầu Ngụy Hiểu Lam phân công người bên Ủy ban Xây dựng tiến hành kiểm tra các hộ trong khu thành cũ, nhất là nơi trũng thấp. Nếu xác định có nguy cơ sập nhà thì nhất định phải di dời đi nơi khác.

Sau khi gọi cho Ngụy Hiểu Lam, Triệu Quốc Đống lại gọi cho Mạc Vinh và dặn dò. Hơn nữa cũng yêu cầu y nhanh chóng điều động tất cả nhân viên có thể điều động của khu Việt Tú, chuẩn bị lên đê.

Gọi mấy cuộc điện, Triệu Quốc Đống thoáng yên tâm hơn chút. Vân Bạc đã điều động tất cả lực lượng Công an quận, bên Ban chỉ huy quân sự cũng nhận được lệnh trên Thị xã, yêu cầu bọn họ phối hợp với Công an quận, thiết thực thực hiện chức trách.

Cả đêm đó Triệu Quốc Đống gần như không ngủ. Mưa không ngừng rơi, Triệu Quốc Đống đoán mưa từ 3h đến 5h thì ít nhất cũng là trên 120mm, cứ như vậy thì núi Võ Lăng rất có thể sẽ có lũ quét.

Đây chỉ là ngày đầu tiên, Triệu Quốc Đống đánh giá chỉ sợ hai ba hôm sau mới là quan trọng nhất. Trước đó không mua, cơn mưa này xuống đất hút không ít, nhưng sau đó đất đã bão hòa thì lại khác.

Triệu Quốc Đống nằm trên ghế trong văn phòng cả đêm. Một giờ ngủ, ba giờ tỉnh lại, bốn giờ ngủ, 6h30 tỉnh lại. Hắn lại phải chống trả công việc ngày mới.

Trời vẫn âm u, mưa mặc dù nhỏ đi nhưng không dừng. Triệu Quốc Đống đứng nhìn các nhân viên lục tục đi vào trụ sở. Tất nhiên cơn mưa đêm qua không ảnh hưởng mấy tới bọn họ. Ninh Lăng hay gặp mưa to, mọi người vốn có thói quen. Không ít người đi ủng đi làm, đến văn phòng liền thay bằng dép đã chuẩn bị sẵn.

Một chiếc Mitsubishi của Văn phòng quận và một chiếc Cherokee của phòng Thủy lợi tiến vào. Triệu Quốc Đống và Tằng Lệnh Thuần, Ngụy Hiểu Lam đã hẹn lên kiểm tra hệ thống đê điều sông Ô Giang, Tú Hà. Hoắc Vân Đạt đến mấy nhà máy đốc thúc bọn họ chuẩn bị phòng chống lụt bão. Lăng Tiêu, Tiếu Triêu Quý đến khu Việt Tú thăm dân chúng.

Xe chạy trong cơn mưa, trên đường đã có những chỗ ngập nước, mặc dù không quá sâu nhưng có chỗ ngập đến nửa lốp xe. Khu vực nội thành có hệ thống thoát nước đã xuống cấp, mưa mới mấy tiếng đã như vậy, nếu như kéo dài vài hôm, nước hai con sông kia lên thì nước càng khó thoát.

Tằng Lệnh Thuần cũng rất lo lắng. Tối qua Triệu Quốc Đống ở lại trực ban. Triệu Quốc Đống bảo y về nhà nghỉ ngơi, có lẽ mấy hôm sau sẽ có lũ. Tằng Lệnh Thuần cũng không từ chối. Nhưng 3h sáng bắt đầu mưa to làm y không ngủ được. Y đứng trước cửa nhìn mưa 2 tiếng không tạnh. Đến khi vợ gọi, y mới vào ngủ thêm hai tiếng.

Ngụy Hiểu Lam tối qua cũng không ngủ ngon. Triệu Quốc Đống gọi làm cô cũng lo lắng lập tức gọi cho Ủy ban Xây dựng, phòng Thủy lợi, nông nghiệp, khu Việt Tú, lại liên lạc với Văn phòng quận yêu cầu bọn họ liên lạc với các xã, thị trấn. Nếu có tình hình gì lập tức báo cáo. Chồng cô nằm trên giường không khỏi kêu than rằng vợ sau khi thành thường vụ liền không được an nhàn.

Hai ô tô lên đê sông Ô Giang. Đoàn người mặc áo mưa mà xuống xe. Triệu Quốc Đống đi dọc theo bậc thang đá mà xuống rồi cẩn thận nhìn mặt nước. mặt nước chưa quá đục, có lẽ nước đầu nguồn chưa tới. Nhưng so sánh vớ hôm qua thì đã hơn hẳn. Lưu Vĩnh Quý và Sa Nhất Thành xuống nhìn tốc độ nước và hàm lượng cát trong nước.

Xem một chút, Triệu Quốc Đống đi lên. Khi Lưu Vĩnh Quý lên đê, hắn nói:

- Lão Lưu, anh thấy sao?

- Bí thư Triệu, Chủ tịch Tằng, bây giờ vẫn chưa nhìn ra. Chỉ là một trận mưa nên chưa thấy rõ. Hàng năm đều có mưa to, nếu chỉ một ngày hai đêm thì đối với hệ thống đê điều của Tây Giang chúng ta bây giờ sẽ không vấn đề gì.

Lưu Vĩnh Quý trầm giọng nói.

- Nếu mưa hai ngày ba đêm, thậm chí bốn năm ngày?

Triệu Quốc Đống nói.

Lưu Vĩnh Quý ngẩn ra mà nói:

- Bí thư Triệu, mưa liên tục bốn năm ngày chưa từng xuất hiện. Nếu như vậy thì hệ thống đê điều Ô Giang chắc chắn hơn nữa thì nước cũng sẽ vượt qua đê.

- Vượt qua đê thì không sao, chúng ta có thể tạm thời tăng cao, tôi chỉ lo đê mà vỡ thì sẽ rất phiền phức.

Triệu Quốc Đống đứng trên đê nhìn về phía tây là khu nội thành Ninh Lăng. Nếu vỡ đê thì hậu quả không ai dám tưởng tượng.

- Chắc sẽ không xảy ra chuyện đó đâu. Đoạn đê này làm rất kiên cố. Mặc dù là công trình của Thị xã nhưng bởi vì liên quan tới sự sống còn của Tây Giang nên tôi cũng khá chú ý. Hơn nữa tác phong của Cục trưởng Mã – Cục Thủy lợi khi đó cũng rất cẩn thận, đội thi công không thể cắt giảm vật liệt xây dựng.

Lưu Vĩnh Quý nói.

- Chẳng qua đoạn này đã làm ba năm nên tình hình như thế nào thì tôi không rõ.

- Bí thư Triệu, Thị trưởng Mạnh và Cục trưởng Uông tới.

Ngụy Hiểu Lam thấy một xe việt dã dừng ở dưới liền nói.

Vẻ mặt Mạnh Uyên rất mệt mỏi, tất nhiên là đêm qua lo nên không ngủ được. Lúc trước Triệu Quốc Đống nhắc y về việc gia cố hệ thống đê điều của Thị xã làm y có chút khó chịu. Chẳng qua bây giờ Mạnh Uyên có lẽ đã ý thức được đợt lũ lụt này là không dễ dàng.

Chào hỏi vài câu, Triệu Quốc Đống nói:

- Thị trưởng Mạnh, bên Thương Hóa cùng Phong Đình như thế nào?

- Không tốt, phía nam Thương Hóa mưa rất lớn, tôi nghe nói Tân Châu cũng vậy. Nước sông Vân Khê ở Phong Đình không ngừng tăng lên, huyện thành Phong Đình đã bắt đầu ngập lụt, nước tại các suối trên núi cũng tăng rất nhanh. Ở thượng du sông Tú Hà cũng đang tăng lưu lượng nước, tôi nghĩ rất nhanh sẽ tới đây. Bí thư Triệu, sợ rằng bên Sông Tú Hà anh phải chú ý nhiều.

Mạnh Uyên phải chú ý tất cả các con sông trong Thị xã Ninh Lăng, áp lực rất lớn.

- Thị trưởng Mạnh, bên Tây Giang chúng tôi đã động viên toàn bộ. Tôi lo bên Thương Hóa. Sông Tú Hà bắt nguồn từ bên đó, nhất là yw ở đó đã xây dựng nhiều năm mà không sửa chữa, năng lực chứa nước quá kém. Nếu vấn đề xảy ra ở Thương Hóa thì tổn thất lớn nhất không chừng là ở Tây Giang chúng tôi.

Lúc này Triệu Quốc Đống phải nói thẳng. Yw là bóng ma trong lòng hắn. Hắn từng đề cập với Uông Đạo Lộc về việc này, nhưng Uông Đạo Lộc nói yw năm nay đã được kiểm tra, tất cả đều bình thường, Triệu Quốc Đống cũng không tiện nói thêm gì.

- Bên yw thì tôi đã gọi cho Thương Hóa để bọn họ tăng cường an toàn cho yw, chú ý diễn biến của dòng nước, đề phòng bất trắc.

Mạnh Uyên nói chuyện không quá tự tin. Yw là do Thương Hóa quản lý, y chỉ có thể gọi điện thoại mà thôi.

- Tôi phải nói trước với anh, tôi thấy bên Thương Hóa chuẩn bị không đầy đủ. Tôi sợ sẽ xảy ra chuyện.

Triệu Quốc Đống nhìn chằm chằm Mạnh Uyên mà nói.

Mạnh Uyên cố nhịn cơn lo lắng trong lòng mà nói:

- Bí thư Triệu, các huyện đều có quy hoạch, nếu xảy ra chuyện thì nên đánh ai thì sẽ đánh người đó. Tôi nghĩ thời này chắc không ai muốn mất mũ.

Nhìn xe của đám Triệu Quốc Đống rời đi, Uông Đạo Lộc thấy vẻ mặt Mạnh Uyên không tốt nên thử hỏi.

- Thị trưởng Mạnh, có cần gọi sang bên Thương Hóa nữa không? Tôi thấy bên Thương Hóa chuẩn bị kém xa so với Tây Giang. Tây Giang lo không phải không có lý. Nếu sông Tú hà ở phía Thương Hóa có chuyện thì gặp nạn cuối cùng sẽ là Tây Giang. Mấy xã, thị trấn ở phía tây nam của Tây Giang sẽ bị uy hiếp.

Mạnh Uyên suy nghĩ một chút rồi nói:

- Còn muốn nói như thế nào nữa? Tôi đã mấy lần gọi cho Bí thư, Chủ tịch huyện Thương Hóa, người ta cũng không nhịn được và cho rằng Thị xã thò tay quá dài. Hay là anh gọi cho phòng Thủy lợi Thương Hóa hỏi xem sao?

Mưa đến 10h trưa thì nhỏ đi. Triệu Quốc Đống có thể thở phào nhẹ nhõm. Bữa trưa hắn ăn cũng ngon miệng hơn. Chẳng qua đến 2h chiều trời lại tối sầ006D lại, mưa bắt đầu đổ xuống.

Triệu Quốc Đống cảm thấy thứ mình biết sẽ thành sự thật. Mưa cứ liên tục với mức lớn như thế này thì không lũ ở đầu nguồn mới là lạ. Hơn nữa công tác chuẩn bị phòng chống lụt bão của Thương Hóa làm không tốt.

Mưa đến 7h tối mới nhỏ đi, khu nội thành ngập khá nghiêm trọng, mà mực nước của Ô Giang, Tú Hà cũng tăng lên rất nhanh, không ngừng có cây cối, súc vật xuất hiện giữa dòng sông.

- Lão Tằng, tôi đoán đêm nay sẽ xảy ra chuyện.

Triệu Quốc Đống nhìn vào một con trâu đang giãy dụa giữa dòng nước, dòng nước quá mạnh làm nó không thể bơi vào bờ. Mấy đứa bé giỏi bơi chỉ có thể trơ mắt nhìn con trâu cách mình có mấy chục mét nhưng không đứa nào dám mạo hiểm bơi ra.

Tằng Lệnh Thuần thở dài nói:

- Tôi cũng có linh cảm này. Bên Thương Hóa lần này sẽ có vấn đề lớn. Bí thư Hoàng đến đã mắng không ít Bí thư, Chủ tịch huyện. Bây giờ mọi người đều đang chú ý làm như thế nào thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, còn các phương diện khác không quá coi trọng. Lần trước tôi gặp chủ tịch Tào Uyên của Thương Hóa trong hội nghị phòng chống lụt bão thì chỉ nghe y nói làm như thế nào phát triển kinh tế, không nghe thấy chú ý đến việc này.

- Điều này cũng không thể trách bọn họ. Làm Bí thư, Chủ tịch huyện nghèo thì anh nếu không muốn bị mắng phải tìm cách làm kinh tế. Nhưng tình hình mọi người như nhau, kinh tế không phải nói là làm tốt được mà.

Triệu Quốc Đống cười khổ một tiếng. Đầu óc con người có hạn, anh trọng bên này sẽ nhẹ bên kia.

- Đúng thế, dục tốc bất đạt, có đôi khi chuyện tốt lại thành chuyện xấu.

Tằng Lệnh Thuần nhìn xuống bờ sông mà nói:

- Sông Tú Hà tuyệt đối không được xảy ra chuyện, nếu không gặp nạn sẽ là Tây Giang chúng ta.

- Lão Tăng, tôi thấy như vậy, tối nay anh trực ở quận, tôi tới mấy xã thị trấn như Bình An, Lục Kiều, Liễu Trang xem tình hình. Tối tôi trực ở thị trấn Bình An, tất cả dân quân dự bị của quận tôi sẽ lấy đi một nửa, còn một nửa để anh chỉ huy.

Tằng Lệnh Thuần ngẩn ra. Mấy xã, thị trấn đó đều ở phía bắc Sông Tú Hà, cũng là mấy xã thị trấn gặp uy hiếp lớn nhất nếu có lũ.

- Bí thư Triệu, tối anh có về không?

- Ừ, sợ rằng không dám về. Tôi đã yêu cầu mấy xã, thị trấn này đưa người già, phụ nữ, trẻ em ở nơi có địa thế thấp lên chỗ cao, chỉ giữ lại thanh niên trông nhà là do lo nếu lũ tới không kịp rời đi. Tôi cũng đã yêu cầu bên thủy lợi dựng tạm một con đê thứ hai, hy vọng có chút tác dụng.

Triệu Quốc Đống gật đầu nói:

- Tôi cũng mong để dân chúng thị trấn Bình An được tin tưởng khi có mình ở đó. Mặc dù tôi hy vọng linh cảm của mình là sai.

- Bí thư Triệu, thật sự nghiêm trọng như vậy sao?

Đến bây giờ Tằng Lệnh Thuần lại có chút do dự.

- Khó mà nói, chuẩn bị vẫn hơn mà. Lão Tằng, anh ở quận không được sơ sót, yêu cầu các tổ phải đảm bảo điện thoại thông suốt, nghe điều động.

Triệu Quốc Đống, Quế Toàn Hữu cùng với Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự quận mang theo hơn 100 dân quân dự bị, 30 cảnh sát Công an quận đến thị trấn Bình An, lúc này cán bộ thị trấn đã sớm lên trên đê. Bí thư, Chủ tịch thị trấn cũng đều ở trên đê. Nước sông Tú Hà lên khiến nước chỗ trũng không thoát được nên cần người tát ra ngoài.

Triệu Quốc Đống bảo dân binh và cảnh sát đi nghỉ ngơi trước. Hắn cùng Trưởng phòng Thủy lợi Lưu Vĩnh Quý, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự Tạ Hữu Chí, trưởng phòng công an Vân Bạc cũng lên trên đê thì gặp Bí thư Du Trí Phú và Chủ tịch thị trấn Tần Hoa đang chân thấp chân cao đi lên.

- Bí thư Triệu, sao ngài lại tự đến thế này?

Hai người Du Trí Phú thấy Triệu Quốc Đống tới thì có chút kinh ngạc.

- Lão Du, tôi cảm thấy lời này của anh hình như là nói xấu tôi? Lãnh đạo cấp bậc nào mới dùng từ này anh biết không? Ít nhất phải là Bí thư tỉnh ủy, chủ tịch tỉnh thì mới có thể dùng từ tự đến. Tôi là Bí thư Quận ủy đến địa bàn của mình mà dùng chữ này, hai anh có phải ám chỉ tôi ít tới không?

- Ha ha, Bí thư Triệu, ngài nói gì vậy? Chúng tôi đâu dám

Hai người Du Trí Phú đều cười cười một tiếng.

- Được rồi, tình hình ra sao?

Triệu Quốc Đống chuyển đề tài.

- Không tốt, nước sông Tú Hà tăng quá nhanh, mưa không ngừng rơi, nước của hồ chứa này sắp không chịu nổi, mấy chỗ bờ sông cũng sắp đầy ặp. Cũng may chưa lớn, hệ thống mương của chúng tôi chưa bao giờ tăng nước lớn như vậy. Nếu không phải trước đó Trưởng phòng Lưu để chúng tôi chuẩn bị chu đáo thì hôm nay đã xảy ra chuyện. Cứ như vậy thì sẽ có hai thôn ngập trong nước, tổn thất không nhỏ, thu hoạch hoa màu không được rồi.

- Lão Du, bây giờ quan trọng nhất là đảm bảo tính mạng dân chúng. Người già, trẻ em đã được di tản chưa? Có lẽ phải rút lui trước khi có vấn đề. Tôi thấy không nên để người ở lại trông nhà, nếu không được thì thu dọn đồ quý giá một chút, đêm nay bắt đầu rút.

Triệu Quốc Đống nghe thấy vậy thì có chút lo lắng, nếu mưa liên tục như vậy làm nước sông Tú Hà dâng cao vượt đê thì sao?

- Bí thư Triệu, nếu thật sự di tản hết thì lượng công việc là rất lớn. Ở đây có hai thôn, bên bờ bắc sông Tú Hà có hai thôn, nếu như di tản hết thì dân chúng chưa chắc đã nghe. Trong nhà nhiều đồ như vậy, bọn họ sao có thể bỏ được?

Du Trí Phú vội vàng nói:

- Hơn nữa tình hình bây giờ cũng không quá xấu, nếu như hệ thống mương bị vỡ thì cũng chỉ ngập nước một chút mà thôi. Chúng tôi đã sớm di tản hết người trong các căn nhà bằng đất, yêu cầu các nhà đó không ai được ở lại. Hơn nữa người già, trẻ em phụ nữ cũng đã lên chỗ cao, chỉ còn thanh niên ở lại, chắc không xảy ra chuyện gì đâu.

- Tôi sợ không được, một khi sông Tú Hà xảy ra chuyện thì bên này sẽ thành đại dương mênh mông, đến lúc đó anh muốn rời cũng không được.

Triệu Quốc Đống nhìn Lưu Vĩnh Quý rồi nói:

- Lão Lưu, anh có ý kiến gì không?

- Bí thư Triệu, nếu chỉ là hệ thống mương cống thoát nước thì chắc không có vấn đề gì, nhưng nếu như cả sông Tú Hà có vấn đề thì lại khó nói.

Lưu Vĩnh Quý suy nghĩ một chút rồi nói:

- Chẳng qua bây giờ yêu cầu dân chúng di dời hết đồ quý giá đi thì sợ có chút khó khăn. Bởi vì bây giờ chưa thấy gì, trước kia cũng xuất hiện tình hình như thế nào nên dân chúng không nhìn xa như vậy.

- Vậy anh cảm thấy khả năng sông Tú Hà xảy ra chuyện có cao không?

Triệu Quốc Đống nhìn chằm chằm Lưu Vĩnh Quý mà nói.

Lưu Vĩnh Quý ngẩn ra rồi nói:

- Bên Thương Hóa chuẩn bị không đầy đủ, hệ thống đê điều của sông Tú Hà cũng không tốt, dù là sau này có gia cố thì cũng không tốt mấy, chỉ có thể hy vọng mức nước không quá lớn, dòng chảy không mạnh. Mà đập nước Mật Sơn kia càng không được tu sửa vì tốn quá nhiều tiền, bọn họ còn cho người thuê mặt hồ chứa mà nuôi cá, bùn đất đọng nhiều, dung lượng càng nhỏ. Bí thư Triệu, nói thật là hai hôm nay tôi rất lo lắng, chẳng qua đó là chuyện bên Thương Hóa nên tôi không tiện mở miệng nói.

- Đây không phải là chuyện của từng huyện mà liên quan đến tính mạng hàng trăm, hàng ngàn người. Anh sao hồ đồ như vậy?

Triệu Quốc Đống có chút tức giận mà nói.

- Bí thư Triệu, vừa rồi Thương Hóa cũng đã bù đắp một chút, cũng gia cố cả đập chứa nhưng tình hình thì tôi không quá rõ. Tôi chỉ biết đôi chút nhưng không có quyền lên tiếng, tôi sao có thể dám nói lung tung.

Lưu Vĩnh Quý thở dài nói.

- Được rồi lão Du, lão Tần. Bắt đầu từ đêm nay anh di dời người của bốn thôn kia, chỉ mang theo đồ quý giá. Tôi dẫn theo hơn 100 dân binh và 30 cảnh sát chia làm mấy tổ, anh cũng tổ chức cán bộ thị trấn lại, lập tức hành động. Chọn địa điểm di dời, nếu không được thì liên lạc với mấy xã thị trấn xung quanh.

Triệu Quốc Đống không nói nhiều mà trực tiếp ra lệnh. một khi sông Tú Hà vỡ đê thì đó là tai họa quá lớn.

- Bí thư Triệu, chuyện lớn như vậy thì tôi sợ phải báo cáo với Thị xã.

Quế Toàn Hữu lúc này nói xen vào.

- Ừ, tôi biết rồi, tôi sẽ báo cáo với Bí thư Hoàng.

Triệu Quốc Đống cũng biết di dời dân chúng trên quy mô lớn như vậy thì hắn không thể làm chủ.

Quế Toàn Hữu không nói nữa, y cũng không biết sao Triệu Quốc Đống lại có thể dự đoán sớm về cơn lũ lụt này như vậy. Từ quy hoạch hệ thống đê điều đến chuẩn bị vật tư đều sớm có phương án, tất cả đều chuẩn bị từ vài tháng trước. Hơn nữa Quế Toàn Hữu còn cảm thấy Triệu Quốc Đống còn muốn làm điểm này ở cả Thị xã.

Sự thật chứng minh đến bây giờ có vẻ lời tiên đoán của Triệu Quốc Đống đã thành sự thật, hơn nữa tình hình có lẽ càng lúc càng nghiêm trọng hơn.

Triệu Quốc Đống gọi điện cho Hoàng Lăng thì y đang ở Phong Đình. Hoàng Lăng cũng không hỏi nhiều mà chỉ hỏi đã đến lúc đó chưa. Triệu Quốc Đống trầm ngâm một chút rồi tỏ vẻ đã đến lúc, nói bên Thương Hóa sợ sẽ xảy ra chuyện, đến lúc đó mới bắt đầu di dời thì sợ không kịp. Hoàng Lăng im lặng một lúc rồi đồng ý để Tây Giang cảnh giác ở mức cao nhất, cũng cảm thấy cần áp dụng di dời dân chúng.

Đây coi như là để Triệu Quốc Đống toàn quyền xử lý, mà trách nhiệm Hoàng Lăng sẽ phải gánh chịu. Ở tình huống này Triệu Quốc Đống cũng không nói nhiều, chỉ nói cảm ơn Bí thư Hoàng đã tin tưởng.

break
Cố Ý Mê Hoặc (Sắc)
Ngôn tình Sắc, Sủng, Đô Thị
Chỉ Yêu Đỗ Nhược
Sắc, Sủng, Kiều nữ,Thanh niên nhà nghèo cao lãnh
Chỉ Mê Đội Trưởng Đội Bóng Rổ
Ngôn tình Sắc, Sủng, Nữ Cường
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc