Triệu Khuông Nghĩa tiếp thu ba đề nghị khả thi, một là sai người liên hợp với Trương Vĩnh Đức, hai là mời huynh trưởng đến đây xưng Đế chủ trì đại cục, ba là phát binh bao vây Khai Phong Phủ bắt đầu tiến công. Vì thế kế ngày Chu hoàng đế tế thiên, Triệu Khuông Nghĩa dẫn đại quân vây lấy Khai Phong Phủ, bắt đầu công thành.
Lại không nghĩ công thành gặp phải tầng phòng thủ chống cự ngoan cường, nội ứng bên trong Khai Phong Phủ cũng không phát động tạo phản, càng khiến cho Triệu Khuông Nghĩa kinh tâm chính là, vào thời điểm đại quân công thành, ở vòng ngoài lại có hơn năm vạn quân lực trốn chạy, quân lực trốn chạy quy mô lớn dọa cho Triệu Khuông Nghĩa đình chỉ không dám tiếp tục công thành, lệnh cho đại quân quay về đồn trú.
Lần này, Triệu Khuông Nghĩa hoàn toàn ý thức được tình hình không ổn, khủng bố nhất là nguy cơ quân tâm phân tán, nếu quân tâm vứt bỏ hắn, hắn tất sẽ rơi vào con đường diệt vong, dưới nỗi sợ hãi hắn chỉ có thể sử ra quân lực thân tín giám thị những quân lực khác. Lúc này hắn mới tự biết, năng lực khống chế lòng quân của mình nông cạn thế nào, hóa ra trong lòng quân đối với hắn khuyết thiếu sự sùng kính.
Tuy nhiên tin tức chiến sự phương Bắc phát sinh vẫn chưa đến tay Lục Thất, Lục Thất cũng có giao phó phòng ngự quân sự không cần xin chỉ thị của hắn, hết thảy đều do Dương Nghiệp, Dương Diên Chiêu và Tống Lão Thanh tự chủ, chỉ là không cho quyền lực bổ nhiệm và miễn nhiệm tướng soái cấp cao. Cấp dưỡng và khao thưởng do Tống Lão Thanh phụ trách, trong tất cả các quân đều có Lục sự tham quân và Hình quan do Tống Lão Thanh sử ra, chuyên môn phụ trách quân kỷ, ghi công và cấp dưỡng. Phụ tử Dương Nghiệp và Dương Diên Chiêu chỉ có quyền chỉ huy.
Nửa tháng thời gian, Triệu Khuông Dẫn vội vàng từ Giang Ninh vượt sông chạy tới Tống Châu, thế cục Giang Bắc đã ra ngoài dự liệu của y. Lại nói, tin tức Lục Thiên Phong diệt Yến quốc khiến y giật mình khiếp sợ, sau khi cẩn thận suy tư, y quyết định buông tha cho Nhuận Châu, đem quân lực và lương thực vận chuyển đi Giang Hoài, tập kết quân lực phát động chiến sự trên quy mô lớn.
Cho nên khi Triệu Khuông Dẫn đến Tống Châu, Nhuận Châu liền lâm vào cảnh tiếng oán than dậy trời. Đội quân của Triệu Khuông Dẫn vốn quân kỷ nghiêm minh, không hề phạm vào lợi ích của người dân lập tức lộ ra răng nanh, giống như một lũ lang sói trắng trợn cướp bóc lương thực, tài vật, tráng đinh, nữ nhân có tư sắc khắp bốn phía Nhuận Châu.
Nhuận Châu xảy ra bất thường nhanh chóng bị Tấn quân phát hiện, Vương Văn Hòa lập tức hạ lệnh tiến công Nhuận Châu, các lộ Tấn quân đóng ngoài Nhuận Châu ồ ạt xuất chiến, nhưng Triệu Khuông Dẫn đã chuẩn bị sẵn cách ứng phó. Không ngờ trên mặt sông Đại Giang dùng thuyền mắc nối hợp thành cầu nổi, đại quân sau khi cướp bóc xong, kịp thời thối lui đi Giang Bắc, chờ khi chiến thuyền Tấn quân đánh tới, cũng chỉ đoạt được lượng lớn nữ nhân và tráng đinh, đó là vì quân của Triệu Khuông Dẫn thật sự không thể mang theo vượt Đại Giang, đành phải vứt bỏ lại.
Sau khi Triệu Khuông Dẫn đến Tống Châu, cùng thuộc hạ thương nghị, tại Tống Châu khoác hoàng bào xưng Đế. Bởi vì Triệu Khuông Dẫn là Tiết Độ Sứ của Quy Đức quân Tống Châu, cho nên quốc hiệu xưng là Đại Tống, đổi tên Tống Châu thành Ứng Thiên Phủ.
Triệu Khuông Dẫn sau khi xưng Đế, cũng không lập tức tiến công Khai phong Phủ, mà thực thi chỉnh quân quy mô lớn và thiết lập thể chế triều đình. Năm ngày sau, Trương Vĩnh Đức tiếp nhận Triệu Khuông Dẫn tứ phong, trở thành Tề Vương Đại Tống. Còn bên Lục Thất và Chu hoàng đế vẫn không chủ động tiến quân bình định, để mặc cho Triệu Khuông Dẫn xưng Đế cùng Trương Vĩnh Đức liên hợp.
Lục Thất bất động, đương nhiên là vì hợp lý thuận theo cương vực và quân lực của mình. Chu Vũ và Vương Bình tiến Bắc cũng không thuận lợi, cùng biên quân Yến quốc ở Doanh Châu đã xảy ra mấy chục lần giao tranh, vừa mới bình định được Doanh Châu, hơn mười vạn Liêu quân lại đột kích Doanh Châu, trong khi giao chiến cùng Liêu quân, lại gặp phải mấy vạn hàng binh Yến quốc phản loạn, cho nên Chu Vũ và Vương Bình hoàn toàn bị kiềm chế ở tại Doanh Châu.
Mà chiến sự với Liêu quân ở U Châu và Vân Châu, lúc bắt đầu là chịu thua thiệt, nhưng về sau đã liên tục thắng lợi, hơn bốn mươi vạn Liêu quân chống lại sáu mươi vạn ‘Chu quân’, bị Dương Nghiệp và Chiết thị liên quân đánh tới liên tiếp bại lui, đã chiếm cứ toàn bộ thảo nguyên Thắng Châu.
Lục Thất nhận được quân báo, trải qua nghiền ngẫm cẩn thận, đã viết một phần quân lệnh điều chỉnh Thống soái, ở Doanh Châu thiết lập Bột Hải đại đô đốc phủ, lệnh Dương Diên Chiêu làm Đại đô đốc của Bột Hải đại đô đốc phủ, suất lĩnh năm vạn kỵ binh đi viện trợ Doanh Châu, mệnh lệnh Chu Vũ và Vương Bình suất lĩnh quân lực cốt lõi của Tấn quốc trở về, nhưng để lại cho Dương Diên Chiêu năm ngàn Thần Tí nỏ, nỏ quân tay không trở về.
Ngoài quân lệnh còn kèm theo một phong thư giải thích cho Chu Vũ và Vương Bình, nội dung là mùa hạ sắp hết, một khi vào tiết thu đông, Tấn quân đến từ Giang Nam sẽ không thể thích ứng với cái lạnh khủng khiếp của phương Bắc, khí trời rét căm căm cũng sẽ khiến cho Thần Tí nỏ sắc bén mất đi uy lực, mặt khác tướng sĩ đến từ phương Nam sẽ rất khó chung sống hòa thuận với người phương Bắc, cũng không cách nào dùng bản binh chỉnh quân hàng tốt.
Với lại, Lục Thất cần quân lực của Chu Vũ trở về Cao Ly, hoặc là tập kích bất ngờ Giang Hoài, hoặc mai phục binh ở Đăng Châu. Sau khi quân lệnh phát ra, Lục Thất đứng lặng ở cửa ánh mắt đăm chiêu nhìn về viễn không, vì đại cục, hắn chỉ có thể hoàn toàn tín nhiệm Dương Diên Chiêu. Dương Diên Chiêu đi Doanh Châu lần này, về mặt lực lượng tất nhiên có thể so với Chu Vũ, cũng dễ dàng phát triển lớn mạnh, thế nhưng Lục Thất chỉ có thể dùng người thì không nghi ngờ, trọng dụng kiếm sắc, bằng không sẽ cùng Liêu quân rơi vào vũng bùn chiến tranh.
Dương Diên Chiêu nhận lệnh, liền suất quân tiến Bắc, còn Chu Vũ và Vương Bình trước đó đã nhận được quân lệnh và phong thư của Lục Thất, hai vị Đại soái không hề cảm thấy không hài lòng, ngược lại đều nhẹ nhàng thở ra. Từ khi chinh Bắc tới nay, tướng sĩ đến từ phương nam lộ vẻ mệt mỏi rõ ràng, có rất nhiều tướng sĩ không hợp với khí hậu mà sinh bệnh, hơn nữa hàng tốt bất ổn, khiến cho Chu Vũ và Vương Bình hết sức đau đầu.
Hai vị Đại soái bắt đầu làm chuẩn bị giao nhận, sau khi thương lượng cùng quan tướng tham quân Bắc địa, quyết định theo đường bộ trở về bán đảo Cao Ly, chủ yếu là Vương Bình muốn đi đường bộ, Chu Vũ liền theo ý hắn. Kỳ thực đại đa số quân lực phương Nam đều thích ứng với đi thuyền, chỉ có Vương Bình là thuộc số ít vịt lên cạn.
Sau cuộc tụ họp, Chu Vũ ở lại năm ngày trợ giúp Dương Diên Chiêu thiết lập Bột Hải đại đô đốc phủ, giao năm ngàn Thần Tí nỏ cho kỵ quân của Dương Diên Chiêu, sau đó mới suất lĩnh tám vạn bản quân và bảy vạn hàng tốt đi bán đảo Cao Ly, để lại cho Dương Diên Chiêu hai mươi sáu vạn quân lực phương Bắc.
Chu Vũ mang đi bảy vạn hàng tốt, một là để tăng cường thống trị Cao Ly, hai là giảm bớt nguy cơ phản loạn tại Doanh Châu.