(bút pháp xuân thu: có nghĩa là người viết không thể hiện trực tiếp quan điểm về nhân vật và sự kiện, nhưng thông qua mô tả chi tiết, phương pháp tu từ nó đã khéo léo thể hiện được ý tứ của người viết)
Sống hay chết dựa hết vào cái miệng của giáo sư.
Chờ đến khi Đình Sương cất đồ xong, quay lại phòng ăn thì Bách Xương Ý đang tán gẫu với ba mẹ về những tin tức gần đây, cậu ngồi vào bên cạnh Bách Xương Ý, thò tay xuống gầm bàn lén lút khều khều tay anh.
Mọi người cùng nhau ăn tráng miệng, uống cà phê, hàn huyên về thời sự, rồi lại hàn huyên về cuộc sống du học của Đình Sương.
Tô Bình nghe kể Đình Sương sống ở nước ngoài một thân một mình, lại còn phải tự kiếm tiền nuôi sống bản thân, trong lòng bà nổi lên tình thương của người mẹ. Suy cho cùng Bách Xương Ý từ năm 13-14 tuổi đã chẳng cho bà cơ hội để đau lòng nữa rồi. Tô Bình ngay tức khắc chọn một nhà hàng rồi gọi điện thoại đặt bàn, dự định trưa nay sẽ đưa Đình Sương – tiện thể dắt theo chồng với con trai cùng nhau đi ăn cơm.
Sau khi cúp điện thoại, bà hỏi: “Xương Ý, hiện giờ là cuối tháng bảy rồi, con mua quần áo mùa thu cho Đình Đình chưa?”
Ông trời làm chứng, đại giáo sư Bách vốn nghĩ rằng mình là một người bầu bạn không tệ cho lắm, nhưng từ khi mẹ anh tới đây, bà đã đá ‘anh bạn trai ưu tú’ này xuống hàng ‘gã bạn trai thất bại’.
“Chưa ạ.” Bách Xương Ý thừa nhận.
“Thế chiều nay mẹ dẫn Đình Đình đi mua quần áo.” Tô Bình quay qua nói với Đình Sương: “Đình Đình rảnh không con? Xương Ý nói gần đây con sắp thi rồi, việc ôn tập có bận rộn quá không?”
“Cũng tàm tạm ạ…” Đình Sương nào dám từ chối: “Hôm nay là sinh nhật của anh ấy, cháu cũng không dự định ôn bài.”
Tô Bình gật đầu, nghĩ đến chuyện gì đó, bèn hỏi: “Ôi, Đình Đình này, cô quên hỏi xem con học ngành gì?”
Đến rồi!
Một đoạn đường bằng phẳng, một đoạn đường nhấp nhô, cuộc đời y như tàu lượn siêu tốc!
“Dạ…” Đình Sương giơ dĩa lên, để miếng bánh gato ở gần bên mép: “Cháu học… ờmm…” Cậu nói năng vô cùng bóng gió: “Cô có xem chưa ạ? Tên tiếng Anh là .”
“Cô xem rồi.” Tô Bình gật đầu tỏ vẻ đã hiểu: “Đình Đình học chuyên ngành làm phim hoạt hình hả?”
“Khụ, khụ…” Đình Sương che miệng lại: “… Khụ, hôm nay bánh gato sao thế nhỉ? Ăn cứ bị nghẹn suốt.”
Bách Xương Ý không nhìn nổi nữa, đưa giấy ăn cho Đình Sương rồi bảo: “Cậu ấy học chuyên ngành robot, học kỳ này học lớp của con.”
Đình Sương cúi đầu ăn bánh gato, không dám nhìn Tô Bình và Bách Trọng Diễn: “… Vâng, quen nhau trên mạng xã hội được một khoảng thời gian, cháu mới biết anh ấy là giáo sư của mình.”
Nét mặt của Tô Bình và Bách Trọng Diễn trở nên hơi nghiêm túc.
Bách Xương Ý uống một ngụm cà phê, chờ ba mẹ tiêu hóa được tin tức này.
Bách Trọng Diễn suy nghĩ một chút, nói với Bách Xương Ý: “Trước giờ con vẫn luôn biết mình đang làm cái gì, ba cũng không muốn nói nhiều.”
Với những việc kiểu như thế này, ông lúc nào cũng có sự bao dung và tôn trọng của thành phần trí thức. Thành phần trí thức luôn có một khoảng cách nhỏ với xã hội hiện thực, bọn họ chẳng mấy tin vào chuẩn mực đa͙σ đức hiện hành, bọn họ cũng không thích phán xét người khác.
Huống hồ sau khi anh con trai ly hôn, ông còn đi khám bác sĩ tâm lý những nửa năm trời, kết hợp với việc đọc một đống sách báo liên quan đến ‘quần thể thiểu số’.
Bởi vậy lão tiên sinh Bách Trọng Diễn mới lù lù bất động trước một loạt tình huống: (nghi vấn) giam cầm, (nghi vấn) SM, (nghi vấn) phụ tử play, (bằng chứng rành rành nhưng không tiện chọc thủng) đồ thỏ play. Hiện tại có thêm một vấn đề “thầy trò yêu nhau” cũng chỉ như gợn nước sau cơn sóng thần, chẳng tạo thành được uy hiếp gì cả.
Tô Bình thật ra cũng chẳng suy nghĩ gì nhiều, dưới góc nhìn của bà, chuyện này là tốt hay xấu phụ thuộc vào việc liệu có ai bị tổn thương hay không. Trong mối quan hệ thầy-trò thì hiển nhiên quyền hạn sẽ không bình đẳng, Bách Xương Ý vừa lớn tuổi vừa hung hăng, hiện giờ mang thêm một thân phận giáo sư, muốn bắt nạt đứa nhỏ quả thực là dễ như trở bàn tay.
“Đình Đình.”
Đình Sương chột dạ ngẩng đầu, nhìn về phía Tô Bình: “Dạ?”
Tô Bình hỏi: “Xương Ý có dùng chuyện đánh trượt tín chỉ để uy hiếp con không?”
Đương nhiên là có ạ!
Anh ấy còn ghi âm cả thông báo cháu không vượt qua được kỳ thi nữa cơ!
Đình Sương liếc mắt nhìn Bách Xương Ý.
Vấn đề này nên trả lời thành thật, hay là nên trả lời thành thật đây ta…
Bách Xương Ý nhìn ra ý đồ của Đình Sương, đôi mắt đằng sau tròng kính lóe lên một tia cảnh cáo.
“Cô ơi…” Đình Sương thả đĩa bánh xuống, sán lại cái ghế bên cạnh Tô Bình, ấm ức mà nói: “Học kỳ này lúc khai giảng ý, giữa bọn cháu đã xảy ra một chút chuyện nho nhỏ không vui, sau đó anh ấy bắt cháu sang năm phải học lại… cô có thể khuyên anh ấy không cô, đừng bắt cháu học lại mà.”
Lời kiện cáo này quả thực là ‘bút pháp xuân thu’, nếu bảo rằng cậu đang nói dối, thì lại chẳng bắt bẻ được chỗ sai nào trong đó.
Tên nhóc khốn nạn.
Bách Xương Ý không biết nên tức hay nên cười nữa.
Tô Bình thấy Đình Sương tỏ ra đáng thương như vậy, tim mềm nhũn, quay sang phê bình Bách Xương Ý: “Sao con lại bắt Đình Đình học lại hả? Một mình thằng bé tự túc du học đã khó khăn biết nhường nào rồi. Học kỳ này con phải để cho thằng bé tham gia cuộc thi, con có nghe không hả?”
Trong đôi mắt của Đình Sương không giấu nổi một tia đắc ý, đã thế còn xấu xa đá Bách Xương Ý một cái ở dưới gầm bàn. Kỳ thực cậu biết anh sẽ không vì một câu nói này mà thay đổi quyết định, nhưng cậu vẫn thích nhìn Bách Xương Ý tức mà ứ làm được gì.
Bách Xương Ý liếc mắt nhìn cậu một cái, bất đắc dĩ nói với Tô Bình: “Chuyện này con với em ấy sẽ ‘thảo luận’ lại sau.”