Thời gian thấm thoát trôi đi, đã qua một tháng kể từ lúc Lâm Thư trở về phủ, An thị cũng dần dần bình tĩnh vì được nữ nhi an ủi. Còn ba vị huynh trưởng của Lâm Thư biết được chuyện nàng gặp phải thì hết sức tức giận. Mặc dù không tra được chủ mưu chính là Tô di nương, nhưng ba huynh đệ họ đều tin lời muội muội mình, nên đã gây không ít khó khăn cho Tô di nương. Đã động tay động chân vào đồ ăn, thức uống, vật dụng hàng ngày của bà ta để xả giận cho Lâm Thư.
Kể từ khi Lâm Thư trở về, mỗi ngày đều ở chung với An thị và Lâm lão phu nhân, hai vị trưởng bối bắt nàng ở bên cạnh, theo dõi gắt gao, không cho nàng có cơ hội rời khỏi tầm mắt của họ.
Ở sau lưng nàng, Lâm lão phu nhân đã lén giao cho đại ca Lâm Sóc của nàng một nhiệm vụ. Lâm Sóc vừa nhận được nhiệm vụ, đã chạy nhanh về học viện Thánh Tài, kêu hai đệ đệ sinh đôi là nhị ca Lâm Ngọc và tam ca Lâm Kỳ của Lâm Thư ở trong phủ, chú ý tiến trình vụ án.
Một tháng rồi mà vụ án của Tô di nương vẫn chưa có tiến triển, Lâm Thư có chút phiền não. Chẳng lẽ đúng là Tô di nương đã làm không chê vào đâu được, không thể tìm được bất kỳ nhược điểm nào sao? Đã lâu không gặp Hàn Lạc Tuyển, trong lòng nàng có chút nhung nhớ, nhưng các vị trong nhà quản chặt quá, nàng không có cơ hội xuất phủ. Nha hoàn và ma ma bên cạnh đều do các trưởng bối phái tới hầu hạ nàng, muốn kêu nha hoàn làm việc gì thì sẽ khiến các trưởng bối phát hiện. Mặc dù ở cùng trưởng bối, nhưng thần trí nàng đã mất tự chủ, bay xa rồi.
Thấy dáng vẻ không yên lòng, buồn bã tiu nghỉu của Lâm Thư, An thị lo lắng hỏi: Thư nhi, con làm sao vậy? Sao mất tinh thần thế, có phải đang phiền lòng chuyện gì không? Qua đây, nói với nương nào, nương nhất định dốc hết sức làm cho con!
Đang uống trà ở bên cạnh, Lâm lão phu nhân nghe thế, nâng mắt nhìn Lâm Thư, thấy đúng là tôn nữ rầu rĩ không vui, cũng mở miệng hỏi thăm: Thư nhi, sao thế? Có chuyện gì không vui cứ nói ra, tổ mẫu nhất định làm chủ cho con!
Nghe hai vị trưởng bối nói như vậy, Lâm Thư đành nói: Con thấy phủ Triệu Duẫn Kinh đã tra xét vụ án được một tháng, mà chẳng có động tĩnh nên hơi lo lắng. --llê-le-quyuudo,,,,nnnn,,....--- Con cảm thấy có tra được ra chứng cớ chỉ rõ là Tô di nương làm thì phụ thân cũng sẽ mở miệng cầu xin cho bà ta.
Lâm Thư hiểu rất rõ phụ thân mình, bởi vì năm đó Tô di nương đã cứu ông một mạng, nên ông có phần tình cảm khác biệt với bà ta. Nếu để quá lâu, chẳng tra được chút dấu vết nào, phụ thân nàng sẽ không nhịn được mở lời vì Tô di nương. Đó không phải là kết quả nàng mong muốn, nàng muốn là đuổi hai mâu tử Tô di nương và Lâm Thiến ra khỏi Lâm gia, không còn cơ hội gieo họa cho người Lâm gia.
Nó dám à! Lão thân còn chưa chết đâu! Lâm gia này vẫn chưa đến phiên nó làm chủ! Năm đó ta đã thấy Tô thị kia không phải hạng người tốt, nếu không phải Chí Viễn quỳ một ngày một đêm cầu xin ta, ta hoàn toàn không cho phép tiện thiếp đó vào phủ! Mặc kệ vụ án lần này có chứng cớ hay không, bọn họ cũng đừng nghĩ bước vào phủ Định Quốc công nữa. Đứa nhỏ Lâm Thiến đó đã bị tiện thiếp kia dạy dỗ sai lệch rồi, hiện tại chỉnh đốn cũng chẳng kịp nữa. Ngày khác, chờ vụ án được làm rõ, mẫu thân của Thư nhi hãy chọn một mối hôn sự cho Lâm Thiến đi! Lâm lão phu nhân luôn luôn phân chia rõ ràng thê dòng chính và thiếp thứ, cộng thêm quan hệ với Tô di nương và nhân cách của Lâm Thiến, khiến Lâm Thiến không được Lâm lão phu nhân yêu thương. Trong lòng Lâm lão phu nhân không hề quan tâm đến thứ nữ Lâm Thiến này một chút nào.
Dạ, con dâu chắc chắn sẽ chọn một hôn sự tốt cho Thiến nhi. Vẻ mặt An thị không dao động, môi mỏng nói đồng ý, nhưng trong lòng lại tính toán một chút. Tô thị này xuất thân là con của thiếp thất nhà buôn, An thị vẫn luôn không để trong mắt. Không ngờ Tô thị lại to gan, tâm tư ác độc đến thế, dám xuống tay với nữ nhi duy nhất của nàng. Ngươi đã bất nhân thi đừng trách ta bất nghĩa, nàng nhất định sẽ chọn cho đứa nhỏ Lâm Thiến kia một mối hôn sự vô cùng tốt! Tô thị nắm chặt bàn tay đang giấu ở trong ống tay áo.
Nhắc tới hôn sự của Lâm Thiến, Lâm Thư tò mò hỏi: Nương, ngài định gả Lâm Thiến cho công tử nhà nào ạ?
Đây không phải chuyện một nữ tử khuê các như con nên biết, con cứ nắm chắc một chút, luyện thật giỏi cầm kỳ thi họa đi. Bằng không chờ thêm hai năm nữa đến hôn sự của con, ta không biết nên nói như thế nào về khả năng của con nữa.
Vừa nhắc tới chuyện này, An thị liền hết sức nhức đầu. Lâm Thư đứa nhỏ này, thuở nhỏ được lão Định Quốc công và Lâm lão phu nhân cưng chiều lớn lên, hành động tùy ý, ai cũng không thể gò bó nó. Đến bây giờ vẫn chẳng biết cầm kỳ thư họa, nữ công gia chánh, khiến An thị rất gấp gáp, nhưng lại không thể buộc Lâm Thư đi học. Nếu như con bé chạy đến trước mặt lão phu nhân cáo trạng, bị mắng chính là An thị rồi.
Ai, nương, ngài đừng cả ngày lấy những thứ bình thường nữ tử phải học gì gì đó để ép buộc con. Con vừa thấy chúng là phiền lòng, không học được. Cũng đâu phải học tốt chúng thì mới gả được chứ ạ! Ngài xem, tổ mẫu cũng đâu tinh thông cầm kỳ thư họa, ngay cả thêu đóa hoa cũng giống như ***, chẳng phải tổ phụ vẫn vô cùng thương yêu tổ mẫu à! Nhắc tới tình cảm của tổ phụ và tổ mẫu, Lâm Thư liền sinh lòng hâm mộ.
Lâm lão phu nhân Triệu thị là nữ nhi châu ngọc của lão Nam Hoài Vương tiền nhiệm, Nam Hoài Vương tiền nhiệm vô cùng yêu thương nữ nhi này, tự mình cầu xin tiên hoàng ban phong hiệu cho nữ nhi, phong hiệu của Lâm lão phu nhân là Tịnh Kha quận chúa. Thuở nhỏ lớn lên ở Kim Châu, lúc thiếu thời, lão Định Quốc công rất thích hành tẩu giang hồ, đi ngang qua Kim Châu, gặp được Lâm lão phu nhân, đối với Lâm lão phu nhân là vừa thấy đã yêu, đông thời còn cưng chìu cả đời. Cưới Lâm lão phu nhân vào phủ, suốt đời không nạp thêm thiếp thất, lúc nào cũng đặt Lâm lão phu nhân ở trong lòng.
Từ nhỏ Lâm Thư đã lớn lên bên cạnh hai vị lão nhân, thấy rõ tổ phụ chăm sóc tổ mẫu từng ly từng tý, trong lòng nàng cũng hy vọng gặp