Buổi tối, bà chủ làm vài món mặn đơn giản ép ta ăn thật nhiều, nhưng ta vẫn cứ trệu trạo nhai không muốn nuốt, bầu không khí ngượng ngập, thiếu đi một Tiểu Ái!
Đêm hôm đó, ta cứ trằn trọc không ngủ được, bồn chồn nhìn chỗ trống bên cạnh, trước đây Tiểu Ái nằm chung với ta trên chiếc giường này, còn nhớ, có cả lông cừu trải lên, rất ấm áp!
Ta trở dậy, ôm lấy A Tuệ đang say ngủ trong cũi, ra phía hiên nhà, nơi chiếc quan tài của Tiểu Ái được đặt.
Tiểu Ái cùng ta khôn lớn, Tiểu Ái theo sát ta như hình với bóng, ai muốn hại ta thì hại nhưng Tiểu Ái thì không bao giờ.
Chúng ta là tỷ muội tốt của nhau, vả chăng chỉ cách nhau một ranh giởi vô hình giữa hai cõi và một lớp quan tài lạnh lẽo mà thôi!
Bà chủ đang ngồi trên chiếc ghế mây, thẫn thờ nhìn vào khoảng không trước mắt, thấy có tiếng động, bà quay lại nhìn ta:
- Mẫn Mẫn, không ngủ được à?
Ta gật đầu, song không đáp!
Bà xoa bộ lông mềm mại của A Tuệ, đoạn hỏi ta:
- Tên của nó là A Tuệ đúng không?
Ta tròn mắt nhìn, bà lại giải thích:
- Lúc chiều con cho nó ăn, ta đã nghe được!
Ta gần gật đầu, bà lại tiếp:
- Thực ra, ta biết con thích Diệp Tuệ từ lâu, còn bỏ cả quê hương để tìm nó!
Bà chủ là người phụ nữ sắc sảo, vậy nên chỉ có những chuyện bà ấy muốn biết hay không muốn biết, thật giống với mẫu thân ta!
Rõ ràng hồi đó ta trốn khỏi Đinh phủ một cách dễ dàng còn tưởng mình tài giỏi, giờ mới hiểu do mẫu thân ngầm đồng ý, nuôi dưỡng ta 17 năm trời, người đương nhiên hiểu tính cách ương bướng của ta, nhưng người vẫn chấp thuận cho ta được đi tìm người mà ta thực lòng yêu mến. Trước mắt gia nhân trong nhà không thể điềm nhiên gật đầu với ta, mẫu thân đành chọn cách giam lỏng ta, giữ vững thể diện Đinh gia trước mặt tên thiếu gia đó!
Hèn gì ta trốn ra khỏi Đinh phủ một cách trót lọt, không có ai ngăn cản!
Bà chủ rót hai chén trà đầy, nhấc một chén đưa cho ta rồi chầm chậm kể.
Diệp Nhân Cảnh thời trai trẻ là một công tử đào hoa đa tình, khắp chốn Tô Châu không ai không biết đến ông ta. Dựa vào mối quan hệ rộng rãi và tiền bạc nhà họ Diệp, cuối cùng ông ta cũng lấy được một chức quan ngũ phẩm trong triều. Trong một lần hộ giá hoàng thượng, ông ta đã bị kẻ địch đả thương hạ bộ, sau khi chẩn đoán sau này chắc chắn không thể có con nối dõi, hoàng thượng áy náy vô cùng, bèn thăng chức quan cho Diệp Nhân Cảnh, còn cấp riêng một cửa hàng ở trấn Hàng Châu cho ông ta mặc sức buôn bán kiếm lời. Đúng lúc này, cô kỹ nữ mà Diệp Nhân Cảnh gần gũi bấy lâu lại có mang đứa con duy nhất của ông ta. Chính là Diệp Tuệ, chẳng trách Diệp Nhân Cảnh giàu có như vậy lại không hề đông con, nhiều vợ, chỉ có mình hắn là đại thiếu gia. Diệp Nhân Cảnh bấy giờ đã có toan tính của riêng mình, dỗ ngon dỗ ngọt cô kỹ nữ đó sinh con cho mình. Kỹ nữ đó vốn là nữ nhân lương thiện, một lòng muốn cùng Diệp Nhân Cảnh quy về ở ẩn, tránh xa chốn quan nhân xô bồ. Tin lời ông ta, cô hạ sinh một bé trai kháu khỉnh.
Chẳng ngờ đứa trẻ chưa dứt sữa được bao lâu, Diệp Nhân Cảnh đã đem chính người vợ của mình vào chốn lầu xanh cho đám đàn ông chà đạp, cửa hàng ở Hàng Châu của ông ta chính là một kỹ viện, chuyên hầu hạ những tên quan quân giàu có. Diệp Nhân Cảnh ôm lấy đứa trẻ, nhẫn tâm đẩy người vợ vừa sinh con cho mình chưa lâu vào chỗ những tên quan háo sắc dâm đãng. Ông ta còn lừa phỉnh nàng, cứ chịu khó ở đó ít lâu, gã sẽ chăm sóc con trai thật tốt, đợi một ngày đón nàng về làm chính thê.
Cô nương xinh đẹp ấy tin, vẫn tin!
Tin người đàn ông lợi dụng, bán rẻ mình, tin vào người đàn ông thèm khát tiền bạc, quyền lực đến mê muội....sẽ lấy nàng!
Cô nương ấy chính là mẹ của Diệp Tuệ!
Trong số đám quan lại hay vào kỹ viện mua vui, có một vị quan họ Sảnh rất mê đắm mẹ của Diệp Tuệ. Diệp Nhân Cảnh đương nhiên rất hoan hỉ, còn cơ hội củng cố địa vị nào nhanh chóng hơn hiện tại?
Diệp Nhân Cảnh vội vã kia đến trước phòng của vợ mình, ai ngờ khi vừa chạm chân đến bậc cửa, gã đã thấy một cảnh tượng suốt đời không thể quên!
Vợ gã treo mình lơ lửng trên một thanh xà, cô nương ấy đã thắt cổ tự vẫn!
Song số mệnh chưa hẳn đã tận, cô nương vẫn được cứu sống, lúc gã bước vào, cô nương ấy mới vừa bị ngạt thở.
Diệp Nhân Cảnh hoang mang đến độ mất bình tĩnh, gã không ngờ người vợ luôn ngoan ngoãn phục tùng mình lại bế tắc đến độ muốn treo cổ, gã không sợ con trai mình mất mẹ, gã chỉ lo vị quan kia sẽ nổi trận lôi đình mà không cất nhắc địa vị cho gã nữa, chức quan thái úy mà gã nhòm ngó bấy lâu.
Vậy là Diệp Nhân Cảnh sai đám nô bộc đưa vị quan kia ra ngoài, còn gã lại ở bên trong phỉnh nịnh người vợ đáng thương, ép cô phải giúp mình. Gã không tin cô nương ấy sẽ từ chối, bởi vì, cô ấy rất yêu gã!
Cô nương ấy nằm gọn trong lòng Diệp Nhân Cảnh, cơ thể gầy yếu xanh xao, thều thào với gã:
- A Cảnh, để thiếp làm nương tử của chàng...Có được không?
Thì ra tới tận lúc nguy kịch nhất, cô nương ấy vẫn mong có thể làm thê tử của gã!
Gã ôm chặt vợ mình, nhỏ vài giọt nước mắt, không rõ là thật lòng hay dối trá!
Rồi gã cũng cưới cô kỹ nữ đó về phủ, phong cho cô ta là thiếp thứ nhưng tuyệt nhiên không cho cô ấy gần gũi Diệp Tuệ. Diệp Nhân Cảnh lo sợ người đời đàm tiếu con trai ông ta là do một kỹ nữ lầu xanh sinh ra, cái chốn nhuốm đầy bụi trần!
Cô nương ấy ngày một kiệt quệ, ăn uống thuốc thang không ai lo lắng, lại thêm con trai ruột đang nô đùa trước mắt mà không được phép lại gần âu yếm, vỗ về nó, thoáng chốc đã lâm bệnh, Diệp Nhân Cảnh vẫn cứ hờ hững, dường như gã lấy cô nương ấy về chỉ để trói buộc cuộc đời cô và gã vào nhau, cô nhất nhất phải nghe theo quyết định của gã. Vợ ốm đau, gã không hề biết, điềm nhiên ăn hối lộ,thường xuyên qua đêm ở quán trọ, không ghé về nhà. Mặc cho người vợ vò võ chờ đợi. Những đêm trắng, cô thức may áo cho gã. Cô rất thích may trường bào màu đen. Lại còn thêu thùa rất khéo.
- Có phải là bộ trường bào có thêu chìm một chữ “ Cảnh” bên trong tay áo không?
Bà chủ ngạc nhiên nhìn ta:
- Đúng vậy, mẹ của Diệp Tuệ là con gái Giang Nam, rất giỏi thêu chữ, chuyện đã qua lâu rồi, những chiếc áo cô ấy may cho Diệp Nhân Cảnh chưa biết chừng đã bị hủy hết!
Hủy đâu mà hủy! Diệp Tuệ vẫn mặc chiếc áo đó còn gì, hóa ra chiếc trường bào dạo đó của hắn là do chính tay mẹ hắn dệt!
Trời đêm không trăng, tĩnh mịch, càng khiến cho khoảng sân trước mặt thêm u tối!
Bà chủ lấy hơi, rồi thong thả nói tiếp .
Mẹ của Diệp Tuệ nhớ con trai không chịu nổi, bèn nhân lúc cha hắn đi vắng lén đến thăm, làm vài món ăn cho hắn. Diệp Tuệ khi đó đã là một đứa trẻ hiểu biết thông minh hơn bạn hữu cùng trang lứa, dù chưa gặp mẹ bao giờ nhưng nhìn thái độ yêu chiều, đoan trang của mẹ khác hẳn với người cha độc ác, cậu run rẩy chạy đến rồi ôm chầm lấy mẹ!
Mẹ Diệp Tuệ dịu dàng dùng khăn tay lau nước mắt cho con, vừa dắt cậu tới hoa viên dùng điểm tâm vừa nói chuyện với cậu.
- A Tuệ! Con có chịu nghe lời cha không?
Diệp Tuệ lắc lắc mái đầu nhỏ, đôi mắt trong trẻo ngước lên nhìn mẹ.
Mẹ hắn xoa đầu con trai, thở dài.
Hắn thật thà kể:
- Mẹ, hôm nay con nhìn thấy cha nhận tiền của người khác, phu tử nói đó là ăn hối lộ, là xấu!
- Cha con đang cất giữ hộ người ta chút tiền, là việc tốt. A Tuệ, con còn nhỏ, chưa hiểu chuyện, đừng để ai nghe thấy , biết chưa?
Diệp Tuệ gật đầu, song lại tò mò xoa mũi:
- Hôm trước nữa con luyện võ, rã ràng sư phụ nói võ công là để trừng trị kẻ gian, cứu người gặp nạn. Thể mà cha lại nói con phải dùng võ công để giết chết những kẻ cản đường mình? Vậy cha đúng hay con đúng hả mẹ?
Nghe đến đây, mẹ hắn đã rơm rớm nước mắt, Diệp Nhân Cảnh đến một đứa trẻ cũng dạy dỗ không tốt, nhưng bà vẫn không muốn Diệp Tuệ biết được sự xấu xa của cha nó, dẫu vao bà và người đàn ông ấy cũng là phu thê. Tuy không đầu gối tay ấp mặn nồng nhưng một ngày vợ chồng, ân nghĩa trăm năm. Trong sâu thẳm lòng bà, Diệp Nhân Cảnh vẫn là nam nhân duy nhất.
Bà vỗ nhẹ cái má có lúm đồng tiền đáng yêu của Diệp Tuệ, mắng nhỏ:
- Con sai! Lời cha nói đương nhiên là đúng rồi!
Diệp Tuệ dẩu môi vẻ không hiểu, nhưng cũng không tò mò hỏi thêm nữa!
Hai mẹ con đang ăn uống vui vẻ thì Diệp Nhân Cảnh trở về, nhìn thấy thức ăn trên bàn, ông ta phẫn nộ đẩy xuống hết, tiếng bát đĩa vỡ loảng xoảng, vợ gã hoảng hồn quỳ sụp xuống!
Diệp Nhân Cảnh tiến đến kéo bà dậy, Diệp Tuệ bị đám nô bộc bế thốc đi, cậu giãy giụa khóc lóc một hồi. Thứ cậu nhìn thấy cuối cùng chỉ là hình ảnh mẹ mình kề lưỡi kiếm sắc lẹm bên cổ.
Như thể dùng sức một chút, máu sẽ tuôn xối xả.
Máu văng tung tóe, màu đỏ tươi quỷ quái như cứa mạnh một vết vào tâm hồn non nớt của Diệp Tuệ.
Máu cứ chảy mãi, chảy ra từ cổ người mẹ, thấm ướt cả vạt cỏ xanh biếc mượt mà, mùi máu tanh tưởi chẳng mấy chốc khiến cậu buồn nôn.
Mẹ cậu nằm thoi thóp ở đó, Diệp Tuệ đạp trúng hạ bộ của tên gia nô, khiến hắn đau đớn buông cậu ra, rồi cứ thế cậu chạy đến bên mẹ mình.
Bàn tay mẹ thõng trên nền đất, không đủ sức vuốt ve khuôn mặt cậu, câu cuối cùng bà cố gắng nói ở kiếp này chỉ vỏn vẹn:
“ A Cảnh! Thiếp đối với chàng, xưa nay không hề thay đổi!”
Mẹ cậu chết mà không nhắm mắt. Cho đến lúc chết, bà vẫn chỉ nhớ đến Diệp Nhân Cảnh!
Chỉ một lòng chung thủy với gã!
Nhưng xem ra, một kẻ máu lạnh như Diệp Nhân Cảnh không hề biết chữ “chung thủy” viết như thế nào. Hắn lại ép vợ mình phải hầu hạ vị quan họ Sảnh đó, vị quan đã yêu say đắm vợ hắn khi cô chỉ là một ca kỹ, vị quan kia đối xử với cô cũng không tồi, chỉ tiếc là khi đã một lòng một dạ với gã, có thêm trăm ngàn Diệp Nhân Cảnh tốt hơn. Diệp Nhân Cảnh vẫn chỉ là Diệp Nhân Cảnh mà thôi!
Vị quan kia muốn chiếm đoạt cô, nhưng cô đã không còn là kỹ nữ phóng đãng một thời. Cô đã là vợ của gã, là mẹ của con gã. Tất không thể làm ra cái chuyện nhục nhã ấy được!
Cho nên, cô đã chọn cách tự kết liễu cuộc đời mình, để tỏ rõ tấm lòng với hắn.
Diệp Tuệ khóc như mưa, nhưng mẹ hắn sẽ không bao giờ tỉnh lại nữa.
Cha hắn không đổ một giọt lệ, chỉ lạnh lùng ra lệnh cho người chôn cất mẹ hắn!
Rốt cuộc, một kẻ như Diệp Nhân Cảnh có còn biết đến tình cảm con người hay không?
Không ai biết!
Ông ta ngày một tham lam và tàn nhẫn.
Cho đến khi 15 năm trôi qua, Diệp Tuệ đã tròn 21 tuổi. Hắn đã mồ côi mẹ từ năm lên 6.
Thì ra, hắn cũng giống ta, mất đi người thân từ nhỏ. Mãi mãi không cảm nhận được tình cảm chở che của bọn họ.
Chẳng trách hắn lại quý tấm trường bào đen đó như vàng, lúc nào cũng khoác trên người, lúc Tiểu Ái động vào nút áo còn đẩy nó ngã dúi dụi. Lần đó ta làm vỡ chiếc vòng trân châu của mẹ hắn, ắt hẳn Diệp Tuệ phải tức giận lắm!
Thế mà hắn chẳng đả động gì tới ta, còn Sảnh Tiểu Liên đó lại uất ức thay cho hắn, thật kỳ lạ!
Ngẫm ra, hắn còn tội nghiêp hơn cả ta, vì chính cha hắn đẩy mẹ hắn vào ngõ cụt, ép bà phải tự vẫn ngay trước mặt hắn. Còn ta, dẫu sao cũng được mẫu thân và đại huynh rất mực nuông chiều, xưa nay chưa từng chịu khổ.
Càng nghĩ lại càng cảm thấy ghê sợ, không hiểu gã cáo già Diệp Nhân Cảnh đã dùng cách thức gì để nuôi hắn khôn lớn, nghe nói từ thời tấm bé ông ta đã nhồi nhét những thứ xấu xa vào đầu Diệp Tuệ rồi. Sống mà phải đè phòng chính cha ruột của mình, thật không dễ dàng chút nào!
Chợt nhớ ra một điều, ta thảng thốt hỏi bà chủ:
- Bà chủ, sao người lại biết Diệp Tuệ? À không đúng, người còn rõ cả phụ thân của hắn nữa!
Bà chủ mỉm cười: “ Vì ta và ông chủ chính là cữu nương, cữu cữu của A Tuệ”
Miệng ta cứng ngắc, cảm giác như từng thớ gân đang bị đem đi ngâm nước, co rút không ngừng.
Hóa ra, bấy lâu nay ta trú ngụ nhờ cữu gia của hắn, những một năm có lẻ.
Giọng bà chủ như xa như gần:
- Lần con bị bán vào kỹ viện, A Tuệ rất lo lắng, nó phái người đi ứng cứu, sau đó đích thân giao con cho ta chăm sóc. Nhờ A Tuệ, con và Tiểu Ái mới yên ổn ở lại đây lâu như vậy!
Ta chết trân, tại sao hắn phải giúp ta? Giúp ta có ích lợi gì? Đừng mong ta sẽ cảm động vì những chuyện đó, Tiểu Ái của ta vì hắn mà chết, ta mãi mãi không quên!
Ta xiêu vẹo bước về phòng, bỏ ngoài tai lời bà chủ:
- Nó làm như vậy vì cái gì, con là người rõ nhất!
Cho dù hắn thật lòng với ta thì sao chứ? Hắn chẳng phải đã thành thân với nữ nhân khác đó sao? Đinh Mẫn Mẫn, ngươi còn hy vọng điều gì ở Diệp Tuệ. Hắn ta lấy sự đau khổ của ngươi làm hạnh phúc của mình, ngươi quên kết cục của Tiểu Ái rồi ư?
Lời nói của mấy tên nam nhân hoàn toàn không đáng tin tưởng!