Thời tiết chuyển sang mùa hè nên khá oi bức nên hôm nay, Tuyết Phượng trổ tài nấu món bún riêu Nam Bộ. Thực ra cô cũng là người Sài Gòn xuyên không nên lâu lâu cô lại xuống bếp nấu những món ăn quê nhà để trở về thời ngày xưa. Bún riêu vốn là món ở đất Bắc di cư vào nhưng theo năm tháng đã biến đổi rất nhiều để phù hợp với khẩu vị người dân Nam Bộ. Tô bún riêu ngon ngoài vị ngọt của cua đồng, nước dùng được nấu với sườn non thì phải kể đến màu sắc vàng óng, bắt mắt nhờ lấy cà chua xào lấy màu và một ít bột hạt điều. Thưởng thức tô bún riêu Nam Bộ ăn kèm với rau thơm, muống chẻ, giá...thêm ít mắm tôm và ớt xay mới cảm nhận hết được cái thư sướng của ẩm thực quê nhà.
Món bún riêu hôm nay rất đắt khách. Tuyết phượng ríu rít gắp thêm ít chả cây, miếng giò heo cho Lão vương phi và Phạm Việt. Nhìn hai người vui vẻ ăn cơm lòng cô thật ấm áp. Dù có sống với lão vương phi được ít hôm nhưng cô cảm nhận như chính gia đình của mình.
Phạm Việt đối xử với cô rất tốt. Anh kể về tình yêu của anh đối với người chị dâu có nét hao hao giống mình. Xung quang anh lúc đó là những vầng nắng dịu dàng, rạng rỡ cả khuôn mặt với những cảm xúc sâu lắng về chị dâu, về các con. Cô có cảm giác vợ con anh vẫn hiện hữu quanh đây.
Anh coi cô như em gái nhỏ của mình và không muốn cô trở thành cái bóng của chị dâu. Anh muốn cô lưu lại vương phủ phụng bồi lão vương phi một thời gian rồi sẽ tìm mối hôn sự tốt gả cho. Ở nơi xa quê này, mẹ cô mới mất, cha thì bận rộn việc triều chính và quản lý các cơ sở thuốc Bắc của gia đình nên cô cũng thích ở vương phủ. Cô xem lão vương phi như bà ngoại của mình. Bà đối xử và quan tâm cô rất tốt.
Ăn uống vui vẻ, cô chào tạm biệt lão Vương phi và đại ca đi dạo phố phường. Cô chon cho mình bộ trang phuc màu hồng phấn. Tóc để xõa dài và cài trâm trên đầu dẫn theo vài thị về đi bát phố. Thăm thú cảnh đẹp, mua được rất nhiều đồ trang trí lạ mắt, cô vui vẻ hồi phủ. Đã lâu lắm rồi cô không hồi tưởng về quá khứ kề từ khi vô tình xuyên không. Chắc là do tác dụng của tô bún riêu buổi trưa hôm nay.
Cô vốn là đứa bé mồ côi lớn lên và trưởng thành trong Mái ấm Niềm tin ở Sài Gòn. Cuộc sống tuy vất vả nhưng hạnh phúc bên bạn bè, các cô quản giáo. Cô được các nhà bảo trợ lo cho học đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. Tốt nghiệp xong, cô xin về công tác tại bênh viên gần Mái ấm Niềm tin được gần 5 năm để tiện chăm lo cho các em nhỏ có hoàn cảnh như mình. Cô thích ứng khá nhanh chóng khi xuyên không đến nơi này.
Nơi đây không có ngàn ánh đèn lấp lánh sắc màu với nhịp sống sôi động, hối hả của một thành phố mang tên Bác năng động, phát triển nhất Việt Nam; không có những buổi biểu diễn cải lương, ca nhạc trong cánh gà của Nhà hát Thành phố; Không có chợ Bến Thành ồn ảo, sôi động, tập nập những hàng hóa, sản phẩm từ khắp mọi nơi trong và ngoài nước; Không có bến nhà Rồng đã đi vào sử sách bởi nơi đây đã in dấu chân của vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam khi Người rời Việt nam bôn ba tìm đường cứu nước. Kiếp này cô an phận thủ thường bên cha mẹ yêu chiều. Cô lại được gặp Lão vương phi và đại ca Phạm việt thế là mãn nguyện lắm rồi. Cô mơ màng ngủ trên đường hồi phủ nhớ lần đi chơi vườn cây Lái Thiêu gần nhà nhỏ bạn. Cô cùng các bạn hái những trái măng cụt, chôm chôm.. lội xuống mương bắt cá nướng ăn vui vẻ vô cùng. Sau đó lại chạy về Sài Gòn đi ăn bánh tráng trộn, líu ríu bên ly sinh tố, hoa quả dầm đến tận đêm khuya. Ôi ! Thật sống động, hạnh phúc làm sao. Lời bài hát Sài gòn đẹp lắm vang lên trong cô.