Bên quầy gửi quần áo, mấy cô giữ áo to nhỏ trò chuyện, không để ý tới Tứ quái và Caroline.
Caroline đã được biết chuyện về Plegel. Lọ Axi đặc cùng phán đoán của Tứ quái. Cô bé cứ lắc đầu mãi vì quá ư kinh hoàng.
Tarzan đi tới chỗ mà Tròn Vo đã huých vào Plegel, thả tấm vé gửi áo xuống sàn. Có thể thấy nó nổi bật trên sàn đá cẩm thạch màu sẫm.
- Thế nào Plegel cũng cho rằng gã đã làm rơi cái vé ở đây - Tarzan nói - khi bị Willi húc suýt ngã. Tụi mình nấp sau cầu thang kia quan sát. Caroline bạn thông thuộc bảo tàng này chứ? Bộ sưu tập tranh cổ điển trưng bày ở gian nào?
- Trên gác.
- Tốt. Vậy thì gã sẽ buộc phải đi qua chỗ tụi mình.
Năm đứa đi về phía cầu thang.
Sau cầu thang có một hành lang dẫn đến những gian phòng cấm không ai được vào. Lũ trẻ có thể nấp ở đó.
- Plegel sẽ được một phen kinh ngạc khi nào gã lên gác, đứng trước bức tranh gần như nguyên bản của Rembrandt và muốn hắt Axit, nhưng trong lọ rỗng không -Tròn Vo hớn hở cười toe toét.
- Và tụi mình phải lập tức ra tay. - Tarzan nói - Để hủy hoại một bức tranh, gã không nhất thiết cần có Axit. Một con dao nhíp cũng đủ để hắn thực hiện ý đồ đó.
Caroline hồi hộp, cứ liên tục xoắn các ngón tay vào nhau.
Karl dựa lưng vào một cánh cửa có biển đề “Cấm vào” - và suýt nữa ngã ngửa. Vì đúng lúc đó, cánh cửa mở vào phía trong phòng.
Tarzan chộp được áo khoác của Karl, gặt không để bạn ngã.
- Các cô các cậu làm gì ở đây vậy? - Người đàn ông xuất hiện phía sau Karl sẵng giọng hỏi.
Đó là một kẻ cao lớn, có bộ mặt diều hâu. Tarzan lập tức nhận ra đó là Kuno Leckler, người mà hắn cũng đã làm quen trong bữa tiệc hôm nọ. Leckler là giám đốc Bảo tàng Âu châu.
- Xin chào ông Leckler - Caroline kêu lên - tôi đang dẫn các bạn của tôi đi xem cho biết tòa nhà này đấy ạ. Đây là Gaby, Tarzan, Willi và Karl.
Leckler cau có gật đầu. Ánh mắt ông ta dừng hơi lâu ở Tarzan, nhưng rõ ràng ông ta đã không nhớ ra từng gặp hắn ở đâu.
Cũng như đêm nọ, ông ta đeo kính gọng đồi mồi màu sẫm. Vết chàm tim tím dưới mắt trái không nhỏ đi tí nào.
Ông ta đóng sập cửa, đi về phía phòng khánh tiết.
Cầu mong ông ta đừng nhặt cái vé lên, Tarzan nghĩ.
Và hắn thở phào khi thấy Leckler đi ngang qua chỗ cái vé nằm mà không hay biết gì. Rồi ông ta vào tới phòng tiệc.
- Một con người thật đáng ghét. - Caroline nói - Khi muốn xin xỏ gì thì mồm dẻo quèo quẹo, nói cười thớ lợ. Nhưng ông mình vừa cho ông ta mượn những bức tranh một cái, là chẳng còn thấy tình nghĩa đâu nữa. Thậm chí cũng chẳng thèm gửi thiếp chúc tết ông mình nữa kia.
- Vô học ấy mà - Tròn Vo nói - Có lẽ đối với ông ta, chân trời bó hẹp chỉ trong một khung tranh thôi.
- Mìnhã gặp mẹ bạn - Gaby bảo Caroline - nhưng ông nội của bạn thì chưa.
- Tiếc là ông đang bị cúm. Nếu không ông rất muốn tới dự cuộc khai trương hôm nay.
Lũ trẻ lại tiếp tục đợi.
Tarzan quan sát cửa phòng tiệc.
Không còn lâu nữa, rồi ông thị trưởng sẽ đọc diễn văn, sau ông ta chắc chắn tới lượt Leckler, Tarzan nghĩ. Tụi mình khỏi cần nghe họ. Bao giờ nội dung cũng như nhau.
Karl lại định tựa lưng vào cánh cửa. Rõ ràng hôm nay anh chàng mỏi lưng.
Nhưng nó chưa kịp tựa thì cửa đã lại mở toang ra, một gã đàn ông hùng hổ xông ra, mặt đỏ như gà chọi.
Tuy gã này không sùi bọt mép, nhưng trông thì biết gã đang giận sôi sùng sục.
Karl chắn ngang đường gã, bị xô một cú vào ngực, loạng choạng.
- Ơ cái ông này! - MáyTính kêu lên.
Nhưng gã đàn ông đã thình thịch bước qua, hằm hằm tiến tới quầy gửi áo, đấm tay xuống mặt quầy.
- Cho tôi xin cái áo! - Gã gầm lên - Mẹ kiếp! Đây không hơi đâu xem diễn cái trò khỉ này. Chẳng dính dáng gì tới văn hóa hết. C rõ chưa?
- Ông cho xem vé gửi áo. - Cô giữ áo nói.
- Cái gì? Cô không biết tôi là ai sao? Chiếc áo choàng đen Kaschmir kia kìa.
- Ông phải đưa vé đã thưa ông.
Gã đàn ông vừa nguyền rủa vừa lục lọi các túi, tìm thấy cái vé, và nhận được chiếc áo.
Trong khi gã nóng nảy này khó khăn xỏ vào tay áo, gã gần như nuốt chửng cả điếu xì gà ngậm trong mồm.
Tứ quái và Caroline từ sau cầu thang ngó ra, vừa quan sát gã vừa cười thầm.
Gã thấp lùn, béo phục phịch, cái đầu tròn trọc lốc, mồm đầy răng vàng. Gã ăn vận như một gã doanh nghiệp mới phất.
Giờ đây, vẫn giận giữ, gã thình thịch đi ra ngoài trời chiều u ám.
- Mình nghĩ, mình biết kẻ này. - Tròn Vo nói - Gã khá lố bịch trong Câu lạc bộ “Những nhà doanh nghiệp lớn”. Ba mình có chân trong ban lãnh đạo Câu lạc bộ mà. VàKrachwang, cái kẻ khả ố này, luôn sinh sự, nên người ta đang đề nghị tống cổ gã khỏi Câu lạc bộ. Gã tên là Hans - Rudiger Krachwang.
Gã làm chủ doanh nghiệp gì thế? - Tarzan hỏi
- Chủ nhà máy sản xuất băng dính cứu thương.
- Thế thì làm gì gã chẳng hỏng người. Để tăng doanh thu, chắc chắn gã phải cu nguyện sao cho càng nhiều người bị thương càng tốt. Vì những người lành lặn đâu cần tới băng cứu thương.
- Chính thế - Tròn Vo gật đầu - tại Câu lạc bộ, gã luôn tuôn ra câu châm ngôn yêu thích nhất: Tôi yêu những vết thương, có điều không ở trên cơ thể tôi.
- Nếu gã tưởng có lúc mình sẽ dùng băng dính của hãng Krachwang thì gã đã nhầm to! - Karl tuyên bố.
Cánh cửa cấm vào he hé mở.
Tarzan nhìn vào gian ngoài của gian phòng, nơi có những móc treo áo gắn trên tường. Cửa tiếp đó đóng. Nhưng lúc này, một phụ nữ mở cửa bước ra, đầu cúi xuống như đang thở dài.
- ChịStefanie - Caroline mừng rỡ kêu lên.
Người phụ nữ còn trẻ lắm, chỉ 23 tuổi là cùng. Chị có mái tóc màu nâu, mắt xanh da trời. Chiếc váy chị mặc đủ diện cho buổi lễ hôm nay, nhưng vẫn giản dị. Gò má chị cao, cái miệng quá rộng. Tuy vậy, Tarzan kết luận là chị ưa nhìn. Ít nhất cũng do vẻ duyên dáng khi chị cử động, và vẻ rạng rỡ thân ái thoát lên từ người chị.
Khi nghe Caroline gọi, sự lo lắng trên gương mặt nhợt nhạt của Stefanie như bay biến.
Caroline giới thiệu Stefanie với Tứ quái. Thì ra người phụ nữ đang nồng nhiệt siết tay từng đứa một này là thư ký của ông Leckler - Nghĩa là nhân vật số hai của Bảo tàng Âu châu này.
- Không có Stefanie thì chẳng việc gì chạy cả - Caroline nói - Chịấy là cô tiên tốt bụng ở bảo tàng này. Đúng thế mà, chị Stefanie! Ông em cũng nghĩ như vậy. Sở dĩ ông em chịu nghe những lời dụ dỗ của ông Leckler để cho mượn tranh cũng chỉ vì chị. Vì ông mến chị. Ông bảo rằng chị thật am hiểu hội họa Hà Lan và Pháp. Mới đây chị đã khẳng định hoàn toàn đúng, rằng danh họa Rembrandt vẽ nguệch ngoạc ở các rìa tranh. Ông tập trung thi thố tài năng ở trung tâm các bức tranh. Ngoài ra ông em còn bảo rằng ông biết 4 bức tranh quý của ông sẽ được giữ gìn chu đáo dưới bàn tay của chị. Đúng, ông em đã nói thế! Chứng tỏ ông đánh giá khác hẳn giữa ông Leckler và chị.
- Thôi đừng làm chị phải khó xử đi, Caroline! - Stefanie cười - Ông giám đốc làm việc... ờ... rất có ý thức và trách nhiệm. Tuy nhiên những lời em vừa nói khiến chị rất dễ chịu. Lúc này đúng là lúc chị cần vỗ về an ủi như thế. Để tâm hồn chị thư thái trở lại, chị đang bị sốc.
- Chị vừa có chuyện bực mình chăng? - Gaby hỏi.
- Chị gần như đã bị thóa mạ. - Stefanie gật đầu.
- Do Krachwang phải không ạ? - Tròn Vo hỏi.
- Em biết ông ta à?
- Em biết về ông ta, cũng tạm đủ. Ông ta tự coi mình là loại danh giá nhất, nhưng kỳ thực chỉ là loại hạng bét. Ông ta vừa đùng đùng rời đây mà đi. Chúng em cứ tưởng ông ta sẽ bạt tai cô giữ áo cơ đấy.
Stefanie lắc đầu:
- Lẽ ra ông ta phải biết là không được xử sự như vậy. Ý chị là ông ta không đặt quyền lợi của mình lên trên quyền lợi chung. Chuyện là thế này, nhưng các em đừng kể ra nhé: Chúng tôi mua ba bức tranh của một họa sĩ trẻ đầy triển vọng. Anh ta tên là Kajetan - Imogen Dampfhammer. Vài năm nữa thôi, thiên hạ sẽ biết tiếng anh ta. Những bức tranh đẹp của họa sĩ vẫn nằm trong phòng vẽ của anh ta. Cả Krachwang - ông ta là sưu tầm tranh rất hăng hái, nhưng không phải vì say mê nghệ thuật, mà là để đầu tư sinh lời - cả Krachwang cũng định mua bức tranh đó, nhưng chậm chân hơn chúng tôi một tí tẹo. Lẽ ra phải chấp nhận, thì ông ta lại xồng xộc tới đây chửi mắng ông Leckler và tôi, làm như chúng tôi ăn cắp của ông ta không bằng. Ông ta lý sự rằng công chúng quá u mê để có thể thưởng thức đúng giá trị của những bức tranh. Chỉ nhà ông ta mới là chỗ xứng đáng cho chúng.
- Một kẻ tự phụ mắc bệnh hoang tưởng -Karl cười- Ngữ ấy chúng ta không nên chấp.
- Đúng lúc đó, Tarzan trông thấy cửa phòng tiệc mở, và Plegel lách người đi ra.