Rủi quá! Tại Tổng nha cảnh sát, Tứ quái được biết thanh tra Glockner vừa đi cách đây khoảng 5 phút.
Đồng nghiệp của ông lắc đầu:
- Các em không tìm được ông ấy đâu. Thanh tra Glockner đi bắt hai tên buôn lậu ma túy bị truy nã từ nhiều tháng nay. Chúng tôi vừa được báo chỗ ở của chúng. Gaby, ba em mang theo ba đồng nghiệp. Có thể họ chỉ đi độ nửa giờ. Nhưng ai mà biết trước được.
Không muốn đợi, Tứ quái quyết định đến cửa hiệu của bà Irmi trước, rồi sẽ quay lại sau.
Tarzan ngạc nhiên thấy một xe tuần tra đổ xịch trước cửa hiệu của bà Irmi. Hai cảnh sát mặc sắc phục nhảy khỏi xe.
Họ đi vào cửa hiệu.
- Hy vọng không có chuyện gì tồi tệ, - Gaby nói.
Lúc Tứ quái cùng con Oskar bước vào, cũng là lúc ông WilheimPachowski hít sâu một hơi.
- …tôi, chính thế, chính tôi gọi điện đây! Và tôi đã nói chuyện với một ông thanh tra tên là Glockner. Ông ấy bảo sẽ phái xe tuần tra đến. Tôi đoán đó là các ông. Xin mời, các ông muốn biết gì
Tứ quái gật đầu chào bà Irmi. Bà chìa tay cho Gaby:
- Cháu nghe đấy chứ, Gaby? Họ đang nhắc đến ba cháu. - Rồi bà thông báo - Cháu Gaby đây là con gái thanh tra Glockner.
- Còn chúng tôi tự hiểu mình là những cộng tác viên của ông thanh tra, cố nhiên hoàn toàn tình nguyện và… - Tròn Vo láu táu đến đó thì im bặt, vì bị Tarzan huých vào sườn.
- Chúng tôi đến đây thật đúng lúc, - Tarzan nói. – Cho phép hỏi có chuyện gì thế ạ?
Lúc này Gaby quay sang hai viên cảnh sát: một người râu ria lởm chởm, người kia bị tạo hóa gắn cho một cái mũi dài khác thường.
- Cháu có biết cả hai chú, - Gaby nói – Các chú đã chiến thắng trong ngày hội thể thao của ngành cảnh sát, phải không ạ?
Hai cảnh sát rạng rỡ nét mặt. Cảnh sát Lehmann đỏ mũi vì sung sướng. Cảnh sát Schupowski giải thích rằng họ đã đoạt giải nhì môn bắn súng ngắn và chạy đến cùng chặng đua 3.000 mét.
- Phải, còn bây giờ, - anh ta tiếp, - nghe nói ở đây đã xuất hiện một tờ 100 giả. – Anh ta quay sang hai ông bà già. - Chuyện thế nào, thưa ông, Pachowski?
Tarzan như bị điện giật, nhìn các bạn. Tờ 100 mark giả? Vậy là MũiDiều hâu lại ra tay.
- …nhưng tôi không mắc bẫy, - ông Wilheim kết thúc bài tường thuật của mình, - mà đã xua hắn đi. Hắn lên chiếc taxi đi tiếp. Số xe là … VH 131
Vẫn chiếc xe đó! Tarzan sửng sốt nghĩ. Chẳng lẻ người lái xe không nhận ra việc làm tồi tệ của vị khách… Úi chà! Giờ mình đã hiểu tại sao chuyện đổi tiền vội vã luôn gắn với người lái taxi không có tiền lẻ trả lại. Aha! Ra thế! Hai tên một giuộc với nhau. Tiện lợi làm sao! Mà ông lão này tỉnh táo đây. Bây giờ chúng ta đã có đầy đủ số xe rồi.
Trong khi Tarzan còn mãi suy nghĩ thì một bà khách bước vào: tóc đỏ, ăn mặc lịch sự, đeo đầy đồ trang sức. Bà ta đến lấy một chiếc bút máy bằng vàng, rõ ràng là hàng đặt trước.
Chà, loại đắt tiền lắm đây!
Bà Irmi phục vụ khách, gọi bà tóc đỏ là “bà GotzeGormann”. Khi trả tiền, bà Gormann đặt lên mặt quầy hai tờ 1.000 mark. BàIrmi tìm tiền trả lại: một tờ 100, một tờ 100 nữa, 3 tờ 20…
Tarzan khéo léo sắn đến. Ánh mắt hắn ghăm vào tờ 100 thứ hai.
Cái màu xanh lam này! Thứ giấy cứng này! Và cái cách ông già liếc nhìn tờ bạc!
- Xin lỗi, - Tarzan nói, trước khi bà tóc đỏ kịp cầm lấy tiền trả lại. – Cho phép tôi nhìn kỹ tờ bạc này chứ ạ?
Vừa dứt lời, hắn đã cầm tờ bạc trong tay. Dãy số NL 0632946T…
Quái lạ! Tarzan nghĩ. MũiDiều hâã thành công. Tại sao nhỉ? Ông già khẳng định đã không đổi cho gã cơ mà?
Tarzan giơ tờ bạc ra:
- Tiền giả! Tên lưu manh đã định lừa chúng tôi bằng chính tờ bạc này. Tôi và Willi. Tôi đã nhớ số in trên nó và vừa rồi đã báo cho ba của Gaby. - Cậu quay sang bà IrmiEbrmann - Thưa bà Ebrmann, làm sao tờ bạc giả này lại chui vào ngăn tiền của bà được?
Cảnh sát Schupowski cầm tờ bạc từ tay Tarzan. Gaby, Karl và Tròn Vo nghển cổ lên.
Mặt ông WilheimPachowski đỏ lên, rồi tím lại. Ông giơ một tay lên che mặt. Nhưng mặt bà IrmiEbrmann lại tái nhợt đi. Hai mắt mở to hoảng hốt.
- Đó … đó … là tiền giả à?
- Giả hoàn toàn! – Tarzan gật đầu. – Tôi hiếm khi, hoặc chưa từng có trong túi một tờ 100 mark. Nhưng tôi biết những tờ bạc lớn trông ra sao.
- Cậu nói đúng, - Cảnh sát Schupowski nói.
- Một tờ bạc giả làm quá vụng, - cảnh sát Lehmann xác nhận và xoa mũi lia lịa.
Bà Irmi chắp hai bàn tay, ánh mắt cầu cứu nhìn sang ông Pachowski.
Nào! Bà ấy làm sao vậy nhỉ! Tarzan nghi. D như mặt đất đang chao đảo dưới chân bà ấy?!
Ông Pachowski bỏ tay xuống. Nước mắt ông giàn giụa trên má.
Người ông run lên, lúc này ông không nén nổi trận cười, bèn phá lên:
- …hahahahaha … hoahoahoahoahoa … hêêêêêê! Buồn cười quá thể. Quả nực cười! Vậy mà tôi cứ ngỡ mình láu cá lắm! Xin lỗi bà, bà Irmi, vì tôi đã không nói gì với bà về chuyện này. Khi ấy bà đang nói chuyện điện thoại. Tôi bèn lén đổi. Rất chi là bí mật! Sau lưng bà… Tôi xin lỗi! Hêhêhêhê!
Bà GotzeGormann, nãy giờ không nói gì. Bà cảm thấy cực kỳ khó chịu trong cái hoàn cảnh mang tính tội phạm này, bèn đút cái bút đã bọc lại vào trong sắc tay và đi giật lùi ra cửa:
- Tôi đang vội, bà Ebrmann. Thôi tôi cứ để lại đây 100 mark. Lần sau ra trừ cũng được. Tạm biệt!
* *
Ông Wilheim thuật lại câu chuyện. Một sự thú tội trước hai viên cảnh sát.
Ông già này thật lịch thiệp với phụ nữ. Tarzan nghĩ. Ông cố tình khôngể bà Irmi dính vào vụ này. Nếu quả bà Irmi không biết gì như ông ấy khẳng định, thì cớ sao bà ấy lại run lên thế kia. Thôi tụi mình cứ coi như ông Wilheim nói đúng.
- Tệ quá, ông WilheimPachowski, - cảnh sát Schupowski nghiêm giọng. – Đành rằng ông cũng chẳng lợi lộc gì khi tráo một tờ bạc giả lấy một tờ bạc giả khác. Nhưng khi hành động ông vẫn đinh ninh đã đổi được tiền giả lấy tiền thật. Và ông thừa biết kẻ nào tung tiền giả vào xã hội, kẻ đó sẽ bị pháp luật trừng trị. Ông sẽ bị truy tố.
- Chà chà, tôi có phải là tội phạm đâu. – ÔngWilheim ngạc nhiên.
- Mặc! – Schupowski khăng khăng.
- Làm thế khe khắt quá ạ. – Gaby xen vào.
Schupowski nghiến chặt hai hàm răng lắc đầu. Anh bạn đồng nghiệp Lehmann cũng đổi sang mặt nghiêm trọng.
- Không còn cách nào khác. Việc truy tố là không thể tránh khỏi.
- Cho cháu gọi nhờ điện thoại được chứ ạ? – Gaby hỏi bà Irmi.
Đoạn cô bé đi vào văn phòng. Một lát sau, cô bé quay ra gọi.
- Thưa chú Schupowski, chú ra đây một chút. Ba cháu muốn nói chuyện với chú.
Viên cảnh sát vào văn phòng, khi ra tuyên bố:
- ÔngPachowski, vì việc điều tra truy bắt bọn tung bạc giả vào thị trường đang khẩn cấp, xét thấy vụ việc của ông cũng nhẹ nên miễn truy tố ông. Đích thân ông thanh tra Glockner bảo lãnh cho ông. Số xe taxi chẳng giúp gì được cho chúng tôi… Chúng tôi cần ông tả lại diện mạo kẻ đó.
Ông Pachowski sờ lên kính:
- Đến tả ông bây giờ tôi cũng chịu. Mắt tôi kém lắm.
- Tôi và Willi biết mặt gã, – Tarzan nói. - Đằng nào chúng tôi cũng đến chỗ ba Gaby ngay bây giờ. Thưa ông cảnh sát, ông có thể coi như việc đó đã hoàn tất.
Nhiệm vụ của Schupowski và Lehmann đến đây là hết. Họ cáo từ.
* *
Paul Behnke đã hết hứng tiếp tục đổi tiền hôm nay. Mệt khiếp! Cũng vất vả ngang làm việc lương thiện chứ giỡn đâu.
Cố nhiên là gã nghe người ta nói vậy thôi, chứ gã đã mó tay vào công việc lương thiện bao giờ đâu.
Hôm nay được rồi đấy, Sigi, - gã bảo tên lái taxi. - Để mai tiếp tục!
- Mày sướng thật. Tao còn phải lái xe nữa. Mày muốn xuống chỗ nào?
- Chở tao đến quán Chianti. Tao đang thèm ăn món pizza. Nhất định tao sẽ gặp mấy thằng khốn ở đó, và sẽ bảo cho chúng biết tiền chúng làm giả ẩu như giấy lộn.
- Còn phần của tao đâu? Đưa đây nào!
Sigi Huber bỏ một tay khỏi vô lăng, chìa ra sau. Behnke thò tay lấy ví, nhưng lại lôi nhầm tẹp tiền giả ra. Tẹp tiền mỉm cười với gã.
Gã toan đút trở lại túi, thì ánh mắt chợt dính chặt vào tờ bạc nằm trên cùng.
- Ái chà, đây là tờ bạc mà lão khọm trả lại cho tao.
- Thế thì sao?
Behnke không đáp, mà săm soi tờ bạc. Gã giơ nó lên ánh sáng, nheo mắt ngắm kỹ chất lượng màu.
Tiền giả! Nhưng không phải thuộc loại tiền của gã. Tờ này còn tồi hơn nhiều. Trông rõ tởm! Thằng thợ vụng nào đã làm ra thế không biết? Hơn nữa tờ bạc đã qua tay nhiều người lâu nay, có lẽ toàn những kẻ mù loà.
Behnke hí lên cười:
- Sigi, mày không tin nổi đâu. Lão khọm đã cho tao vào bẫy. Té ra vì thế mà lão kiếm đi vào cửa hiệu đó. Nhìn đây! Lão đã tráo tờ bạc giả của tao lấy tờ bạc giả của lão. Lão già ma mãnh! Tao cho đây là tờ bạc trong loạt bạc của MarcelloPatroni. Nhưng tên này đã ngồi tù từ năm 1983. Hắn bị kết án 15 năm vì tội cướp nhà băng và buôn lậu ma túy. Còn chuyện hắn làm cả bạc giả thì cho đến nay tụi cớm vẫn chưa biết.
- Không ngờ lão trông thế mà gian! – Sigi lắc cái đầu to tướng.
Behnke rút một tờ 100 thật đưa cho đồng bọn:
- Phần mày!
- Mai lại tiếp tục chứ?
- Nhưng phải đến chiều. Hãy đón tao lúc 2 giờ chiều.
Lát sau, Behnke đã bước vào quán Chianti. Tay bồi bàn Guiseppe chào hắn với nụ cười thơ lớ:
- Được gặp lại ông tuyệt quá, thưa ông Behnke.
- Pestili và Melfioso đã đến chưa?
- Họ ngồi trong buồng sau, đang ăn. Xin ông chớ làm phiền họ. Cả hai đang chờ khách hẹn sẵn.
- Nhưng tôi cứ làm phiền họ.
Behnke nói và xăm xăm đi vào buồng sau, căn buồng trong cùng nhỏ nhất của quán Chianti.
Ở đây chỉ có hai bàn. Một bàn trống, Pestili đang dắt chiếc khăn ăn vào cổ áo, còn Melfioso chúi mặt xuống đĩa mì xào mà chén.
- Chúc ngon miệng! Các ông cứ tự nhiên.
Behnke nói và ngồi xuống chiếc ghế thứ ba trong bốn chiếc ghế xếp quanh bàn. Nhưng chỉ ngồi mớm, như sắp đứng dậy đi ngay thôi.
Pestili đang nhấm nháp mực nướng:
- Khi ăn tôi chẳng muốn thấy cái mặt anh tí nào. Anh chỉ luôn luôn mang đến tin xấu và hay kêu ca.
- Tiếc là đúng như vậy, – Behnke gật đầu. – Chưa bao giờ tôi gặp lắm rắc rối với chỗ tiền giả như lần này. Chất lượng quá kém. Tôi cứ bị cười nhạo suốt, hễ định đổi tiền cho ai.
- Thế anh muốn gì nữa? Nếu tiền giả mà y như thật thì tôi sẽ không bán, mà gửi vào tài khoản của tôi.
Pestili diện mạo như cướp biển. Mặc lễ phục, cao lớn, xương xương, tóc quăn đen nhánh rũ xuống trán. Bộ ria đen hình móng ngựa khuôn lấy miệng. Tay đeo đầy nhẫn và lắc vàng.
Melfioso ngẩng đầu khỏi đĩa mì. Mép hắn dính một sợi mì, cằm bóng nhẩy dầu ôliu. Melfioso nặng một tạ hai, bộ ngực đồ sộ như ngực loài vượn Gorilla, mặt cũng na ná như thế. Sở dĩ hắn có biệt hiệu “Giết Bọ cạp” là vì hắn từng ở bên Châu Phi 8 năm, và đã dùng giày xéo chết không biết bao nhiêu bọ cạp mà kể. Hắn căm thù loài bò cạp, nghe nói vì thưở bé hắn từng bị bọ cạp đốt.
- Anh vẫn cứ chưa khá lên được hả? Behnke? – Melfioso nhăn nhở. - Những tờ “giấy”chúng tôi không phải để mang vào nhà hàng đổi, mà để lừa bọn mù dở, đám khọm già và bọn người ngoại quốc. Phải, cả bọn ấy nữa, vì chúng không rành tiền Đức.
- Vì thế mà tôi phải đánh đường sang Ba Lan chắc?
Pestili đẩy cái đĩa sang bên:
- Thôi đừng sửng cồ lên nữa, mà hãy chịu khó làm việc. Thế đấy. Cả trong nghề của chúng ta cũng vậy thôi. Chúng tao còn khối tiền giả. Nếu mày muốn, sẽ để cho giá hữu nghị 21,50 mark 1 tờ.
Behnke lắc đầu:
- Hiện thời thì không. Tôi còn đây.
Một người bồi đến gần hỏi Behnke gọi món gì.
- Ông đây lại đi ngay thôi mà, - Pestili nói.
- Thật ra tôi định ngồi lại. – Behnke nén lắm mới giấu nổi bực mình. – Cho tôi một ly rượu vang và một suất bánh Pizza.
- Anh dọn cho ông ta ở bàn nào đó ngoài kia, nghe chưa? – Pestili bảo người bồi. Người này gật đầu.
Behnke đứng dậy:
- Tôi vốn nhạy cảm. Tôi nhận thấy ngay, nếu người ta không thích sự có mặt của tôi.
- Chúng tôi có hẹn, - Pestili nói - Người đó đến ngay bây giờ. Chuyện làm ăn giữa chúng tôi không liên quan tới ai khác ngoài chúng tôi. Vì vậy, quả thật tôi không khoái ự có mặt của anh.
Lát sau, ngồi ở gian ngoài, Behnke để ý thấy kẻ đến gặp hai tên người Italia dễ ghét kia là một gã đàn ông có bộ mặt hóp và vàng ệch, hai hố mắt sâu hoắm, cặp môi mỏng quẹt, răng to. Hẳn gã chưa già, nhưng mái tóc đã đầy hoa râm.
Trông như một xác chết sống lại, Behnke tự nhủ và quyết định gọi gã kia là Xác Chết
* *
Ông Glockner bỏ máy điện thoại, ngả người ra sau, hai bàn tay xòe rộng úp trên mặt bàn.
- Không có số xe ấy. – ông nói.
Im lặng sửng sốt:
- Vậy là sao ạ? – Karl hỏi.
- Một điều chắc chắn: hai tên là tòng phạm của nhau, - ông Glockner đáp.
- Nghĩa là tên lái xe, tên đầu to đó, đã đề phòng bị nhớ số xe, nên dùng biển số giả, - Tarzan nói nhanh. - Trời đất! Hẳn chúng giả mạo mọi thứ. Cháu cuộc rằng chúng sử dụng cả giấy tờ tùy thân giả.
- Các cháu nói rằng đó là một chiếc ta
Một chiếc Mercedes màu trắng, đúng vậy. - Tarzan xác nhận. – Trên nóc xe có gắn biển để “taxi”. Và ở bảng đồng hồ xe có đồng hồ đo mét và đồng hồ tính tiền hẳn hoi. Chính mắt cháu trông thấy.
- Vậy thì đúng là xe taxi thật, - ông Glockner nói.
- Vậy rất có thể Đầu To cũng là tài xế thật. Nhưng trong cốp xe của hắn lại có những biển số giả.
- Tức là việc truy nã sẽ thôi tập trung vào chiếc taxi, mà chuyển hướng sang hai tên tội phạm phải không chứ? – Tarzan hỏi.
Ông thanh tra gật đầu:
- Và chúng ta chắc chắn sẽ thành công. Các cháu đã mô tả rất chi tiết diện mạo chúng.
- Chúng cháu còn có một việc rất cần lời khuyên của chú, - Thủ lĩnh Tứ quái thấy đã đến lúc có thể đề cập đến sự mất tích của Markus.
Ông Glockner chăm chú nghe Tarzan kể đầu đuôi. Đoạn ông đứng dậy.
- Tốt nhất là chú sẽ nói chuyện thẳng với ông Brochmann.
- Chúng con đi với được không ạ? – Gaby nói. - Nếu chúng con vắng mặt, có vẻ như chúng con chỉ mách lẻo rồi lảng tránh.
Họ cùng đi xuống sân, lên chiếc BMW của ông Glockner.
- Có thể chúng ta sẽ khẳng định được liệu có đúng Markus tự ý bỏ nhà ra đi hay Brochmann đã bịa chuyện, - thủ lĩnh Tứ quái nói. – Cháu vừa chợt nhớ: Markus có một thứ đồ chơi yêu thích nhất mà nếu cậu ấy bỏ đi lang thang, thế nào cũng mang theo chứ nhất định không vứt lại nhà.
- Đó là thứ gì vậy? – ông Glockner hỏi.
- Một khẩu súng bắn hơi cay ạ. Cũng có thể dùng để bắn đạn nổ và pháo hiệu. Cháu biết, thưa chú Glockner, thật ra cậu ta không được phép giữ nó. Nhưng đúng là vậy đấy ạ. Và nếu Markus không giắt nó mang theo, ắt nó vẫn nằm dưới gối của cậu ấy.
- Đó rất có thể là một căn cứ để điều tra, - ông Glockner kết luận.
* *
Brochmann ra mở cửa. Người ông ta nồng nặc mùi bia, mặt đỏ rần. Ba của Gaby tự giới thiệu ngay:
- Tôi là Glockner, thanh tra hình sự. Con gái tôi và các bạn nó đã kể với tôi về Markus. Nói ngắn gọn, thưa ông Brochmann, tôi sẵn sàng giúp đỡ ông.
- Giúp đỡ ư? Để làm gì? Tôi đã thỏa thuận với Markus sẽ gia hạn cho nó đến tối chủ nhật. Trẻ con ở tuổi của nó đôi khi thật điên rồ. Chúng muốn bỏ nhà ra đi, mơ mộng những cuộc phiêu lưu vĩ đại trong thế giới bao la. Thưở thiếu thời tôi cũng y như. Tôi nhớ mình đã muốn bỏ nhà để theo gánh xiếc rong. Markus lại thiếu mẹ. Giúp đỡ ư? Không, xin cảm ơn!
- Hy vọng ông không phạm sai lầm nào. Một thiếu niên 15 tuổi… có lẽ lúc này đang ở giữa đám người vô gia cư, lang thang đường phố và nghiện rượu! Có thể nguy hiểm đấy.
Brochmann nhún vai:
- Tôi đã nói hết lẽ với nó rồi.
- Cậu ta không chịu nghe à?
- Nó bảo nó cảm thấy dễ chịu giữa đám người đó.
- Ông có cảm giác là Markus mắc vào nghiện hút không? Hoặc say xỉn?
- Không hề. Nó hoàn toàn bình thường, nghĩa là cũng có hơi xúc động, bối rối. Dù sao nó cũng ngại tôi. Thường tôi rất mau nổi đóa nếu nó ti toe giở giọng hổn láo. Phải, chắc tôi không thích hợp với vai trò một ông bố dượng.
Ánh mắt ông Glockner dò xét, soi mói, nhưng nét mặt không biểu lộ ông đang nghĩ gì. Một sự im lặng khó xử, tạo dịp cho Tarzan làm như sực nhớ:
- À còn chuyện này, thưa ông Brochmann! Markus mượn vở toán của tôi. Giờ thì tôi cần gấp quyển vở đó. Markus có nói gì về quyển vở của tôi không ạ?
- Không.
- Tôi hiểu. Tôi cũng không giận cậu ta. Vào hoàn cảnh ấy thì ai còn đầu óc đâu để nhớ đến vở toán nữa. Nhưng tôi nghĩ chắc quyở ở trên phòng Markus. Ông cho phép tôi lên lấy chứ a?
Brochmann lưỡng lự. Thanh tra Glockner đã quay lưng, thờ ơ nhìn mảnh vườn, và bỏ đi.
- Tùy thôi, - Brochmann làu bàu. – Nhưng nhanh lên. Tôi còn bận.
Tarzan vội chùi giày vào tấm thảm để trước cửa. Brochmannđi theo hắn. Ông ta đóng ngay cửa, dường như sợ những đứa kia cũng vào theo.
Brochmann bám sát Tarzan, như “kèm người” trong các trận đấu bóng đá.
Tarzan mở cặp của Markus, lôi hết sách vở bên trong ra. Mặt chảy dài, hắn quay bảo Brochmann:
- Không thấy.
- Thế thì tôi chẳng giúp gì được cậu.
- Cậu ta để nó đâu được nhỉ? Tôi thật sự rất cần nó.
Nét mặt của Brochmann vẫn kính bưng như cổng nhà tù.
- Cái đó các cậu phải tự lo lấy.
- Tôi nhớ rồi! – Tarzan reo lên. – Markus hay tuyên truyền kiểu học mới: đó là nằm trên giư̖ đọc bài ngay trước khi ngủ. Chúng ta thử xem nhé?
- Tarzan bước nhanh đến bên giường, lật gối lên. Không có gì. Chẳng thấy khẩu súng bắn hơi cay đâu. Chỉ một vệt dầu bôi vũ khí loang mờ mờ trên lần vải đầu giường.
- Hừm, - Tarzan lầm bầm. - Trống không. Chỉ còn một cách giải thích: Markus đã tha theo quyển vở để ôn toán giữa những người anh em bụi đời. Theo ông thì sao ạ?
Brochmann giữ cánh cửa mở:
Xong rồi, mời cậu biến! Tôi có việc bận bây giờ đây.
* *
Tứ quái cùng về Tổng nha cảnh sát lấy xe đạp.
Đưa Gaby về nhà rồi, tam quái quyết định tiếp tục đạp xe khắp các phố: phần để tìm cặp “bài trùng” MũiDiều hâu - Đầu to, phần để xem có thấy Markus giữa đám lang thang nào không.
- Tao đói meo cả ruột rồi! – Tròn Vo than không rõ lần này là lần thứ mấy.
Rồi Tarzan phát hiện một quán điểm tâm tồi tàn trên một phố phụ xấu xí.
Án ngay trước cửa quán là hai gã lang thang áo quần tiều tụy đang ăn ngấu nghiến bánh mì kẹp xúc xích bên một chiếc bàn nhựa tròn cao gần ngang ngực. Trên bàn là một dãy vỏ chai bia.
- Tao sẽ ra ngay thôi. – Tròn Vo nói và gửi xe đạp của mình cho Karl giữ hộ.
Tarzan thoáng nghĩ: có nên hỏi họ về Markus không? Nhưng rồi hắn tự nhủ đây không phải loại người Markus có thể giao du, nên lại thôi.
Tròn Vo quay ra với một túi đựng bốn chiếc bánh hamburger. Cu cậu cắn ngay một chiếc nhồm nhoàm vui vẻ:
- Thằng nào quá đói, bảo tao một tiếng, tao cho ăn nghe!
Ba đứa lại tiếp tục rong ruổi khắp các phố. Hồi lâu sau, chúng khá thất vọng vì chẳng thấy Markus lẫn MũiDiều hâu và Đầu to đâu cả.
- Thật như mò lim đáy biển, - Karl ngao ngán, - chẳng lợi ích gì!
- Tụi mình thử đạp thêm qua phố Moritzen xem, - Tarzan đề nghị. - Trước Đại khách sạn bao giờ cũng có một số xe taxi chờ khách.
Phố Moritzen còn có tên là “DậmVàng”, rộng và đẹp lộng lẫy. Những cửa hiệu nổi tiếng thu hút không chỉ khách hàng ở thành phố này mà còn từ khắp thế giới. Ở đây quả thật không thiếu mặt hàng đắt tiền nào: đồ trang sức, tranh nghệ thuật, trang phục nam giới, hàng nội thất cao cấp…, tiệm uốn tóc nữ, tiệm thời trang Italia và Paris, những tiệm rượu sang trọng và một vũ trường chỉ bắtu mở cửa lúc nửa đêm.
Đại Khách sạn nằm chĩnh chệ giữa phố, cao năm tầng, cổng sáng trưng, với một người mặc đồng phục đỏ đứng chờ khách.
Trước cổng khách sạn đổ 5 chiếc taxi. Cạnh chiếc taxi cuối cùng là một tài xế đứng chỉ nhỉnh hơn nóc xe một chút, cái đầu to, tóc đỏ.
- Túm được gã rồi, - Tarzan nói với Máy tính.
- Đứng tít cuối cùng kia chứ gì? – Karl hỏi.
- Chính gã! – Tarzan gật đầu.
Vừa đạp xe đến gần, Tarzan vừa hồi hộp nhìn biển số xe của đầu to.…DR 444…
Có lẽ đây mới là số xe thật.
* *
Markus nằm trên chiếc giường gấp, đắp những tấm chăn hôi mùi mốc. Tường buồng ẩm ướt. Một con nhện to tướng đang chăng tơ ở góc buồng. Ô cửa sổ bé tí teo có song sắt. Còn cửa buồng thì dầy và nặng trịch, không thể thoát ra nổi.
Tiếng chốt cửa loảng xoảng. Một làn gió thoảng vào căn buồng giam.
Markus ngồi bật dậy. Mái tóc vàng không chải. Cặp mắt xanh lơ không lộ chút sợ hãi, mà tức giận. Tên bắt cóc hiện trên ngưỡng cửa. Hắn mặc chiếc áo trùm nâu thẫm, gần như đen, dài sát đất, thân hình mập mạp. Dĩ nhiên mặt hắn bịt kín, chỉ để hai khe mắt. Đôi bàn tay xỏ thứ găng xấu xí của người làm vườn.
Markus nhìn chằm chằm vào khe mắt hắn. Mắt hắn màu gì? Xanh lơ, nâu, hay xám?
Cả giọng của hắn nữa! Cái giọng kỳ quặc! Như được phát ra từ máy tự động: không âm sắc, vang vang. Markus biết hắn sử dụng một microfone nhỏ xíu với thiết bị làm biến đổi giọng thật.
- Tao đã nói chuyện điện thoại với bố mày – Tên tội phạm nói.
- Ông ta chỉ là bố dượng thôi.
- Cái đó có gì khác đâu. Hãy mừng vì mày vẫn có một người bố.
- Chuyện đó chẳng liên quan chó gì đến ông.
- Mày mà hổn láo, tao sẽ bỏ đói đấy.
- Tôi càng sướng. Ông cứ việc làm gì với thức ăn của ông thì làm. Tôi muốn ra khỏi đây.
- Mày sẽ được ra.
- Ngay bây giờ chứ?
- Không sớm thế đâu. Bố mày đã sẵn sàng trả tiền chuộc rồi.
- Chà, tuyệt nhỉ? Vậy ông đòi bao nhiêu?
- Một tr
- Cái gì! ÔngBrochmann làm gì có lắm tiền thế.
- Ấy vậy mà có đấy. Mày rất đáng giá đối với ông ta.
- Ông không bớt đi một chút được sao? Nếu phải trả bấy nhiêu vì tôi, sắp tới chúng tôi sẽ chết đói mất.
- Vớ vẩn!
- Tôi sung sướng biết bao nếu cảnh sát tóm được ông.
- Im mồm! Hơn nữa, cho tới giờ, chẳng có ai tìm kiếm mày cả.
- Sao cơ?
- Tao đã hạ lệnh cho bố mày: không một lời với cảnh sát! Nếu trái lại, mày sẽ phải trả giá. Tao cũng bảo ông ta phải kể gì với cảnh sát, trong trường hợp chúng quan tâm đến sự mất tích của mày. Cụ thể là: mày đã bỏ nhà ra đi và đang cân nhắc xem có gia nhập hẳn thế giới bụi đời hay không. Mày yêu cầu cho thời gian suy nghĩ đến tối chủ nhật, và cho tới khi đó ông ta không được làm gì để tìm kiếm mày.
- Ôi trời! – Markus nắm chặt hai nấm đấm. – Ông là đồ đê tiện khốn khiếp!
- Câu chuyện hay đấy chứ. Còn nếu có ai cần gặp mày thì bảo là mày ốm phải nằm tĩnh dưỡng. Quan trọng là không được cho cảnh sát biết, chừng nào mày còn ở đây.
- Vậy tôi đang ở đây là đâu
- Mày sẽ chẳng bao giờ biết được.
- Vẫn ở trong thành phố chứ?
- Phải, vẫn trong nội thành.
- Thế thì xác định dễ ợt. Thử hỏi thành phố này có bao nhiêu ngôi nhà? 500.000 chăng? Tôi sẽ vào xem từng tầng hầm của nửa triệu ngôi nhà ấy, rồi chúng tôi sẽ bắt được ông.
- Mày là một thằng nhãi điên rồ, ngớ ngẩn.
- Còn ông thì sao?
Tên bắt cóc không thèm nói chuyện nữa. Tay trái hắn đưa từ sau lưng ra, ném lên chiếc giường xếp một cái gói đầy màu nâu.
- Đồ ăn của mày!
Hắn đi giật lùi ra cửa. Cửa sập lại. Tiếng khóa lạch xạch.
Markus mở cái gói. Hai ổ bánh nhỏ, một khúc giò to, một quả táo, một quả cam, hai hộp nước chanh.
Markus xem đồng hồ. Cậu đã ở đây bao nhiêu tiếng rồi nhỉ? Cậu bắt đầu ăn uể oải.
Sao mình thấy tên này có cái gì đó… quen quen. Cách cử động của hắn! Cái lối quăng túi đồ ăn. Thêm nữa hắn lại đi lắc lư. Mình biết hắn chăng?
Cậu không nhớ rõ mình đã bị bắt cóc ra sao. Buổi trưa,ừ nhà đi ra gara, định lấy xe đạp thì bị hai kẻ tóm từ phía sau lưng. Nhưng cậu chỉ thấy bốn bàn tay xỏ găng. Chúng chụp một cái bao tải lên đầu cậu. Một tắm giẻ tẩm hóa chất ấp vào mồm, mũi cậu.
Và rồi Markus tỉnh dậy ở đây, trên chiếc giường xếp này.
Úi chao! Chán quá! Không tivi, không video, không sách đọc.
Nhưng sau này, cậu nghĩ, khi mọi việc đã qua, thế nào báo chí cũng đăng ảnh mình!