Hủ Mộc Sung Đống Lương

Chương 608: DẤU VẾT TỪ 80 NĂM TRƯỚC

Trước Sau

break
Karin mở cái tủ phía trong cùng cửa hiệu, đem ra một phong bì lớn, đặt lên mặt quầy.

- Tôi không đánh giá được sơ đồ kho báu là thật hay rởm, - con bé nói – Tôi đã bắt được nó. Tôi không biết gì hơn. Tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nữa. Cố nhiên tôi cũng không thể đứng ra bảo đảm nó là thật. Tuần trước tôi tìm thấy nó trong một cái rương cũ để tít trong xó kho nhà tôi. Rương này không bán, chỉ để đựng đồ, đã ở trong kho ít nhất hai chục năm. Bố tôi cũng không còn nhớ ông đã nhận cái rương từ tay ai nữa. Tôi không khoe ai tấm sơ đồ. Vì tôi nghe nói các anh chị sẽ bay đến đảo Padoklion, nên tôi mới gạ bán cho anh Willi. Đảo RắnTykopulos nằm ngay cạnh đó. Sơ đồ này liên quan đến Đảo Rắn. Ai cũng biết Tứ quái TKKG không bỏ rơi một cuộc phiêu lưu nào và không sợ một hiểm nguy nào. Tôi mời anh Willi mua là vì thế.

- Một sơ đồ kho báu mà giá chỉ 40 mark. – Tarzan cười – Nếu em biết rõ có kho báu ấy thật, đời nào người như em lại chịu nhả nó ra với cái khoản tiền còm ấy.

Karin liếc xéo cậu:

- 40 mark này mới là tiền ứng trước.

- Thế là sao?

- Nếu các anh không tìm ra kho báu, thì coi như xong. Nhưng nếu các anh tìm được, tôi hưởng 1/5. Rõ quá.

Karl càu nhàu:

- Đã kịp đổi giọng rồi kia đấy.

- Tôi biết các anhị sẽ không lừa tôi, - Karin nói. – Tarzan có thể bốp chát đấy, nhưng anh ấy cực kỳ trung thực. Còn chị, chị Gaby, đằng nào tôi cũng tin chị tuyệt đối. Tròn Vo giàu nhất đám. Vì vậy tôi nghĩ để anh ấy mua tấm sơ đồ là hơn cả.

Tarzan chỉ chiếc phong bì:

- Thôi thả mèo ra khỏi bị đi Karin!

Karin lôi ra nhiều tờ giấy kẻ dòng, có nếp gấp, trông khá cũ kỹ, hơi ố vàng, nhưng rõ ràng là sản phẩm của thế kỷ này.

- Giấy kẻ dòng, - Tarzan nói. – Thì ra đây là sơ đồ của một tướng cướp ngày xưa. Hắn vẽ bằng máy vi tính – hay là bằng tay hả? Còn những dòng chú giải nữa? Hy vọng chúng được viết bằng máy chữ điện tử? Tất cả những cái này thật khó tin.

- Có phức tạp hơn đấy, - Karin không hề bối rối. Chẳng là đây là bản sao của sơ đồ. Hãy nhìn đây!

Con bé giở một trong những tờ giấy ra.

Năm cái đầu chụm lại trên tờ giấy mở rộng.

Tấm bản đồ vẽ phần bằng mực, phần bằng chì, mờ nhạt và chẳng khéo cho lắm. Có nhiều hòn đảo. Chính giữa là hai hòn đảo được vẽ rõ nét: đảo Padoklion và Tykopulos. Dòng chữ in viết phía trên đảo Tykopulus: KHO BÁU NẰM ĐÂY!

- Đây mới chỉ là bản đồ chung cho tất cả những ai đi biển, - Karin nói. – Cụ thể hơn là những thứ này

- Con bé đưa ra tờ giấy thứ hai vẽ phóng đại hòn đảo Tykopulos.

Hòn đảo có hình vỏ sò, dài khoảng 1200 mét, rộng khoảng 900 mét. Ở rìa bên phải có ghi chú: “Cẩn thận, có rắn!”.

- Tất cả đều viết bằng tiếng Đức. – Tarzan khẳng định, - Và viết rất đẹp. Chắc ông em bày ra những thứ này để mua vui cho bố em chứ gì, Karin?

- Anh Tarzan, cái này đâu có dính dáng gì đến các cụ nhà tôi.

Con bé giở ra tờ giấy thứ ba, thứ tư, và thứ năm.

Mấy tờ này chi chít chữ. Những dòng chữ đẹp đều tăm tắp, nét mực đã phai màu, nhưng vẫn đọc tốt.

Karin bảo:

- Cứ thử đọc to lên mà xem!

Tarzan cầm mấy tờ giấy lên, đọc:

- Ngày 11-5-1909, Padoklion: Hôm qua mình cùng chiếc du thuyền của mình và hai thủy thủ người Genue vừa cập cảng nhỏ DiktiSfakion ở đây. Thời tiết đẹp đến nỗi hoàng đế chắc cũng phải mê. Nhưng mình không phải hoàng đế, mà là FranzPeterHenkelmair từ Nurnberg đến – một kẻ chu du thiên hạ khá phong lưu. Sở dĩ mình phiêu dạt đến tận đây vì được biết nơi đây có một ông lão người Hy Lạp nay đã 108 tuổi, vố làm nghề chài lưới. Theo Alfredo, người thông minh hơn trong hai anh bạn thủy thủ Genue của mình, thì ông lão này từng biết trùm cướp biển, người Anh, thuyền trưởng James Coburn Murdock. Như ai cũng biết: Murdock chết năm 1832, cùng năm mất của đại thi hào Goethe, vì Murdock bị một viên đạn đại bác xẻ tan thây. Đó là viên đạn duy nhất bắn ra từ khẩu đại bác trên cảng ThổNhĩKỳ trong ngày này. Sau đó, con tàu bị cháy rụi, không một ai trên tàu còn sống sót. Thế là bí mật về kho báu của Murdock cũng đắm theo. Trong suốt 23 năm, hắn đã cướp bóc khắp các thành phố cảng ở phía đông Địa Trung Hải. CảIstambul cũng đã hai lần bị hắn vơ vét. Từ lâu, người ta vẫn đồn đại rằng lũ cướp biển nương náu trên một trong những hòn đảo nhỏ nơi đây. Mình cho đó là sự thật. Nhất định những báu vật mà chúng đã cướp được phải nằm đâu đây.

Tarzan nín lặng, nhìn các bạn:

- Nghe có vẻ lắm, nhưng bất kỳ kẻ thích đùa nào cũng bịa ra được, để viết ra những dòng này và bỏ vào đáy rương.

- Thì cứ đọc tiếp xem nào! – Gaby giục.

- 14-5-1909: Hôm qua, đã tiếp xúc với ông lão Demos. Mình ngạc nhiên thấy lão vẫn cử động linh hoạt, ăn uống ngon lành và ánh mắt tinh nhanh. Mỗi tội tai đã nghhễng ngãng. Vì vậy cứ phải nói to như quát khi nói chuyện. Da ông lão đã nhăn nheo lắm. Mình nghĩ ông lão cũng chẳng thọ được bao lâu nữa. Lão Demos ham thích những thỏi vàng. Vì vậy – cùng sự giúp đỡ của Chúa – mình sẽ có thể moi được ở ông lão điều bí mật kia. Vì mình mang theo khá nhiều vàng thỏi, và vốn tiếng Hy Lạp của mình đủ để thăm dò ông lão.

Tarzan ng một lát. Karl tranh thủ nhận xét:

- Văn phong của tay Henkelmair này xem ra đúng là của loại người quý phái. Tớ nghĩ những dòng nhật ký này thứ thiệt đấy.

- 18-5 – Thủ lĩnh Tứ quái đọc tiếp: - Mình bàng hoàng cả người. Phải chăng do sự có mặt của bọn mình, hay do số phận an bài sẵn?Ông lão 108 tuổi Demos đang hấp hối. Lão đã dùng những thỏi vàng của mình để mua một thùng nhỏ thứ rượu vang ngon nhất. Và hôm qua – giữa cái nóng 44 độ ban trưa – lão đã hoàn toàn một mình uống hết thùng rượu. Mình phải viết ra rằng: ông lão đã uống đến chết. Nghĩa là ông lão vẫn đang thoi thóp. Và dường như rượu vang khiến lão lần cuối cùng trở nên tỉnh táo. Vì ông lão vừa cho người đi gọi mình. Lão muốn nói chuyện với mình. Liệu lão có tiết lộ bí mật của lão cho mình, một kẻ lạ, vào lúc lão đang ở kề cái chết hay không?

Tarzan hắng giọng:

- 19-5: hay quá, mình đã đạt mục đích. Đêm qua, ông lão Demos đã về với Chúa. Cũng chẳng phải buồn thương, vì sống 108 năm đã là đủ. Vào phút lâm chung, lão Demos gọi 11 người con cháu đến quanh giường lão: người con trai cả 90 tuổi, rồi đến người con thứ 86 tuổi, cô con kế tiếp 85 tuổi tên là Ariandne. Mãi 49 năm sau khi sinh Ariandne, người con thứ tư mới ra đời. Sau đó lần lượt thêm 7 người nữa. Người con út năm nay vừa 18 – khỏe mạnh, tuy ngực hơi lép. Mười một người con – từ 18 đến 90 tuổi – đứng quanh giường lão Demos đang hấp hối. Lão đưa bàn tay run rẩy trỏ vào họ và lệnh cho mình đưa mỗi người – ngay trước mắt lão – mười thỏi vàng. Xong đâu đấy, lão xua tất cả ra ngoài, giữa tiếng khóc hờ của đám đàn bà con gái. Rồi lão già đang hấp hối tiết lộ cho mình điều bí mật chắc chắn là thuộc những điều bí mật lớn nhất thế kỷ - cho dù chúng ta mới ở năm thứ 9

- Sao mày không đọc tiếp đi? – Tròn Vo giục, và suýt nghẹn vì một mẩu sôcôla.

- Phải cho tao thở đã chứ, - Tarzan nói, và hít một hơi đầy phổi…

- Chẳng hiểu bởi rượu vang hay cái chết cận kề mà tai lão Demos bỗng tinh hẳn. Mình không còn phải gào lên nữa. Lão nói rằng lão chỉ có thể yên lòng nhắm mắt xuôi tay, khi biết lũ con cái đã được chăm lo đầy đủ. Ở trên đảo này, 10 thỏi vàng đã là cả một gia sản. Đoạn lão Demos rỉ tai mình rằng khi còn là một đứa trẻ 12 – cách đây hơn 96 năm, - lão đã được tướng cướp Murdock nhận vào giúp việc, và hai chục năm sau, lão trở thành thủy thủ trên con tàu của lũ cướp này. Nhưng đến năm 1829, lão quyết định rời bỏ bọn sát nhân ấy, bí mật trốn đi giữa đêm tối và sương mù - vì tội đào tẩu khi ấy bị trừng trị bằng cái chết. Nói đến đây, lão Demos bảo mình đẩy một cái tủ gỗ sơn sặc sỡ kê sát tường rời tường một đoạn. Mình phải thu hết sức bình sinh để làm việc đó, vì đã hàng chục năm cái tủ đứng nguyên như mọc rễ tại chỗ. Rồi mình tìm thấy điều bí mật sau lưng tủ: một phác đồ chính xác hòn đảo Tykopulos – do chính tay Demos vẽ, bằng phấn màu, cách đây cả nửa thế kỷ. Ở phía đông đảo rắn này có một điểm đánh dấu “X”. Lão Demos bảo mình rằng đó là chỗ tướng cướp Murdock đã giấu các báu vật của hắn: trong một cái hang chạy nghiêng xuống, miệng hang bịt bởi một tảng đá lớn. Rõ ràng ông lão gần đất xa trời nhận thấy vẻ không tin trên nét mặt mình, vì mình chưa kịp tỏ ý nghi ngờ, ông lão đã giải thích rằng hồn ma sát nhân của Murdock canh giữ kho báu, và sẽ tiêu diệt bất kỳ ai mon men đến đó lấy vàng bạc. Vì vậy mà lão, Demos, không bao giờ dám đi lấy cho bản thân kho báu đó. Lão cũng muốn khuyên mình hãy dè chừng.

Tarzan nín lặng. Nét mặt các bạn hắn căng thẳng hồi h

Karin mỉm cười hài lòng.

- Tiếp tục đi! – Tròn Vo giục – Hay là hết rồi.

- Vẫn còn, - Tarzan đáp và đọc nốt: - Ngày 20-5: Mình không muốn đợi thêm một ngày nào nữa, cũng không định đi dự lễ an táng lão Demos. Mình muốn ngay lập tức đến đảo Tykopulos. Cố nhiên mình đã sao lại sơ đồ mà lão Demos vẽ sau lưng tủ. Tuy vậy, dường như số phận chống lại mình. Đêm qua, không chỉ lão Demos lìa đời. Sáng nay – mình không tin nổi – Alfredo đã tìm thấy người thủy thủ thứ hai của mình, anh chàng Christobal Sassenti người Genue, nằm chết trên tấm đệm của anh ta, da đầy những vết đen và đỏ. Dịch hạch chăng? Hay đậu mùa? Quãng 10 giờ thì Alfredo nôn ra máu, suốt từ lúc đó nằm mê man, chân tay co giật. Mình làm sao cứu anh ta đây? Có đủ sức mà cứu nữa chăng? Mình cảm thấy trong người mệt mỏi kỳ lạ làm sao.

Tarzan ngẩng lên:

- Đến đây là hết.

- Hừm! – Tròn Vo nhổ ra một mẩu sôcôla – Dám cái ông Henkelmair và hai thủy thủ của ông ta đều chết vì dịch bệnh ngay trước khi đạt được mục đích lắm đó.

- Tôi cũng nghĩ đúng như vậy, - Karin gật đầu – rõ quá đi rồi.

- Có thể kết luận rằng cho tới nay kho báu của Murdock vẫn được giấu trên hòn đảo rắn đó chăng? – Karl hỏi.

- Nếu ngoài ra không còn ai biết chuyện này… - Karin nhún vai.

- Mình chưa từng nghe nói về kho báu của tướng cướp Murdock. Mà mình thì khá am tường về những kho báu được tìm thấy. Có cơ man những tài liệu về chúng. Mình khẳng định rằng mình đã đọc không sót một tài liệu nào thuộc loại này. – Karl quả quyết.

- Người ta chỉ có thể viết ra những gì người ta biết, - Tarzan nói – Nếu có ai đó ngầm lấy đi kho báu trên, - thì làm sao tìm được những trang viết về nó trong những cuốn sách thông thái của mày hả MáyTính?

- Cũng đúng nốt.

- Mặt khác, - Tarzan nói – Rõ ràng ông lão Demos đã rất kiêng nể hồn ma sát nhân của Murdock. Cho nên có thể lão không hề cho đám con cháu biết chuyện này. Vậy ai thèm để ý đến những nét phấn đã mờ vẽ sau chiếc tủ cũ kỹ ấy? Có lẽ dân đảo Padoklion đã chẳng làm gì để thừa hưởng tài sản của Murdock đâu.

- Còn ai có khả năng làm việc đó nữa không nhỉ? – Gaby nghĩ ngợi.

- Chẳng còn ai. – Karin tin chắc.

- Mình thấy nảy thêm một câu hỏi, - Tarzan nói, - NếuHenkelmair và cả hai thủy thủ của ông ta đã chết năm 1909 trên đảo Padoklion… thì làm sao những bản vẽ và những trang nhật ký lại dạt đến đây được? Và lọt vào một chiếc rương?

- Phải, chiếc rương! – Karl kêu lên. – Cho tụi này xem nó được chứ?

đi trước.

Tứ quái theo nó đi vào gian kho chất đủ thứ đồ cổ lỉnh kỉnh.

Karin chỉ vào một chiếc rương cũ.

- Đúng rồi! – Karl vỗ đùi đánh đét. – Một chiếc rương trên thuyền! Mình đoán nó đã có từ 100 năm nay. Có thể đây chính là rương của Henkelmair.

- Tôi cuộc là rương của ông ta – Karin mở nắp rương lên.

Gỗ rương đã tróc vỡ, đai long, bản lề lung lay.

Con bé Karin đẩy một tấm ván ghép ở cạnh trái trong rương.

- Tôi đã phát hiện ra ngăn bí mật này. Trong đó để những ghi chép và các bản vẽ của Henkelmair. Nhưng không có phong bì.

Trong chốc lát, cả bọn trân trối nhìn cái rương. Nhưng Karin không tiết lộ gì thêm.

- Bây giờ mình đã rũ hết ngờ vực trong đầu. – Tarzan nói.

Tròn Vo rạng rỡ mặt mày:

- Vậy là tụi mình sẽ đi

- Phải đi tìm! Có họa là điên mới không đi. Tụi mình phải lần theo dấu vết cũ. Nếu ông Henkelmair có con cháu, họ sẽ được hưởng một phần.

- Là bao nhiên? – Tròn Vo hỏi.

- Không biết. Để sau bàn cũng được. Trước hết phải tìm ra kho báu đã. Hẳn sẽ chẳng bao giờ tụi mình xác định được chiếc rương đã theo lối nào mà đến đây. Nhưng cứ thử hình dung xem. Sau khi Henkelmair chết, du thuyền trở về bến cảng quê hương. Ở biển Bắc chăng? Hay biển Đông? Hay Tây Địa TrungHải? Cái đó không quan trọng. Đến lúc nào đó, con thuyền không còn ra khơi nữa, nó cũ mọt dần. Rồi – cũng có thể từ trước đấy – chiếc rương của Henkelmair được đưa vào bờ. Ai biết nó được dùng vào việc gì. Có lẽ để đựng sách. Hoặc đựng quần áo bẩn. Chỉ biết giờ nó đang nằm đây.

Tarzan quay hỏi Karin:

- Tình cờ mà em phát hiện ra ngăn bí mật à?

- Thật ra thì không. Bao giờ tôi cũng lục bới các đồ gỗ cổ. Hấp dẫn lắm. Tôi đã bắt được đủ thứ! Tiền cổ, những lá thư tình, những bông hoa khô, thậm chí hẳn một sợi dây chuyền vàng.

- Thôi được, - Tròn Vo nói và rút ví ra, - tôi mua sơ đồ kho báu. Hay tôi phải nói thế này: nhóm Tứ quái trước hết mua quyền sử dụng nó. Nếu tìm được kho báu, thì Karin, em sẽ nhận 1/5 như đã hứa. Tất nhiên rồi. Tôi cũng chẳng mặc cả giá nữa. Tài liệu quý thế này mà cò kè thì nhỏ nhen quá. Đây, Karin, cầm lấy ark! Quả thật một món vặt, nếu nghĩ rằng cách đây 80 năm ông Henkelmair đã bỏ ra cả 110 thỏi vàng cho đám con cụ Demos, chưa kể cho cụ nữa, để lấy được điều bí mật này.

*

Gã quan sát chiếc túi du lịch đã ba phút.

Chiếc túi to, bằng da sẫm, để trên một trong những chiếc ghế dài trước quán ăn điểm tâm Hy Lạp tại nhà ga chính.

EdgarRusel xách vali lên, làm như phải nghiêng người do sức nặng của nó. Thật ra gã có thể dung một ngón tay nhấc bổng chiếc vali.

Chiếc vali – dù trông cồng kềnh – nhẹ như sợi lông, và hầu như rỗng không. Lại chẳng có đáy. Phía trong vỏ vali, dưới tay xách, gắn một thiết bị quắp đồ. Edgar có thể sử dụng thiết bị này bằng cách ấn một cái nút nơi tay xách.

Lúc này là 1 giờ 16 phút. Đêm hè oi ả.

Ít nhất nửa số dân thành phố còn đang mất ngủ vì nóng bức, vì khát, và vì muỗi.

Chuyến tàu nhanh từ Amsterdam đến vừa vào ga. Hành khách dần xuống bến và tản đi. Edgar chú ý ngay đến cái kẻ xách chiếc túi du lịch da nọ.

Mà tại sao gã lại để mắt đến kẻ đó, chứ không phải ai khác? Edgar chịu, không lý giải được. Gã chỉ biết tin vào bản năng của mình.

Trông cái túi có vẻ nặng. Gã nọ xách khá vất vả. Lúc này hắn đứng trước quán điểm tâm kia.

Rõ ràng hắn đói và khát.

Trông hắn như người Hy Lạp, Edgar nghĩ, thậm chí có vẻ phong lưu. Bây giờ chắc hắn muốn điểm tâm theo lối Hy Lạp.

Edgar thong thả đi đến chiếc ghế dài, cách lưng gã Hy Lạp chừng 3 mét, nơi đặt cái túi du lịch da.

Edgar 31 tuổi, người tầm thước, từ đỉnh đầu xuống gót chân chẳng có gì nổi bật. Giá như mình gã đứng giữa một gian phòng trống trơn thì cũng chẳng thu hút nổi sự chú ý của ai.

Điều đó thật lợi hại cho cái nghề của gã.

Như bây giờ đây!

Edgar châm một điếu thuốc lá, lấy người che khuất cái túi. Đoạn gã nhấc chiếc vali, ụp lên cái túi.

Cái túi biến mất. Như bị phù phép.

Gã đảo mắt ra xung quanh. Không, chẳng ai để ý đến gã.

TênHy Lạp – chừng ngoài ba mươi, tóc quăn đen, hàm răng trắng khỏe, đang nói chuyện với một người đồng hương.

Edgar phải bấm cái nút nơi tay xách một chút. Rồi thiết bị ngầm trong vở vali quắp trúng cái túi.

Ối chao, cái túi rõ nặng!

Edgar đi thẳng ra cửa ga, không hề ngoái lại.

Năm phút sau, gã đã về tới nhà.

Vào phòng mình rồi, tên trộm để cái túi lên bàn, còn dụng cụ hành nghề được xếp vào xó phòng.

Ba phút sau, có tiếng gõ cửa.

Edgar chột dạ.

Giờ này còn ai gõ cửa nhỉ? Rồi gã nhớ tới cô nàng tóc vàng mũm mĩm mới dọn vào ở căn hộ bên cạnh. Cô ta tự xưng là Lina, làm việc ở một quán bar. Chắc giờ này mới về, thấy bên gã còn sáng đèn, sang xin lửa châm thuốc hoặc nhờ việc gì đó.

Edgar mở cửa.

Trước mặt gã là tên Hy Lạp.

Tên này nhe hàm răng tuyệt đẹp ra cười, thô bạo đẩy Edgar lùi vào phòng, nói:

- Nếu nhầm lẫn, thì tôi sẽ xin lỗi anh bạn. Còn anh… không, không nhầm tí nào.

Hắn nhìn về phía bàn.

- Nó kia rồi! – Hắn sập cửa lại sau lưng.

- Thế này là sao? – Edgar hằn học. – Ông không có quyề

Rồi gã im bặt sợ hãi.

- Tao đã thấy mày đứng cạnh cái túi của tao, - Nick nhe răng cười – Tao nhãng đi vài giây. Vậy mà ngó lại: cái túi đã biến mất, còn mày thì vội vội vàng vàng. Mày đã nhanh như chớp bỏ nó vào trong vali chứ gì?

Nick đã phát hiện ra chiếc vali, bèn nhấc nó lên, gật gù ra ý hiểu khi xem xét bên trong.

- Không tồi. Nhưng mày đã sai lầm vì tỏ ra vội vã, đồ vô dụng ạ. Mày lộ vì quá vội vã.

- Ông… ông đã bám theo tôi?

- Nếu không sao tao lại đang ở đây? Tao chỉ muốn bẻ vụn xương mày ra.

- Tôi… tôi đã… không… động đến cái túi của ông.

- Vì mày chưa có thời gian. Nhưng mày đã đánh cắp thời gian của tao.

- Sao kia

Nick xem đồng hồ:

- Vì mày mà tao bị nhỡ chuyến tàu sau đi Hamburg. Lẽ ra nó đã kịp thời chở tao đến với khách hàng của tao. 11 giờ trưa tao phải có mặt ở điểm hẹn. Giờ thế là lỡ việc.

- Ồ… tôi xin lỗi.

- Mày sẽ còn hối nhiều.

Nick bước đến bên cửa sổ, gần ơi đặt máy điện thoại.

- Mày có danh bạ điện thoại chưa?

- Để làm gì kia? – Edgar cảm thấy chờn chợn. vì nhiều nguyên nhân. Nhưng trước hết vì gã Hy Lạp này rõ ràng dối trá. Không có chuyến tàu nào khởi hành từ ga này đi Hamburg bây giờ cả. Edgar quá thuộc bảng giờ tàu.

- Vì tao muốn gọi cho cảnh sát.

- Xin đừng! ông đã lấy lại được cái túi. Ông có thiệt hại gì đâu.

- Lại không thiệt hại gì à? Mày chập dây thần kinh rồi, đồ ăn cắp! Tao là chuyên gia chữa máy vi tính. Lẽ ra vụ sửa máy lúc 11 giờ ở Hamburg sẽ mang lại cho tao trên 4000 mark. Ai đền bù cho tao bây giờ, hả?

Nick nhìn Edgar chằm chằm. Cặp mắt đen vẻ nghĩ ngợi.

- Khoan đã! Mà sao lại không? Mày đã ăn cắp của tao. Rõ ràng mày là kẻ cắp chuyên nghiệp. Cảnh sát vớ được mày sẽ vui phải biết. Nhưng…

- Vâng? Nhưng sao ạ?

- … có lẽ tao sẽ không tố giác mày.

- Ý ông nói, - Edgar vội vã gật đầu, - nếu tôi đền bù thiệt hại cho ông phải không? Đồng ý. Ông sẽ giữ lời chứ?

- Tao muốn đòi lại đồng tiền lẽ ra tao được hưởng, - Nick gầm gừ. – Họ tống mày vào tù thì tao lợi lộc gì. Xét cho cũng là người, mà tao lại hay mềm lòng. Thôi được, 4000!

Edgar gật đầu, đi đến bên đi văng, cuộn một đoạn thảm lên, lấy từ hốc bí mật dưới sàn gỗ một tệp dày những tờ 100 mark. Nick nhìn hắn đếm ra 4.000 mark.

- … 38, 39, 40 tờ - Edgar nói.

Đoạn nhún vai, trao 4.000 mark cho tên Hy Lạp.

- Mày xem ra kiếm khá đấy. – Nick xòe những tờ tiền ra như nan quạt. – Nhưng nhỡ cháy nhà thì mày trắng tay… Ê!

Edgar cười nhạt:

- Chuyện gì vậy?

- Mẹ kiếp, tiền giả!

- Sao ông nhận ra nhanh thế! Tiền làm giả chẳng siêu lắm đó ư? Ngay bọn thu ngân ở nhà băng cũng không thể biết. Tôi có cả thảy 10.000 mark tiền giả. Từ đâu ra ấy à? Ăn cắp được. Thật đấy. Lúc mở chiếc catap xoáy được ra xem, tôi đã nhảy cẫng lên vì vui mừng. Để rồi chưng hửng. Sao lại chính thằng tôi đây vớ phải cập tiền giả ấy cơ chứ. Chính tôi lại ăn cắp tiền giả từ một tay phân phối tiền giả, đâu như là người Italia. Chuyện xảy ra dạo mùa xuân. Ngay sau lễ Phục Sinh.

- Đồ chó chết! Tao muốn có tiền thật kia!

- Tôi lấy làm tiếc. Tôi đào đâu ra bây giờ? Tôi có thể biếu ông ba cái radio xách tay. Hoặc một bộ đồ rửa ảnh. Những đồ vật ấy đã chạy theo tôi, sau khi tôi xức chỉ mình thứ nạo râu thơm phức nọ. Ha ha ha ha!

Nick đã tan cơn vui. Hắn nghĩ đến ả bồ Antonia. Hẳn ả đang đợi gã với chai vang đỏ và món ăn không cháy thì bị cho quá muối. Antonia không biết nấu nướng.

- Xem ra mày coi nhẹ cái tội đã chôm đồ của tao lắm. – Gã cau có nói.

- Ồ, ông biết không! – Edgar giậm hai chân. – Cái mẹo ông giở ra với tôi xưa lắm rồi. Qua cách ứng xử của ông, tôi lập tức nhận ra ông là một tên lưu manh chuyên nghiệp. Hơn nữa: chỉ một tên cớm, hoặc một tay nhà nghề trong xã hội đen mới nhanh chóng nhận ra một tờ tiền giả được làm tài tình đến mức này. Ông không phải cớm. Vậy ắt là dân anh chị. Ông đã lập tức biết thủ đoạn trộm cắp của tôi, và quyết định lợi dụng cơ hội tống tiền nhẹ nhàng. 4.000 mark sửa máy vi tính? Tôi phát bật cười! Ông thì biết gì về máy vi tính cơ chứ? Tôi biết một gã người Tây Ban Nha, gã du lịch khắp châu Âu, lang thang từ ga này sang ga khác, chỉ chờ có kẻ ăn cắp túi của gã là bám theo, và giở trò tống tiền y như ông. Nhờ thế mà gã sống ung dung đáo để.

- Mày nói JoseGonzales chứ gì?

- Chính gã.

Nick phá lên cười:

- Vậy chúng ta cùng có chung một người quen. Tao là NicholasKlaudonia.

Edgar trố mắt:

- Tôi có biết tiếng ông. Tên tôi là EdgarRusel. Rất hân hạnh.

- Thôi, “ông, tôi” gì cho khách sáo. Buồn cười thật, chúng mình lại quen nhau trong hoàn cảnh kỳ quặc này.

- Có thế thật. Ờ… hẳn mày vừa từ Hồng Kông sang?

- Tao vừa ở London và Amsterdam. Sao mày lại nghĩ tới Hồng Kông?

Edgar chỉ vào cái túi du lịch của Nick:

- Ban nãy tao đã nói dối. Tất nhiên tao đã nhòm qua trong túi mày. Theo tao, con hổ ngọc bích nhìn ngoài còn đẹp hơn trong ảnh đăng trên báo nhiều.

Nick nuốt nước bọt:

- Mày đã trông thấy nó? NàyEdgar, vụ này nóng bỏng hơn mày tưởng đấy. Ban nãy ngồi trên tàu, tao hoang mang không biết mình tao có xoay xở nổi với nó không. Ả bồ Antonia của tao có tham gia thật, nhưng nàng chỉ là vật trang trí chứ thật sự đâu giúp gì được. Mày thông thuộc Amsterdam chứ?

Edgar gật đầu:

- Tao có buôn lậu hêroin vài lần từ đó về đây.

- Biết danh Chu Tiến Chi không?

- LạyChúa! chân lão ấy suýt cắt tiết tao. Chỉ vì tao đã mua hêroin của một trong số kẻ cạnh tranh của lão.

- Bây giờ lão chẳng còn phải cạnh tranh với ai. Lão hùng cứ ở Amsterdam.

- Con hổ ngọc bích là của lão à?

- Không. Nhưng lão đã cho ăn cắp từ Hồng Kông. Một số người Tàu xung khắc với nhau còn tệ hơn cả chó với mèo. Tao không biết mày đọc báo kỹ đến đâu. Tay Lý Lệ Bá ở Hồng Kông, chủ của con hổ này, rõ ràng có kẻ thù không đội trời chung trong đám đồng bào của mình. Đó là bọn kẻ cắp. Không còn nghi ngờ gì chuyện Chu Tiến Chi – biệt hiệu Răng Chuột Cống – thuộc đám đó.

- Tao hiểu. Thế sao bây giờ mày có trong tay báu vật này?

- Nó rơi vào tay tao nhờ một sự tình cờ may mắn.

Nick cười. Rồi hắn thuật lại chuyện xảy ra ở Amsterdam cách đây ít giờ.

Edgar mở hai chai bia.

Hai thằng ăn cắp cụng chai, uống vì tình huynh đệ và luôn miệng ca ngợi vận may đã run rủi chúng đến với nhau đêm nay.

- Sao? – Edgar hỏi. – Bây giờ thì mày tính sao với cái con hổ bằng ngọc này? Khoan, đừng nói gì cả! Để tao đoán. Mày có vẻ điệu nghệ. Ban nãy lại đề cập đến một vụ làm ăn mà mày e là một mình không cáng đáng nổi. Tao linh cảm rằng mày sẽ đương đầu với Răng Chuột Cống. Đúng chứ?Trúng phắp! Mai tao sẽ gọi điện cho lão. Lão sẽ phải nôn ra 300.000 mark nếu muốn lấy lại kho báu vật vô giá này. Với lão, số tiền đó thấm tháp mẹ gì. Lão móc túi áo cũng đủ. Cố nhiên lão phải cho đem tiền đến đây, đặt ở một nơi cố định sẵn. Xong xuôi, tên liên lạc có thể đến một chỗ qui định khác để lấy con hổ. Mày tham gia với tao chứ? Có hai thằng sẽ mạnh hơn, Antonia thì kể làm gì. Giá ở Amsterdam thì tao không dám. Nhưng ở đây thì được. Không phải lãnh địa của lão.

Edgar cân nhắc giây lát.

- Mày bảo việc này có xong trong một tuần được không? Chả là sau đó tao đi nghỉ!

- Một tuần ư? Tao hy vọng tới ngày kia là xong xuôi rồi. Mày đi đâu nghỉ?

Edgar chỉ vào ngực Nick:

- Sang quê hương mày. Đi Hy Lạp. Lần này tao bay sang một hòn đảo nhỏ, đảo Padoklion.

Nick phá lên cười ha hả:

- Đó đúng là quê tao. Antonia cũng người vùng ấy. Cả hai chúng tao đều quê ở DiktiSfakion.

Edgar hòa giọng cười:

- Đúng là nơi tao định đến nghỉ. Đó là làng “Biếng nhác và vui vẻ”.

- Thằng em Demetrios của tao là thầy dạy lặn ở đó đấy. Cậu ta luyện cho đám dân du lịch ngốc nghếch cách ở lâu dưới nước. Ê, Edgar! Phải uống thêm chai bia nữa mừng sự tình cờ thú vị này. Giá được chai vang đỏ thì tao khoái hơn. Nhưng chắc mày đếch có.

break
Trúc Mã Bá Đạo Cưới Trước Yêu Sau
Ngôn tình Sắc, Sủng, Đô Thị
Âm Mưu Từ Lâu
Ngôn tình Sắc, Sủng
(Cao H) Ngon ngọt nước
Ngôn tình Sắc, Sủng, Tổng Tài
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc