Hủ Mộc Sung Đống Lương

Chương 457: KARL CŨNG LÀ NẠN NHÂN

Trước Sau

break
Jan Zeckel diện một chiếc áo len màu ghi rộng thùng thình. Tuy mới hai mươi tuổi nhưng gã đã có cái bụng khá bự. Gã vứt điếu thuốc lá xuống lề đường, nhổ toẹt một bãi nước bọt, đút hai tai vô túi quần đăm chiêu nhìn về hướng nhà ga. Tất nhiên gã trông thấy ba bóng người, nhưng mãi sau gã mới nhận ra Tarzan.

Tarzan hồ hởi:

- Chào Jan. Tối nay bộ trúng mánh gì sao mà phấn khởi thế?

Cái đầu tóc lởm chởm gật gù:

- A, nhóc, là mày đó hả?

Tarzan cự nự:

- Tên tôi là Peter Carsten. Anh cũng nên gọi như vậy!

- Hừ, khó chịu đến thế kia à. Tuỳ mày.

Hai quái Karl và Kloesen đứng hai bên Tarzan như… sẵn sàng xung trận. Tarzan vào chuyện:

- Bây giờ là chín giờ rưỡi. Cách đây một giờ đồng hồ, nghĩa là lúc tám giờ rưỡi ấy, anh ở đâu vậy?

Jan vênh vênh mặt thách thức:

- Tao ở đâu, làm gì thì việc chó gì đến mày?

- Có đấy, Jan! Việc anh ở đâu có liên quan đến tụi này, đến Marga Heinze và đến cảnh sát đấy.

Mặt Jan thộn ra. Gã có vẻ chưng hửng thực sự:

- Mày nói cái gì về Marga Heinze và lũ cớm? Tao… đếch hiểu. Giờ đó tao ở nhà ngủ bù. Đêm tao không được ngủ. Hiểu chứ?

Tarzan nghiêm giọng:

- Đừng nói dối nữa Jan. Tụi này biết cả rồi. Ông anh quên bẵng câu chuyện xảy ra ở đằng sau rạp Trung Tâm rồi sao? Anh đã rình rập ở đó. Và khi có một người đi qua, anh đã lôi bà ta vào trong sân, bịt miệng bà ta, dán băng dính lại, và sau đó lục soát, cướp sạch nhẫn, đồng hồ lẫn túi xắc da cá sấu. Anh còn trói nạn nhân và bỏ mặc bà ta trên nền đất bẩn thỉu. Chó chết thật Jan ạ. Nhưng xui cho anh là bà Heinze đã nhận diện được kẻ trấn lột mình. Anh đã bật quẹt mồi lửa thuốc lá cho một kẻ qua đường và nhờ vậy nạn nhân đã thấy rõ dung nhan “đẹp đẽ” của anh. Sao, giờ thì anh trợn tròn mắt lên chứ?

Jan Zeckel có vẻ nghĩ ngợi lắm.

Tarzan nghĩ: bây giờ sẽ có hai khả năng xảy ra. Gã sẽ chạy trốn hoặc là tấn công. Hắn cẩn thận đẩy chiếc xe đạp sang phía Karl, thế thủ.

Vậy nhưng tên hung thủ cứ ậm à ậm ừ. Rồi gã bỗng rút tay khỏi túi quần. Không! Không thấy con dao nào!

Tarzan đưa mắt nhìn đôi giày phi công cao cổ của gã:

- Tụi tôi đến đây để yêu cầu anh tới gặp thanh tra Glockner ở Tổng nha cảnh sát. Anh biết ông ấy rồi đấy.

- Biết, cố nhiên rồi. Lão đó “được” lắm.

- Thôi, khóa cửa lại. Đi thôi. Nhớ đem theo cái xắc da cá sấu với những thứ mà anh đã trấn lột nghe!

Jan Zeckel khựng lại. Gã đảo mắt chớp chóang rồi ú ớ:

- Quỷ tha ma bắt những thứ đó đi. Tao làm mất sạch bách rồi.

- Trời đấy! Anh đùa đấy chứ!

- Tao không đùa đâu. Lúc đó tối om làm sao biết rớt chỗ nào mà tìm kia.

- Có nghĩa là anh nhận tội và cái xắc đó thì đã mất.

Chiếc đầu đinh của Jan gục xuống thảm hại:

- Ờ… vậy đó! Biết sao được chớ.

Tarzan hoàn toàn bị bất ngờ. Hắn tự nhủ phải đề phòng Jan phản công. Không lẽ nó dễ dàng chịu thua vậy sao?

Hắn càng bất ngờ hơn khi Jan phân trần:

- Nói thiệt, tao cũng có hơi ăn năn và tính đem cái xắc tới trả lại. Ngặt nỗi tao phóng xe về nhà vội quá và về tới đây thì cái xắc đã mất tiêu từ lúc nào rồi.

Tarzan hết ý kiến, nhìn Jan chằm chằm. Hai con mắt gã gian cực kì. Mày sắp giở trò hả Jan? Còn lâu mới qua mặt được tụi tao!

Nhưng thật lạ lùng, Jan chẳng hề giở trò. Sau khi làm một ngụm rượu và châm một điếu thuốc lá, tên trấn lột phụ nữ ngoan ngoãn lên đường.

*

Hôm nay thanh tra Glockner bù đầu với ca đêm.

Marga Heinze cởi áo măng-tô. Cô có vẻ đã bình tỉnh trở lại không còn thất thần như hồi nãy.

Ngoài văn phòng vang lên tiếng gõ cửa:

- Mời vào!

Giọng ông thanh tra vừa dứt là Jan ập vào phòng. Ngay lập tức Marga hét lên khủng khiếp:

- Chính là nó! Thằng ăn cướp!

Jan nhìn cô trừng trừng. Sau lưng gã là Karl và Tarzan. Sau khi chào ông thanh tra, Tarzan bảo:

- Chị khỏi lo, Marga. Gã đã nhận tội rồi.

Tarzan quay sang ông Glockner:

- Chú biết không, cô Marga đã mô tả về tên cướp quá chính xác đến nỗi tụi cháu xác định ngay đó là Jan nên tính đến lôi cổ gã lên đồn. Quả nhiên, gã không chối là mình đã gây ra tội ác. Chỉ có điều… tụi cháu không thu được tài sản của người bị hại.

Jan gượng gạo:

- Tôi đã… đánh rơi mất cái xắc da cá sấu. Tôi xin… thề. Không tin, ông thanh tra cứ cho lệnh khám nhà.

Ông Glockner nhìn bọn trẻ làm mặt nghiêm:

- Đúng ra thì tôi phải cho mấy cháu… Nhưng mà thôi… Này, ngồi xuống đi Jan Zeckel. Có phải anh thừa nhận rằng đã cướp giật của bà Heinze gần rạp chiếu bóng Trung Tâm không?

- Dạ, dạ… có lẽ tôi đã uống quá chén và không làm chủ được mình. Một người xỉn có được giảm nhẹ tội không ạ?

- Anh đã phạm tội ăn cướp và xâm phạm tự do thân thể của người khác. Nếu như không tìm thấy những thứ mà anh đã lột của bà Heinze thì đương nhiên tội anh càng nặng chớ sao. Nhớ lại coi Jan Zeckel, anh đã có tiền án sẵn và năm ngoái còn định trốn ra nước ngoài hòng tránh khỏi sự truy nã của cảnh sát. Như vậy, tôi buộc phải giữ anh ở lại đây. Tạm giam, hiểu chưa? Nào, tôi muốn nghe anh tự kể ra mọi chuyện…

Con mắt giảo hoạt của Jan nheo lại khít rịt. Gã cố vận động trí nhớ và phun một mạch:

- Tôi… tôi rất lấy làm tiếc, ông thanh tra ạ. Thần kinh tôi không được bình thường. Mọi việc diễn ra như sau: tôi đã tóm lấy bà ấy, lôi bà ấy vào sân sau, bịt mồm bà ấy bằng băng dính, trói gô lại rồi cướp sạch nhẫn, đồng hồ lẫn túi xắc da cá sấu. Tôi… đã trói bà ấy lại, và bỏ mặc bà ấy trên nền đất…

Gã vừa nói vừa lâm la lấm lét ngó Marga Heinze như sợ rằng mình tường thuật sai chi tiết nào vậy.

Tarzan nhíu mày. Có cái gì đấy trong lời khai này làm hắn không hài lòng. Tại sao gã lại khai báo y như mình đã nói với gã chớ?

Lúc thanh tra Glockner lấy khẩu cung Jan thì cô Heinze quay sang Tứ quái. Giọng cô tha thiết:

- Hôm nào các em đến chỗ chị chơi nghe. Chị đang làm thư kí trưởng tại hãng “BRUCHSEIDL” nổi tiếng. Chị sẽ giới thiệu các em với ông giám đốc và chắc chắn mọi người sẽ vỗ tay hoan hô nồng nhiệt sự dũng cảm của bốn đứa. Các em sẽ tới chớ?

*

Sương mù dày đặc sà xuống những cánh đồng trơ trụi lúc đầu xuân làm cho các tài xế trên xa lộ chỉ dám cho xe chạy chầm chậm.

Vụ Zeckel được giải quyết êm đẹp. Tên anh chị bị tạm giam để có dịp suy nghĩ về việc làm xấu xa của gã.

Gaby tạm biệt các bạn ở Tổng nha, theo xe ô-tô của bố về - xe đạp thì gập lại cho vào cốp.

Ba đứa con trai còn được đạp xe cùng nhau một đoạn.

Giọng thằng mập buồn so:

- Vừa đói vừa có thể bị rầy, chán thiệt.

Tarzan vỗ về:

- Không có giám thị nào khiển trách đâu Tròn Vo. Tao đã nghe thanh tra Glockner gọi điện xin phép thầy giám thị cho phép mình về trễ rồi cơ mà.

- Vậy thì còn lại cái đói.

Đã đến ngã tư tạm biệt, Karl vẫy tay:

- Hẹn ngày mai nghe!

Thằng cận nói xong là đạp gấp rút. Mẹ Karl chắc sẽ không giận về việc nó về muộn. Còn ông ba thì mải mê với toán học nên không khi nào để ý chuyện nó đi sớm về khuya thế nào.

Con đường vắng này nhiều ổ gà tới mức xe đạp của Karl nhảy lọc xọc. Nó đành đạp chậm lại. Trời tối om nhưng chẳng hề gì, dù sao Máy Tính cũng thuộc lòng con đường tắt đến ngôi biệt thự của gia đình mình rồi.

Con ngựa sắt lướt qua công viên nhỏ, Karl thấy ấm áp khi bắt gặp một vài người lớn chạy bộ thể thao trên quảng trường.

Rồi lại tới một đoạn đường không một bóng người. Ven đường là những bãi cỏ bị sương mù phủ kín. Cảnh tượng đìu hiu đến nỗi một thám tử gạo cội như Karl cũng phải rợn tóc gáy. Kể cũng lạ, thường đi đêm một mình Karl vẫn cảm thấy chờn chợn, mặc dù nó đâu có tin ba cái chuyện ma với quỷ.

Bất giác, Karl cắn môi rung mình rồi nhấn pê-đan mạnh hơn. Qua hẻm Gablo, sắp tới nhà nó rồi.

Con mắt cận của Karl chợt muốn lòi khỏi tròng. Trời ạ, chẳng những nó vừa qua hẻm Gablo mà còn qua luôn một chiếc ô-tô lạ hoắc lù lù đậu ven lộ với tiếng máy rung lên nhè nhẹ. Tại sao chiếc xe không vượt lên mà nằm ì một cách mắc toi như thế nhỉ?

Câu hỏi của Karl đã có hồi âm. Nó vừa ngoái đầu lại thì tiếng động cơ đã gầm rú. Trong một tích tắc, chiếc ô-tô thể thao chồm tới rọi ánh đèn vào mặt nó sáng lóa. Ngay lập tức, Karl đảo xe đạp sang phải theo phản xạ. Trời ơi là trời, không lẽ nó đã đụng độ chính chiếc xe ma?

Chiếc xe hơi lướt qua Karl Máy Tính sát rạt trút một luồng khí nóng chết chóc lên người nó! Như một phản xạ tự nhiên, nó rụt cổ cấp kì, cúi đầu che mặt lộn một vòng trên không chẳng kém gì lúc Tarzan phi thân. Nó thoáng quyết định ngã ngồi để bảo vệ đôi mắt kính bất li thân.

Karl thấy đau nhói khi rớt xuống đất. Tiếng thắng ken két rít xé tai rồi sau đó chiếc ô-tô bay như một mũi tên mất hút trong đêm tối. Lạy Chúa, đích thị là chiếc xe ma màu đỏ!

Karl đặt một tay lên ngực trái ngăn trái tim nhỏ bé sắp vọt khỏi lồng ngực. Rõ ràng chiếc xe cố tình đâm vào nó. Chỉ chút xíu nữa là nó bị gãy chân. Ca thứ 20 của thằng điên sát thủ chăng? Nỗi sợ như ngấm vào người Karl.

*

Khi đánh răng rửa mặt trong buồng vệ sinh, Tarzan vẫn suy nghĩ hoài. Hắn suy nghĩ thành tiếng:

- Mày nghĩ sao về thằng Jan Zeckel hả Willi? Tao thấy lời khai của nó kì kì sao đó.

Thằng mập vừa soi gương chải tóc trên cái đầu tròn xoe vừa ừ hữ:

- Đúng. Lời khai và hành động của nó “chởi” nhau. Cụ thể là mồm nó không phả ra mùi rượu lúc mình gặp trước cửa nhà nó.

- Hả? Không lẽ nó nhận bừa một cái tội mà nó không làm ư?

- Làm sao tao biết được. Thì chính cửa miệng nó thú nhận nó ăn cướp mà.

Hai thằng cùng đi về “Tổ đại bàng”.

*

Cách nào những nạn nhân của chiếc xe ma màu đỏ biết tên đao phủ của họ là Adolf Hussler? Kẻ giết người mặt lạnh lúc này đang thả ô-tô chạy tà tà. Gã dùng hai ngón tay cáu bẩn vê vê chút ria dưới mũi một cách khoải trá. Rồi đời thằng bé ngu xuẩn nhé!

Hussler lim dim mắt tận hưởng khúc phim hồi nãy. Đã thiệt, khi không qua kính chiếu hậu một thằng nhãi ranh cận thị ốm nhách phóng xe đạp đến nộp mạng. Nó tưởng đạp xe vù vù như vậy là thoát nạn chắc, còn lâu cu cậu ơi. Mong sao mày bị thương thằng đần độn ạ.

- Tao muốn tất cả chúng mày vào viện hết!

Con quỷ sống cười sằng sặc một mình. Mơ ước của gã từ lúc biết lái xe là làm sao cho mọi kẻ đi trên đường bị gãy chân, đui mù, què cụt và thâm tím hết mặt mày. Còn phải hỏi, gã coi những ai đi bộ, đi xe đạp, đi xe gắn máy đều là kẻ thù số một cần phải tiêu diệt sạch sẽ. Tại sao chúng mày có quyền ngáng đường ô-tô hả? Đường xá chỉ là của xe hơi, hiểu chưa. Ở thế kỉ văn minh này chỉ có xe hơi được tồn tại còn kì dư các loại phương tiện di chuyển khác đều phải xuống địa ngục.

Hê hê hê, ai dám bảo gã điên nào. Bọn nhân loại giẻ rách ghét xe hơi của gã vì xe gã đẹp và đi nhanh hơn cặp giò của chúng. Nhân danh ma quỷ, gã có nhiệm vụ loại trừ kẻ nào dám cả gan nghênh ngang trên lộ.

Chấm dứt màn độc thoại, Hussler gài số xe. Gã tiếp tục cười sằng sặc man rợ rồi nhấn ga phóng vút đi.

Hussler đang cầm vô-lăng chiếc Ferrari nhưng chiếc ô-tô cáu cạnh này thì gã làm sao có tiền mua nổi. Của sếp! Của sếp! – Hussler lải nhải. Sếp đã vô tình tạo điều kiện cho mình đi thanh toán bọn kí sinh trùng. Ngàn đời đội ơn sếp!

Chạy được một khoảng xa, gã ngừng lảm nhảm để vặn đài. Lại ba thứ âm nhạc rùm beng. Hussler tắt cái rụp. Gã phải tắt chứ sao. Đời gã không chịu nổi tiếng nhạc, gã chỉ khoái tin tức nhưng phải là tin về đâm chém, giết người, chiến tranh, nạn đói, thiên tai và huỷ họai môi trường sống.

Hussler năm nay 41 tuổi, để một chút ria ngay dưới mũi – mốt thịnh hành hồi những năm 30, 40. Tóc gã màu đen rẽ lệch một bên đôi khi che cả mắt.

Gã cho xe chạy vào một khu vườn.

Gã buông vô-lăng ra rồi xoa tay cười đắc ý.

*

Tư gia của nhân vật mà Hussler gọi là “sếp” là một biệt thự khổng lồ. Biệt thự đứng im lìm dưới những hàng cổ thụ um tùm như một pháo đài bất động. Căn nhà từ ngoài vào trong được thiết kế bằng vật liệu hiện đại nhất có thể chịu được cả lửa lẫn giông bão. Còn trang trí nội thất thì khỏi nói, chẳng thua gì một biệt điện.

Chủ nhân của căn nhà khổng lồ là Franz Bruchseidl. Ông ta chủ trì một hãng công nghiệp có quy mô toàn cầu mang chính tên mình. Còn ai lạ BRUCHSEIDL và ông chủ của nó chớ. Bruchseidl thường tự tôn mình là vua địa ốc, vua máy bay, trùm ăn chơi cao cấp, chuyên gia hàng đầu về rượu vang Pháp, thậm chí còn là… trụ cột của nền kinh tế Đức.

Ông ta có vô số chung cư cho thuê ở khắc châu Âu. Ở tuổi 39, Franz Bruchseidl ngồi trên đống tiền. Và ông ta quyết định tận hưởng mọi lạc thú trần gian trước khi đến ngày tận thế.

Franz quyết định rút dù vô hậu trường giao việc cho hai người tin cẩn. Một người là giám đốc thứ nhất Dr. Heine Frey, cánh tay mặt của ông ta. Người thứ hai là Paul Rode biệt hiệu Mặt Vàng, kế toán trưởng của công ti, một kẻ tôn sùng đồng tiền đến mức bệnh họan. “Vua” Bruchseidl bật đèn xanh cho hai người này quản lí toàn bộ công việc làm ăn để ông ta rảnh chân làm bốn chuyến ngao du vòng quanh thế giới trong một năm như ước nguyện… tận hưởng lạc thú.

Năm nay, “Vua” dồn bốn chuyến làm một và lên đường từ giữa tháng giêng. Hiện tại ông ta đang dung dăng dung dẻ ở Úc. Khi gọi điện về cho thuộc hạ, ông chủ khoe ầm lên:

- Tuần nay tôi được ngày bộ trưởng bản xứ mời tham dự cuộc săn chuột túi đó!

Trước lúc cúp máy, sếp còn nhắc:

- Mà này, các vị nhớ quản lí căn biệt thự của tôi tươm tất nghe.

Khỏi cần sếp dặn. Ngôi biệt thự bên ngoài coi có vẻ im lìm thế, chứ bộ ba lãnh đạo hãng BRUCHSEIDL vẫn thi thoảng ghé thăm. Bộ ba đó, ngoài cánh tay mặt Frey, cánh tay trái Rode còn có thêm thư kí trưởng Marga nữa.

Ấy thế mà có một kẻ thứ tư thỉnh thoảng cũng xâm nhập biệt thự mà hai nhân vật kia lẫn cô thư kí xinh đẹp chẳng hề hay biết. Kẻ thứ tư này chẳng thèm bẻ khóa, trèo tường, cứ ung dung “nhập nha” như một âm binh từ trên trời rớt xuống.

Gã chính là tên điên loạn Adolf Hussler.

*

Hussler biết rõ là cổng ngoài không khóa. Gã mở khóa ga-ra, lái chiếc Ferrari thể thao vào ga-ra mà không màng liếc nửa con mắt đến chiếc xe Jeep đậu lạc quẻ của ông chủ. Xe Jeep là cái quái gì chớ, đối với Hussler “xế hộp” nào màu đỏ là… ăn tiền cho dù đó là xe của ai.

Gã tắt máy xe và rút chìa khóa chiếc Ferrari cho vô một cái hộp nằm trên bệ cửa sổ. Hussler lầm bầm:

- Mày giấu ai chớ giấu tao sao được hả “sếp”. Tao quá rành tính nết cẩu thả của mày. Mày muốn gì phải có ngay, phải không? Chính vì thế mà mày đặt cái hộp chìa khóa ở đây để khỏi mất công bỏ túi, hê hê…

Adolf Hussler cười sùi bọt mép. Gã đi ra khóa cửa ga-ra rồi thả chìa khóa dưới một viên gạch nhỏ. Gã quá quen với cách thức khóa, mở của ngôi nhà này, mà Bruchseidl cứ đinh ninh chỉ có mấy đệ tử thân tín và cô bồ đang cùng đi chu du thiên hạ với ông ta biết.

Thực ra mọi chuyện chẳng có gì là lạ nếu lật lại quá khứ. Chính Bruchseidl đã giao du với Adolf Hussler cách đây một năm, lúc gã này chưa bị đưa vào nhà thương điên. Bây giờ thì ông vua địa ốc không hề muốn đả động tới quan hệ này. Cũng có tin thỉnh thoảng Hussler hoàn toàn tỉnh táo nhưng chưa khi nào Bruchseidl nghĩ đến chuyện đi thăm người bạn cũ cả.

Nhưng Hussler luôn luôn nhớ tính nết cẩu thả của vua địa ốc mà gã đã chứng kiến trong những lần được mời đến ngôi biệt thự khổng lồ.

Gã lừ đừ ngắm gốc cây cổ thụ.

- Hừm, chỗ ông thầy Demen cũng có một gốc cây bự cỡ này. Về thôi!

Ừ, về thôi! Hussler còn về đâu nữa ngoài bệnh viện tư của giáo sư Demen. Gã chỉ cần khoảng mười tám phút đi bộ là đến nhà thương điên, gần xịt. Đó là một biệt thự cũ có 22 phòng, ban-công quay ra bốn phía, có tường rào bao quanh cao tới hai mét. Khu phía tây của dưỡng đường tâm thần Demen dành cho những bịnh nhân nhẹ hoặc bịnh tình phát triển tốt, ít nguy hiểm. Điều đó quả là sai lầm chết người của giáo sư Demen.

Demen đâu biết rằng Hussler có một phần mười sự tỉnh táo trong người và chỉ chứng tỏ cái “một phần mười” ấy lúc ông giáo sư đặt chân sang khu phía tây chẩn đoán bịnh. Một điều quan trọng khác dẫn đến việc định bịnh sai lầm là giáo sư Demen rất khoái chơi cờ vua. Hussler lại cực giỏi môn cờ. Lần nào bày bàn cờ ra, giáo sư cũng đều bại trận. Một kẻ chơi cờ vua hay như thế thì bệnh tình tiến triển tốt, chớ còn gì.

Thế là Demen mắc mưu.

Trong những bịnh nhân nhẹ khu phía tây, giáo sư thường chuyện trò tâm sự với ba nhân vật. Người thứ nhất từng lập thành tích đốt cháy gần như một nửa làng. Người thứ hai từng đứng đầu một giáo phái nhưng đã xé tan kinh thánh cũng như mọi sách vở khác rồi tự hoả thiêu mà không chết. Người thứ ba chính là… Adolf Hussler.

Gã nguyên là chủ một cửa hàng bán ô-tô. Cách đây ba năm gã công khai đòi hủy bỏ các luật lệ giao thông. Mọi người chỉ cho là gã đùa tếu. Nhưng rồi bịnh mỗi ngày một trầm trọng thêm khiến cửa tiệm ô-tô của gã phá sản. Trong vòng nửa năm trở lại đây gã đã bị cảnh sát phạt tới 144 lần, sau đó diễn ra vụ gã đâm thẳng xe hơi vào cảnh sát đứng trên bục chỉ huy giữa ngã tư làm người này phải nằm bịnh viện tới ba tháng.

Hussler không bị ra tòa vì bác sĩ xác nhận gã bị bịnh thần kinh, nhưng phải vào điều trị ở bịnh viện tư của giáo sư Demen.

Rồi gã trở thành tác giả của hàng loạt vụ tai nạn gây ra cho những người đi bộ, đi xe đạp và xe máy.
break
Cô Giáo Đừng Chạy
Ngôn tình Sắc, Sủng, Nữ Cường
[H++] Đụng Chạm Da Thịt
Ngôn tình Sắc, Sủng, Tổng Tài
(Cao H) Không Xuống Được Giường
Ngôn tình Sắc, Sủng
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc