Pháp Chính mỉm cười nói với Mã Chinh: Xem ra sĩ tộc Tây Xuyên vẫn có chút hoài nghi đối với năng lực của thế tử đó, ha ha ha.
Mã Chinh nói: Đây cũng là chuyện thường tình của con người mà thôi.
Pháp Chính nói: Có điều, chỉ cần bình định được phản quân Tây Khương là sĩ tộc Tây Xuyên khắc sẽ có nhận thức mới đối với năng lực của thế tử thôi.
Pháp Chính vừa dứt lời, Hứa Thiệu đột nhiên bước vào trướng, ôm quyền cao giọng nói: Thế tử, Triệu Vân tướng quân ở ngoài trướng cầu kiến.
Tốt. Mã Chinh vui vẻ gật đầu: Mau để Tử Long vào.
Hứa Triệu lĩnh mệnh rời đi, lập tức thấy Triệu Vân ngạo nghễ bước vào trướng, ôm quyền vái chào: Mạt tướng Triệu Vân, tham kiến thế tử, tham kiến quân sư.
Tử Long miễn lễ, ha ha. Mã Chinh cười nhạt một tiếng, đưa tay ra chỉ vào một bộ khải giáp được treo ở trong trướng rồi nói với Triệu Vân: Tử Long mặc thử đi, xem bộ khải giáp này có vừa người không?
Triệu Vân đưa mắt nhìn, chỉ thấy thiết giáp treo ở trong trướng rõ ràng chính là chiến bào và ngân giáp của cố Chinh Tây tướng quân Mã Siêu. Đặc biệt là diện khôi (mũ giáp che cả mặt) đầu quỷ càng là thiên hạ độc nhất vô nhị, do đó ánh mắt của Triệu Vân không khỏi ngưng tụ, trầm giọng nói: Đây là chiến giáp của Chinh Tây tướng quân.
Không sai. Pháp Chính vui vẻ nói: Tạ hạ và thế tử đã thương nghị, cho rằng Chinh Tây tướng quân ở trong lòng Khương nhân có uy vọng vô thượng, nếu có Chinh Tây tướng quân ở trước trận của hai quân mà giơ thương hô lớn, tất có thể khiến phản quân Tây Khương sợ hãi mà hàng, mà tướng quân và Chinh Tây tướng quân có thể hình tương tự nhau, hơn nữa võ công lại cao, để ngài giả trang Chinh Tây tướng quân là nhân tuyển thích hợp nhất.
Nhưng... Triệu Vân do dự nói: So với Chinh Tây tướng quân thì mạt tướng chẳng qua là một tên vô danh tiểu tốt, tùy tiện mắc di giáp của ngài, có phải là sẽ khinh nhờn anh linh của Chinh Tây tướng quân ở trên trời cao hay không?
Không sao cả. Mã Chinh ôm quyền hướng về phía bắc: Nếu Siêu thúc ở trên trời có linh thiêng, ắt cũng sẽ chỉ cảm thấy vui mừng vì điều này mà thôi.
Tốt. Mã Chinh vui vẻ nói: Đợi ngày sau hai quân giao binh, tướng quân hãy...
...
Thành đô, phủ thứ sử.
Vương Luy chạy một mạch vào thiên thính, nói với Trương Tùng, Phí Thi, Trương Nhiệm: Vĩnh Niên, Công Cử (biểu của Phí Thi), Bá Đạo. Đại quân của thế tử vào buổi trưa hôm nay đã nhổ trại, giết với Vũ Dương rồi.
Thật không? Trương Tùng vuốt râu suy ngẫm một lát rồi quay đầu lại nói với Trương Nhiệm: Bá Đạo, ngươi thấy chúng ta có nên phái một nhánh quân đội tới Vũ Dương trợ chiến cho thế tử hay không? Dẫu sao thì phản quân Tây Khương cũng đạt tới hơn mười vạn. Mà đại quân của thế tử chỉ có hơn hai vạn, binh lực kém chúng quá xa.
Đại nhân không cần phải lo lắng đâu. Trương Nhiệm lắc đầu nói: Theo mạt tướng thấy, thế tử tuy tuổi trẻ nhưng anh tài cái thế, Pháp Chính quân sưở trước trướng thì trí kế hơn người. Triệu Vân, Mã Song, Mã Duyên Đà chư tướng đều am hiểu binh pháp chứ không phải là hạng tầm thườngng. Hai vạn Tây Lương thiết kỵ ở dưới tướng thế tử lại đều là tinh nhuệ chi sư thân kinh bách chiến, mười vạn phản quân Tây Khương chẳng qua chỉ là một đám ô hợp. Không đáng để lo lắng.
Trương Tùng ngạc nhiên nói: Ý của Bá Đạo là ngày thế tử bình định Tây Khương đã sắp tới rồi?
Trương Nhiệm mỉm cười nói: Chỉ trong vòng mười ngày màn thôi.
...
Vũ Dương.
Mười vạn phản quân Tây Khương vây kính thành Vũ Dương đã hai tháng trời. Mà trong hơn hai tháng này, phản quân Tây Khương mỗi ngày đều không ngừng công thành. Thái thú Vũ Dương Tưởng Uyển thậm chí gầy đi cả một vòng, hai mắt lõm sâu, trong con ngươi đầy là tơ máu. Hơn hai tháng này đối với hắn mà nói thì không có nổi một giấc ngủ ngon.
Duy có một điều đáng để cảm thấy may mắn là phản quân Tây Khương hoàn toàn giống như giặc Khăn Vàng trong những năm Trung Bình, quả thật chỉ là một đám ô hợp.
Phản quân Tây Khương tuy có hơn mười vạn, nhưng trong đó tuyệt đại đa số là phụ nữ và trẻ em. Binh lính tinh tráng chân chính kỳ thực chỉ hơn ba vạn, hơn nữa do thiếu hụt khí giới công thành cần thiết phải có, cho nên vây thành hơn hai tháng rồi mà không thể phá nổi thành. Trái lại còn phải để lại vô số thi thể ở dưới thành. Bất đắc dĩ, Phản quân Tây Khương chỉ đành đổi sang dùng thuật khốn chiến, cố gắng vây sống thủ quân ở trong thành.
Tây Khương lúc này ( gồm Tứ Xuyên tây bộ , Thanh Hải, Tây Tàng) tổng cộng có mấy trăm bộ lạc Khương nhân lớn nhỏ. Bộ lạc lớn có mười mấy vạn người, bộ lạc nhỏ thậm chí chỉ có mấy trăm người. Cuộc làm phản lần này tổng cộng có hơn ba mươi bộ lạc lớn nhỏ tham gia. Trong đó có ba bộ lạc có thế lực khá lớn, trong đó thế lực lớn nhất là Tát Lý Cát đại vương, bộ chúng đạt tới hơn năm vạn người, thứ nhì là Phù Dung nữ vương và Mê Đương đại vương. Hai người mỗi người có hơn hai vạn bộ chúng.
Vây thành hai tháng có dư mà không thể phá nổi thành, lương thảo do phản quân cướp bóc được trước mắt sắp hết sạch. Tát Lý Cát chung quy cũng phải sốt ruột lo lắng, bèn phái người đi triệu tập Phù Dung nữ vương, Mê Đương đại vương cùng với mấy chục thủ lĩnh của các bộ lạc nhỏ tới, cùng nhau thương thảo đối sách.
Chư vị. Tát Lý Cát mắt ưng trợn tròn, uy phong lẫm liệt quét mắt nhìn mọi người một vòng, sau đó trầm giọng nói: Lương thực mà chúng ta cướp được đã sắp ăn hết rồi. Nếu trong vòng mười ngày không đánh được vào thành, mọi người đều sẽ phải chết đói. Nói chung là không thể cứ tiếp tục thế này được nữa, nhất định phải nghĩ biện pháp đánh phá thành trì, cướp lương thực tàng trữ ở trong thành tới tay.
Còn phải cướp tất cả nữ nhân trẻ tuổi ở trong thành, một người cũng không được để thoát, mang hết tất cả về núi.
Tát Lý Cát vừa dứt lời, Mê Đương đại vương cười dâm nói tiếp một câu, nói xong ý dâm chưa hết lại nghiêng đầu liếc nhìn bộ ngực nhô cao của Phù Dung nữ vương ở bên cạnh một cái. Trên mặt của Phù Dung nữ vương lập tức bồng bềnh hai áng mây hồng, lườm Mê Đương đại vương một cái như oán trách, yêu kiều nói: Mê Dương, nhìn cái gì mà nhìn, lão nương móc mắt ngươi ra bây giờ đấy.
Mê Đương đại vương chẹp chẹp miệng, vội vàng di dời thị tuyến.
Phù Dung nữ vương là một đóa hoa hồng nổi danh ở Tây Khương, không biết có bao nhiêu kẻ xui xẻo ý đồ muốn hái hoa đã bị ả giẫm cho vỡ trứng. Ngay cả Tát Lý Cát cũng không dám tùy tiện trêu vào ả. Mê Đương đại vương tuy tự nhận anh vũ cái thế, chính là hảo hán chọn một trong trăm của người Khương, nhưng cũng không cuồng ngạo cho rằng mình có thể cưỡi lên được con báo cái mỹ lệ Phù Dung nữ vương này.
Thấy Mê Đương đại vương chép chép miệng, những Tây Khương đầu lĩnh khác lập tức bật cười thích ý.
Được rồi. Tát Lý Cát xua tay dừng tiếng cười của mọi người, nhíu mày nói: Mọi người hãy nói xem nên phá thành Vũ Dương như thế nào bây giờ?
Tát Lý Cát vừa dứt lời, Nhã Đan vốn được Khương nhân gọi là trí giả vuốt chòm râu dê ở dưới cằm, ung dung nói: Nghe nói trong quân của Hán nhân có một loại vũ khí công thành vô cùng lợi hại, gọi là xe công thành, có điều chưa được thấy qua, không biết nó được làm ra như thế nào. Nếu chúng ta có thể tạo ra loại vũ khí này, đả phá thành Vũ Dương là chuyện dễ như trở bàn tay thôi.
Phù Dung nữ vương nói: Chính là xe công thành mà Thần Uy Thiên tướng quân dùng để công phá thành Nguyệt Thị ư?
Nhã Đan nói: Chính là loại xe công thành này.
Tát Lý Cát nói: Nếu có thể lấy được một chiếc xe công thành thì tốt quá.
Báo... Tát Lý Cát vừa dứt lời, đột nhiên có tiểu đầu lĩnh vẻ mặt hốt hoảng chạy vào trong đại trướng làm bằng da trâu, quỳ xuống đất vội vàng nói: Không xong rồi, đại sự không xong rồi.
Trong mắt tiểu đầu lĩnh trên mặt lộ ra vẻ sợ hãi vô tận, run giọng nói: Thiên... Thiên tướng quân, Thần Uy Thiên tướng quân dẫn vô số Tây Lương thiết kỵ giết tới rồi!
Cái gì? Tát Lý Cát nghe vậy liền giật nảy mình, thất thanh nói: Thiên tướng quân! Ngươi nói là Thần Uy Thiên tướng quân ư?
Mê Đương, Nhã Đan, Phù Dung nữ vương và bọn đầu lĩnh lớn nhỏ người Khương ai ai cũng há miệng trợn mắt.
Mau...! Một lúc sau, Tát Lý Cát mới từ trong kinh hoàng bừng tỉnh, đứng bật dậy giống như bị một cây gậy sắt được nung nóng dí vào mông, nghiêm giọng quát lên: Mau mau đi tập kết nhân mã, các ngươi còn ngây ra đó làm gì? Mau về tập kết nhân mã, chuẩn bị ứng chiến...
...
Vũ Dương.
Tưởng Uyển đang tuần thị ở trên thành thì đột nhiên nghe thấy tiếng kèn sừng vang vọng, Khương doanh vốn vẫn vô cùng yên tĩnh trong khoảnh khắc sôi sục như nước sôi. Trong tiếng ngựa hí người hét, từng đội từng đội phản quân Tây Khương từ trong đại doanh ùn ùn kéo ra, bắt đầu bày trận. Có điều khiến Tưởng Uyển cảm thấy kỳ quái nhất là phản quân Tây Khương không bày trận hướng về phía thành Vũ Dương ở phía trong mà là bày trận ở cạnh ngoài.
Đại nhân, tình hình có chút bất thường. Một tiểu lại bước lên, nói khẽ: Nhìn cử động của Khương binh, chẳng lẽ là Thành đô phái viện quân tới rồi?
Viện quân của thành đô? Tưởng Uyển ắc đầu, không đồng ý, nói: Thành đô chỉ có một vạn quân đội, không thể phái viện quân tới được đâu.
Tiểu lại nói: Chẳng lẽ Khương nhân cũng biết dùng tâm nhãn ư?
Tưởng Uyển nói: Cũng không giống lắm, có điều vẫn phải đề cao cảnh giác, lập tức triệu tập binh sĩ lên tường thành.
Tiểu lại nói: Hạ quan đi đây.
Tiểu lại vừa rời đi thì một binh sĩ tinh mắt ở bên cạnh đột nhiên gào lên: Đại quân mau nhìn kìa, đó là gì vậy?
Sĩ thủ vội vàng giơ tay chỉ về hướng đông, nói: Phía đông!
Tưởng Uyển vội vã quay đầu, nhìn về chân trời xa xa ở phía đông, đột nhiên phát hiện trên vùng hoang dã trống trải lúc này đã xuất hiện một mảng mây đen, điều đặc biệt khiến kinh hãi chính là mảng mây đen này đang chậm rãi nhúc nhích về phía trước, không tới một lát, đã tiếp cận thành Vũ Dương gần hơn nhiều. Trong thoáng chốc, Tưởng Uyển liền nghe thấy tiếng sấm động ầm ầm từ phía chân trời xa xa truyền tới.
Đại nhân, là kỵ binh! Sớm đã có binh sĩ hưng phấn hét lên: Rất nhiều kỵ binh!
Đó nhất định là Tây Lương thiết kỵ!
Là viện quân của chúng ta!
Viện quân tới rồi, ha ha ha, chúng ta được cứu rồi!
Trong khoảnh khắc, tướng sĩ quân Xuyên ở đầu thành Vũ Dương hoan hô nhảy nhót, mây đen của áp lực và tử vong kéo dài suốt những ngày qua lập tức tan biến, rất nhiều tướng sĩ thậm chí còn ôm nhau khóc rống lên vì vui mừng.
...
Ngoài thành Vũ Dương.
Bọn Khương Vương lớn nhỏ Tát Lý Cát, Mê Đương, Phù Dùng dưới sự vây quanh của mấy ngàn Khương kỵ giục ngựa xuất trận, nhìn về chân trời ở phía đông, chỉ thấy cả vạn đầu ngựa chạy chồm, Tây Lương thiết giáp đông nghìn nghịt đang ùa tới, mảng mây đen băng lãnh đó cơ hồ là che khuất cả vẻ tĩnh lặng vốn có, thậm chí ngay cả trời cao xanh ngát cũng bởi vì sự dữ tợn của thiết giáp mà biến thành ngưng trọng.
Trước trận của Tây Lương thiết kỵ, một kỵ binh đang giục ngựa chạy nhanh.
Khải giáp với ánh sáng bạc lấp lánh, cẩm bào chói mắt, diện khôi đầu quỷ dữ tợn, cùng với lông bờm màu bạc phất phơ theo gió ở phía sau gáy, một thanh ngân thanh dài ba trượng đâm thẳng lên trời, cơ hồ như muốn đấm vỡ cả lòng can đảm của Khương nhân. Đặc biệt khiến người ta ngạt thở là phía sau kỵ binh đó một kỵ thủ theo sát, trong tay kỵ thủ giơ cao một lá đại kỳ xanh thẳm như bầu trời.
Khương nhân đại đa số là không biết chữ, do đó không nhận ra chữ Hán ở trên đại kỳ, nhưng bọn họ nhìn hiểu tranh vẽ. Hình còn ngựa trắng đang đằng vân giá vụ ở trên mặt cờ khiến bọn chúng sợ vỡ mật. Tại cả mấy trăm bộ lạc Tây Khương, cho dù là đứa nhỏ còn đang bú sữa cũng biệt hình con ngựa bay này đại biểu cho cái gì? Cái mà nó đại biểu là Thần Uy Thiên tướng quân không thể chiến thắng, không thể khinh nhờn - Mã Siêu!
Mã Siêu hai lần đồ sát Tây Vực, thây trải dài cả vạn dặm, viễn chinh an tức, lại dùng ngàn quân phá tan mười vạn đại quân, trên đường hồi sư Trung Nguyên còn tiện đường đạp phá thập nhị Khương ở Tây Thùy. Cái thế công huân tiền vô hậu nhân, hậu vô lai giả này sớm đã định rõ địa vị chí cao vô thượng của Mã Siêu ở trong lòng Khương nhân. Trong lòng Khương nhân, Mã Siêu chính là thần, chiến thần bất khả chiến thắng!
A...
Triêu Vân giơ thương lên trời, ngửa cô huýt dài.
Trong quân Tây Khương lập tức vang lên tiếng hít thở nặng nhọc, quân trận khổng lồ do hơn mười vạn phản quân bày thành vì một tiếng huýt dài này của Triệu Vân mà sợ hãi phải lùi ra sau mấy bước. Khương binh lo sợ nhìn xung quanh, tất cả bọn chúng đều có thể nhìn thấy sự sợ hãi và bất an ở trong mắt đồng bạn. Hoàn cảnh sinh tồn của Khương nhân cực kỳ ác liệt, trước giờ coi tử vong như vô vật, trời sinh đã có một sức chịu đựng kinh người đối với tử vong. Duy có khi đối diện với quỷ thần thì bọn chúng mới cảm thấy sợ hãi.
Đừng hoảng hốt! Không được phép lui về phía sau...
Tát Lý Cát trong lòng cũng cảm thấy sợ hãi, nhưng hắn chung quy vẫn là đại vương của năm vạn Khương nhân, ít nhiều cũng quen với cảnh đời, vẫn có dũng khí ở trước trận động viên tinh thần cho phản quân Tây Khương. Khi Tát Lý Cát đang muốn giục ngựa lao lên thì bên tai đột nhiên nghe thấy một tiếng rít sắc nhọn, lập tức có sát cơ lạnh toát ập đến.
Tát Lý Cát cúi đầu xuống theo bản năng, chỉ nghe thấy phốc một tiếng, trong trận của Khương binh ở phía sau đột nhiên xôn xao.
Một chiếc lông chim từ trên trời chậm rãi rơi xuống, đó rõ ràng chính là lông vũ trên mũ giáp của Tát Lý Cát.
Ở cách xa mấy trăm bước, một tiễn bắn bay lông vũ trên đỉnh đầu Tát Lý Cát, đây là dạng tiễn thuật khủng bố như thế nào? Nếu Thiên tướng quân có ý bắn người, Tát Lý Cát lúc này còn có thể sống sót được không?
Sau khi sự chấn kinh qua đi, Tát Lý Cát dùng tốc độ kinh người xoay mình xuống ngựa, hoảng sợ quỳ xuống bụi cát, hai tay giơ cao lang nha bổng lên quá đỉnh đầu, miệng lầm bầm, giống như là đang cầu khẩn thiên thần. Ở phía sau Tát Lý Cát, mười mấy vạn Khương nhân của các bộ lạc đều nhao nhao quỳ xuống theo.
Hô hô hô...
Trong tiếng hít thở trầm trọng của chiến mã, Triệu Vân giống như một cơn gió lốc phi tới trước mặt Tát Lý Cát, sau đó ghìm mạnh cương ngựa. Tọa kỵ ở bên dưới lập tức đứng thẳng lên, vó trước sau khi đá loạn trong không trung thì nặng nề đáp xuống. Vó sắt cực đại cơ hồ là đạp sượt qua mặt Tát Lý Cát, chỉ gần thêm mấy ly nữa thôi là đầu của Tát Lý Cát đã bị đạp nát một cách vô tình.
Tát Lý Cát trong miệng lẩm bẩm Khương ngữ khó hiểu. Hai tay giơ cao lang nha bổng tượng chưng cho thân phận và quyền uy, thành kính quỳ trước mặt Triệu Vân.
...
Tân Dã.
Ba ngày sau, lửa lớn trên dốc Bác Vọng cuối cùng cũng tắt. Mã Đại dẫn quân tiến vào thành hiệu Tân Dã. Tào Chân cũng tự mình dẫn ba vạn quân Sở tới nơi, hai quân giằng co ở ngoài thành, ước định hôm sau hội chiến.
...
Đại doanh của quân Lương. Quân trướng của Mã Đại.
Mạnh Đạt nói: Quân Sở và quân ta binh lực tương đương, nhưng quân Sở đại đa số là bộ binh, kỵ binh rất ít, mà quân ta đều là kỵ binh, hơn nữa còn có ba ngàn trọng giáp thiết kỵ vô địch. Do đó hội chiến ngày mai nên dùng trọng giáp thiết kỵ đâm xuyên trung quân của quân Sở, ba vạn thiết kỵ có thể chia làm ba lộ. Một lộ theo đuôi trọng giáp thiết kỵ làm tê liệt quân Sở, hai lộ thiết kỵ còn lại vu hồi ra hai cánh, chia cắt quân Sở rồi bao vây tiêu diệt!
Cái mà Mạnh Đạt nói là chiến thuật đâm xuyên điển hình của kỵ binh, cũng là chiến thuật mà Tây Lương thiết kỵ quen dùng.
Ý chính của nó chính là trước tiên dùng trọng giáp thiết kỵ đâm xuyên quân dịch, chia cắt quân địch khiến cho chúng đầu đuôi không lo được cho nhau, sau đó lợi dụng ưu thế tốc độ của Tây Lương thiết kỵ để vây khốn quân dịch, khiến chúng không thể động đậy, sau cùng sẽ diệt đi từng lớp từng lớp quân địch giống như là lộTào Chân vỏ cà rốt, cho đến khi quân địch hoàn toàn bị tiêu diệt. Chiến thuật này vốn là chiến thuật mà người Hồ ở thảo nguyên quen dùng, nhưng từ sau khi Mã Dược chinh phục Ô Hoàn, liền đưa chiến thuật này vào trong những chiến thuật của Tây Lương thiết kỵ.
Tô Tắc nói: Mạt tướng tán đồng ý kiến của Tử Độ (tự của Mạnh Đạt).
Mã Đại hỏi Tư Mã Ý: Trọng Đạt thấy thế nào?
Tư Mã Ý nói: Tại hạ cho rằng đối sách ổn thỏa nhất là dựa vào doanh trại mà thủ, đợi đại quân của thừa tướng tới rồi tính. Có điều nói đi nói lại, nếu thật sự sợ đánh không dám ra thì rất dễ làm nhụt đi nhuệ khí của ba quân. Do đó, tại hạ trên cơ bản là ủng hộ ý kiến của Tử Độ. Có điều hội chiến ngày mai, nhị tướng quân ngàn vạn lần đừng lơ là khinh địch, để tránh đi theo vết xe đổ của thiếu tướng quân.
Trọng Đạt yên tâm. Mã Đại nghiêm nghị nói: Đại cừu của huynh trưởng chưa báo, bản tướng quân tuyệt không khinh địch.
Như vậy thì tốt rồi. Tư Mã Ý nói: Chỉ cần nhị thiếu tướng quân không kinh địch, dụng binh ổn trọng, Gia Cát Lượng cho dù có tài thông thiên triệt địa, e rằng cũng không thể xoay chuyển được sự chêch lệch lớn lao về lực lượng giữa quân Sở và quân ta, đánh thắng Tân Dã chi chiến không phải là chuyện xa vời. Trên thực tế, Vu huyện chi chiến lúc trước nếu không phải là thiếu tương quân kinh địch liều lĩnh, Gia Cát Lượng sao có thể làm gì được quân ta?
...
Đại doanh của quân Sở, quân trướng của Tào Chân.
Gia Cát Lượng mỉm cười, nói với Tào Chân: Chúa công, xem ra phong cách hành sự của Mã Đại khác hẳn nãi huynh của hắn. Mã Siêu tính nóng như lửa, thế công lăng lệ, khiến người ta khó có thể chống đỡ. Nhưng Mã Đại lại cẩn thận, không nhanh không chậm, ổn trọng như núi lớn. Không ngờ hỏa thiêu Bác Vọng xong lại chịu đợi ba ngày chứ không khinh địch tiến tới, thật sự là rồng sinh chín con, không con nào giống con nào.
Đúng vậy. Tào Chân gật đầu, buồn bã nói: Mã gia có thể nói là anh tài lớp lớp, Tào gia chúng ta thì nhân tài điêu linh, ài.
Gia Cát Lượng vội vàng nói: Chúa công anh tài cái thế, hạng Mã Siêu, Mã Đại sao có thể sánh bằng?
Được rồi. Tào Chân xua xua tay, nói: Nói tới hội chiến ngày mai di, không biết nỗ xa (xe nỏ) mà Văn Viễn và Tử Dương áp vận có thể đưa tới Tân Dã trước ngày mai không. Nếu không có chỗ nỗ xa này, hội chiến ngày mai ắt sẽ lành ít dữ nhiều.
Chúa công.
Chúa công.
Tào Chân vừa dứt lời, Trương Liêu, Lưu Diệp đã bước vào trướng.
Lưu Diệp dùng tay áo lau mồ hôi trên trán, hổn hển nói: Chúa công, tại hạ may không nhục mệnh.
Ồ. Tào Chân vui vẻ nói: Nỗ xa đã vận tới chưa?
Lưu Diệp nói: Đủ năm trăm chiếc, đã vận tới toàn bộ rồi.
Tốt, tốt quá rồi! Tào Chân kích động nói: Có chỗ xe này, hội chiến ngày mai quân ta thắng chắc rồi!
Tại hạ sớm đã trông chờ ngày này! Lưu Diệp dùng sức nắm chặt quyền đầu, phấn kích nói: Hứa Xương chi chiến năm đó, tại hạ trơ mắt nhìn bao nhiêu tướng sĩ anh dũng phải ngã xuống trước nỗ xa của quân Lương. Tại hạ rút kinh nghiệm xương máu, từng thề với trời cao rằng có một ngày sẽ phải tạo ra nỗ xa tương tự, trả lại quân Lương tao ngộ của quân ta ở ngoài thành Hứa Xương gấp chục, gấp trăm lần!
Trương Liêu, Trương Cáp là đại tướng may mắn sống sót trong Hứa Xương chi chiến, hai người biết rõ uy lực khủng bố của nỗ xa, một khi rơi vào trong phạm vi bao vây của nỗ xa, cho dù là binh sĩ năng chinh thiện chiến cũng đừng hòng đột phá vòng vây, lập tức hai người cũng gật đầu phụ họa: Có chỗ nỗ xa này, hội chiến ngày mai nhất dịnh sẽ giết cho quân Lương trở tay không kịp!
..
Thành đô, phủ thứ sử.
Trương Tùng đang dựa vào bàn uống rượu thì đột nhiên có Phí Thi mặt mày hớn hở chạy vào, chắp tay nói: Vĩnh Niên huynh, Vũ Dương đại thắng rồi!
Hả? Trương Tùng đứng bật dậy, vuốt chòm râu dê dưới cằm, vội vàng hỏi: Nói vậy thế tử thực sự đã bình định được phản quân Tây Khương rồi ư?
Bình định rồi! Phí Thi vui vẻ nói: Tưởng Uyển đưa thư tới nói rằng, đại quân triều đình vừa tới Vũ Dương, thủ lĩnh của phản quân là Tát Lý Cát, Mê Dương, Phù Dung đều đầu hàng, thế tử có thể nói là không tốn một binh một tốt mà bình định được phản loạn Tây Khương.
Tốt quá rồi! Trương Tùng vui vẻ nói: Thế tử dụng binh rất có phong phạm của thừa tướng.
Phí Thi nói: Vĩnh An, còn có một tin tức tốt nữa.
Trương Tùng vội vàng nói: Công Cử mau nói ra đi.
Phí Thi nói: Thái thú Vĩnh An Trương Tú sai khoái mã đưa tin, hai vạn quân Sở của Trương Liêu đã rút về Tương Dương, phản loạn Ngũ Khê Man cũng đã ngừng công kích, chỉ còn lại phản quân Nam man của Mạnh Hoạch vẫn tàn sát bừa bãi ở Kiến Ninh!