Trong âm thanh rít lên, ba cây trương mâu đâm tới.
Thái Sử Từ hét to một tiếng, hắn nhún chân nhảy lên cao hơn một thước, ba cây trương mâu vốn định đâm vào thắt lưng Thái Sử Từ giờ lại đâm vào hư không.
Thái Sử Từ thuận thế hạ xuống. Hai tay hắn tóm lấy đầu của hai tên trường thương binh ở hai bên tả, hữu dập mạnh một cái vào đầu tên trường thương binh đứng ở giữa. Hai tiếng thịch, thịch nặng nề vang lên. Đầu của ba tên trường thương binh đã đập vào nhau, trong khoảng khắc đầu chúng vỡ vụn giống như dưa hấu. Thái Sử Từ không kịp lau máu và óc bắn tung toé lên mặt mình, hắn vội vàng nhảy lên cao, ngửa mặt lên trời gào to: Chúa công ở đâu?
Tử Nghĩa? Chẳng lẽ phía trước là Tử Nghĩa?
Tôn Kiên đang trong lúc bối rối thì bất chợt nghe thấy âm thanh từ phía trước truyền đến.
Thái Sử Từ vừa hạ người xuống đất, hắn vội ngẩng đầu lên nhìn, hắn thấy ở bên trái cách đó không xa, Tôn Kiên và hơn một trăm tinh kỵ đang bị vây chặt, giục ngựa tới lui. Hơn hai ngàn quân trường thương Từ Châu giống như một bầy sói hung tàn bao vây chặt Tôn Kiên và hơn một trăm kỵ binh, liên tiếp có quân kỵ binh Đông Ngô bị trường thương của quân Từ Châu đâm xuyên qua người, gào lên thảm thiết rồi ngã xuống vũng máu.
Ngay trong lúc đó, Tôn Kiên lại bị trúng một mũi tên, hắn suýt chút nữa ngã ngựa.
Chúa công, Thái Sử Từ tới đây .
Thái Sử Từ tiện tay quơ lấy một cây cung và bao tên của một tên lính cung thủ đã chết. Hắn liên tiếp bắn ra mười hai mũi tên, tất cả trước sau có mười hai tên lính trường thương Từ Châu chết dưới tên của Thái Sử Từ, đúng là bách phát bách trúng.
Hơn một trăm tên lính trường thương Từ Châu gào lên liều chết xông tới, Thái Sử Từ lại nhặt trường thương của những tên lính đã chết ném ra. Quân lính Từ Châu thấy Thái Sử Từ dũng mãnh như vậy nên lập tức thối lui. Bất chợt trong lúc đó hàng loạt mưa tên từ trên lâu thành bắn xuống liên tiếp, Thái Sử Từ vẫn bình tĩnh như thường, hắn cầm chắc thiết thương múa vòng tròn đến giọt nước cũng không chạm vào được, tất cả những mũi tên bắn vào người hắn đều bị đánh bay ra ngoài.
Thái Sử Từ tiếp tục xông tới, binh lính Từ Châu rẽ ra như sóng, để mặc cho hắn đánh giết mở một đường máu trong đám loạn quân.
Tôn Kiên có một mắt nên khó quan sát, trên lưng hắn lại vừa trúng thêm hai mũi tên, hắn ngã nhào từ trên ngựa xuống.
Chúa công .
Thái Sử Từ vất vả đánh giết tới nơi, hắn vội tiến tới đỡ Tôn Kiên dậy.
Tử Nghĩa Khoé miệng Tôn Kiền trào máu, hắn nhìn Thái Sử Từ nói: Tử Nghĩa hãy mau đi đi, đừng để ý tới Cô. Trên người Cô trúng mấy mũi tên, chắc chắn sẽ chết'.
Chúa công Thái Sử Từ trợn tròn mắt, con người hắn như muốn bốc lửa: Chỉ cần mạt tướng còn một hơi thở, tuyệt đối mạt tướng sẽ không để chúa công rơi vào tay bọn cẩu Từ Châu này .
Nói xong, Thái Sử Từ vội cởi áo giáp trên người Tôn Kiên ra, sau đó hắn đỡ Tôn kiên lên lưng ngựa, dùng dây cương ngựa cột chặt Tôn Kiên sau đó một tay dắt ngựa, một tay cầm thương đánh ra hướng cửa thành.
Lư Giang, Thư huyện
Mây đen kéo tới, mưa như trút nước nhưng trong hậu viện của phủ Thứ Sử Dương Châu vẫn vang lên âm thanh leng keng của kim loại va chạm vào nhau, mơ hồ còn xen lẫn tiếng quát tháo. Tôn Tĩnh sắc mặt vô cùng kinh hoàng đẩy cửa hậu viện, loạng choạng bước vào, hắn giương mắt nhìn Tôn Quyền đang ở vào tuổi nhược quán (thời xưa gọi thanh niên khoảng 20 tuổi là nhược quán) đang cùng một thiếu niên khoảng mười lăm tuổi gì đó chém giết ( Trong cuốn sách này tuổi của Tôn Quyền được phóng đại lên ).
Hai người, một đao, một thương đang say sưa kịch chiến.
Trọng Mưu, Thống nhi Tôn Tĩnh chạy tới bên cạnh, hắn che mặt khóc không thành tiếng nói: Thôi đừng luyện võ nữa, hãy mau tới tiền đường nhìn mặt phụ thân các ngươi lần cuối .
Hả? Phụ thân! .
Tôn Quyền nghe vậy liền quẳng thanh đao xuống, ngửa mặt lên trời gào lên một tiếng rồi chạy đi.
Thúc phụ Năm ấy Lăng Thống mới mười lăm tuổi, hắn tiến lên hỏi Tôn Tĩnh: Không phải nghĩa phụ đang chỉ huy đại quân xuất chinh Giang Đô sao? Nghĩa phụ đã quay lại Lư Giang bao giờ vậy?
Lăng Thống vốn là con trai độc nhất của Lăng Tháo. Khi hai mươi ba lộ chư hầu khởi binh chinh phạt Mã Dược thì Lăng Tháo đánh trận Huỳnh Dương tử trận. Tôn Kiên thấy Lăng Thống tuổi còn nhỏ không nơi nương tựa nên mới nhận làm nghĩa tử, cùng Tôn Quyền, Tôn Hủ, Tôn Khuông mấy anh em ăn cùng mâm, ngủ cùng chiếu, giống như các huynh đệ, hắn lại được các mãnh tướng Giang Đông như Chu Thái, Thái Sử Từ, Tưởng Khâm dạy võ nghệ, Từ Thứ, Chu Du truyền dạy binh pháp.
Ai Tôn Tĩnh thở dài một tiếng, hắn vuốt đầu Lăng Thống, buồn rầu nói: Thống nhi, mau tới tiền đường đi .
Đại sảnh phủ Thứ Sử lúc này đã chìm trong không khí bi thương.
Tôn Kiên vẫn mặc chiến giáp màu đỏ, toàn thân đẫm máu, vẫn giữ nguyên dáng vẻ khi được Thái Sử Từ cứu ra, thậm chí ba mũi tên trên lưng hắn cũng chỉ cắt bỏ đuôi, không lấy đầu mũi tên ra. Trên thực tế quân lang trung trong quân không dám lấy đầu mũi tên ra vì một khi lấy đầu mũi tên ra, nội tạng Tôn Kiên sẽ sung huyết, hắn sẽ chết ngay lập tức.
Phụ thân! .
Tôn Quyền bước nhanh vào đại sảnh, liếc nhìn thấy Tôn Kiên toàn thân đẫm máu đang nằm trên giường, Tôn Quyền liền quỳ mọp xuống đất rồi hắn lê gối tới cạnh giường Tôn Kiên than khóc. Sau lưng Tôn Quyền, Tôn Dực, Tôn Khuông, Lăng Thống, Tôn Du, Tôn Kiểu mấy huynh đệ cũng đều quỳ dạp xuống, Ngô phu nhân cũng đang quỳ cạnh giường than khóc, tiếng khóc vô cùng thương tâm.
Tôn Quyền vội lên lên cầm hai tay Tôn Kiên, hắn đau đớn nói: Phụ thân, hài nhi ở đây .
Khoé miệng Tôn Kiên trào máu, hắn thở hổn hển nói: Trọng Mưu, Giang Đông…này, Cô…Cô giao… giao cho ngươi, ngươi hãy làm cho tốt… .
Tôn Kiên còn chưa nói xong, thần thái trong con mắt còn lại của Tôn Kiên dần trở nên ảm đạm, một dòng máu đen từ khoé miệng hắn trào ra, tức khắc thở hắt ra tắt thở.
Phụ thân!'.
Tôn Quyền gào lên rồi hôn mê bất tỉnh trước giường Tôn Kiên.
Vào tháng sáu mùa hè oi bức, ở thành Lạc Dương thời tiết vô cùng oi bức, khó chịu, Mã Dược đang ở trong biệt viện trên núi ngoài thành nghỉ hè thì Giả Hủ, Lý Túc và Pháp Chính cùng nhau tới gặp.
Lý Túc hít một hơi, hắn trầm giọng nói: Chúa công, vừa mới có tin tức, mãnh hổ Giang Đông đã chết .
Hả, Tôn Kiên đã chết? Mã Dược vội hỏi: Vì sao mà chết?
Pháp Chính nói: Tôn Kiên dẫn quân tấn công Giang Đô nhưng không chiếm được, lại bị Thái Thú Nghiễm Lăng là Trần Đăng lập mưu bắn chết .
Hả, bị Thái Thú Nghiễm Lăng, Trần Đăng bày kế bắn chết sao? Nghe vậy, Mã Dược giật mình hoảng hốt, hắn thất thanh hỏi: Trần Đăng này là người thế nào? Hắn có thể bày kế bắn chết Tôn Kiên thì không phải mưu kế cao hơn Từ Thứ một bậc sao?
Giả Hủ nói: Trần Đăng này là nhi tử của danh sĩ Từ Châu là Trần Khuê, khá có tiếng tăm trong nước, có thể nói là một nhân vật đại tài, rất giỏi thủ thành. Đây quả thật là một người tài .
Ai Mã Dược ngửa mặt lên trời than dài một tiếng: Một người như vậy mà Cô không thể sử dụng, chẳng phải rất đáng tiếc sao?
Chúa công Giả Hủ nở một nụ cười giảo hoạt, hắn đề nghị: Hủ thường nghe nói phụ tử Trần thị tự cho mình là trung thần Đại Hán. Sao chúa công không dùng danh nghĩa Thiên Tử hạ chiếu cử Trần Đăng làm Thái Thú Nam Dương .
Ừ, cử Trần Đăng làm Thái Thú Nam Dương Mã Dược nói: Kế này liệu có thành không?
Giả Hủ nói: Nhất định sẽ thành .
Hay! Nghe vậy Mã Dược vô cùng kích động nói: Nếu được Trần Đăng làm Thái Thú Nam Dương, Cô có thể kê cao gối ngủ .
Pháp Chính nói: Chúa công, thuộc hạ cũng có một kế gọi là lùa hổ nuốt sói, không cần tốn nhiều công sức mà vẫn có thể bình định Giang Đông .
A Mã Dược vui vẻ nói: Kế đó sắp đặt như nào?
Pháp Chính nói: Tôn Kiên vừa chết, tuy trưởng tử Tôn Sách rất có dũng lược nhưng đáng tiếc đã chết trước Tôn Kiên ở ải Thanh Ngưu. Thứ tử Tôn Quyền năm nay nhược quán, uy danh thật sự không thể sánh được với phụ thân và huynh trưởng, bây giờ kế vị trong lúc cấp bách chỉ e rất khó ổn định cục diện Giang Đông. Chúa công chỉ cần cử một người ăn nói khéo léo đi tới Bộc Dương, gợi ý, dùng lợi thúc đẩy tất Viên Thiệu sẽ xuất binh .
Hay, diệu kế Mã Dược phấn khích nói: Chỉ cần Viên Thiệu xuất binh cho dù không thể tiêu diệt Tôn Quyền, bình định Giang Đông thì ít nhất cũng làm hao tổn rất nhiều thực lực Tôn thị ở Giang Đông, trong mấy năm tới cũng không thể gây chuyện được. Hay, vậy làm phiền Tử Nghiêm hãy đi tới Bộc Dương một chuyến .
Lý Túc vui vẻ nói: Túc nào không dám tuân lệnh .
Mã Dược nói tiếp: Vụ thu lúa tiểu mạch vào mùa xuân tuy không đủ nhưng tới vụ thu hoạch vào mùa thu tới cũng đủ bù đắp. Cô cho là cuộc chiến chinh phạt Thục cũng nên sớm bắt đầu chuẩn bị. Ba quân chưa lên đường, lương thảo đã phải đi trước. Việc chuẩn bị lương thảo dĩ nhiên là quan trọng nhưng việc lựa chọn chủ tướng lại càng quan trọng hơn. Chẳng hay ba vị đã lựa chọn được người thích hợp chưa?
Ánh mắt Lý Túc và Pháp Chính đồng thời nhìn Giả Hủ. Việc bổ nhiệm chủ soái là vấn đề quan trọng. Hai người đương nhiên biết bản thân mình vẫn chưa có quyền nói việc này trước mặt Mã Dược. Trong ba người chỉ có Giả Hủ mới có đủ tư cách trả lời.
Giả Hủ trầm tư giây lát rồi đáp: Tướng quân Cao Thuận chú trọng chính diện, không chú trọng kỳ tập, có thể thống lĩnh đại quân tấn công chính diện Nha Manh Quan. Thiếu tướng quân vốn là một lựa chọn cho vị trí chủ soái dẫn quân kỳ tập, hơn nữa thanh danh cũng đủ làm chấn động sĩ tộc Xuyên Trung, đáng tiếc lại dẫn quân đi Tây Vực vì vậy vị trí chủ soái chỉ huy quân kỳ tập không chúa công thì không ai có thể đảm nhiệm .
Cái gì? Nghe vậy Lý Túc giật mình kinh hãi, từ ngày về giúp sức Mã Dược tới nay đây là lần đầu tiên, hắn dám phản bác lại ý kiến của Giả Hủ, Lý Túc lớn tiếng nói: Quân sư nói sai rồi. Sự an nguy của chúa công là cực kỳ quan trọng, sao có thể khinh xuất mạo hiểm? Việc đó quá mạo hiểm. Chúa công tuyệt đối không thể nghe theo lời quân sư, nếu không tai hoạ là vô cùng .
Nhưng Pháp Chính lại có vẻ hiểu ý Giả Hủ, hắn nhìn Lý Túc nói: Tử Nghiêm huynh, sao không nghe quân sư nói hết đã?
Hả? Hình như Lý Túc cũng lờ mờ hiểu: Ý của quân sư?
Ha ha ha Giả Hủ cười nói: Ý của tại hạ là không phải chúa công tới thì không đủ để chấn động sĩ tộc Xuyên Trung, nhưng không nói để chúa công mạo hiểm tự mình dẫn quân đánh lén Tây Xuyên .
Đã hiểu Lý Túc đột nhiên nói: Thì ra là cho người giả làm chúa công dẫn quân đi vào Xuyên, nói phao lên để đối phương sợ bóng sợ gió một hồi .
Giả Hủ và Pháp Chính nhìn nhau cười.
Mã Dược nói: Văn Hoà, ngươi vẫn chưa nói ai được chọn làm thống soái cầm quân .
Giả Hủ nói: Thủ hạ dưới trướng chúa công không thiếu Đại tướng cầm quân. Từ Thiếu tướng quân Mã Siêu trở xuống, Phương Duyệt, Từ Hoảng, Cam Ninh đều rất thiện thiến, đủ để độc lập cầm quân thế nhưng cuộc chiến chinh phạt Thục không phải chuyện đùa. Con đường nhỏ từ Âm Bình vào Thục rất nguy hiểm, khó đi. Sau khi một mình dẫn quân vào Thục, bốn phía là địch nhân. Chủ tướng dẫn quân phải biết tuỳ cơ ứng biến, quyết đoán, liên quan tới sự thành bại của cuộc chiến chinh phạt Thục lần này nên không thể mạo hiểm .
Mã Dược nói: Nói tiếp đi .
Giả Hủ nói: Tướng quân Phương Duyệt mạnh mẽ có thừa nhưng lại không đủ ứng biến. Tướng quân Từ Hoảng phòng thủ vững như bàn thạch nhưng lại thiếu nhuệ khí, chỉ có Cam Ninh tướng quân trí dũng song toàn, hơn nữa lại là người Lâm Giang, quen thuộc địa lý Xuyên Trung, hơn nữa tướng sĩ thuỷ quân tinh nhuệ dưới trướng cũng có rất nhiều người là người Xuyên Trung. Sao chúa công không để Cam Ninh tướng quân chỉ huy thuỷ quân từ con đường nhỏ Âm Bình phạt Thục?
Từ sau khi Thiên Tử phong tước cho ba con trai và cháu ngoại của Viên Thiệu, Viên Thiệu liền chuyển phủ Đại tướng quân từ Nghiệp Thành Hà Bắc xuống Bộc Dương ở phía nam, thể hiện quyết tâm tranh giành Từ, Dương.
Trong đại sảnh, Lý Túc đang chậm rãi nói: Nay Tôn Kiên đã chết trận, Giang Đông chấn động, trưởng tử Tôn Sách cũng đã chết sớm, thứ tử Tôn Quyền, tam tử Tôn Dực, từ tử Tôn Khuông đều còn nhỏ tuổi, khó có thể cai quản. Các đại thần Giang Đông vì tư lợi của mình mà liên tiếp tranh chấp với nhau. Quân Sơn Việt các quận bạo loạn, giết chóc khắp nơi. Sĩ tộc Giang Đông phấp phỏm không yên, tử thủ trong trúc ổ. Đây chính là cơ hội trời ban cho Nguỵ công. Sao Nguỵ công không xuất binh xuôi nam, chinh phạt Giang Đông?
Ừ .
Viên Thiệu nghe Lý Túc nói vậy thì bắt đầu nổi lòng tham, hắn thầm nghĩ đây thực sự là cơ hội tốt nhất chinh phạt Giang Đông.
Mưu sĩ Thẩm Phối vội bước ra khỏi hàng khuyên nhủ: Chúa công không được .
Viên Thiệu cau mày hỏi: Vì sao không được?
Thẩm Phối nói: Tuy Tôn Kiên đã chết nhưng Từ Thứ, Chu Du, Trương Chiêu đều là những năng thần .
Phùng Kỷ nói: Mấy người đó hoặc giỏi về mưu kế, giỏi về nội chính hay giỏi cầm quân. Tất cả đều là nhân tài kiệt xuất hiện nay, tuyệt đối không thể khinh xuất. Các quận Dương Châu tuy có bạo loạn nhưng sẽ nhanh chóng bị bình định. Loạn quân Sơn Việt cũng chỉ như cỏ dại, không đủ để gây nên mối hoạ lớn, Giang Đông lại có Trường Giang hiểm trở. Thủ hạ dưới trướng chúa công lại không có thuỷ quân. Nếu chúa công nghe lời Lý Túc thì chỉ tự chuốc lấy hoạ, chỉ e diệt vong không còn xa nữa .
Viên Thiệu vốn là người không mưu kế, hắn nghe vậy thì chần chừ không quyết: Cái…này… .
Lý Túc đột nhiên chuyển giọng, hắn cười nhạt nói: Từ Thứ mưu kế vô song thiên hạ, đánh một trận Giang Đô làm Tôn Kiên mất mạng. Trương Chiêu nội chính vô song, cai quản bốn quân Giang Đông, giặc cướp nổi lên hoành hành khắp nơi, thiên tai không ngừng. Chu Du cầm quân người đương thời không có ai sánh bằng, một trận ải Thanh Ngưu bị Thiếu tướng quân nhà ta chỉ huy tám trăm quân thiết kỵ đánh giết không còn mảnh giáp, chẳng những Tôn Sách chết trận mà ngay cả bản thân Chu Du cũng bị thương nặng .
'Như thế có phải là những năng thần cổ kim hiếm thấy chưa?
Thẩm Phối, Phùng Kỷ không biết nói gì.
Đột nhiên Lý Túc chuyển giọng, hắn cao giọng nói: Thực không dám dấu giếm, Thừa tướng vốn có ý khởi đại quân chinh phạt Giang Đông nhưng hiềm nỗi Dương Châu chính là địa bàn của trưởng tử Nguỵ công. Nếu Thừa tướng tuỳ tiện dẫn quân chinh phạt thì e tổn thương hoà khí hai nhà. Nếu Nguỵ công không có ý muốn thảo phạt, tại hạ sẽ lập tức quay về Lạc Dương phục mệnh Thừa tướng, nhất định ít ngày nữa Thừa tướng sẽ xuất binh chinh phát Giang Đông .
Nói xong Lý Túc xá dài Viên Thiệu một cái rồi hắn quay người có ý muốn rời đi.
Chậm đã Viên Thiệu vội vàng la lên: Lý Túc tiên sinh hãy dừng bước .
Lý Túc nói: Nguỵ công có gì chỉ giáo?
Viên Thiệu quả quyết nói: Xin nói lại với Thừa tướng ít ngày nữa Cô sẽ khởi binh xuôi nam, chinh phạt Giang Đông .
Trong đình hóng mát trong hậu viện, gió thổi đìu hiu, Tôn Quyền mặc quần áo tang đang ngồi cùng Từ Thứ, Trương Chiêu, Chu Du quanh trác án.
Sau nửa năm nghỉ ngơi, sức khoẻ của Chu Du đã khôi phục hoàn toàn, hắn đang chuẩn bị thống lĩnh thuỷ quân đi tới Giang Đô trợ chiến thì đột nhiên nghe tin dữ truyền về, Tôn Kiên đã chết trận.
Từ Thứ mở một quyển sách giản, trầm giọng nói: Thái Thú Hội Kê là Toàn Nhu cấp báo, quân binh Giao Châu đang như tằm ăn rỗi lấn chiếm Chư huyện ở phía nam Hôi Kê. Thái Thú Dự Chương Lữ Phạm cấp báo Sơn Việt ( phần đông Sơn Việt ở biên giới Việt Trung ) tập trung mấy vạn người, cướp bóc xung quanh Chư huyện, khí thế to lớn, xin chúa công cấp tốc điều binh trấn áp .
Chuyện không chỉ có vậy đâu Tôn Quyền giơ bức mật thư trong tay nhìn ba người nói: Cữu phụ ( Ngô Cảnh, em vợ Tôn Kiên ) vừa mới cho người đưa mật thư tới thông báo: Viên Thiệu đang không ngừng tăng thêm binh lính tới biên giới Hoài Nam, lương thảo, đồ quân nhu, vũ khí nặng cũng đang từ phương bắc cuồn cuộn vận chuyển hướng về Lương Quốc, Tiếu Quận, xem ra sắp sửa động thủ đối với Hoài Nam .
Trương Chiêu thở dài nói: Loạn bên trong chưa bình định xong, hoạ ngoại xâm lại đến. Bây giờ cần phải làm gì đây?
Chúa công không cần âu lo Đột nhiên Chu Du nhíu mày lại, hắn thản nhiên nói: Du cho là cục diện còn lâu mới tới mức không thể khống chế nổi. Điều cần làm lúc này là chủ động xuất quân mà không nên cố thủ Giang Đông trong gian khó .
Chủ động xuất binh?
Sắc mặt Từ Thứ khẽ biến, hình như hắn đang suy nghĩ điều gì đó.
Trương Chiêu có vẻ như hoài nghi lỗ tai của mình có vấn đề, hắn chất vấn: Đại quân chưa ra quân, lương thảo đã phải đi trước. Lúc này các quận Giang Đông đều nghèo kiệt, tại sao phải huy động lương thảo xuất chinh? Hơn nữa đại quân xuất chinh ra bên ngoài thì lấy gì phòng thủ Hoài Nam, Lư Giang. Chẳng lẽ để mặc cho đại quân của Viên Thiệu tấn công Giang Đông sao?
Viên Thiệu? Chu Du mỉm cười nói: Viên Thiệu chỉ là một đầu heo vỗ béo của Mã đồ phu mà thôi. Chỉ cần quân ta xuất binh đánh chiếm Nghiễm Lăng, bắt chém Trần Đăng, báo thù cho chúa công là có thể hù doạ Viên Thiệu hoảng sợ rút quân trở về, căn bản chúng ta không cần điều một binh một tướng đi phòng bị Viên Thiệu .
Nói thì rất dễ dàng Trương Chiêu phản đối: Chúa công tự mình dẫn ba vạn đại quân tấn công Giang Đô mấy tháng trời cũng không thể đánh chiếm được. Chẳng hay Công Cẩn có diệu kế gì để có thể đánh chiếm Giang Đô, bắt chém Trần Đăng đây? Còn nữa xin hỏi Công Cẩn cần tập trung bao nhiêu binh mã tấn công Giang Đô? Lấy lương thảo ở đâu?
Chu Du cao giọng nói: Du chỉ cần ba ngàn tinh binh là có thể đánh chiếm Giang Đô, bắt giam Trần Đăng .
Từ Thứ có vẻ không nén được sự giận dữ. Từ Thứ phụ tá Tôn Kiên dẫn ba vạn đại quân mãnh liệt tấn công Giang Đô hơn ba tháng trời, cuối cùng bị Trần Đăng phản kích đánh tan tác rút về hơn nữa Tôn Kiên còn tử trận nhưng Chu Du lại nói hắn chỉ cần ba ngàn tinh binh là có thể đánh chiếm Giang Đô, bắt giữ Trần Đăng thì không khác nào một cái bạt tai vào mặt Từ Thứ.
Hiển nhiên Chu Du nhận ra biến đổi tâm trạng của Từ Thứ, hắn cười to giải thích: Du không có ý khinh thường quân sư, cũng không phải là lời nói cuồng vọng. Mưu trí của quân sư, người đương thời ít ai sánh kịp. Du thực sự rất bội phục. Sở dĩ Du nói chỉ cần ba ngàn tinh binh có thể đánh chiếm Giang Đô là còn có một nguyên nhân khác .
Từ Thứ nói: Xin lắng tai nghe .
Chu Du nói: Quân ta mới thất bại, chúa công lại chết trận. Tinh thần binh lính xuống thấp, ba quân đang lúc bi thương, hơn nữa bản thân các quận Giang Đông lại đang có phản loạn, đúng là lúc ốc còn không mang nổi mình ốc. Trần Đăng tuyệt đối sẽ không thể ngờ quân ta có thể bất ngờ tấn công Giang Đô. Lần trước chúa công tử trận, ba quân tướng sĩ đều nóng lòng báo thù. Đây chính là lúc dụng binh. Điều thứ hai, lần trước quân ta tấn công Giang Đô hơn ba tháng, đương nhiên tường thành Giang Đô hư hỏng, vật tư hư hao rất khó có thể tu bổ kịp, đây chính là lúc thừa dịp tập kích. Điều thứ ba quân trấn thủ Giang Đô bị bao vây đã lâu, vô cùng mệt mỏi, tất lòng quân lơi lỏng, sút giảm ý chí chiến đấu. Điều thứ tư, có ba nguyên nhân đó lo gì Giang Đô không thể chiếm, Trần Đăng không thể diệt chứ?'
Sắc mặt Từ Thứ vô cùng hoảng sợ.
Tôn Quyền vỗ án, lạnh lùng nói: Cô sẽ cùng Công Cẩn xuất quân đánh Trần Đăng, báo mối huyết thù của tiên phụ .
Chu Du cùng Từ Thứ khẽ gật đầu.
Hiển nhiên những lời này của Tôn Quyền không phải là cao hứng trong lúc nhất thời mà đó chính là quyết định đã được suy xét rất cẩn thận. Luận về võ nghệ Tôn Quyền không sánh bằng đại huynh Tôn Sách. Nói về uy danh Tôn Quyền càng không thể nào sánh bằng phụ thân Tôn Kiên. Nếu không dựa vào uy thế lưu lại của cha và anh, Tôn Quyền tuyệt đối không thể trở thành người đứng đầu Giang Đông.
Thế nhưng uy danh lưu lại của cha và anh chỉ có thể trợ giúp Tôn Quyền một chốc một lát, không thể giúp hắn cả đời.
Tiếp theo đó tạo dựng uy tín cho bản thân mình đều hoàn toàn dựa vào chính bản thân Tôn Quyền vì vậy Tôn Quyền muốn mượn cuộc chinh phạt Trần Đăng này để tạo dựng uy tín của mình trong quân. Tôn Kiên chỉ huy ba vạn đại quân tấn công Giang Đô hơn ba tháng không chiếm được. Nếu như Tôn Quyền chỉ dùng ba ngàn tinh binh có thể đánh chiếm Giang Đô, giới sĩ tộc Giang Đông và ba quân tướng sĩ sẽ cư xử với Tôn Quyền như thế nào?
Đừng nên coi thường Tôn Quyền trẻ tuổi, tâm tư của tiểu tử này vô cùng sâu sắc.
Trương Chiêu không hiểu nỗi lòng của Tôn Quyền nên vội vàng khuyên nhủ: Cái này gọi là đi vào vết xe đổ. Chúa công quá cố đã tử trận ở Giang Đô, nay chúa công không thể khinh xuất mạo hiểm như vậy .
Tôn Quyền quả quyết nói: Ý Cô đã quyết, Tử Bố đừng nhiều lời .
Bành Thành, Trần phủ.
Trần Đăng từ Nghiễm Lăng cưỡi ngựa chạy về Bành Thành, phụ thân hắn Trần Khê đang trong cơn hấp hối nhưng do Trần Đăng vẫn chưa về nên vẫn gắng chống chọi chưa chịu trút hơi thở cuối cùng.
Hài nhi Trần Khuê giơ cánh tay pahỉ gầy như que củi khô cầm lấy tay Trần Đăng nói: Trần gia chúng ta đời đời lấy trung hiếu lễ nghĩa làm đầu, tuyệt đối không thể làm trái lễ nghĩa. Các thế hệ Trần gia đời đời là người nhà Đại Hán. Sống là thần tử Đại Hán, chết là ma nhà Đại Hán, tuyệt đối không thể làm chuyện đại nghịch bất đạo .
Khụ khụ khụ Trần Khuê ho dữ dội mấy tiếng liền rồi bảo người nhà lấy một phong thư đưa cho Trần Đăng sau đó ông ta thở dốc nói: Đây là một đạo sắc lệnh, ra lệnh cho con chuyển từ Nghiễm Lăng tới Nam Dương làm Thái Thú. Đây tuy chỉ là do gian tướng Mã Dược mượn danh Thiên Tử phát lệnh nhưng cuối cùng thì vẫn làn chiếu lệnh của Thiên Tử, Thiên mệnh không thể trái .
Trần Đăng ủ rũ nói: Dạ, hài nhi chuẩn bị tới Nam Dương nhậm chức .
Ai… .
Trần Khuê đã gặp mặt Trần Đăng, việc cuối cùng cũng dặn dò xong, ông ta thở ra một hơi, tắt thở.
Sau khi đại quân Đông Ngô rút đi, thành Giang Đô lập tức trở lại sự yên lặng như trước kia. Mặt trời mọc dân chúng ra ngoài thành đi làm, mặt trời lặn quay về thế nhưng tường thành vẫn đổ nát, tan hoang, còn cả hào sau quanh tường thành vẫn chưa dọn sạch gỗ và đá. Từ những điều này vẫn có thể nhận ra nơi đây mới xảy ra một trận chiến vô cùng ác liệt, thê thảm.
Vào lúc hoàng hôn có hai tên ngư dân mang theo sọt cá điềm nhiên như không tiến vào cửa đông thành Giang Đông. Quân canh cổng thành không hỏi han gì, cũng không có nghi ngờ gì lập tức để cả hai đi vào trong thành.
Ngay khi hai tên ngư dân tiến vào trong thành, thân hình chúng loé lên, lập tức biến mất trong một hẻm nhỏ.
Trong một ngôi nhà dân trong con hẻm nhỏ, ở sau hậu viên lúc này đã tụ tập một trăm hán tử khoẻ mạnh. Những hán tử này có người ăn mặc theo kiểu thương nhân, có người ăn mặc theo kiểu tiều phu, có người ăn mặc theo kiểu nông dân, có rất nhiều người ăn mặc theo kiểu ngư dân Giang Đô, ngay khi hai tên ngư dân đó xuất hiện những hán tử này lập tức tiến tới vây quanh.
Hai tên ngư dân kia không phải ai khác mà chính là hai mãnh tướng Đông Ngô là Từ Thịnh và Đinh Phụng, một trăm hán tử kia cũng là những binh lính do hai người đó lựa chựa ra trong vạn quân, phân chia nhỏ lẻ lẻn vào trong thành Giang Đô làm cảm tử quân.
Mọi việc diễn ra đúng như dự đoán của Chu Du, sau khi Tôn Kiên tử trận thất bại, quân trấn thủ Giang Đô trở nên cực kỳ lơi lỏng. Từ Thịnh, Đinh Phụng chỉ huy hơn một trăm tinh binh không cần tốn nhiều sức đã đánh chiếm được cửa thành. Cửa thành lập tức được mở ra, trên lâu thành cũng đốt một đống lửa lớn làm hiệu, nhận được tín hiệu, Chu Du tự mình dẫn quân đánh vào trong thành.
Tiết Tống, người vừa mới đảm nhận chức Thái Thú Nghiễm Lăng từ Trần Đăng vừa mới đi nằm nghỉ thì bất chợt nghe thấy cửa đông thành vang lên tiếng chém giết.
Tiết Tống vô cùng hoảng sợ, hắn vội mặc trang phục đi ra ngoài cửa xem xét thì phát hiện ra ở cửa đông mửa bốc lên sáng rực trời. Trong ánh lửa cháy rừng rực mơ hồ còn có cả tiếng hò hét đinh tai nhức óc. Tiết Tống kinh hãi, hắn vội hỏi tả hữu: Xảy ra chuyện gì? Đã xảy ra chuyện gì?
Đại nhân, không hay rồi Tiết Tống vừa nói xong, một tên tiểu giáo giục ngựa chạy tới, hắn run run nói: Quân Ngô tập kích thành, cửa đông đã bị chiếm. Đại quân quân Ngô đã đánh vào trong thành .
Cái gì? Tiết Tống gào lên: Tuyệt đối không thể nào. Quân Ngô vừa mới đại bại, Tôn Kiên cũng đã chết trận. Sao chúng dám quay lại tấn công Giang Đô? Tuyệt đối không thể nào .
Đại nhân, là thật Ánh mắt tên tiểu giáo vô cùng hoảng sợ: Quân Ngô thật sự đã đánh vào trong thành. Chủ tướng của chúng là Chu Du. Đại nhân chạy mau đi, nếu chậm là không kịp .
Hả, Chu Du?
Tiết Tống hoảng sợ khẽ rùng mình một cái. Bên tai hắn văng vẳng tiếng nói của Trần Đăng trước khi rời đi: Tuy quân Ngô mới thất bại, Tôn Kiên tuy đã chết nhưng vẫn còn Chu Du, thứ tử của Tôn Kiên là Tôn Quyền cũng không phải hạng người tầm thường. Đại nhân trấn thủ Giang Đô bất kỳ lúc nào cũng phải đề cao cảnh giác, canh phòng nghiêm ngặt người lạ tiến vào Giang Đô để tránh quân Ngô thừa cơ đánh úp .
Ai Tiết Tống thở dài nói: Ta hối hận vì đã không nghe theo lời Nguyên Long cuối cùng gánh chịu đại nạn hôm nay .
Đại nhân, việc cấp bách rồi Ngay lúc đó có tên thân binh dắt ngựa tới hô to: Hãy mau đi thôi .
Tiết Tống thở dài một tiếng rồi nhảy lên ngựa, hắn dẫn theo hơn trăm tên thân binh và gia tướng chạy ra ngoài cửa bắc định chạy trốn tới Xạ Dương thì bị quân Ngô mai phục tóm gọn.
Bên ngoài thành Giang Đô, Chu Du giục ngựa đi tới trước mặt Tôn Quyền nói: Chúa công, không bắt được Trần Đăng, chỉ bắt được Tiết Tống, Thái Thú Nghiễm Lăng mới nhậm chức .