Các ngươi thật lạ Tôn Kiên kinh ngạc nói: Không biết tên tuổi, không biết vì sao giết người. Các ngươi không thẩm vấn hả?'
Có thẩm tra, cũng dùng cả đại hình Nha dịch cung kính đáp: Thế nhưng phạm nhân sống chết cũng không mở miệng cung khai .
Tôn Kiên lại chỉ vào xe tù hỏi: Vậy các ngươi đưa ra đây làm gì?
Nha dịch nói: Tiểu nhân áp giải, đem phạm nhân thị chúng, hy vọng có người nào quen biết nhận ra có thể xác nhận lai lịch của hắn. Thế nhưng đã ba ngày nay vẫn không có ai chịu đứng ra xác nhận .
Chợt có tên gia tướng thân tín tiến lên nói: Chúa công, Trương đại hộ bị phạm nhân kia giết chết chính là em vợ của Tổ Mậu tướng quân ( anh, em trai vợ ) .
Ngươi nói Trương Niên? Tôn Kiên cau mày nói: Gã Trương Niên đó ỷ là em vợ của Tổ Mậu chuyên làm điều xằng bậy, hoành hành nơi quê nhà bản tướng quân sớm đã muốn trừ hắn. nhưng bản tướng quân bận dẫn quân ra bên ngoài, không có thời gian làm việc đó, không ngờ hắn đã bị giết. Nếu vậy phạm nhân kia cũng chỉ là trừ hại cho dân. Ừ, cũng hay đó .
Nói xong Tôn Kiên dừng lại, hắn nhìn nha dịch nói: Đi, thả phạm nhân ra, để hắn tới quán trà bên đường gặp bản tướng quân .
Nha dịch cung kính nói: Tiểu nhân tuân lệnh .
Một lát sau trong quán trà ven đường.
Mặc dù phạm nhân bị đánh thâm tím cả người, bước chân tập tễnh, hắn vẫn toát ra một phong thái hơn người, vừa bước vào trong hắn đã cung kính vái chào Tôn Kiên, cao giọng nói: Thảo dân Từ Thứ tạ ơn đại nhân đã cứu mạng'.
Tôn Kiên hỏi: Ngươi là Từ Thứ?
Từ Thứ nói: Đúng vậy .
Tôn Kiên nói: Vì sao phải giết người?
Không có chuyện gì cả Từ Thứ phất ống tay áo, lãnh đạm nói: Chỉ là gặp chuyện bất bình mà thôi .
Hay cái câu gặp chuyện bất bình Tôn Kiên vỗ bàn nói: Chỉ dựa vào những lời này Kiên biết tiên sinh là anh hùng hiệp nghĩa làm khác người đáng kính nể. Bản tướng quân đã không cứu lầm người .
Đại nhân quá khen, Từ mỗ sao có thể sánh được với tinh thần hiệp nghĩa của các anh hùng nghĩa sĩ Từ Thứ nói một thôi, đột nhiên hắn hỏi ngược lại: Nếu như Từ mỗ nhìn không lầm. Tướng quân là người chém Hoa Hùng, đánh bại quân Đổng Trác trước đây, Ô Trình Hầu, Thái Thú Nam Dương Tôn Kiên, Tôn tướng quân .
Mắt Tôn Kiên lộ ra vẻ dị thường, hắn gật đầu nói: Đúng thế'.
Từ Thứ đưa tay hất mái tóc xoã xuống trước ngực ra sau lưng, hờ hững nói: Thần sắc tướng quân uất ức, tâm tư không yên. Có phải nỗi ưu phiền này là do cuộc tranh chấp Kinh Châu mà ra?
Tôn Kiên kinh hãi hỏi: Tại sao tiên sinh lại biết?
Từ Thứ nói: Tướng quân tranh chấp với Lưu Biểu thiên hạ sớm đã biết. Tướng quân vốn là mãnh hổ Giang Đông, ngoại trừ giống hổ lang như Mã đồ phu, không ai có thể địch lại tướng quân. Lưu Biểu là loại tài hèn trí mọn không xứng là đối thủ của tướng quân. Chỉ tiếc tướng quân vận bị người cản trở, khó có thể thi triển hết khát vọng của mình vì thế tâm mới ưu phiền, có phải vậy không?'
Tôn Kiên đứng dậy nhìn Từ Thứ rồi hắn vái thật sâu, bùi ngùi thở dài nói: Tiên sinh tài cao, việc đó chính là nguyên nhân làm bản tướng quân lo buồn mãi không dứt .
Từ Thứ nói: Chẳng hay tướng quân có nghe thấy câu công cao át chủ không?
Công cao át chủ? Tôn Kiên nghe vậy nghiêm mặt lại rồi hắn bừng tỉnh nói: Hiểu rồi! Thì ra là như vậy, đa tạ tiên sinh đã chỉ giáo'.
Từ Thứ nói: Tướng quân quá khách khí .
Tôn Kiên nói: Kính xin tiên sinh vui lòng chỉ giáo Kiên nên làm gì để vượt qua khốn khó trước mắt?
Từ Thứ chỉ tay về phương trời xa xa phía đông, hờ hững nói: Tám chữ: Tránh ra Giang Đông, ung dung mưu tính .
Tránh ra Giang Đông, ung dung mưu tính? Tôn Kiên suy nghĩ một lát, sắc mặt hắn vui vẻ hẳn lên hắn nhìn Từ Thứ nói: Tiên sinh tài cao thực làm người khác thán phục. Nếu tiên sinh không chê, Kiên xin mời tiên sinh làm quân sư .
Từ Thứ hướng Tôn Kiên vái chào, cao giọng nói: Tướng quân không chê, nguyện ra sức khuyển mã .
…
Nghiệp Thành, phủ quan của Hàn Phức.
Tân Bình bối rối xông vào đại sảnh, hướng Hàn Phức gọi to: Chúa công, chuyện lớn hỏng rồi, không hay rồi'.
Hàn Phức vội hỏi: Đã xảy ra chuyện gì?
Tân Bình thở dốc nói: Trưởng Sử Hà Gian Triệu Phù vừa mới cho khoái mã cấp báo Thứ Sử U Châu Công Tôn Toản khởi binh U Yến, tổng công năm vạn quân chia làm hai đường tiến đánh Ký Châu. Đại tướng Nghiêm Cương chỉ huy một vạn quân tấn công Trung Sơn quốc, Công Tôn Toản tự mình thống lĩnh bốn vạn quân, dùng Công Tôn Việt làm tiên phong lúc này đã tấn công quận Hà Gian. Thái Thú Hà Gian Ngưu Hoán đã đầu hàng .
Hả? Hàn Phức cả kinh, hắn thất thanh nói: Năm vạn đại quân của Công Tôn Toản xâm phạm chúng ta. Chúng ta nên đối phó thế nào đây?
Chúa công đừng vội kinh hãi Đại tướng Trương Cáp bước ra khỏi hàng nói: Mạt tướng chỉ cần binh mã bản bộ cũng đủ để đánh lui địch quân xâm phạm .
Báo Trương Cáp vẫn chưa nói xong lại có một tên tiểu giáo lách mình đi vào, hắn quỳ xuống hoảng hốt nói: Chúa công, Duyên Tân cấp báo .
Duyên Tân? Hàn Phức lắp bắp: Duyên Tân làm sao?
Tên tiểu giáo nói: Thái Thú Bột Hải Viên Thiệu thống lĩnh hai vạn quân ra đóng trại ở Duyên Tân, hành động rất khả nghi .
Cái … gì? Hàn Phức hít một hơi khí lạnh, khàn giọng nói: Viên Thiệu! Lúc này sao?
Tân Bình cau mày nói: Chúa công, chuyện này khó giải quyết rồi. Nếu chỉ có hai đạo quân của Công Tôn Toản và Nghiêm Cương quân ta có năm phần thắng. Nhưng nếu như Công Tôn Toản và Viên Thiệu liên thủ với nhau, quân ta nhất định bại .
Trương Cáp ở bên cạnh nghe vậy biến sắc. Hắn trầm tư suy nghĩ một lát vẫn không biết nói gì. Lời nói của Tân Bình dù vô cùng khiếp nhược nhưng không phải không có lý. Mặc dù Trương Cáp tự tin quân binh Ký Châu không thua kém bất kỳ đội quân nào trong thiên hạ nhưng nếu như Công Tôn Toản và Viên Thiệu liên thủ với nhau, chuỵên thắng bại sẽ rất khó xác định.
Hàn Phức nôn nóng như kiến bò trên chảo nóng, hắn liên tục vung tay nói: Làm sao bây giờ? Hiện tại chúng ta nên làm gì? Trọng Trì ( tên chữ của Tân Bình ) ngươi hãy mau nghĩ biện pháp đi .
Tân Bình trầm ngâm giây lát rồi nói: Chúa công, trước tiên chúng ta phải nắm được ý đồ của Viên Thiệu. Nếu như Viên Thiệu có ý đồ xấu vậy thì không còn gì để nói. Đánh hay hàng tuỳ chúa công quyết định. Nhưng nếu Viên Thiệu không có ý đồ gì và không liên thủ với Công Tôn Toản thì mọi chuyện có thể … .
Hàn Phức vội la lên: Nếu như vậy, Trọng Trì hãy mau khởi hành tới Duyên Tân hỏi rõ ý đồ của Viên Thiệu .
Tân Bình đáp: Tuân lệnh”.
Đại nhân Tân Bình chưa kịp lên đường thì có một tên thân binh đi vào nói: Chúa công, Cao Kiền, Tuân, nhị vị đại nhân ở bên ngoài cầu kiến .
Cao Kiền vốn là cháu con chị gái của Viên Thiệu.
Tuân, từ xưa tới nay Hàn Phức là người trọng nhân tài, hắn đã nhiều lần cho người mời nhưng đều không được.
Cao Kiền, Tuân? Hàn Phức giật mình hỏi: Lúc này bọn họ tới đây làm gì?
Tân Bình suy nghĩ một lát rồi hắn biến sắc, hoảng hốt nói: Chỉ e là thuyết khách của Viên Thiệu đã tới .
…
Thọ Xuân, dinh thự của Viên Thuật.
Tôn Kiên càng nói càng kích động, hắn giậm chân nói: Khi trước thảo phạt Đổng Trác, Kiên liều chết ứng chiến, trước tiên vì quốc gia mà đánh nghịch tặc, sau nữa vì gia môn báo thù riêng. Nay đánh Lưu Biểu, Kiên cũng không tiếc thân xông vào nơi hiểm địa. Chỉ huy quân sĩ thần tốc tiến quân, mắt thấy sắp thành công trong. Vì cớ gì tướng quân không cấp quân lương dẫn tới thất bại trong gang tấc. Kiên và Lưu Biểu vốn không có oán thù riêng nhưng tại sao cùng ba quân tướng sĩ quên mình phục mệnh? Chẳng lẽ không phải vì muốn báo đáp ơn tri ngộ của tướng quân sao? Vì sao tướng quân lại sinh lòng nghi ngờ Kiên?'
Viên Thụât áy náy, lặng im.
Tôn Kiên lại nói: Kiên nghe nói có người thân cận của tướng quân gièm pha mạt tướng trước mặt tướng quân, nói Kiên có lòng thoán nghịch tướng quân. Mạt tướng có trăm miệng cũng không thể bào chữa. Kiên xin về quê cũ Ngô Quận, xin tướng quân cử Đại tướng khác nhậm chức Thái Thú Nam Dương'.
Xin Văn Đài hãy tạm lui cơn thịnh nộ Viên Thuật áy náy không yên, hắn vội vàng khuyên nhủ: Tất cả đều do bản tướng quân nhất thời hồ đồ nghe lời tiểu nhân gièm pha. Nếu hiện tại mọi hiểu lầm đã tiêu trừ, Văn Đài hãy quay lại Nam Dương thôi, quận Nam Dương phải do Văn Đài trấn giữ. Dưới trướng bản tướng quân cũng không thể thiếu viên hổ tướng như Văn Đài .
Tôn Kiên đã quyết ý bỏ đi, hắn trầm giọng nói: Ý Kiên đã quyết, xin tướng quân ân chuẩn .
Ai Viên Thuật thở dài, hắn nói vẻ nuối tiếc: Văn Đài, chẳng lẽ chuyện không còn có thể vãn hồi sao?'
Tôn Kiên thấy vẻ mặt khẩn khoản của Viên Thuật, giọng nói ra vẻ chán nản, hắn không khỏi cảm động nghĩ tới tình xưa nghĩa cũ, hắn chậm rãi nói: Hôm nay Kiên tự từ quan mà đi, thực sự không phải muốn bỏ tướng quân mà đi. Kiên chỉ chờ khi lời đồn đại kia biến mất, ngày sau tướng quân có gì sai phái, Kiên nhất định sẽ tới phụng mệnh tướng quân'.
Viên Thuật vui vẻ nói: Nếu như vậy Văn Đài hãy nhận chức Thái Thú Ngô Quận có được không?'
Trong lòng Tôn Kiên thầm kinh hãi, Từ Thứ quả nhiên thần cơ diệu toán, thậm chí hắn có thể đoán ra phản ứng của Viên Thuật, nhân cơ hội đó Tôn Kiên liền đáp: Kiên nào dám không tuân lệnh .
…
Nghiệp thành, phủ quan của Hàn Phức.
Sau khi Cao Kiền và Tuân làm lễ ra mắt, Tuân nói trước: Thứ Sử U Châu Công Tôn Toản hợp quân U Yến xuôi nam tiến đánh Ký Châu, Trung Sơn ở phía bắc, Thường Sơn, Hà Gian các quận đã đầu hàng, lại còn Thái Thú Bột Hải Viên Thiệu dẫn quân ra Duyên Tân, ý không không rõ ràng. Hai người chúng tôi đến chính là đến để giải mối lo lắng của tướng quân .
Hàn Phức nói: Chẳng hay Hữu Nhược ( tên chữ của Tuân ) có cao kiến gì?
Tuân không đáp hỏi ngược lại: Tướng quân tự nhìn nhận ở phương diện đối đãi với người, tướng quân như thế nào đối với Viên Thiệu?
Hàn Phức xấu hổ nói: Ta không bằng hắn .
Tuân lại nói: Quyết sách khi lâm nguy, trí dũng hơn người, ở phương diện này thì thế nào?
Hàn Phức đáp: Ta cũng không bằng hắn .
Tuân lại nói: Vậy mấy đời thi ân đức, sai khiến người trong thiên hạ, ở phương diện này thì thế nào?
Hàn Phức đáp: Cũng không bằng hắn .
Sau khi liên tục hỏi mấy vấn đề, Tuân mới nói tiếp: Công Tôn Toản chỉ huy quân U Yến xuôi nam, binh cường, thế mạnh không thể chống đỡ được. Viên Thiệu là anh hùng hào kiệt thời nay, có thể ở dưới trướng tướng quân không? Ký Châu là trọng địa của quốc gia. Nếu Công Tôn Toản và Viên Thiệu hợp lực tấn công, tướng quân chắc chắn sẽ bị diệt vong một sớm một chiều .
Hàn Phức liên tục gật đầu. Những điều Tuân nói không phải là không có lý.
Tuân nói tiếp: Tướng quân cùng Viên Thiệu là bạn cũ, lại cũng là đồng minh. Hôm nay tướng quân lo nghĩ vì tiền đồ không bằng hãy đem Ký Châu nhường lại cho Viên Thiệu. Sau khi Viên Thiệu nắm Ký Châu có binh hùng tướng mạnh, lại có Ký Châu thịnh vượng, giàu có làm hậu thuẫn, nhất định có thể đánh bại Công Tôn Toản, thống nhất phần giang sơn bắc Hoàng Hà. Tới lúc đó khi luận công phong thưởng Viên Thiệu nhất định sẽ vô cùng cảm kích tướng quân .
Cao Kiền ở bên cạnh nói tiếp: Hơn nữa khi tướng quân nhường Ký Châu cho Viên Thiệu, tướng quân còn được tiếng là người hiền tài, tới lúc đó địa vị của tướng quân trong mắt tướng sĩ và dân chúng Ký Châu sẽ được củng cố vững chắc, vững như Thái Sơn, vậy tướng quân còn phải lo lắng gì nữa?
Bản tính Hàn Phức hèn nhát. Khi gặp nguy xa tít chân trời thì còn có thể quyết đoán nhưng khi thân đã lâm hiểm cảnh lập tức trở nên sợ hãi.
Vì thế lần trước bốn lộ liên quân thảo phạt Hà Sáo, Hàn Phức có thể quyết đoán xuất đại quân, trong khi đó lúc này Công Tôn Toản dẫn đại quân đánh tới trước cửa, hắn lại trở nên hoảng sợ, không dám quyết đoán chút nào.
Hàn Phức cảm thấy Cao Kiền nói không phải không có lý, trong bụng hắn đã có ý quyết định, đang muốn đồng ý thì Đại tướng Trương Cáp nhanh chóng bước ra, lớn tiếng quat: Chúa công, không thể .
Hả?'
Hàn Phức nghe vậy thoáng giật mình, mọi người trong sảnh cũng chăm chú nhìn Trương Cáp.
Trương Cáp chắp tay thi lễ rồi hắn nghiêm trang nói: Mặc dù Ký Châu hẻo lánh nhưng nhân khẩu có năm, sáu trăm vạn, binh lính có khoảng trăm vạn. Các quận, huyện đều tích trữ lương thực đủ để dùng trên mười năm. Viên Thiệu binh ít, lương thiếu, ngửa mặt hít khí trời để tồn tại. Viên Thiệu so với tướng quân chỉ giống như đứa trẻ trên tay, có thể đưa tay bóp lúc nào cũng chết. Từ đó có thể thấy thế mạnh, yếu đã rõ ràng. Tại sao tướng quân phải nhượng lại Ký Châu?'
Hàn Phức bất đắc dĩ nói: Bản tướng quân vốn là người cũ của Viên thị. Tài năng không bằng Bản Sơ. Nhượng lại cho người tài đức không phải đây là chuyện người xưa từng làm sao? Trương Cáp tại sao ngươi còn muốn ngăn cản bản tướng quân?'
…
Tháng hai năm Kiến An thứ ba Hán Hiến Đế.
Dù Trương Cáp, Tân Bình, Tân Bì cùng các văn thần, võ tướng hết lời khuyên giải nhưng không có kết quả, Ký Châu Mục Hàn Phức vẫn nhất quyết nhượng lại Ký Châu, Viên Thiệu chính thức làm chủ Ký Châu.
Viên Thiệu mới được Ký Châu, hắn hả hê nói với quân sư Điền Phong: Ngày nay đạo tặc nổi lên khắp nơi. Triều đình suy yếu. Viên gia ta mấy đời dược sủng ái, ta quyết tâm đem toàn lực phục hưng Hán thất. Tuy nhiên Tề Hoàn Công không có Quản Trọng không thể trở thành bá chủ. Việt Vương Câu Tiễn không có Phạm Lãi cũng không giữ được Việt quốc. Ta muốn cùng khanh đồng tâm hiệp lực, phục hưng Hán thất. Chẳng hay khanh có diệu kế gì?
Điền Phong nói: Chúa công tuổi trẻ vào triều, nổi danh khắp nước, nhân cơ hội phế lập, đề cao trung thần nghĩa sĩ. Từ Bột Hải vào Hà Bắc, thu hút sự ủng hộ của dân chúng Ký Châu, uy danh trải khắp Hà Sóc, danh vọng truyền khắp thiên hạ. Chúa công có thể hưng quân đại nghĩa trước tiên bình định giặc Khăn Vàng Thanh Châu, sau nữa đánh dẹp Hắc sơn tặc Trương Yến, sau đó hưng binh bắc phạt, bình định Công Tôn Toản, chấn nhiếp Phu Dư, Tam Hàn. Lúc đó chúa công có thể thâu tóm bốn châu phía bắc Hoàng Hà, nhân cơ hội mau chuộc anh hùng hào kiệt trong thiên hạ, cuối cùng xuôi nam tiến vào Lạc Dương khôi phục tông miếu xã tắc, dùng Thiên Tử sai khiến chư hầu, tới lúc đó còn ai là đối thủ của chúa công?'
Viên Thiệu nghe vậy cười ha hả nói: Ta chính cũng đang có ý đó .
…
Thế nhưng bản kế hoạch chiến lược vô cùng sâu xa của Điền Phong chưa kịp thực hiện Viên Thiệu đã gặp phải một tình huống vô cùng hung hiểm trước mắt.
Đầu tiên Thứ Sử U Châu không vì việc Hàn Phức nhượng lại Ký Châu cho Viên Thiệu mà đình chỉ tấn công, ngược lại hắn càng tấn công mãnh liệt hơn. Mấy tháng liền liên tục tấn công quận Hà Gian, Trung Sơn quốc, quận Thường Sơn, quận An Bình, Cự Lộc, Triệu Quốc, thôn tính gần như toàn bộ mấy quân bắc Ký Châu, quân tiên phong của Công Tôn Toản tiến thẳng tới thủ phủ của Ký châu.
Tiếp theo các bộ hạ cũ của Hàn Phức ở Ký Châu như Đại tướng Trương Cáp, Hàn Mãnh, Tương Kỳ, Tương Nghĩa tất cả chỉ huy binh mã của mình trấn thủ thành trì, không lập tức đi theo Viên Thiệu.
Cuối cùng khi kế sách chiến lược của Điền Phong còn chưa được áp dụng. Giặc Khăn Vàng Thanh Châu đã đi vào mạt lộ, từ lúc Tào Tháo nhận chức Duyện Châu Mục tới nay, kế sách tập kích quấy rối làm địch nhân mệt mỏi của quân sư Quách Gia đã phát huy tác dụng, chiếm giữ Xà Khâu, Tế Bắc. Hơn mười vạn quân Khăn Vàng hết lương thảo rốt cuộc đã đầu hàng.
Tháng ba năm Kiến An thứ ba thời Hán Hiến Đế ( năm một trăm chin mươi ) Táo Tháo tiếp nhận sự đầu hàng của mười bảy vạn quân Khăn Vàng, hắn lại lựa chọn ba mươi vạn tinh tráng thành lập Thanh Châu binh. Rốt cuộc một Tào Tháo một đời kiêu hùng cũng đã có đủ thực lực tranh thiên hạ.
…
Lạc Dương, phủ quan của Lưu Bị.
Quan Vũ phấn chấn đi vào đại sảnh, hướng Lưu Bị nói: Đại ca, tiểu đệ đã trở về .
Lưu Bị ngồi ngay ngắn trước trác án, sắc mặt nghiêm trọng, không nói câu nào.
Quan Vũ vẫn chưa phát giác hắn đi tới trước mặt Lưu Bị hưng phấn nói: Đại ca, tiểu đệ vừa ý nữ nhi của Thái đại nhân, khẩn cầu đại ca ra mặt làm mai mối cho tiểu đệ .
Chuyện nữ nhi sau này hãy nói Quan Vũ chưa nói xong Lưu Bị đã lạnh lùng ngắt lời, hắn nói giọng không vui: Hiện tại chính sự quan trọng hơn, đừng suốt ngày nghĩ tới nữ nhân .
Hả? Quan Vũ ngạc nhiên hỏi: Đại ca đã xảy ra chuyện gì?
Lưu Bị chậm rãi đẩy cẩm hạp trên trác án về phía Quan Vũ và nói: Nhị đệ, đệ hãy nhìn xem đây là cái gì?
Quan Vũ vừa liếc mắt nhìn qua đã giật nẩy mình kinh hãi, hắn thấy bên trong cẩm hạp có một cái đầu người, đó chính là đầu người của Giản Ung.
Giản … Ung tiên sinh? Quan Vũ thất thanh nói: Đại ca, đã xảy ra chuyện gì?
Gương mặt Lưu Bị thoáng co rúm lại, hắn trầm giọng nói: Đây là do tướng trấn thủ Hàm Cốc quan Triệu Sầm vừa phái người đưa tới .
Triệu Sầm? Đôi mắt phượng của Quan Vũ mở lớn, một tia sáng lạnh lẽo làm người khác phải rét run thoáng xuất hiện, hắn nghiến răng nói: Đại ca yên tâm, tiểu đệ nhất định phải tự tay giết chết Triệu Sầm, báo thù cho Giản Ung tiên sinh .
Không Lưu Bị lắc đầu, trầm giọng nói: Giết Hiến Hoà ( tên chữ của Giản Ung ) không phải là Triệu Sầm mà là Mã đồ phu. Mã đồ phu đưa thủ cấp Hiến Hoà cho Triệu Sầm, chẳng qua để đe doạ hắn đầu hàng mà thôi .
Mã đồ phu? Quan Vũ nghiến răng nói: Lại là Mã đồ phu, lần trước ở Dĩnh Xuyên, sau ở U Châu, hai lần ghi nợ, lão tử vẫn chưa tính toán cùng hắn, hừ .
Việc tính sổ với Mã đồ phu lúc này vẫn chưa phải là lúc, huynh đệ chúng ta vẫn chưa đủ thực lực Ánh mắt Lưu Bị âm trầm, hắn trầm giọng nói: Hiện tại Hiến Hoà đã chết, việc chiêu hàng Quách Dĩ cũng thất bại. Nếu không có chuyện gì bất ngờ xảy ra, hai vạn loạn quân Lương Châu của Quách Dĩ đã đầu hàng Mã đồ phu .
Nếu như vậy thực lực của Mã đồ phu càng hùng mạnh. Mối uy hiếp với kinh thành Lạc Dương và các quận phụ cận càng lớn Quan Vũ vội la lên: Đại ca, chúng ta không thể ngồi chờ chết .
Dĩ nhiên không thể ngồi để cơ hội qua đi Lưu Bị trầm giọng nói: Nhị đệ, đệ lập tức đi tìm tam đệ, bảo tam đệ lập tức chỉ huy ba trăm tinh binh cùng đại ca tới Hàm Cốc quan một chuyến
Cái gì? Quan Vũ thất thanh nói: Đại ca muốn đi Hàm Cốc quan?
Trước Hàm Cốc quan.
Trước trận hai bên, Lưu Bị có Trương Phi hộ tống giục ngựa ra trước trận, tiến tới trước trận của loạn quân Lương Châu. Triệu Sầm thấy Lưu Bị tay không tiến tới, bên cạnh chỉ có duy nhất một viên võ tướng hắn cũng mang theo hơn mười viên kiện tướng giục ngựa ra trước trận, ra tới giữa trận hai bên hắn ôm quyền nhìn Lưu Bị, cao giọng nói: Lưu Sứ quân .
Lưu Bị cũng ôm quyền nói: Triệu tướng quân .
Triệu Sầm nói: Không biết Sứ quân đến có việc gì?
Lưu Bị nói: Vì tặng lương thảo mà đến .
Hả? Hai mắt Triệu Sầm chớp chớp, ra chiều suy nghĩ rồi Triệu Sầm nhìn Lưu Bị hỏi lại: Vì tặng lương thảo mà đến ư?
Lưu Bị nói: Đúng .
Triệu Sầm nói: Sứ quân không sợ việc này bị bai lộ, bị người ta dâng sớ lên Thiên Tử nói Sứ quân tư thông với tặc khấu sao?
Lưu Bị lãnh đạm hỏi: “ Xin hỏi tướng quân có phải là tặc khấu không?'
Triệu Sầm chấn động, hắn nghiêm giọng hỏi: Lưu Sứ quân nói vậy là có ý gì?
Lưu Bị cười nhạt nói: Chỉ cần tướng quân nguỵên ý, trong vòng ba ngày sẽ có sắc phong của Thiên Tử phong tướng quân phòng thủ Hàm Cốc quan. Từ nay về sau quân lương , đồ quân nhu của quân lính bản bộ của tướng quân sẽ do triều đình cung cấp”.
Hả?
Triệu Sầm vuốt râu trầm tư.
Phải nói điều kiện của Lưu Bị hết sức hấp dẫn, chỉ cần Triệu Sầm hắn đồng ý, triều đình sẽ xuất tiền lương nuôi quân đội của hắn. Hơn nữa điều càng hấp dẫn hơn Triệu Sầm vẫn có thể chiếm cứ Hàm Cốc quan, vận mệnh của hắn vẫn vững chắc nằm trong tay hắn. Thế nhưng bản thân Triệu Sầm cũng biết trong thiên hạ không hề có bữa tối miễn phí. Lưu Bị đưa ra ưu đãi như thế đương nhiên hắn phải có điều kiện kèm theo.
Lưu Sứ quân nói có thật không?
Thật .
Còn có điều kiện nào khác không?
Không có điều kiện gì Lưu Bị lãnh đạm nói: Chỉ cần tướng quân cho bộ tướng theo Bị cùng về Lạc Dương, thay thế tướng quân nhận sắc phong của Thiên Tử”.
Tốt Triệu Sầm quay đầu quát to: Khôi Cố đâu?
Phía sau Triệu Sầm có một tướng giục ngựa ra khỏi hàng, nghiêm nghị nói: Có mạt tướng .
Triệu Sầm nói: Ngươi hãy lập tức theo Lưu sứ quân vào Lạc Dương dâng biểu lên Thiên Tử nói bản tướng quân vì muôn dân trăm họ, bỏ gian tà theo chính nghĩa”.
Cố nói: Mạt tướng lĩnh mệnh .
…
Ngô Quận
Tôn Kiên tự lập mình làm Thái Thú Ngô Quận, hắn nghe theo kế sách của quân sư Từ Thứ cho dán cáo thị chiêu mời anh tài bốn phương. Mấy tháng sau các anh tài khắp nơi tới tấp tới.
Danh sĩ Ngô huyện Cố Ung, tên chữ là Nguyên Thán ngưỡng mộ danh tiếng tới theo hầu, được Tôn Kiên giao cho trọng trách Trưởng Sử.
Cố Ung lại tiến cử danh sĩ Bành Thành Trương Chiêu, Chiêu tên chữ là Tử Bố bởi vì chạy loạn nên náu mình ở Ngô huyện, Giang Đông. Tôn Kiên mời Chiêu về dưới trướng của mình. Trương Chiêu lại tiến cử Trương Hoành người Nghiễm Lăng, Hoành tự là Tử Cương, cũng là một danh sĩ đương thời, Hoành lại tiến cử Bộ người Hoài Âm, Bộ cũng là người có thực tài.
Lại có dũng sĩ Chu Hoàn nổi tiếng Ngô huyện, Tôn Kiên mời về phong làm giáo uý dưới trướng.
Chu Hoàn lại tiến cử Lăng Tháo người Dư Diêu, Lăng Tháo lại tiến cử Cửu Giang Chu Thái, Chu Thái tiến cử Thọ Xuân Tưởng Khâm, Tưởng Khâm tiến cử Lư Giang Trần Vũ, Dư Diêu Đổng Tập, Tiền Đường Toàn Nhu. Tất cả đều là Đô uý dưới trướng Tôn Kiên. Dần dần dưới trướng Tôn Kiên đã tập hợp được một nhóm văn thần, võ tướng. Lúc này Tôn Kiên đã bắt đầu có thực lực, không giống trước kia nữa.
Quê quán Tôn Kiên ở Ngô huỵên, là một kẻ sĩ Giang Đông điển hình, hắn dễ dàng có được sự ủng hộ to lớn của giới sĩ tộc Giang Đông. Đến năm Kiến An thứ ba thời Hán Hiến Đế, thế lực của Tôn Kiên ở Ngô huyện đã hoàn toàn vững chắc. Lúc này thủ hạ Tôn Kiên muốn văn thần, có văn thần, muốn võ tướng, có võ tướng, muốn tiền lương, có tiền lương, lúc này Tôn Kiên đã có đầy đủ tư cách tranh bá thiên hạ.
…
Tháng tư, Kiến An năm thứ ba thời Hán Hiến Đế.
Sau khi Tào Tháo bình định được loạn quân Khăn Vàng Thanh Châu, hắn liền dùng tin cấp báo tám trăm dặm báo tiệp về triều đình.
Thiên Tử hạ chỉ tấn phong Tào Tháo làm Bình Đông tướng quân, Ngao hương Hầu. Lúc này Tào Tháo cho rằng thế đứng ở Duyện Châu của mình đã vững vàng, không cần phải ăn nhờ ở đậu, phụ thuộc vào người khác để sinh tồn, hắn liền phái Thái Thú Thái Sơn Ung Thiệu đi về Lang Tà quận đón phụ thân và gia quyến tới Duyện Châu đoàn tụ.
Phụ thân Tào Tháo là Tào Tung, kể từ khi Tào Tháo giả truyền Thánh chỉ, phát hịch hưng binh thảo phạt Đổng Trác thì Tào Tung liền rời nhà lánh nạn về Lang Tà quận.
Khi Ung Thiệu về tới Lang Tà liền trình thư của Tào Tháo cho Tào Tung. Tào Tung xem qua thấy đúng là chữ viết của tào Tháo, lão vui mừng thầm nghĩ cuối cùng Tào Tháo cũng có tiền đồ liền cùng thứ tử Tào Đức mang theo gia quyến hơn bốn mươi người, nô bộc hơn một trăm người, lại đem của cải trong nhà chất lên hơn một trăm xe trâu, cuồn cuồn đi về hướng Từ Châu.