Thân Tể bốn phía đều bị thân binh nghiêm mật phòng hộ không cách nào tiếp cận, hắn trốn ở phía xa sau một đại kỳ, chỉ cách đó hai mươi bước dưới ánh trwang hắn có thể thấy rõ bóng lưng của Thân Tể.
Thân Tể mặc trọng giáp, nếu như không phải là cường cung thì rất khó có thể xuyên thủng tuy nhiên vẫn có một điểm yếu đó chính là của cổ hắn, quan quân kia rút một mũi tên, từ từ đặt lên trên cung, trong lúc mọi người còn chăm chú chiến trường, chiến kỳ lại ngăn trở hắn khiến ai cũng không chú ý tới hành động dị thường của hắn.
Dưới hỏa lực lăng lệ ác liệt không ít binh sĩ bỏ mình, Thân Tể nổi giận lôi đình vung đao hô to:
- Không ai được lui ai mà lui lập tức trảm không tha.
Trong nháy mắt khi hắn mắng to, tên quan quân kia đã phát động kéo mạnh dây cung nhắm ngay sau cổ của Thân Tể, dây cung buông lỏng một mũi tên lông vũ như điện vọt tới.
Thân Tể hét thảm một tiếng, ôm chặt cổ, m ũi tên đã bắn trúng ngay cổ họng của hắn, thân thể của hắn ngã xuống mặt đất đám thân binh đại loạn một hồi.
Quan quân vung roi ngựa chạy đi, có người la lớn:
- Thân Tể chết rồi mọi người chạy đi.
Thủ hạ của hắn mấy trăm người cũng hưởng ứng:
- Thân Tể chết rồi mọi người chạy đi.
Trong quân bắt đầu bạo động mấy nghìn người chính mắt thấy Thân Tể ngã ngựa liền chạy tán loạn, dần dần tới vạn người mấy vạn người chạy đi quân đội dao động, tiền phương hai vạn binh sĩ, bọn họ đã bị dọa bể mật cho dù Thân Tể có chết hay không bọn họ cũng không muốn tái chiến.
Tám vạn quân bắt đầu sụp đổ hướng về phía tây mà chạy loạn, đúng lúc này ở phía sau bọn họ truyền tới từng tiếng kèn, tiếng chém giết cũng rung trời, chiến mã run rẩy, từ bốn phương tám hướng thiết kỵ của quân Tây Lương lao tới.
Hoàng Phủ Vô Tấn cũng hạ mệnh lệnh:
- Toàn quân xuất động tước vũ khí của quân địch.
Tám vạn đại quân dưới sự vây công của Sở quân và Tây Lương kỵ binh giáp kích vô số người quỳ xuống đầu hàng, mấy trăm thân binh ôm Thân Tể chưa chết phá vòng vây bị quân Tây Lương loạn đao chém giết, Thân Tể cuối cùng cũng chết thảm trong loạn quân.
Tám vạn quân của Thân Tể đầu hàng, cộng thêm mấy vạn đào binh tổng cộng là tù binh mười ba vạn.
Hoàng Phủ Vô Tấn hạ lệnh suốt đêm chỉnh biên kỵ quân Tây Lương đảm bảo số lượng binh lực vây công Ung Kinh.
Một gã thân binh cầm lấy mã giáo của Thân Tể đưa cho Hoàng Phủ Vô Tấn, Hoàng Phủ Vô Tấn vung vẩy vài cái, hắn nở ra nụ cười:
Chuyện Thân thái hậu lo lắng cuối cùng cũng đã xảy ra, trong đêm khuya rất nhiều binh sĩ thủ thành nghe thấy tiếng người hô ngựa hí ở bên ngoài, ai cũng biết bên ngoài có chuyện gì xảy ra.
Mới sáng sớm binh sĩ trên thành đã hoảng sợ, ở ngoài thành chằng chịt lều vải, đem trọn vẹn đông thành nam thành và tây thành vây quanh.
Binh sĩ ở trên thành hoảng sợ vô cùng, nhìn quân đội đóng ở bên ngoài thì thấy rằng có tới bốn mươi năm mươi vạn người, suy đoán của bọn họ không sai, Hoàng Phủ Vô Tấn có tới hai mươi vạn quân cộng thêm mười vạn quân Quan Trung đầu hàng, mười vạn quân Tây Lương, đội ngũ vây thành tới hơn bốn mươi vạn.
Đang đang, từng thanh âm cảnh báo vang lên ở đầu tường, các binh sĩ thất kinh, hạ thành đi báo cáo, ngay lập tức không khí khủng hoảng truyền ra toàn thành.
Ở trong thành Ung Kinh trở nên yên tĩnh, đây chính là lần thứ hai trong bốn ngày Ung kinh bị vây khốn nhưng khác với lần đầu tiên lúc này dân chúng cũng không phát sinh khủng hoảng, mỗi người đều tràn ngập tư vị phức tạp, bọn họ đều minh bạch Ung Kinh sắp thay đổi tình thế rồi.
Có người còn chờ đợi sau khi thiên hạ nhất thống sẽ là thời gian dễ chịu, mấy trăm năm nữa không có chiến tranh sẽ sinh con dưỡng cái sinh sôi nảy nở hậu đại, nhưng có người lo lắng Lạc kinh thắng lơi như vậy Ung kinh không còn là trung tâm chính trị, giá nhà sẽ hạ xuống, những điều này liên quan tới lợi ích bản thân.
Mà thân thế của Hoàng Phủ Vô Tấn đối với chúng dân bình thường mà nói là một điều quá xa xôi đối với họ chỉ có những người dư trà tửu hậu ở trong nhà mới đàm lunậ với nhau.
Phố lớn ngõ nhỏ đều im lặng tuyệt đại bộ phận mọi người ở trong nhà chờ đợi biến chuyển.
Ở trong hoàng cung, Thân thái hậu triệt để tuyệt vọng, nàng tuyệt vọng không chỉ vì áp lực do Hoàng Phủ Vô Tấn vây thành mà đám đại thần cũng tạo áp lực, Thân Tể vây thành mọi người chung mối thù ai cũng ra sức mà Sở quân bốn mươi vạn quân vây thành, cơ hồ tất cả triều thần đều thấy đại thế đã mất không muốn vì nàng bán mạng, nàng triệu tất cả lũ triều thần họp lại, vậy mà không ai tới, ngay cả Bạch Minh Khải cũng bị ngã bệnh.
Có lẽ hắn thực sự bị bệnh nhưng những đại thần khác thì sao, bọn họ đều không muốn sau khi thành phá trở thành nghịch thần, thậm chí bọn họ còn muốn ở triều mới có được một chức quan.
Thân thái hậu bi phẫn vô cùng nàng không thể làm gì, nhìn thấy bầu trời trống rỗng cũng giống như là nội tâm của nàng vậy không có một chút hi vọng nàng lại nhìn mạng nhện bên ngoài cửa sổ, phiêu đãng trước gió.
Nàng cảm thấy mình vô cùng cô độc và bất lực, nàng từ từ đi tới trước cửa sổ nhìn mặt đất phía dưới, nàng muốn nhảy xuống, muốn tự sát dùng nó để trừng phạt những đại thần kia, nàng bỗng nhiên phảng phất hình dung được thanh âm rầm một tiếng huyết quang vương vãi khắp nơi.
Thân thái hậu sợ tới mức lui về phía sau hai bước, nàng không muốn chét nàng cũng chưa muốn chết, nàng nhớ rõ tình cảnh lúc trượng phu qua đời, nàng không muốn mình trở nên như vậy.
Thân thái hậu bối rối mà ngồi xuống, nhìn vào tấm gương nàng hiện tại mới ba mươi tuổi dung mạo không già vẫn còn mê người lúc này quyền lực biến mất trong lòng nàng nhớ tới một tâm tính nữ nhân bình thường.
Nghĩ tới bốn mươi vạn đại quân bên ngoài nàng che mặt mình lại, nước mắt từ khe hở mà chảy ra, nàng phải làm sao bây giờ?
- Thái hậu tướng quốc đến rồi.
Ở cửa ra vào truyền tới tiếng của cung nữ.
Thân thái hậu cuống quít lau nước mắt, nàng không muốn để cho Bạch Minh Khải nhìn thấy vẻ mềm yếu của nàng.
- Tuyên hắn tới.
Một lát sau Bạch Minh Khải từ từ đi tới, hắn xác thực là mệt mỏi ngã bệnh hôm nay mới tới đây được.
Bạch Minh Khải ở lại cũng không phải vì hắn có quan hệ với Hoàng Phủ Vô Tấn đến lúc này rồi chủ yếu trong lòng hắn có một cảm giác áy náy với Thân thái hậu, dù sao hắn cũng để lộ rất nhiều tình báo cho Vô Tấn, hắn bây giờ chỉ muốn bảo tồn mạng sống cho thái hậu.
- Lão thần tham kiến thái hậu.
- Tướng quốc đến giờ khắc này nghĩ tới ai gia cũng chỉ có khanh.
- Lão thần không hi vọng quân lạc kinh tiến vào giết thái hậu cho nên tới khuyên can thái hậu.