Vốn dĩ chỉ có hai chiếc thuyền nhỏ chắn hết đường đi, ba bốn đại hán ra mặt ngăn cản, đợi đến khi Cung Viễn Hòa dẫn người ra ngoài thì trong màn đêm mênh mông, không biết mười chiếc thuyền nhỏ bỗng từ đâu chui ra và vây quanh thuyền hắn. Trên mỗi chiếc thuyền ấy đều có vài đại hán lực lưỡng đang đứng, sắc mặt không tốt.
Lúc này người lái thuyền mới luống cuống, trắng hết cả mặt, vội vàng chạy tới bên cạnh Cung Viễn Hòa và nói: “Cung lão gia, ngài phân xử công bình đi ạ, bến tàu này không phải của riêng nhà ai, dựa vào cái gì mà có nơi cập bến lại không cho chúng ta neo đậu? Không cho neo đậu còn chưa tính, bảo nhiều người vây quanh như thế để làm gì chứ? Chẳng lẽ muốn cướp thuyền sao? Đây là thời thái bình thịnh thế cơ mà!
Vì sự thuận lợi và an toàn, các thuyền buôn trà thường sẽ hợp thành tốp năm tốp ba, bằng hữu (làm cùng nghề) giúp nhau giành chỗ là chuyện cực kỳ bình thường; nhưng làm như thế lại chẳng giống cách làm của các hiệu buôn trà. Cung Viễn Hòa nghĩ đến đấy, chợt nghe thấy tiếng người cười nói trên thuyền đối phương: Đây là thời thái bình thịnh thế, không sai! Không phải bến tàu của riêng nhà ai cũng chẳng sai! Nhưng mọi việc phải có thứ tự trước sau, đúng chứ? Các người tới sau, hỏi cũng không hỏi đã chiếm lấy vị trí mà chúng ta giữ giúp bằng hữu (làm cùng nghề), đây là đạo lý mà các người nói ư? Đã làm quan thì càng phải hiểu đạo lý biết nói đạo lý mới phải, các huynh đệ thấy ta nói có đúng hay không?
Cung Viễn Hòa giương mắt nhìn lại, chỉ thấy một hán tử tầm ba mươi tuổi, mặc trường bào cổ tròn có hoa văn hình tròn nốt, mặt trắng không râu đang khoanh tay đứng giữa thuyền, có vẻ chẳng ăn khớp gì với bộ y phục ngắn trên người hán tử. Ánh mắt sáng ngời của người nọ đang nhìn mình, trên mặt không hề có nét kiêu ngạo ngang ngược, cũng không có vẻ khiếp đảm sợ hãi, ung dung bình thản, dương dương tự đắc, hiển nhiên là một người từng trải việc đời.
Bọn đại hán ầm vang như sấm dậy, dùng mái chèo đập vào thuyền: Đúng! Mặc kệ hắn làm quan gì, tới địa bàn của chúng ta cũng phải dựa theo quy tắc mà làm việc! Thức thời thì mau mau lùi lại, bằng không coi chừng chúng ta không để ngươi cập bến đâu!
Người lái thuyền bị hù dọa không ít, hốt hoảng quay đầu lại và la lớn: Có kẻ muốn cướp thuyền! Các vị thương gia phân xử công bình đi, ở đâu ra đạo lý này chứ!
Bốn phía thuyền buôn trà đều có nhiều người vây xem náo nhiệt nhưng không ai dám mở miệng. Hán tử kia chỉ thản nhiên nhìn Cung Viễn Hòa, chẳng hề tỏ thái độ.
Cung Viễn Hòa bảo người lái thuyền ngừng lại, khoanh tay cười nói: Vị huynh đài này nói rất đúng, tốt hơn hết thì việc gì cũng phải có thứ tự. Chúng ta đi đường xa mà đến, rong ruổi một ngày đường, đêm dài người mệt nên mới muốn đỗ thuyền sớm một chút để nghỉ ngơi, trông thấy nơi cập bến liền muốn ngừng lại cũng là lẽ thường tình, dù sao thì chỗ cập bến vẫn chưa được đánh dấu, nói rõ để lại cho ai, đúng chứ?
Hán tử kia gật gật đầu: “Đúng. Ngươi nói câu này, phải chăng đã có lòng muốn giành vị trí này với ta?
Cung Viễn Hòa lắc đầu cười nói: “Cũng không phải. Huynh đài mới nói đấy, mọi việc đều có thứ tự trước sau, ta không phải kẻ không nói đạo lý, nếu các người đã giữ thay bằng hữu (làm cùng nghề), đương nhiên ta sẽ không cố chấp chiếm lấy. Chỉ là ta muốn hỏi huynh đài một câu, nếu đạo lý ở chỗ huynh, vì sao huynh lại không phân rõ phải trái nhỉ? Không chỉ cất lời đả thương người khác, huynh còn một hai phải bày trận lớn như vậy, ngay cả bến cũng không cho ta đỗ, từ phương diện này mà nói, lại là huynh có đạo lý nhưng cũng chẳng có đạo lý, lấy thế ép người. Hôm nay ta là nam tử, không sợ huynh hù dọa, nếu là người già, phụ nhân và trẻ con, hành vi và trận thế của huynh ỷ thế hiếp người như vậy, có khác gì với không phân rõ phải trái chứ?
Người nọ liếc nhìn một cái và đánh giá Cung Viễn Hòa từ trên xuống dưới, thấy Cung Viễn Hòa mặc trường bào bằng vải bố màu xanh mộc mạc, dáng đứng ngang tàng, trên mặt không hề có vẻ sợ hãi, ngẩng đầu ưỡn ngực, không có sự ngang ngược kiêu ngạo của người làm quan mà cũng chẳng có nét thanh cao của người đọc sách, thoạt nhìn lịch sự nho nhã nhưng vẫn không mất đi khí tiết chính trực và sự uy nghiêm. Y lập tức khoanh tay cười nói: Quả thật là ta không nói lý rồi, các người lui ra đi!
Một tràng tiếng nước chảy, hơn mười chiếc thuyền con nhanh chóng trật tự rồi biến mất giữa trời chiều.
Cung Viễn Hòa cười nhẹ, lệnh cho người lái thuyền lái tiếp, tìm chỗ khác để đỗ, nói xong hắn liền xoay người bỏ đi, người nọ (hán tử kia) lại cất tiếng nói: Xin huynh đài dừng bước! Xin hỏi tôn tính đại danh của huynh đài là gì?
Cung Viễn Hòa cười nói: “Tệ nhân* họ Cung tên Viễn Hòa.
*Tệ nhân - khiêm ngữ, dùng nói về sự vật có liên quan đến mình, ở đây là nói một cách khiêm tốn.
Người nọ im lặng một hồi, bỗng nhiên bật cười ha ha: Lũ lớn làm trôi miếu Long Vương, người một nhà mà lại chẳng biết là người một nhà! Ca ca đã nói mà, người có khí độ như thế là ai, hóa ra là Cung lão đệ ngươi! Không cần nói nhiều, đệ cứ đỗ lại nơi này đi! Không khỏi phân bua, người nọ lập tức bảo mấy kẻ khác nhường đường, bảo người lái thuyền đỗ thuyền vào chỗ trống ban nãy.
Khẩu khí của y cực kỳ thân thiết, tự xưng mình là ca ca. Phụ tá ở bên cạnh Cung Viễn Hòa nghe vậy liền nhíu mày, Tẩy Tụy càng muốn mắng y là đồ vô lễ, ai là huynh đệ với du côn lưu manh như y chứ? Cũng không sợ đau đầu lưỡi à?!
Trên mặt Cung Viễn Hòa vẫn không có vẻ gì hớn hở, hắn xoay người lại, trịnh trọng thi lễ và nói: Xin hỏi tôn tính đại danh của huynh đài là gì?
Người nọ cười nói: “Ta tên Lang Côn, đệ không biết ta, nhưng đệ gọi ta một tiếng ca ca cũng không thiệt đâu. Đệ từ huyện Thanh đến Thủy Thành phủ phải không? Khi nào đi Tương Châu?
Cung Viễn Hòa thật sự tò mò, dường như người này hiểu rõ tất cả mọi thứ về hắn như lòng bàn tay, nhưng hắn lại không quen người này. Lang Côn cũng không nói nhiều, chỉ nói rằng: Đệ chờ chút, lát nữa là biết.
Sắc trời tối dần, cuối cùng cũng nhìn thấy vài ánh đèn