Editor: Trịnh Phương.
Mấy ngày sau, bà mối của Cung gia cũng tới cửa.
Người tới là người chuyên mai mối cho người nhà của quan, cấp bậc lễ nghĩa cũng chu toàn. Trần thị coi như hài lòng, nhưng vẫn theo lời dặn của Thái Quốc Đống, tam môi lục sính [*] không chịu nhận thiếu một phần, một chút cũng không chịu qua loa.
[*] Tam môi lục sính: Theo nghi thức truyền thống Trung Quốc, những người đàn ông và phụ nữ kết hôn cần 3 lễ giới thiệu và 6 lễ sính tương tự “tam thư lục lễ”.
“Tam môi” là chỉ những văn thư qua lại giữa sính lễ:
+ “Sính thư” thư trao đổi lúc nhà trai ngỏ ý muốn cầu hôn và xin phép được qua nhà gái bàn tính mọi chuyện.
+ “Lễ thư” trong thư nhà trai chọn ngày lành,tháng tốt nhờ người mai mối sang nhà gái hỏi ngày sinh tháng đẻ của cô gái mà họ muốn cưới.
+ “Nghênh thư” thư dự kiến ngày giờ rước dâu.
– “Lục sính” là 6 lễ nhà trai phải lo toàn vẹn khi họ nhà gái đã chấp thuận kết tình thông gia:
+ Lễ Nạp Thái (Dạm ngõ sẽ kèm theo lá thư thứ nhất).
+ Lễ Vấn Danh sẽ kèm theo lá thư thứ hai.
+ Lễ Nạp Cát.
+ Lễ Nạp Tệ.
+ Lễ Thỉnh Kỳ (sẽ kèm theo lá thư thứ ba).
+ Lễ Nghênh Thân (Vu Quy).
Nàng ta vốn cho rằng, Cung Nhị phu nhân luôn có thái độ không tốt đối với mối hôn sự này của Cung Viễn Hòa, chỉ sợ không bao giờ phối hợp, nhất định phải làm vài việc để ngăn cản, ai ngờ mọi chuyện lại đều diễn ra thuận lợi ngoài ý muốn.
Trên căn bản, tất cả những yêu cầu mà Thái gia nói ra, Cung Nhị phu nhân đều nhất nhất thỏa mãn.
Huyên náo gần một tháng, chuyện thành hôn của Minh Phỉ cùng Cung Viễn Hòa coi như đã định, nhưng lúc thương lượng ngày thành thân thì lại gặp phải phiền toái.
Cung gia cho là tuổi của Cung Viễn Hòa đã không còn là nhỏ, sang năm Minh Phỉ cập kê mới có thể thành thân, nhưng từ lúc này đến đầu hạ cũng đã không còn xa nữa.
Nhưng Thái gia lại không thể sảng khoái định ra ngày thành hôn như vậy, bởi vì trước mặt còn có một lễ đính hôn của Thái Quang Nghi. Trần thị vội vàng đi Đăng Châu, chỉ hy vọng có thể nhanh chóng xử lý xong chuyện bên này, vừa bắt tay vào mua đồ dùng, mua đất để chuẩn bị đồ cưới cho Minh Phỉ cùng Minh Tư, vừa viết thư cho Thái Quốc Đống, bày tỏ hy vọng rằng có thể hoàn thành hôn sự của Thái Quang Nghi vào cuối năm.
Cùng với lúc chờ tin, nàng ta cũng không nhàn rỗi, bắt đầu trang trí tiểu viện của Thái Quang Nghi, ngay sau đó lại chuẩn bị một và đồ dùng gia đình cần thiết. Thư hồi âm của Thái Quốc Đống tới rất nhanh, lão bày tỏ ý kiến rằng tất cả đều do Trần thị xem xét rồi quyết định, còn nói rằng hi vọng Trần thị nhanh chóng qua giúp lão, bên cạnh chỉ có một mình Mộ Vân giúp đỡ việc xã giao thật sự không đủ. di&end÷an~le@qu^yd0n
Trần thị thấy vậy, vừa vui mừng được một lúc, sau đó lại thấy một hàng chữ ở phần sau nói, có người tặng hắn một thị tỳ, Trần thị giận đến tức ngực, cố nén khinh miệt, đồng thời lại nói với người bên cạnh: Chỉ là tìm một thị tỳ, sao phải nhắc tới trong thư như vậy, rõ là.
Tuy nói như thế, trong lòng nàng ta cũng đang hận đến nỗi không thở được. Nếu có thể khiến cho Thái Quốc Đống trịnh trọng viết chuyện này vào trong thư như vậy, chỉ sợ là thị tỳ kia rất được sủng ái trong khoảng thời gian này, ngay cả Mộ Vân cũng không nói gì, cũng không biết là hồ ly tinh ở đâu ra.
Nàng ở đây làm trâu làm ngựa cho Thái Quốc Đống, Thái Quốc Đống ở nơi đó lại sung sướng hưởng thụ, thật sự là làm cho lòng người vô cùng bất bình.
Tức giận thì tức giận, Trần thị vẫn không hề dừng chuyện nên làm lại một chút nào, mời người xem ngày, lại tới nhà hôn thê của Thái Quang Nghi thương lượng ngày thành hôn, định ngày thành thân của Thái Quang Nghi vào mùng chín tháng mười một (*).
(*) QT ghi là Đông nguyệt, giải nghĩa là tháng mười một. Trong âm lịch, tháng Tý (tức tháng thứ 11 âm lịch) là tháng bắt buộc phải có ngày Đông chí. Tháng này còn gọi là tháng trọng đông 仲冬, nên gọi là Đông nguyệt 冬月và theo lịch kiến Tý đây là tháng Tý 鼠月 (tháng con chuột). Các nhà lập lịch còn thêm Can vào tên gọi của tháng nên có tháng Giáp Tý, Bính Tý, Mậu Tý, Canh Tý, Nhâm Tý tùy theo từng năm âm lịch. Tý đứng đầu địa chi nên tháng này gọi là tháng Một. Ở trên ghi Đông nguyệt là tháng bắt buộc phải có ngày Đông chí nhưng Đông chí là ngày 22/12. Bởi vì quá loạn nên editor xin nghe theo QT, edit là tháng mười một.
Viết thư cho Thái Quang Đình, ý bảo hắn chọn thời điểm thích hợp để thông báo cho Thái Quang Nghi trở về thành thân là được.
Ngày thành hôn củaThái Quang Nghi đã định, Cung gia liền lập tức gửi thư mời, cho người đưa thư tới, thù lao so còn nhiều hơn gấp hai lần so với số tiền Thiệu gia gửi cho Minh Tư.
Tứ di nương nhìn mà vô cùng ghen tị, chỉ hy vọng Minh Bội cũng có thể tìm được một nhà tốt để gả, thừa dịp tâm tình của Trần thị đang tốt, nàng tìm đến Trần thị mấy lần, Trần thị cười nói: Ngươi yên tâm, nếu nàng gả cho một gia đình tốt, tương lai ta cũng được hãnh diện, ta sẽ để ý hơn.
Minh Bội biết được chuyện này, nghĩ tới nghĩ lui, cho là thay vì để Trần thị tùy ý tìm một nhà chồng cho mình, còn không bằng nghĩ cách đi Đăng Châu, có lẽ ở bên kia có nhiều cơ hội hơn.
Nếu may mắn thì có thể gả cho thứ tử có tinh thần cầu tiến của một vị quan lại nào đó, tuy là bị khinh bỉ, nhưng dù sao cũng hơn là gả cho một tú tài nghèo hoặc thương gia, chịu đựng mấy năm rồi ra ở riêng là tốt rồi.
Vì vậy, nàng ta vụng trộm đi tìm Tứ di nương: Di nương tạm thời không cần nói tới chuyện của ta, nghĩ cách đi Đăng Châu cùng phu nhân mới là chuyện quan trọng. Hiện tại ta chưa đủ tuổi, đi Đăng Châu cũng rất tốt, phụ thân ở đó, không lo hắn không bảo vệ được cho ta, chủ yếu là Tứ đệ không thể ở lại đây, đi theo phụ thân thì sẽ tiến bộ hơn nhiều. Chúng ta không có trưởng bối, năm nay Tam ca sẽ phải