Sau phút nghỉ giữa giờ, Chân Ý trở về ghế bị cáo. Lần này, đề tài chuyển tới vụ Dương Tư bị giết, Doãn Đạc hỏi: Sau khi bị bắt cóc, cảm xúc của cô là gì?
Sợ hãi.
“Khi còn sống, người chết tra tấn cô bằng các cách thức cực đoan phải không?
Đúng. Chân Ý cố gắng trả lời ngắn gọn.
Có thể nói cô ta tra tấn cô thế nào không?
Chân Ý ngước mắt nhìn anh, im lặng vài giây.
Trước khi mở phiên tòa, Doãn Đạc từng đề nghị lấy ảnh vết thương của Chân Ý làm chứng cứ vì chúng trực quan, thê thảm, rất gây sốc và dễ khiến người ta nghĩ rằng cô sẽ nảy sinh tâm lý giết người trả thù trong tình huống ấy. Nhưng phía Chân Ý một mực kháng nghị, cho rằng hình ảnh thuộc về riêng tư, sẽ tạo tổn thương tinh thần cho bị cáo nên không cho bên khởi tố đưa ra. Tuy vậy, phía biện hộ vẫn có thể suy xét việc trình ra trước tòa để làm chứng cứ tự vệ. Chánh án đã đồng ý việc này. Vì thế, Doãn Đạc chỉ có thể chất vấn bằng lời.
Giọng Chân Ý không lớn nhưng giữa phòng xử án lại cực kỳ rành rọt: Đầu thuốc lá, dao cứa, siết cổ, và còn... quất roi.
Yên lặng.
Quá trình tra tấn kéo dài bao lâu?
... Ba ngày.
Im phăng phắc.
Đã bốn mươi lăm ngày từ hôm xảy ra sự việc, cô đã bình phục chưa?
Gần khỏi hẳn rồi.
Đó là thân thể, tổn thương tâm lý thì sao? Quả nhiên Doãn Đạc đặt câu hỏi rất khéo.
Chân Ý nheo mắt lại: “Tôi gặp bác sĩ tâm lý liên tục, ngoài ra tôi còn có giấy chẩn đoán đã phục hồi do chuyên gia tư vấn tâm lý cung cấp. Cô liếc nhìn đoàn luật sư của mình, một luật sư trình lên giấy chẩn đoán để làm chứng.
Không thể tận dụng thời cơ qua câu hỏi này, ngược lại mang đến lợi thế cho đối phương. Doãn Đạc hỏi: Sau bốn mươi lăm ngày, vết thương trên cơ thể chỉ gần khỏi hẳn , chứng tỏ cô bị thương rất nghiêm trọng.
... Phải.
Lúc ấy có cảm xúc muốn giết Dương Tư – người tra tấn cô không?
Chân Ý không hề chần chừ, nói quyết đoán: Không.
Không? Doãn Đạc nghiền ngẫm, Sau khi bị tra tấn như vậy, cô vẫn không muốn giết cô ta ư?
Không hề. Chân Ý nắm vững tâm tư của anh, phản bác, “Tôi không biết có phải anh muốn đưa ra suy đoán rằng người bị hại nhất định muốn báo thù nên giết người hay không. Nhưng tôi cho rằng đây là kết luận chủ quan của anh, không có mối liên hệ khách quan. Con người không hề giống nhau. Những câu nói này đã phá tan không khí hiềm nghi Doãn Đạc vừa tạo dựng.
Cô nói chân thành: Khi đó tôi rất yếu ớt, chỉ mong ngóng lúc nào cảnh sát sẽ đến cứu mình, có thể hành động nhanh một chút hay không.
Lời này vừa cất lên, những người có mặt bất giác xúc động. Nhưng cao thủ so chiêu... Doãn Đạc nhanh chóng phá tan không khí này: Về sau cảnh sát Tư Côi bị bắt?
Đúng.
Cô ấy là bạn thân nhất của cô?
Vâng.
Sức khỏe cô ấy không tốt và lúc vụ việc xảy ra cô ấy lại bị trúng thuốc mê, không nhớ rõ chi tiết nên không thể ra tòa mà chỉ cho lời khai. Xin hãy miêu tả lại lúc đó đã xảy ra việc gì khiến cô ấy bị thương?
Dương Tư nổ súng bắn trúng ngực cậu ấy.
Lúc đó cô tưởng cô ấy đã chết phải không?
... Phải.
Khi chịu đả kích này, cô muốn giết Dương Tư không?
Không. Giọng khẳng định, dáng vẻ chân thành.
Doãn Đạc nhìn cô nửa giây rồi đổi cách nói, Khi bị kích thích, nhân cách kia của cô đã xuất hiện?
Chân Ý im lặng, mọi người cũng lặng thinh.
Xin hỏi, lúc ấy nhân cách kia của cô xuất hiện phải không?
... Phải.
Tất cả ồ lên. Chân Ý nói: Nhưng chị ấy không giết...
Doãn Đạc ngắt lời thẳng thừng: Bụng Dương Tư có vết súng, là cô bắn ư?
Không phải, là Hoài Sinh.
Vết dao trên ngực Dương Tư là vết thương trí mạng, còn bụng thì bị bắn từ trước, phải vậy không?
Đúng.
Bụng Dương Tư chảy rất nhiều máu, bác sĩ pháp y cho rằng cô ta bị trúng đạn khoảng năm, bảy phút mới có vết thương trí mạng. Vết máu ở hiện trường cho thấy cô ta ngồi dưới đất lê ra sau, đang trốn tránh. Tình hình lúc ấy là vậy phải không?
Đúng.
Chứng cứ rất xác thực, không thể nào phản bác. Chân Ý biết anh muốn hỏi gì nhưng không thể ngăn cản.
Nói cách khác, Dương Tư bị đâm trong tình huống đã bị thương nặng và mất năng lực phản kháng. Lúc ấy, cô ta không thể có hành động gây thương tổn hoặc tra tấn nữa, nên hành vi giết cô ta không thể nào cấu thành giết người hợp pháp.
Tiếng xì xào lại rộ lên, Chân Ý muốn nói tiếp nhưng Doãn Đạc đã xoay người ngỏ ý với Chánh án, giơ tay xin chấm dứt: Tôi đã hỏi xong.
Lời nói của Chân Ý vừa thốt ra đã hoàn toàn bị át đi trong tiếng người, không ai nghe thấy. Chánh án gõ búa: Trật tự!
Chân Ý khép hờ mắt, hít vào không chút hoang mang, tự nhủ phải ổn định cảm xúc.
Ngay sau đó, nhân chứng Hoài Sinh xuất hiện. Doãn Đạc hỏi ngắn gọn: Vai trò của anh trong vụ việc này là?
Cùng bắt cóc với Dương Tư.
Có tham gia tra tấn Chân Ý không?
Không.
Lúc Dương Tư tra tấn Chân Ý, anh có mặt không?
Không.
Anh trở về nơi giam giữ vào lúc nào?
Ngày thứ ba. Hoài Sinh trả lời ngắn gọn trong tâm thế bình thản đến lạ, không hoảng hốt cũng không vội vã.
Anh bắt cóc cảnh sát Tư đến đó ư?
Đúng.
Về sau xảy ra chuyện gì?
Tôi dọa luật sư Chân rằng muốn đẩy cô ấy xuống tầng, cảnh sát Tư nhào tới ôm chặt lấy cô ấy. Tôi bảo Dương Tư kéo cảnh sát Tư ra, không ngờ Dương Tư đã nổ súng.
Doãn Đạc quay sang hỏi Chân Ý: Anh ta nói thật không?
Chân Ý gật đầu. Doãn Đạc hỏi tiếp: Sau khi cảnh sát Tư trúng đạn, chuyện gì đã xảy ra?
Hoài Sinh quay lại nhìn Chân Ý: Luật sư Chân gào thét ầm ĩ, nhào tới trước mặt cảnh sát Tư khóc lóc, rồi bỗng nhiên chuyển thành người khác.
Chuyển biến thế nào?
Cô ấy đứng dậy.
Việc này có gì lạ đâu?
Cô ấy bị sốt cao, toàn thân đầy máu. Lúc tôi kéo đi, cô ấy không còn chút sức phản kháng, vốn không đứng lên nổi.
Ý của anh là nhân cách còn lại đã xuất hiện?
Chân Ý thậm chí không còn lòng dạ nói phản đối , tâm trạng thản nhiên cực kỳ.
Phòng xử án lại ồ lên. Doãn Đạc: Hãy miêu tả dáng vẻ của cô ấy lúc đó.
Ánh mắt và vẻ mặt rất xa lạ, đáng sợ như ma nữ. Miệng lẩm bẩm Giết cô ta, giết cô ta rồi nhào tới chỗ Dương Tư.
“Trong quá trình có xảy ra chuyện kỳ lạ gì không?
Có.
Là chuyện gì?
Cô ấy bỗng ngã xuống rồi chuyển về giọng luật sư Chân và gào lên Đừng giết cô ấy”, nhưng ngay sau đó lại biến thành người khác. Lúc thì đứng lên lúc lại ngã xuống, hai người đổi đi đổi lại, hệt như một người đóng hai vai trên phim truyền hình, nhưng tốc độ thay đổi lại nhanh đến đáng sợ.
Phòng xử án lại yên ắng. Như có gió lạnh thổi qua, tất cả mọi người đều cảm thấy sợ sởn gai ốc và khó bề tường tương, ánh mắt đồng loạt đổ dồn về phía Chân Ý. Nhưng trông cô rất bình thường, sự đối lập ấy khiến mọi người hãi hùng. Lời Hoài Sinh nói là sự thật. Doãn Đạc đã moi ra chuyện này lúc đối chiếu lời khai trước phiên tòa. Hoài Sinh vốn định che giấu chi tiết Chân Ý xuất hiện giữa chừng, nhưng vết máu và dấu chân ở hiện trường đã giúp Doãn Đạc nhìn ra Chân Tâm từng ngã rất nhiều lần, anh biết chắc chắn Chân Ý sẽ không bỏ qua chi tiết này. Thay vì để đối thủ xoáy vào chỗ đau, đánh vào điểm yếu chi bằng tự mình vạch trần.
Huống chi, lời trần thuật ấy sẽ ảnh hưởng tới bồi thẩm viên, trong một cơ thể tồn tại hai linh hồn đang đấu tranh hoán đổi, nghĩ thôi đã thấy kinh hãi.
Cuối cùng thì sao?
Luật sư Chân biến mất, chỉ còn Chân Tâm.
Cô ấy làm gì?
Cô ấy rút dao đâm vào tim Dương Tư.
Sau đó?
Cô ấy ngất xỉu, đến lúc tỉnh lại thì đã biến thành Chân Tâm. Tuy trên người cô ta có rất nhiều vết thương, nhưng tinh thần lại vô cùng ác nghiệt.
Hỏi xong, Doãn Đạc lấy một tấm ảnh ra, là quần áo Chân Ý mặc hôm xảy ra vụ việc. Tuy bị nước mưa xối đi vết máu nhưng sau khi được nhân viên pháp chứng xử lý, chiếc áo bẩn thỉu đã lóe lên ánh huỳnh quang, phơi bày những vết máu khó nhìn thấy nhất.
Đây là quần áo bị cáo mặc hôm vụ án xảy ra, ngoài máu của mình thì còn có vết máu bắn ra từ độ cao ngang ngực Dương Tư. Sau khi xét nghiệm, chứng thực đây là máu của Dương Tư. Vết máu bắn ra là mấu chốt để tìm hung thủ, Ngoài ra, đây là dao đâm vào ngực Dương Tư, trên chuôi dao chúng tôi đã tìm thấy dấu vân tay của bị cáo.
Anh quay lại nhìn mọi người, nói giọng trầm ổn: Vì vậy có thể chứng minh ở trạng thái chịu đả kích, bị cáo đã xuất hiện nhân cách phân liệt rồi giết chết Dương Tư trong tình trạng không còn khả năng gây nguy hiểm cho bị cáo. Bệnh tâm thần của cô ấy rất nghiêm trọng, sẽ mất tự chủ bất cứ lúc nào.
Trước lời khai và chứng cứ xác thực, phòng xử án nổi sóng dữ dội. Luật sư Chân không thể trở mình được nữa. Cô ta chính là hung thủ giết hại Dương Tư, bằng chứng vững như núi thế kia thì cô ta biện hộ ra sao đây?
Suốt quá trình, Chân Ý không nói một từ phản đối, mặc cho mọi người xì xào bàn tán hết lần này đến lần khác, mặc cho ánh mắt mọi người nhìn cô càng lúc càng khác thường. Không lâu sau, Doãn Đạc kết thúc màn thẩm vấn Hoài Sinh. Chân Ý trở lại ghế luật sư bào chữa. Cô nhìn Hoài Sinh với vẻ mặt bình thản mà sóng lòng chực trào. Cô không hỏi lại những vấn đề Doãn Đạc đã đặt ra trước đó. Cô biết rõ phần lớn câu trả lời của Hoài Sinh là sự thật, chỉ ngoại trừ chuyện Chân Tâm giết người.
Anh thấy nhân cách Chân Tâm của bị cáo đâm dao vào ngực người chết?
Đúng.
Đâm thế nào?
Hoài Sinh cảm thấy câu hỏi này rất lạ, ngẫm nghĩ một lát rồi hỏi: Nghĩa là sao?
Thế là Chân Ý chia nhỏ vấn đề: Bị cáo quỳ hay đứng, dùng tay trái hay tay phải, đâm từ trên xuống dưới hay từ dưới lên?
Hoài Sinh chỉ có thể trả lời thành thật, bởi lẽ bác sĩ pháp y đã khám nghiệm tử thi, mọi thông tin đều có đủ thì nói dối cũng vô ích.
Lúc ấy, Dương Tư đứng lên lần theo vách tường lùi ra sau. Bị cáo đang đứng, dùng tay phải đâm từ trên xuống dưới theo góc hơi nghiêng sang phải.
Rất tốt, anh đã nói thật. Trùng khớp với vết thương mà bác sĩ pháp y miêu tả. Không hề dối trá.
Hoài Sinh không hiểu vì sao cô bỗng dưng giở giọng khen ngợi. Người nghe còn khó hiểu hơn, càng thêm tò mò. Luật sư Chân còn có thể xoay chuyển cục diện trước tình huống này ư?
Cô nhìn xoáy vào anh ta vài giây, khen ngợi xong cô không tiếp tục suy diễn mà xoay chuyển chủ đề, hỏi một câu hoàn toàn không liên quan: Lúc Dương Tư tra tấn bị cáo, anh không có mặt phải không?
Anh không gây tổn hại cho cô ấy mà chỉ đến phút cuối mới kéo và dọa sẽ đẩy cô ấy xuống tầng?
Đúng.
Ngoài ra, anh không chạm vào bị cáo?
Hoài Sinh cau mày, biết chắc câu hỏi của Chân Ý có bẫy nhưng nghĩ thế nào cũng không ra, cuối cùng đành lựa chọn thành thật: Không chạm vào.
Chân Ý hỏi lại: Lúc anh kéo bị cáo, chỉ chạm vào bả vai cô ấy một lần?
... Phải.
Có thể tái diễn lại tình cảnh lúc đó không? Chân Ý cho trợ lý cầm một con búp bê bằng bông lên, Hoài Sinh bỗng tái mặt.
Doãn Đạc kháng nghị: “Phản đối, câu hỏi không liên quan!
Chánh án nói: Đề nghị luật sư bào chữa trần thuật tính tất yếu.
Chân Ý điềm đạm nói: Tôi nghi ngờ một chứng cứ của cảnh sát nên cần mượn việc này để chứng minh. Nhưng để đảm bảo tính chân thực của lời khai, hiện giờ tôi không thể nói ra chứng cứ kia được.
Chánh án gật đầu: Phản đối vô hiệu, xin hãy tiếp tục.
Nghe những lời Chân Ý nói với Chánh án, Hoài Sinh càng khẳng định chắc chắn có cạm bẫy, nhưng anh ta không nghĩ ra vì rõ ràng những gì anh ta làm vốn không có sơ suất. Mặc dù thấp thỏm ngờ vực nhưng anh ta vẫn ra làm mẫu: Đứng một bên búp bê, nắm cánh tay nó tới điểm đến rồi ngồi xổm xuống ghì cổ nó.
Anh chắc chứ?
Chắc chắn.”
“Đề nghị anh làm mẫu lại một lần.
Hoài Sinh suy tư mãi, cuối cùng nhận định cô chỉ cố tình tung hỏa mù nên cứ thế làm lại động tác trước đó.
Sau khi trở về ghế nhân chứng, Chân Ý máy móc lặp lại: Anh chắc chắn không hề chạm vào bị cáo, cũng không tiếp xúc cơ thể với bị cáo chứ?
... Tôi chắc chắn.
Mọi người đều lấy làm mù mờ khó hiểu, không biết Chân Ý đang giở trò gì. Đến khi Chân Ý lấy ra một tấm ảnh chụp áo của Hoài Sinh, anh ta lập tức hiểu ra, sắc mặt trắng nhợt.
Sau khi bị bắt, quần áo của Hoài Sinh đã bị lấy đi làm vật chứng. Trên màn chiếu, áo anh ta xem chừng còn sạch sẽ hơn Chân Ý vì đã được nước mưa gột rửa. Nhưng Chân Ý nhanh chóng đặt thêm một phần giấy tài liệu, lần này thì chiếc áo đã hiện ra vết máu dưới ánh huỳnh quang.
Chiếc áo anh mặc hôm xảy ra vụ án có vết máu do có lực ép vào tạo ra. Qua xét nghiệm đã chứng thực vết máu kia là của bị cáo. Càng không may chính là...
Chân Ý dừng lại, ra hiệu cho trợ lý đưa một tờ giấy khác vào máy chiếu, là hình ảnh vết thương trên lưng Chân Ý sau khi được chuyển màu đen trắng. Có mấy vết thương lớn bất ngờ trùng khớp với vết máu trên ngực áo Hoài Sinh. Trợ lý tòa án đặt chồng hai tờ giấy trong suốt lên nhau.
Hoài Sinh, anh kề sát lưng bị cáo, cũng chính là lưng tôi lúc nào vậy? Chân Ý hờ hững hỏi, Có phải lúc tôi hôn mê, anh đã ôm rồi giữ bàn tay tôi cầm dao đâm vào ngực Dương Tư không?!
Lời vừa cất lên, ai nấy đều khiếp sợ. Bằng chứng vững như núi vẫn có khả năng bị lật đổ ư? Đúng là kỳ tích!
Rốt cuộc đây là sự thật hay do trí tưởng tượng của luật sư Chân quá phong phú?
Tất cả nhìn chằm chằm hai người giữa phòng xử án, không dám thở mạnh. Trước thế cục xoay chuyển bất ngờ, Hoài Sinh không hề mất kiểm soát mà chỉ nheo mắt thán phục. Quả nhiên, những câu cô ta hỏi không hề lãng phí chút nào! Anh ta nói từng câu từng chữ rõ ràng: Tôi không có, cô giết cô ta! Chân Ý, cô giết Dương Tư!
Hai người nhìn nhau chằm chằm, đọ sức trong yên lặng. Mọi người nín thở, nhìn hai người giữa phòng xử án không chớp mắt. Người đàn ông ngồi mang sắc mặt điềm tĩnh không dao động, người phụ nữ đứng với sống lưng thẳng tắp bất khuất. Họ lặng im từ giây này đến giây khác. Chân Ý bình thản tới cùng cực, nhưng âm thầm mang sức mạnh trĩu nặng như núi vào lời nói đầy khí phách: Không, tôi không thể giết cô ấy.
Hoài Sinh, hôm đó tôi không thể giết cô ấy. Mặt cô không cảm xúc, giày cao gót đi trong phòng xử án như thể bước giữa miền hoang vu, giẫm lên bậc thang, cầm một tập tài liệu đặt lên máy chiếu. Trong căn phòng gần trăm người, tiếng giấy đặt lên tấm kính lại rõ ràng đến thế. Và rồi màn chiếu xuất hiện hình ảnh khiến bồi thẩm đoàn và người dự thính đều trợn tròn mắt, xuýt xoa từng cơn. Không thể nào! Sao có thể đảo ngược phiên tòa tưởng chừng thất bại này chứ?
Tấm phim X-quang chụp xương tay phải gãy lìa. Chữ viết của bác sĩ trên giấy chẩn đoán rất rõ ràng, mặt Chân Ý không gợn sóng, hờ hững đọc: Gãy xương bàn tay II và III, xương nguyệt và xương thuyền ở cổ tay vỡ nát, đứt gân ngón tay... Vào hôm được cứu, đây đều được chẩn đoán là vết thương cũ. Lúc bị tra tấn, chủ nhân bàn tay đã giãy giụa quá mạnh, khiến bàn tay bị phế, không thể cầm nắm bất cứ vật gì nữa. Vậy nên cầm dao giết người là chuyện bất khả thi.
Phòng xử án kín chỗ tĩnh mịch, dường như chỉ còn một mình cô. Cô ngẩng cao đầu, ung dung và thản nhiên như thể tất cả đau đớn đều không liên quan tới cô.
Hoài Sinh im lặng hồi lâu, nhớ lại hôm ấy Chân Tâm rót nước, cầm súng, mở cửa xe đều dùng tay trái. Không giống Hoài Như, sau khi bị vạch trần, anh ta không hề giậm chân nổi điên, mà lặng lẽ lạ thường, không thừa nhận cũng không phủ nhận, chỉ hờ hững mỉm cười, đổi cách xưng hô: Chân Ý, tôi có thể hỏi cô một chuyện không?
Anh nói đi.
“Tôi tưởng Chân Tâm chính là bản thân cô. Cô ta muốn hại người, muốn giết người đều là mặt u tối của cô. Cảm xúc tiêu cực của cô ta được hấp thụ từ cô. Mọi suy nghĩ thâm hiểm độc ác của cô ta đều xuất phát từ ý nghĩ trong tiềm thức của cô. Cô muốn giết người thì cô ta mới muốn giết người, cô muốn nổi điên thì cô ta mới nổi điên. Cô không kiểm soát được cô ta là bởi vì cô không kiểm soát được ý nghĩ xấu xa của mình. Không ai có thể kiểm soát. Anh cười nhẹ tênh: Cô nghĩ sao?
Mấy ngày qua, Chân Ý vẫn luôn suy nghĩ vấn đề này. Cô biết đây cũng là điều mọi người muốn tỏ tường. Cho dù hôm nay cô chứng minh mình không giết người thì bồi thẩm đoàn và người dự thính cũng vẫn muốn biết người này thật sự không nguy hiểm chứ? Cô không trả lời thẳng câu hỏi của Hoài Sinh mà lấy ra vài tấm ảnh từ túi chứng cứ. Cô nhìn chăm chú một lúc với vẻ mặt bình yên như mặt nước phẳng lặng rồi trình lên.
Đây là ảnh chụp lúc cảnh sát đưa tôi vào bệnh viện. Đây là giấy chẩn đoán của bệnh viện, sốt cao 40,9°C, da bị tổn thương diện tích lớn...
Hình ảnh xuất hiện trên màn chiếu khiến người người hoảng sợ, có người không kìm được mà hét ầm lên. Thân thể đầm đìa máu ấy khiến ai cũng kinh hồn bạt vía, hẳn phải do quỷ dữ gây ra! Tại sao có người lại bị tra tấn đến vậy?
Nhưng người ấy vẫn sống sót, bình an vô sự đứng trước họ với khuôn mặt gầy gò và tái nhợt nhưng bình thản như nước. Cô vẫn ung dung như thế, suy xét kỹ lưỡng cố gắng xoay chuyển phiên tòa vốn không thể giành chiến thắng này. Phòng xử án ồn ào nhưng cô vẫn thản nhiên, chờ tiếng xôn xao nhỏ đi mới nói: Tôi đưa ra chứng cứ này không phải để mọi người cho rằng tôi có lý do giết Dương Tư.”
Cô bảo người gỡ tấm ảnh gây ác mộng ấy xuống rồi đổi sang tấm khác: Đây là một người canh chừng con tin ngày hôm đó, vết súng trên vai anh ta là do tôi bắn. Trong tình huống các vị vừa thấy, tuy bị thương nặng như vậy nhưng tôi vẫn kiên trì ngụy trang thành một nhân cách khác để giải cứu con tin. Hơn nữa, tôi không hề bắn một phát trí mạng vào kẻ bắt cóc, cũng không hề gây nguy hiểm đến tính mạng của anh ta. Mặc dù khi ấy tôi biết rõ nếu giết anh ta thì vẫn sẽ được xem như giết người hợp pháp.
Tôi đưa ra những chứng cứ này vì muốn chứng minh với các vị một điều, đó là dù ở tình cảnh sinh mạng bị uy hiếp tột cùng, tôi vẫn có thể khống chế bản thân để không giết người. Các vị sẽ chất vấn như Hoài Sinh, nói nhân cách kia là bản thân tôi, là mặt u tối của tôi, là sự gian ác trong tiềm thức của tôi. Tôi không biết lý luận này có đúng hay không, các vị không có chứng cứ để hỗ trợ, còn tôi cũng không có chứng cứ để phản bác. Nhưng tôi cho rằng đây chính là nỗi khổ và sự lựa chọn của đời người, là vấn đề mà mỗi người trong chúng ta phải đối mặt.
Cô hít nhẹ, giọng nói vẫn bình thản, đôi mắt lại mờ hơi sương: Tôi quen một người mẫu, cô ấy bị cưỡng hiếp tập thể và một lòng muốn đích thân giết chết đám người kia, nhưng cuối cùng cô ấy lại lựa chọn tuân theo trình tự pháp luật. Tôi quen một diễn viên, cô ấy bị tâm thần nên giết người, dù có thể ra tòa miễn giảm hình phạt nhưng cô ấy nói giết người đền mạng rồi nhảy lầu tự sát. Tôi quen một nữ doanh nhân, cô ấy ghen ghét em gái ruột của mình và muốn hủy hoại con bé, nhưng cuối cùng lại quyết định cứu vớt nó. Tôi quen một bác sĩ ngoại khoa, cô ấy bị uy hiếp, họ muốn cô ấy âm thầm khiến một bệnh nhân bỏ mạng nhưng cuối cùng cô ấy vẫn cự tuyệt. Tôi quen một cảnh sát, cô ấy biết người yêu của mình là tội phạm, lại đang mang thai con của anh ta, một lòng muốn bảo vệ người yêu rồi cùng anh ta cao chạy xa bay, nhưng cuối cùng cô ấy vẫn chọn lựa đi theo chính nghĩa, truy nã đưa người kia về quy án. Có rất nhiều rất nhiều người như vậy. Có trường hợp anh chàng kia bị sếp đuổi việc nên mất đi nguồn kinh tế, thế là anh ta muốn cho nổ công ty. Có trường hợp anh chàng nọ bắt cá hai tay phụ bạc tình cảm nhiều năm của một cô gái, thế là cô ấy muốn hẹn anh ta ra ngoài để giết chết. Nhưng nhiều khi, anh chàng kia sẽ không làm vậy, cô nàng nọ sẽ không làm vậy, và tôi cũng sẽ không làm vậy.
Bởi vì chúng ta đều biết, đây chính là sống.
Cả thế giới im lìm, cô khịt mũi, ngón tay nhẹ nhàng lau đi dòng nước mắt trên mặt, khẽ nói: Sống là chuyện khó nhất trên đời, nhưng chúng ta đều đang cố gắng. Sống rất mệt, rất khổ và rất đau, lại luôn có va chạm và nảy sinh mâu thuẫn không thể giải quyết với mọi người xung quanh. Đôi khi, chúng ta hận chỉ muốn giết người, muốn báo thù, nhưng chúng ta sẽ không làm vậy. Bởi vì chúng ta có thể nhìn thẳng vào mặt tối của mình, hiểu rằng đó là nỗi khổ đau và dằn vặt ắt phải trải qua trong đời. Sau phút đấu tranh, hãy để bản thân lựa chọn con đường đúng đắn. Bởi lẽ trên thế gian này vốn không có thánh nhân, nếu có thì chẳng qua là những người có thể giữ nguyên tấm lòng sau phút đấu tranh với mảng tối trong nội tâm mà thôi.
Đoạn văn đơn giản không hề trau chuốt khiến những người trong và ngoài phòng xử án đều không thốt nên lời, có người đôi mắt ngấn lệ mà không hiểu vì sao.
Vì thế... Chân Ý hít sâu, ngẩng cao đầu, rưng rưng nói: Bị cáo Chân Ý không sát hại Hoài Như và Dương Tư. Dù mắc phải bệnh tâm thần nghiêm trọng nhưng xin bồi thẩm đoàn hãy tin tưởng rằng cô ấy sẽ dần dần có được tự chủ nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ, cô ấy sẽ sống thật tốt và sẽ giữ trọn tấm lòng của mình. Đồng thời, xin hãy bác bỏ quyết định nhốt vào phòng giam ở bệnh viện tâm thần của bên khởi tố.
Phòng xử án lặng thinh không một tiếng động. Một người con gái gầy yếu là thế lại như có tấm lưng không thể bẻ cong.
Bên khởi tố không có ai đặt câu hỏi hay có ý kiến gì khác, Chánh án tuyên bố tạm rời phòng xử án, cho phép bồi thẩm đoàn bàn bạc. Mọi người đứng dậy đi ra, người dự thính xì xào bàn tán. Không ai ngờ rằng lúc cảnh sát dẫn Hoài Sinh đi, con người lặng thinh ấy chợt bắt lấy kẽ hở, bất ngờ giằng ra khỏi cảnh sát, lao tới bên Chân Ý, cầm chiếc bút máy để trên bàn kề lên cổ họng cô. Mọi việc quá đột ngột, phòng xử án rối loạn vô cùng, người dự thính la hét ầm ĩ.
Chân Ý! Ngôn Cách lập tức đứng dậy.
Đừng qua đây, ai tới gần tôi sẽ đâm chết cô ta! Hoài Sinh hét lên.
Cảnh sát cầm súng nhanh chóng lao tới chĩa vào Hoài Sinh, người dự thính la hét bỏ chạy. Chân Ý bị anh ta kìm kẹp, hít thở khó khăn, bỗng nghe anh ta nói bên tai: Chân Ý, xin lỗi.
Cô sửng sốt mở to mắt. Đây là lời Dương Tư nói với cô trước khi chết. Lúc đó cô không nghe thấy, hôm nay tôi nói lại với cô: Chân Ý, xin lỗi.
Chiếc bút máy nhọn hoắt trong tay anh ta khiến cổ Chân Ý đau nhói, không nói được một lời.
Chân Ý, người đàn ông cô thích đã bắt tôi, nhưng anh ta là người tốt. Cả cô cũng vậy, tôi rất cảm ơn cô. Nhưng muộn rồi, tôi không thể được cứu vớt... Anh ta lôi cô ra cửa hông, Nhờ cô giúp tôi đặt một nửa tro cốt của tôi ở bên chị gái. Một nửa… Chưa dứt lời, anh ta chợt đẩy Chân Ý ra rồi xoay người bỏ chạy.
Anh ta không chạy về ghế dự thính đông đúc mà lao ra cửa hông không một bóng người, rõ ràng anh ta muốn cảnh sát nổ súng mà không hề có chút cản trở nào. Người Chân Ý lạnh toát, cô hét lên: Đừng nổ súng!
Nhưng giọng cô chìm trong tiếng súng đùng đoàng vang lên liên tiếp.
Cô mở to mắt nhìn anh chàng gầy gò nằm trong vũng máu. Cô lao tới như nổi cơn điên: Hoài Sinh!
Anh ta nhìn trời như thể trông thấy hình ảnh nào đó làm anh ta hạnh phúc, đôi mắt chứa đựng nét cười nhưng lại ngấn lệ. Chị gái… Tiếu Tiếu... Xin lỗi... Kiếp sau, đừng quen em nữa.
Ánh mắt anh ta trở về màu trong suốt vốn có. Khi đó, anh chàng gầy gò nằm trên máy lọc thận, khuôn mặt thanh tú, giơ tay dụi mắt, nở nụ cười tinh khiết với cô gái anh yêu, nói: Anh cũng vừa mới tỉnh.
Nếu Hoài Như không giết người, nếu Hoài Sinh không trở thành chuột chạy qua đường như anh ta từng nói, nếu Hoài Như cứu Từ Tiếu không để cô ấy chết, nếu cha mẹ Hứa Thiến đồng ý quyên thận cho Hoài Sinh, nếu quỹ từ thiện chú ý và giúp đỡ họ nhiều hơn, nếu Hoài Sinh không ngã bệnh, nếu... Không hiểu tại sao, Chân Ý nhớ tới lời khóc than khi Đường Vũ quỳ gối trước mộ Tống Y: Lúc tới đây, ai ai cũng bình an vô sự, nhưng sao không quay về được nữa.
Nước mắt dâng trào, Chân Ý muốn vươn tay vuốt đôi mắt trong suốt ấy, nhưng có ai đó kéo giật cô lại từ phía sau. Cô bị nhấc lên, vùi vào một vòng tay căng thẳng cực độ và hơi thở không đều. Cô được anh ôm siết trong lòng, cất tiếng gọi Ngôn Cách , nước mắt rơi xuống lã chã.
Tòa án bác bỏ đề nghị giam Chân Ý vào bệnh viện tâm thần của phía khởi tố, đồng thời chỉ ra rằng cô phải được điều trị tâm lý dài hạn và giám định tinh thần định kỳ. Sau phiên tòa, Chân Ý trở thành đại luật sư được chú ý nhất thành phố K. Cô cũng khiến nhiều người đặc biệt là thanh niên bắt đầu chú ý tới luật pháp và pháp chế, quan tâm tới ngành nghề luật sư và nhen nhóm niềm tin rằng: bất kể xuất thân và bối cảnh ra sao, chỉ cần có tinh thần cố gắng, nghiêm túc và chuyên nghiệp sẽ luôn giúp bạn vững tin tiến bước. Đại học, đoàn thể xã hội và cả công ty xí nghiệp đều mời cô đến diễn thuyết. Nhưng Chân Ý không quan tâm tới những chuyện ngoài vụ kiện và tòa án, mà nhờ trợ lý khéo léo từ chối để tập trung nghỉ ngơi hồi phục.
Cô hiểu rõ rằng sau một năm sóng to gió lớn, thứ cô cần nhất chính là suy ngẫm và tĩnh tâm, mà Chân Tâm luôn là nỗi ám ảnh trong lòng cô. Mỗi sáng thức giấc, việc đầu tiên cô làm là nghe nhịp tim đập của Ngôn Cách, để chắc rằng anh không bị Chân Tâm giết trong lúc ngủ. Hơn nữa, không biết vì sao mà dạo gần đây trí nhớ của cô lại thoái hóa dần, cứ như mắc bệnh Alzheimer vậy.