Freud Thân Yêu

Chương 15 - Chương 5.1

Trước Sau

break
Chân Ý đứng chôn chân tại chỗ, nhìn cô bé không còn sức sống nằm trên mặt đất, không dám tin vào tai mình.

Không thể nào! Cô lắc đầu, vô cùng gay gắt. Ông nội sẽ không giết người, càng không thể giết một cô bé như vậy.

Đây là sự thật. Thôi Phỉ suy sụp dựa vào tường, rất đau khổ. Chị không biết con bé vào biệt thự thế nào, nhưng hôm nay trong nhà có chút chuyện chị phải bàn bạc với Hành Viễn, không có thời gian trông nom ông ngoại, bèn để ông ngoại ăn bánh ngọt ở phòng khách nhỏ. Giữa chừng nghe thấy tiếng kêu thét và khóc lóc của trẻ con, đi lên xem thì thấy bánh ngọt rơi vãi đầy đất, ông ngoại bóp cổ con bé, đập đầu nó. Chị giằng con bé lại, nhưng nó đã không còn thở nữa. Ông ngoại nhặt bánh ngọt dưới đất lên như không có chuyện gì, ông còn nói... Thôi Phỉ che miệng, bật khóc. Ông nói cô bé kia là đứa trẻ hư, giành bánh ngọt của ông. Ông bỏ hết bánh ngọt dưới đất vào túi, nói là phải mang về cho Tiểu Ý ăn.

Sống mũi Chân Ý cay xè, quay đầu đi, giọng nói run rẩy: Dù thế nào đi nữa, cứ báo cảnh sát trước đã. Chờ cảnh sát tới xử lý, nếu cô bé thật sự do ông nội lỡ tay...

Cô không nói nổi từ đánh chết này, ông nội vẫn luôn là cụ già nho nhã đáng yêu. Ông nội già rồi, lại bị bệnh, không có năng lực hành vi dân sự, họ sẽ đưa ông tới viện dưỡng lão. Em sẽ thường xuyên tới chơi với ông.

Chân Ý, em có nghĩ tới hậu quả không? Thôi Phỉ không thể tin được lời cô, tóm lấy bả vai cô. Pháp luật sẽ bỏ qua cho ông, thế đạo đức thì sao? Người nhà con bé sẽ níu chặt lấy, báo đài sẽ trắng trợn đưa tin: Cựu giáo sư Đại học K giết bé gái năm tuổi! Mọi người sẽ không quan tâm ông bị Alzheimer, có lẽ sẽ mưu toan nói rằng ông giả bệnh. Chân Ý, em đã từng nghĩ tới những điều này chưa?

Chân Ý ôm đầu, đầu cô đau như muốn nứt. Cô khó xử vô cùng, nhìn cô bé vô tội nằm chết dưới đất, lại nghĩ tới ông nội, cô hoang mang và sợ hãi: Thế con bé phải làm sao? Đứa trẻ này, người nhà của nó phải làm sao đây?

Người đã chết rồi, làm gì cũng không sống lại được nữa!

Nhưng họ nên được biết chân tướng và được đền bù.

Em câm miệng! Hi sinh chút đạo đức và lương tâm của em vì người nhà thì có làm sao? Có làm em chết không? Thôi Phỉ giận dữ mắng, bởi kích động mà vành mắt đỏ hoe. Em đã từng nghĩ chuyện này sẽ gây ảnh hưởng tới danh dự của ông ngoại chưa? Em bảo đồng nghiệp và học trò của ông nhìn ông thế nào? Em bảo công chúng nhìn em thế nào, nhìn chị thế nào, nhìn người nhà này thế nào đây?

Chân Ý nhìn Thôi Phỉ như người xa lạ: Chị lo lắng chuyện này bị khui ra sẽ ảnh hưởng tới hình ảnh của nhà họ Thích phải không?

Đúng. Vẻ mặt Thôi Phỉ kiên nghị mà cứng cỏi. Chỉ cần bảo vệ người nhà, chị chấp nhận làm hết mọi việc. Chân Ý, em suy nghĩ đi, ông ngoại bị Alzheimer, ông không biết mình giết người. Em muốn cảnh sát điều tra ông sao? Đến khi ông ngoại tỉnh táo, em để ông biết trên tay ông dính máu một cô bé ư? Ông ngoại có chịu nổi không? Em bảo ông phải sống thế nào? Chị nhờ em giấu giếm, có khó đến thế không? Chỉ vì thỏa mãn chút tinh thần chính nghĩa đáng thương của mình, em muốn người nhà sống không bằng chết sao?

Lời này như lưỡi dao khoét vào lồng ngực Chân Ý, cô há miệng nhưng không nói nên lời, giọt lệ rưng rưng khóe mắt.

Thôi Phỉ nện điện thoại di động vào tay cô: Muốn báo cảnh sát thì em báo đi, để tất cả mọi người tới chất vấn ông ngoại cũng được, coi như mấy năm nay ông ngoại uổng công thương đứa cháu gái quý hóa này rồi!

Cánh tay Chân Ý cứng đờ, một lúc lâu sau: Em muốn gặp ông nội trước.

Sau khi mắc chứng Alzheimer, ông nội còn bị mất ngủ. Chân Ý đẩy cửa phòng ra, ông nội đang ngồi dưới ánh đèn bàn đọc truyện cổ tích Đôi giày đỏ của Andersen. Cô nhẹ nhàng đi tới, ngồi xổm trước mặt ông, ngẩng đầu lên, rưng rưng mỉm cười: Ông nội?

Dưới ánh đèn, cụ già mái đầu bạc phơ, trông rất mực hòa nhã dễ gần. Áo khoác kiểu Tôn Trung Sơn của ông dính vết máu đã khô, nhìn chói mắt vô cùng.

Ông nội tháo kính lão, kề sát vào cô, thấy rõ là cháu gái mình liền nở nụ cười rạng rỡ: Ý nhà chúng ta đã về rồi.

Ông bắt lấy tay Chân Ý kéo cô sang một bên, thầm thì kể bí mật như trẻ con: Ông nội chuẩn bị đồ ăn ngon cho con đây. Nếu con không tới thì bị người khác cướp mất rồi.

Ông cụ thò tay lấy một nắm bánh ngọt nát bấy như bã đậu từ túi áo, hoa quả, bơ, bánh ngọt, mứt quả lẫn lộn với nhau. Tay ông như vỏ cây khô cằn, run rẩy cầm nắm bánh ngọt như nâng niu món ăn trân quý trên đời, dạt dào niềm vui đưa tới trước mặt cô cháu gái yêu dấu, đôi mắt đầy nếp nhăn ngập tràn tình yêu thương sâu sắc.

Trong nháy mắt, trái tim Chân Ý như bị ngàn vạn con dao sắc bén xuyên qua.

Ông nội! Cô gục trên đùi ông cụ, nước mắt không dằn nổi nữa, tuôn trào như vỡ đê.

Ông cụ vẫn không hay biết, tay kia âu yếm xoa đầu cô: Ý ngoan, Ý ngoan...

Chân Ý gần như sụp đổ, không thể nào chịu đựng nổi nữa, một mình lao vào phòng vệ sinh, cô nhanh chóng khóa cửa lại, vò tóc đi tới đi lui. Phải làm sao đây? Phải làm sao bây giờ? Cô nhất định có thể nghĩ ra cách tốt hơn. Cô ép mình ra sức suy nghĩ, nhưng đầu óc trống rỗng không nghĩ được gì. Chẳng lẽ, cô chỉ có thể giải quyết cô bé kia? Không được!

Cô đập mạnh vào đầu mình, đầu óc ong ong, đau như có người xé rách thần kinh của cô. Ngẩng đầu lên nhìn gương, mặt cô cực kỳ kinh khủng đáng sợ, cứ như vẻ mặt của tội phạm giết người.

Không được! Cô không thể làm vậy.

Cô run run lấy điện thoại ra, lướt từng số trong danh bạ. Ai đáng để cô dốc lòng tin tưởng? Ai có thể giúp cô giải quyết tình cảnh khó khăn trước mắt này? Ai có thể nói cho cô biết nên làm thế nào đây?

Anh Biện Khiêm! Cô cầm điện thoại gọi cho anh, một giây, hai giây, anh đã bắt máy.

Tiểu Ý? Chất giọng êm dịu và hiền hòa.

Anh... Cô vừa lên tiếng đã nghẹn ngào.

Anh hơi hốt hoảng: Làm sao thế?

Anh... Chị họ em nói ông nội đã giết người, nhưng em không tin, anh mau tới giúp em đi... Hu hu... Cô ôm chân, ngồi xổm xuống run rẩy.

Biện Khiêm không thể tin, mà tín hiệu bên kia không tốt lắm, cùng với đó là tiếng bánh xe trượt dữ dội: Bây giờ... anh mới... đi qua địa phận Thâm Thành. Anh lạnh lùng nói: Em ở đâu, trước tiên đừng hành động lung tung, anh qua ngay đây...

Em ở nhà chị họ... Mất tín hiệu rồi.

Cảm giác vững lòng khi Chân Ý nghe thấy giọng anh lập tức tan thành mây khói, sự tĩnh lặng trong ống nghe khiến cô một lần nữa sa vào vực thẳm hãi hùng. Cuống cuồng gọi lại, lần này chỉ có giọng nữ lịch sự: Thuê bao quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được...

Hy vọng lại một lần nữa tan biến, cô ngây người. Trời ạ, rốt cuộc cô phải làm sao đây?

Tiếp tục lướt danh bạ, cô cuộn tròn trên mặt đất, nước mắt rơi lã chã. Gần một nghìn số điện thoại, nhưng không có một số nào để gọi. Cô nắm trong tay người xa lạ trên khắp thế gian, sợ hãi, cô độc, nước mắt tuôn trào mãnh liệt.

Làm thế nào đây? Ai nói cho cô biết phải làm thế nào đây? Không thể gọi cho Dương Tư và Tư Côi, bạn bè có thân hơn nữa cũng sẽ không giúp cô phạm tội.

Cô run rẩy hít mũi, nước mắt nhạt nhòa, hỗn loạn gạt lệ trên gò má. Tay cô đầy nước mắt, điện thoại di động ướt đẫm, cô gọi tới phòng làm việc của Ngôn Cách.

Dù không nên nhưng chết tiệt, bây giờ cô chỉ tin tưởng mỗi anh.

Tút... Tút... Tút... Từng tiếng lại từng tiếng gõ vào trái tim hiu quạnh của cô. Ngôn Cách, nghe điện thoại đi! Xin anh đấy, nghe điện thoại đi!

Cô co quắp trên mặt đất, run run cắn ngón tay, cứ chờ mãi, nước mắt rơi lã chã, nhưng vẫn không có ai nghe máy. Cô muốn nghe tiếng anh biết bao, để anh cho cô biết phải làm thế nào! Nhưng cô chỉ có số văn phòng chứ không có số di động của anh.

Cô ôm đầu thật chặt, giàn giụa nước mắt. Trong khoảnh khắc, cảm xúc tuyệt vọng bi ai như biển rộng giữa đêm thâu, lạnh lẽo nuốt trọn lấy cô. Ngoài lần tám năm trước đó, cô chưa bao giờ bất lực như giờ phút này. Chỉ còn mình cô lẻ loi giữa thế gian. Cô chợt nghĩ tới chị gái, nước mắt ngừng rơi. Cô lấy tay áo lau khô gò má, gọi tới số của chị.

Khi Chân Ý trở về căn phòng xảy ra vụ án, cô đã sửa soạn đâu ra đấy, mặt không cảm xúc cầm điện thoại chụp ảnh hiện trường.

Thôi Phỉ cảnh giác ngăn cô lại: Em muốn làm gì?

Lưu trữ. Chân Ý bình tĩnh bất ngờ. Nếu cuối cùng chúng ta bị cảnh sát phát hiện, em sẽ giao ra ảnh chụp hiện trường, nên cần lưu trữ.

Thôi Phỉ nghe vậy, hơi hoảng hốt: Chúng ta sẽ bị phát hiện sao?

Nếu chị nghe lời em thì sẽ không đâu. Hồi đại học cô theo chuyên ngành nghiên cứu tội phạm, chưa bao giờ nghĩ rằng khả năng điều tra của cô lại được áp dụng tại phương diện này.

Thôi Phỉ gật đầu: Chị tin em. Bây giờ chúng ta nên làm gì?

Chân Ý lại nhìn cô bé, đó là đứa trẻ đáng yêu xinh xắn, mặc chiếc váy công chúa bồng bềnh màu trắng tinh, đeo chiếc túi da màu hồng nhạt, tóc tết bím hai bên, đầu loang lổ máu, là kết quả do bị đánh nhiều lần liên tục.

Nội tâm cô tràn đầy cảm giác tội lỗi, thoáng liếc nhìn rồi lập tức quay đầu đi: Chị họ, chị định bồi thường cho người nhà cô bé thế nào?

Bố nó làm ở công ty của họ Thích, Hành Viễn chuẩn bị thăng chức cho anh ta, định bụng trong vài năm ngấm ngầm đưa anh ta bốn triệu. Sắc mặt Thôi Phỉ không tốt cho lắm, ánh đèn khiến mặt chị ta trở nên vàng vọt. Chân Ý, nếu xử lý bằng luật pháp, họ không được bồi thường nhiều như vậy đâu. Hung thủ giết người bởi vì bị Alzheimer nên không thể đền mạng, không thể mang đến thỏa mãn tâm lý cho người nhà. Vì thế, xét ở một góc độ nào đó, lựa chọn hiện giờ của chúng ta là tốt nhất, hai bên cùng có lợi.

Hai bên cùng có lợi? Ai có lợi chứ? Chân Ý nở nụ cười, ánh mắt như dao.

Vậy em nói nên làm gì đây, có thể trách ai đây hả?

Lúc chị muốn giữ ông nội lại, em đã nói tình trạng bệnh của ông không tốt, phải có người trông nom ông, chị trả lời em thế nào? Thôi Phỉ, nếu là Hồng Đậu, chị có bỏ con bé bơ vơ không ai chăm sóc không?

Là sơ sót của chị. Nhưng Chân Ý, đã đến nước này rồi, trước tiên có thể đừng nội chiến không. Coi như chị cầu xin em đấy!

Chân Ý lạnh lùng quay đầu đi, một lát sau mới trở lại đề tài: Chị biết bố mẹ con bé, vậy nó tên là gì?

Ngải Tiểu Anh.

Nó tới biệt thự bằng cách nào?

Chị không biết. Bố mẹ nó tham dự bữa tiệc tối nay, có lẽ giữa chừng nhàm chán nó chạy ra khỏi khách sạn tới ngôi nhà này. Không biết nó chơi trốn tìm hay làm gì, cả đêm chị vẫn không biết nó ở đây.

Chắc chắn bố mẹ con bé báo cảnh sát rồi. Chân Ý nói: Khu nghỉ dưỡng có camera không?

Không có.

Chị có biết con bé đi vào bằng lối nào không?

Chi tiết này có liên quan sao?

Rất liên quan. Nó đi vào bằng lối nào quyết định có nhân chứng hay không.

Nhân chứng? Thôi Phỉ hoảng sợ run lên.

Chân Ý quan sát giày Ngải Tiểu Anh, trên đó có ít bùn và cỏ vụn. Sau đó, cô dẫn Thôi Phỉ kiểm tra dấu vết trên sàn nhà, cuối cùng suy đoán Ngải Tiểu Anh có lẽ chui vào theo lỗ chó.

Bên ngoài chi chít lùm cây, bên kia hàng rào là tường bao của cửa sau khách sạn tổ chức tiệc. Ở đó có một cái lỗ, trồng rất nhiều hoa cỏ. Có lẽ con bé chơi ở lùm cỏ, dần dần bò qua.

Nếu là như vậy, có lẽ không ai thấy con bé vào đây đâu. Chân Ý nhìn lùm cây chìm trong bóng tối, trở về theo đường cũ.

Vậy ư? Thôi Phỉ thở phào, nhưng vẫn lo sợ siết tay lại. Sau đó thì sao, chúng ta nên làm gì? Lái xe đưa nó đến một chỗ rất xa phải không?

Nếu là như vậy, chị sẽ bị bắt ngay.

Tại sao?

Có thể nhìn ra rất nhiều thứ từ thi thể của Ngải Tiểu Anh. Thân phận của nó, nơi nó đi qua, cảnh ngộ nó gặp phải, cách nó chết... Rất nhiều rất nhiều.

Vậy phải làm sao?

Chỗ chị có thứ vải nào mua được ở bất cứ đâu, không có đặc điểm đặc biệt gì không?

Để làm gì?

Chị nhìn đi. Chân Ý chỉ Tiểu Anh. Trên váy con bé có cỏ, lá và bùn đất, nếu phân tích đối chiếu, chắc chắn trùng khớp với thành phần cỏ và thổ nhưỡng ở khu vực lân cận biệt thự.

Lợi hại thế sao? Da đầu Thôi Phỉ tê rần, lưng đẫm mồ hôi lạnh. Thế nên phải thay quần áo cho nó à?

Ừ. Mặt Chân Ý lạnh tanh. Nếu thay quần áo khác, ví dụ như quần áo hồi bé của Hồng Đậu, theo em được biết chắc hẳn giá tiền không rẻ, có thể dễ dàng điều tra được biên lai mua sắm. Dù không phải là quần áo hàng hiệu, nhưng một bộ quần áo cũng có thể nói rõ rất nhiều vấn đề. Hệ số nguy hiểm của vải vóc thấp hơn một chút.

Thôi Phỉ nghĩ mà sợ: Vậy, không để nó mặc gì có được không?

Chân Ý quay đầu nhìn chị ta, ánh mắt hơi âm u: Thôi Phỉ chị là một người mẹ. Chị muốn để cô bé này trần truồng phơi thây nơi đất hoang ư?

Thôi Phỉ xấu hổ cúi đầu, nhỏ giọng thừa nhận: Vậy thì quấn nó lại, nếu như có thể xử lý an toàn.

Chân Ý im lặng. Thật ra điều này rất nguy hiểm, cởi quần áo sẽ khiến cảnh sát biết hung thủ có năng lực phản điều tra, quấn thi thể lại chứng tỏ hung thủ có lòng thương hại và sám hối. Hiện giờ đầu óc cô rối tinh rối mù, không biết cảnh sát có thể phát hiện nhiều hơn không, cũng không biết quyết định này của cô có chuốc lấy tai họa cho bản thân không.

Thôi Phỉ thấy Chân Ý không nói gì, tưởng cô tức giận, vội nói: Vậy quấn con bé này lại đi. Thời gian trước chị dẫn Hồng Đậu đi bơi, mua tạm khăn tắm ở Walmart. Bởi vì dùng một lần nên mua loại hàng khuyến mãi rẻ nhất.

Chị đã dùng chiếc khăn tắm đó chưa?

Chưa. Hồng Đậu không thích, mua cái khác rồi. Có điều... Thôi Phỉ do dự. Lúc trở về, cánh tay Hồng Đậu bị thương nên đã dùng khăn tắm quấn lại.

Vậy thì không dùng được nữa. Cảnh sát sẽ phân tích sạch sẽ từng sợi vải một.

Thế à, chờ chút, chị nhớ khăn bán một bộ hai cái, còn một cái chưa bóc bao bì, chị đi tìm đây. Thôi Phỉ bất giác thở phào. Như vậy được rồi chứ?

Nghe vậy, Chân Ý nhìn chị ta, đôi mắt hiện nét cười lạnh lẽo kỳ lạ: Bây giờ mới bắt đầu thôi, tiếp theo mới là một cuộc đại chiến.

Ánh đèn trắng xóa chiếu sáng căn phòng nhỏ, cô bé mặc váy công chúa nằm lặng thinh, Chân Ý và Thôi Phỉ đứng song song bên cửa, khuôn mặt không còn cảm xúc bất ổn ban đầu nữa, cứ như đeo mặt nạ.

Chỉ mới bắt đầu thôi ư? Nhưng Thôi Phỉ đã cảm thấy mỏi mệt: Được. Vậy tiếp theo thì sao?

Gọi anh rể và bác lên đây. Chân Ý lạnh nhạt nói: Em sẽ nói cho mọi người biết cụ thể phải làm thế nào.

Thôi Phỉ nhanh chóng xuống tầng.

Xung quanh yên ắng, Chân Ý mặt lạnh tanh đứng bên cạnh cửa, một giây lại một giây, vẻ mặt dần dần thả lỏng. Cô ngước mắt, không còn ai ở quanh đây nữa. Quay đầu lại nhìn cô bé trong phòng, bỗng nhiên tâm trạng cô trở nên phức tạp, lại muốn nôn ọe. Cô khép cửa phòng, một mình đứng ở hành lang, dựa vào tường hít thở thật sâu, cảm thấy ghê tởm và khinh thường bản thân.

Chất cồn khiến đầu óc cô hỗn loạn, đầu cô đau đến mức không tài nào suy nghĩ bình thường. Dù thế nào đi nữa, vì ông nội, cô không còn đường lui. Nếu có báo ứng, cứ trút hết lên cô là được rồi! Cơn sóng gió do Diêu Phong giả bệnh tâm thần còn chưa qua đi, nếu mọi người nói ông nội giả bệnh thì sao? Thậm chí, nếu có báo đài nào thích gây chuyện, ác ý đoán rằng người già cưỡng hiếp trẻ con thì sao? Cô không dám nghĩ nữa.

Hay là, để lại mấy điểm sơ hở để cuối cùng cảnh sát bắt được họ nhỉ?

Chỉ chốc lát sau, cầu thang truyền đến tiếng bước chân. Bác gái và Thích Hành Viễn đều theo Thôi Phỉ lên tầng.

Bác gái rưng rưng nước mắt, vừa thấy Chân Ý đã nắm chặt tay cô: Ý ngoan, con có thể làm những việc này vì ông nội, bác cảm ơn con.

Chân Ý không lên tiếng, lẳng lặng rút tay về.

Bốn người đi tới phòng khách nhỏ đối diện, nơi xảy ra vụ án, Chân Ý không trì hoãn mà hỏi ngay: Con không quen thuộc khu vực lân cận quanh đây, mọi người có biết chỗ nào tương đối bí mật không? Con bé được phát hiện càng muộn, càng có lợi cho mọi người.

Thôi Phỉ và bác gái đồng thời nhìn về phía Thích Hành Viễn. Ông ta cúi đầu, hàng mày nhíu chặt lụi, trông vô đau khổ dằn vặt. Hồi lâu sau ông ta mới bất đắc dĩ thở dài: Cách đây mười cây số về phía Tây có một công viên bảo tồn đầm lầy, rất ít người.

Công viên bảo tồn đầm lầy ư? Chân Ý suy tư.

Thôi Phỉ xen vào: Công viên bảo tồn đầm lầy nhiều bùn, ít người đến, con bé không dễ bị phát hiện đâu.

Được, chọn nơi đó đi. Chân Ý cố tình nói, nhưng vài giây sau, mặt cô sầm xuống, cứ như thay đổi thành người khác, lắc đầu kiên định. Không được.

Tại sao?

Đưa con bé qua đó thế nào? Xe đạp, mô-tô hay xe ô tô? Chân Ý cười lạnh: Sẽ để lại vết bánh xe. Bởi vì ít người qua lại nên cảnh sát càng dễ dàng thu thập và điều tra. Mặc dù có khả năng rất lâu sau con bé mới bị phát hiện, nhưng nếu bị phát hiện sớm thì sao? Trước khi vết bánh xe chưa biến mất.

Thôi Phỉ thoáng giật mình, cầm khăn giấy lau mồ hôi lạnh trên trán. Thế này mới ý thức được đúng như lời Chân Ý nói, hết thảy chỉ là bắt đầu, xử lý thi thể nào có đơn giản như vậy?

Chọn chỗ khác đi. Chân Ý bỗng dưng trở nên yếu ớt, nói.

Thích Hành Viễn đỡ trán: Cách năm cây số về phía Nam là núi Nam Trung, là nơi được rất nhiều gia đình và công ty đoàn thể tổ chức cho công nhân viên leo núi, nhưng buổi tối không có ai.

Chân Ý gật đầu: Những người có sở thích cắm trại thì sao?

Thích Hành Viễn không nghĩ tới điểm này, nói: Hình như nước ta không có nhiều người thích cắm trại lắm.

“Nhưng cũng không thể loại bỏ.

Thôi Phỉ: Sẽ bị nhìn thấy sao? Vậy phải làm sao đây? Cái này không được cái kia cũng không được.

“Đóng giả làm người cắm trại hoặc khách lên núi, nếu gặp phải ai thì đợi ở trên núi; nếu không có ai thì trở về ngay.

Thôi Phi nghi ngờ: Bế đứa bé đi ư?

Chân Ý lắc đầu: Bỏ nó vào vali hoặc ba lô, ăn mặc giống người cắm trại sẽ không khiến người ta nghi ngờ. Nhớ rằng, đến lúc đó không thể để lại vali hay ba lô ở hiện trường.

Việc này chị biết.

Ngoài ra, lúc chọn vali hay ba lô phải chú ý, càng đơn giản càng tốt, mặt ngoài không có mấy thứ vụn vặt như sợi vải hay đồ trang trí, có thể quẹt vào cành cây, để lại ở hiện trường vứt thi thể. Trong vali cũng không được có, nếu không sẽ cọ phải người đứa bé. Vì vậy, tốt nhất chị dùng túi nhựa bọc đứa bé lại rồi bỏ vào vali, đến lúc đó mang túi nhựa về. Nói xong, Chân Ý bổ sung một câu: Nhớ mang găng tay, hơn nữa, đừng làm rách túi nhựa.

Thôi Phi ghi nhớ trong lòng, gật đầu lia lịa: “Bây giờ chị đi ngay đây. Yên tâm, chị sẽ xóa sạch mọi dấu vết trên người con bé. Chị đi tắm cho nó...”

Chân Ý ngắt lời: Không được dùng xà phòng thơm, sữa tắm, dầu gội đầu, không được dùng gì hết.

Thôi Phỉ sửng sốt, tiếp tục ghi nhớ: Được. Tắm xong dùng khăn tắm quấn lại, bỏ vào túi nhựa, vali, rồi xuất phát.

Tốt. Chân Ý nói.

Thôi Phỉ đứng dậy, quay đầu lại: Không còn gì nữa à?

Chân Ý khẽ mím môi, mắt khép hờ, khẽ nói: Hết rồi. Thấv mọi người định đi, cô đột nhiên âm u ngước mắt lên, cay nghiệt lạ thường: Khoan đã, vẫn chưa hết. Cô nhìn chằm chằm vào hư không: Còn một chuyện quan trọng nhất.

Chuyện gì?

Vết thương trên đầu Ngải Tiểu Anh do cái chặn sách gây ra. Cô nói: Cái chặn sách quý hiếm mà Ngôn Cách biếu ở tiệc mừng thọ. Hôm nay đã có rất nhiều người thấy cái chặn sách ấy. Bởi vì quá hiếm có, có lẽ còn có người chụp ảnh đưa lên mạng.

Phòng khách rộng lớn im lặng như tờ, ánh đèn chói lòa, sắc mặt mấy người trắng bệch như ma. Thôi Phỉ khẽ nói: Việc này có liên quan gì chứ?

Nhân viên pháp chứng có thể căn cứ vào kích cỡ, góc độ, mức lõm trên đầu con bé để suy đoán góc cạnh và trọng lượng ước chừng của hung khí. Chân Ý nhìn chị ta, ánh mắt sâu thẳm như hố đen, mang vẻ lạnh lùng kỳ lạ. Vì vậy, chị có hiểu ý em không?

Cứ như cơn gió lạnh ùa tới từ hang đá trống không. Thôi Phỉ ngồi sụp xuống ghế sofa, chỉ cảm thấy sởn hết gai ốc: Ý của em là phải đập nát... Chị ta che miệng, muốn nôn thốc nôn tháo: ... đập nát đầu con bé một lần nữa ư?

Ánh mắt Chân Ý trống rỗng, cứ như không có linh hồn.

Thích Hành Viễn nghe vậy, đau khổ đến mức khuôn mặt nhăn nhúm. Nhưng, không ai có lựa chọn nào khác. Thôi Phỉ nói: Sau khi lên núi, Hành Viễn sẽ dùng hòn đá trên núi xử lý. Không nhiều lời, chúng ta hành động thôi.

Chân Ý không chịu tham gia, ba người còn lại phân công công việc. Thôi Phi tắm rửa cho Ngải Tiểu Anh, bác gái chuẩn bị vật đựng, Thích Hành Viễn tìm xe và trang bị. Không tới nửa giờ, Thích Hành Viễn đã một mình lái xe ra ngoài.

Thôi Phỉ đứng giữa màn đêm, nhìn bóng chồng đi rất lâu. Thân hình gầy guộc mang rất nhiều cảm xúc không rõ, bàng hoàng, lo lắng, thấp thỏm, bi ai. Chị ta đứng một lát rồi trở về nhà, cùng mẹ lên tầng dọn dẹp. Chân Ý ngồi một mình ở phòng khácch dưới nhà. Cô chỉ tư vấn, không tham gia bất kỳ hành động thực tế nào.

Phòng khách trở nên trống trải, chỉ còn một mình cô. Lòng đề phòng vơi dần, ánh mắt cũng từ từ tập trung, rồi trở nên mơ màng. Cô ngẩn ngơ ngả vào ghế sofa, ghê tởm đến độ muốn nôn. Đầu óc rối loạn, đôi mắt cũng sưng húp khó chịu. Cô mệt mỏi rã rời, lim dim mắt nghỉ ngơi một lát. Trong lúc mông lung, cô như nhìn thấy Ngải Tiểu Anh bị đập vỡ đầu, đầm đìa máu đứng trước mặt, đưa tay muốn bắt lấy mình.

Cô choàng tỉnh, tim đập dữ dội mà đau đớn, vội vàng nhìn quanh, phòng khách vẫn chỉ có mình cô. Đồng hồ chỉ 2 giờ rưỡi sáng, lúc nàv, trong sân vang lên tiếng xe. Chân Ý vội vàng ngồi ngav ngắn lại. Cô tưởng Thích Hành Viễn trở về, nhưng người mở cửa tiến vào lại là Thích Miễn. Cô quay đầu đi chỗ khác, tâm trạng bết bát, không muốn chào hỏi anh ta.

Thích Miễn đi bar về, thấy Chân Ý ở đây thì hơi kinh ngạc. Dù sao, bình thường ở đây chẳng có mống nào, hôm qua anh ta mới tạm thời trở về thành phố K, không muốn ở khách sạn nên mới ghé qua đây. Anh ta tự cho là hiểu rõ, bỗ bã chào hỏi: Dì nhỏ, muộn thế này rồi còn ở biệt thự tư nhân của anh rể dì, tới đây hẹn hò qua đêm à?

Ánh mắt anh ta rất ngả ngớn. Năm đó, Thôi Phỉ trẻ trung làm kẻ thứ ba, kết hôn với Thích Hành Viễn xấp xỉ tuổi bố mình. Mấy đứa con trai con gái của ông ta đều xem thường, đương nhiên cho rằng em họ của kẻ thứ ba cũng không đứng đắn gì cho cam.

Chân Ý ngậm chặt miệng, không buồn quan tâm.

Thôi Phỉ và bác gái xuống nhà, nhìn thấy Thích Miễn đều sửng sốt. Thích Miễn lấy làm lạ: Sao hai người cũng ở đây?

Vừa dứt lời, ngoài nhà lại vang tiếng xe ô tô. Lần này Thích Hành Viễn trở về rồi.

Thôi Phỉ kinh hãi, lập tức ra đón nhưng Thích Hành Viễn, đã vào cửa. Thôi Phỉ chắn trước cửa ngăn ông ta lại, tay ông ta còn cầm trang bị cắm trại và vali! Bác gái cũng vội vã đi tới dùng thân hình ngăn cản tầm mắt. Không ai lên tiếng, bầu không khí quái đản mà tế nhị, lẳng lặng trở nên căng thẳng.

Bố? Thích Miễn tò mò dò hỏi.

Lúc này, phía sau truyền đến một giọng nói nghi ngờ khác: Bố, mẹ nhỏ, đã muộn thế này rồi còn tụ tập làm gì thế?

Ba người ngoài cửa kinh hãi.

Tề Diệu đang cầm cốc thủy tinh, nghi ngờ đứng cạnh cầu thang: Sao Thích Miễn cũng tới đây?

Thôi Phỉ suýt nữa hồn bay phách tán, cố gắng nở nụ cười: Tề Diệu, con đến đây từ bao giờ thế?

Tề Diệu cười niềm nở, có vẻ rất thích người mẹ nhỏ không hơn mình mấy tuổi này: Sáng nay con về thành phố K, không muốn ở khách sạn nên ở lại khu nghỉ dưỡng.

Thôi Phỉ cười: Sao không về nhà chứ? Nơi này vắng vẻ, lại không có người giúp việc, không tiện chăm sóc.

Con có thể về nhà ạ? Tề Diệu vui mừng, có thể thấy hước kia cô con gái riêng này không được phép trở về nhà họ Thích ở quận Nam Thành.

Thôi Phỉ mỉm cười không đáp, hỏi vấn đề chị ta quan tâm nhất: Con... vẫn ở đây suốt à?

Vâng. Bữa tối uống nhiều quá, tan tiệc con tới đây, ngủ đến tận bây giờ mới dậy. Tề Diệu nói.

Xem ra, hình như vụ thảm sát ở tầng hai không đánh thức cô ta.

Thích Miễn cau mày, nhìn Thích Hành Viễn: Bố, rạng sáng bố chạy tới đây làm gì?

Nghe vậy, ánh mắt Tề Diệu cũng từ từ dừng bên chân của Thôi Phỉ và Thích Hành Viễn, trở nên tò mò: Bố mẹ cầm vali làm gì thế? Hơn nữa bố ăn mặc lạ quá, hình như không phải mốt.

Đầu óc Thôi Phỉ xoay chuyển cực nhanh: Mẹ với bố con cãi nhau, mẹ đoán ông ấy sẽ ngủ ở chỗ này nên chờ ở đây, muốn xin lỗi.

Xem chừng Tề Diệu không nghi ngờ, sắc mặt Thích Hành Viễn rất khó coi, quả là giống dáng vẻ vừa cãi vã xong. Thích Miễn liếc mắt nhìn Chân Ý với vẻ sâu xa, cứ như cô là kẻ đầu sỏ khiến hai vợ chổng cãi nhau vậy. Anh ta không lấy lòng Thôi Phi như Tề Diệu, quái gở nói câu: Đừng tranh cãi đến ly hôn đấy. Sau đó không hề hứng thú đi lên tầng.

Tề Diệu thấy áp suất không khí ở đại sảnh xuống thấp, bèn nói ngủ ngon rồi đi lên.

Trán Thôi Phỉ túa mồ hôi, Thích Hành Viễn lập tức chạy tới phòng giúp việc thay đồ.

Bác gái thở phào nhẹ nhõm, hai chân như nhũn ra, lần mò tường lê tới sofa: Sợ chết đi được.

Chân Ý thong thả nói: Bây giờ đã sợ thế này, lúc cảnh sát tới phải làm sao?

Thần kinh mới thả lỏng lại căng lên, hai mẹ con Thôi Phỉ nhìn quanh, kéo Chân Ý vào một góc, hạ giọng: Cảnh sát sẽ tìm tới ư? Đã làm như em nói rồi mà, sao còn bị cảnh sát phát hiện?

Chân Ý ngước mắt: Tiểu Anh bị lạc ở khu nghỉ dưỡng, là địa bàn của họ Thích. Đương nhiên cảnh sát sẽ tìm mấy người hỏi cơ cấu và địa hình nơi đây để tiện tìm người.

Ồ, như vậy à.

Nếu cảnh sát tới hỏi, tuyệt đối đừng nói mấy lời như Cô bé thật đáng thương, hung thủ thật ghê tởm . Chân Ý vịn tường, đầu óc hơi choáng váng.

Tại sao?

Trước khi phát hiện ra thi thể, vụ này sẽ được liệt vào tình trạng mất tích. Sao chị biết cô bé đã chết mà không phải đi lạc? Cô mệt mỏi đến mức chân như nhũn ra, nói kiểu công thức. Đối với cảnh sát, trọng điểm khi bắt đầu sẽ theo hướng mất tích hay bị lừa bán.

Thôi Phỉ vui mừng gật đầu: “Ừ, chị nhớ rồi. Không được nói những lời tương tự. Chị sẽ bảo Hành Viễn.

Về chuyện khu nghỉ dưỡng, cảnh sát hỏi thế nào thì anh chị đáp thế đấy là được. Lần đầu tiên tới tham vấn chắc không có vấn đề gì đâu.

Lần đầu tiên? Thôi Phỉ nhìn Chân Ý chằm chằm. Còn lần thứ hai, lần thứ ba nữa ư?

Thường thường cảnh sát sẽ chỉ tới một lần, anh chị thể hiện tốt một chút, lần tiếp theo có thể giao cho quản lý và nhân viên ứng phó. Nếu vẫn không tìm được đứa trẻ, sẽ trở thành vụ án chưa giải quvết. Chân Ý kìm nén nỗi khó chịu trong lòng, nói: Nhưng sau khi tìm thấy thi thể đứa trẻ, tính chất không còn như vậy nữa.

Sẽ nghi ngờ chúng ta ư? Thôi Phỉ lo lắng hỏi.

Trong núi rất khó tìm dấu vết, mà hiện trường phát hiện án và hiện trường vứt xác không đồng nhất, sẽ gia tăng rnức độ khó khăn trong điều tra. Mặt cô không chút cảm xúc. Em nói ngộ nhỡ, nếu cảnh sát tới thẩm vấn với tinh chất vụ án giết người, chị phải chuẩn bị tâm lý kỹ càng.

Được.

Những chuyện khác xem tình hình rồi bàn tiếp.

Chân Ý day trán, mệt mỏi gần như sụp đổ, miệng đắng lưỡi khô, chỉ muốn về nhà. Nhưng khi ngẩng đầu lên, trái tim cô bỗng giật thót.

Một cô bé không mấy xinh xắn đứng cạnh cửa hiên, mặc váy ngủ màu hồng, mái tóc xõa tung, ánh mắt mơ màng mà nhập nhèm nhìn cô. Bởi vì là trẻ con, lúc đến gần bị bình hoa lớn che khuất, họ đều không trông thấy nó.

Thôi Phỉ quay đầu lại thấy, kinh hoàng nhảy phắt lên, hốt hoảng chạy tới: Hồng Đậu, con ra đây từ khi nào thế? Chị ta ôm con gái lên tầng. Bác gái vùi đầu vào lòng bàn tay, lo lắng than thở: Để cho trẻ con nghe thấy rồi, phải làm thế nào đây?

Chân Ý dựa vào tường, rệu rã nhắm mắt lại. Trước nay chưa từng có từ không chút sai sót.

break
Chỉ Yêu Đỗ Nhược
Sắc, Sủng, Kiều nữ,Thanh niên nhà nghèo cao lãnh
Tán Tỉnh Chàng Cảnh Sát Hình Sự
Sắc, Sủng, Nữ Cường
[H++] Đụng Chạm Da Thịt
Ngôn tình Sắc, Sủng, Tổng Tài
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc