Thanh Hề thong thả bắt chước dáng vẻ yếu ớt bệnh tật của Thẩm Truân Tử, nói: Nếu muốn bệnh của ta khỏi, trử phi Dương Văn Quảng được giải vây, người bán trúc gánh trúc về nhà, Ma Cáp viết giấy bỏ ta.
Mọi người nghe xong liền cười rũ rượi, thái phu nhân cũng cười ngả cười nghiêng, nói: Đồ khi, chỉ giỏi bẫy người khác, ta hiểu rồi, con đang ám chỉ ta lo nhiều nghĩ lắm giống tay Thẩm Truân Tử kia chứ gì.
Mẹ, con nào có ý đó, cha chồng con tuấn tú như vậy, sao có thế giống Ma Cáp người Hổi chứ. Thanh Hề nhìn thấy thái phu nhân cười muốn chảy cả nước mắt, vội chạy đến xoa lưng cho bà dễ thở.
Thái phu nhân nhéo má nàng, nói: Còn nói là không có ý đó, bình thường ta nuông chiều các con quá nên giờ con mới dám nói xấu mẹ chồng thế này đây.
Con đâu dám
Nói rồi hai người lại cười rõ lên, khiến đêm Giao thừa càng thêm vui vẻ náo nhiệt.
Có hơi men vào, Thượng Nhược Văn liền gợi ý mọi người làm thơ, vì cô ta vốn dòng dỗi thư hương, trước nay thi phủ là sở trường.
“Thế nay không được, tứ đệ muội giỏi làm thơ, còn ta suốt ngày chỉ chăm chăm chuyện nhà của.” Nhị phu nhân liên tục lắc đầu.
“Không sao, không sao, chúng ta lấy “tuyết” làm đề, không giới hạn vần, như thế có được không?” Thương Nhược Văn đã nói như vậy, mọi người cũng không tiện từ chối.
Thanh Hề biết thái phu nhân thích náo nhiệt nhưng không ưu văn vẻ, khi còn con gái cũng chỉ chứ tâm vào nữ công gia chánh, không giỏi văn thơ, còn Thương Nhược Văn thì là tài nữ, lúc nào cũng muốn thể hiện mình văn hay chữ tốt, đúng là người có tài lại càng hay ra vẻ. Thanh Hề sợ thái phu nhân mất hứng, liền chủ động lên tiếng:” Hay là ta làm một đoạn bài trước nhé?”
“Nhanh như vậy đại tẩu đã có thơ rồi sao?” Thương Nhược Văn có chút kinh ngạc, hỏi.
Thanh Hề cười, nói: “Cô nghe là biết mà.” Thế rồi nàng hắng giọng, châm rãi đọc “Bất văn thiên thượng đá la trủ, mãn địa phân đo thị diện.”(*)
(*) Tạm dich: “Không nghe ông trời vào nhà bếp, mà sao dưới đất toàn bột nơi.”
Thương Nhược Văn nghe xong, hàng lông mày chợt nhíu lại, câu mở đầu thật là dung tục.
Nhưng thái phu nhân nghe xong thì lại thấy rất thú vị, vì hai câu này quả thực rất dể hiểu.
Thanh Hề lại đọc tiếp: “Khí hữu thân tiên sai táo mang, Ngọc Hoàng đại đế mai từ diêm.”(*)
(*) Tạm dịch: “Phải chăng thần tiên đang quét dọn, Ngọc Hoàng bán muối để bị rơi.”
Thanh Hề vừa dứt lời, thái phu nhân lập tức cười ngặt nghẽo. “Ta biết ngay mà, con đúng là đồ quỷ nhỏ, ngay cả Ngọc Hoàng đại đế mà cũng dám mang ra đùa.”
Bài thơ này của Mộ Thanh Hề chẳng tuân theo luật bằng trắc, miễn cưỡng gieo vần cũng chỉ đáng là một bài thơ tệ hại nhất thiên hạ nhưng lại có thể khiến thái phu nhân thấy vui vẻ.
Hà Ngữ đứng bên cạnh thấy thái phu nhân cao hứng, cũng mạnh dạn xưng phong độ một bài: “Giang thượng nhất lung thống, tinh thượng hắc quật long. Hoàng cầu thân thượng bạch, bạch cấu thân thượng lũng.” (*)
(*) Tạm dịch: “Trên song có một cái lồng, dưới giếng có một cái hang, Chó vàng có một đốm trắng, chó trắng có một cái nhọt.” Đại khái trong hai câu thơ này, Thanh Hề vì cảnh tuyết rơi giống như bột mì từ trên trời rơi xuống, bụi nước rơi ra khí thần tiên vậy nước quét nhà và Ngọc Hoàng buôn lậu muối tinh, luống cuống thế nào lại làm rơi muối xuống trần gian. Tuy đúng là lấy “tuyết” làm chủ đề nhưng lời của thơ quả thực rất ngô nghê, thô thiển. (ND)
Một chủ tế cùng làm thơ con cóc, khiến thái phu nhân cười không khép môi miệng, mà Thương Nhược Văn cũng không tiện cố chấp đòi làm thơ, thế là mọi người cũng gác chuyện đó sang một bên.
Qua giờ Tý, Thanh Hề đã thấm mệt, thái phu nhân liền bảo nàng về trước nghỉ ngơi, sau đó mọi người lần lượt ra về. Hết hôm nay là sang năm Hoằng Dận thứ chín.
Ngày mừng Ba Tết, theo tục lệ là ngày con gái đi lấy chồng về thăm nhà mẹ đẻ. Nhị phu nhân đã đưa lễ vật đển Lan Huân Viện từ sớm.
Thanh Hề uể oải dựa người vào gối, nàng thật sự không muốn vể nhà mẹ đẻ chút nào.
''Phu nhân. Lâm Lang khẽ khàng gọi.
Có chuyện gì?
Quốc công gia nói giờ Thìn ba khắc ngày mai sẽ cùng phu nhân về phủ An Định Hầu.
Phú An Định Hẩu chính là nhà mẹ đẻ của Thanh Hề. Biết rồi. Thanh Hề vốn định sai Lâm Lang đi hỏi xem Phong Lưu có thể đi cùng nàng không, không ngờ hắn lại chủ động đề nghị.
Hôm sau, Thanh Hề đến thỉnh an thái phu nhân, nghe bà dặn dò một thôi một hồi xong mới tạm biệt mọi người, cùng Phong Lưu về phú An Định Hầu.
Thanh Hề đến thượng phòng thỉnh an bà nội trước, sau đó đến chỗ cha, lễ phép nói: Con xin thỉnh an lão gia và phu nhân.
Mau đứng dậy, mau đứng dậy đi. Đã lâu không gặp con, càng lớn càng đẹp ra đây. Mẹ kế của Thanh Hề phu nhân An Định Hầu, cười giòn tan, tiến đến vờ đỡ nàng dậy.
Phu nhân An Định Hầu tên là Hướng thị, mặt mủi tròn trịa đẩy đặn, vừa vào phủ đã được lão phu nhân khen là có phúc tướng, quả nhiên không lâu sau, bà ta đã sinh được một đứa con trai. An Định Hầu và lão phu nhân vô cùng phấn khởi, sau đó, bà ta lại sinh được hai trai một gái nữa, quả nhiên là có phúc.
Còn mẹ đẻ của Thanh Hể thì bị sảy thai hai lần, đểu là con trai, cuối cùng mới sinh được nàng nhưng lão phu nhân cũng chẳng bao giờ nhìn ngó đến, do đó tình cảm giữa nàng và bà nội cũng không thân thiết lắm.
Từ hồi Thanh Hề còn nhỏ, Hướng thị đã chẳng mấy chăm lo cho nàng, một là bởi nàng là con của vợ cả, hai là bởi nàng ở phủ quốc công còn nhiều hơn ở nhà nên hai người chỉ giữ lễ là chính. Kiếp trước, Thanh Hề nào biết được nàng vừa bị Phong Lưu bỏ, Hướng thị đã ác độc đến nỗi xúi bẩy cha nàng bán nàng cho một kẻ chẳng ra gì.
Thanh Hề thực sự không muốn giả bộ ân cần với Hướng thị, liền khẽ tránh đi, quay người đứng dậy, cũng chăng thèm liếc bà ta lấy một cái, khiến bà ta lúng túng khó xử.
An Định Hầu thấy cảnh này thì đầu như bóc khói, nhưng ở trước mặt Phong Lưu, ông ta chỉ đành nuốt cơn giận xuống. (*)
(*) Tước quốc công của Phong Lưu cao hơn tước hầu của cha Thanh Hề.
Bũa tiệc trưa được bày ở hoa viên hầu phủ, khách khứa tập trung ở Xuyết Cấm Các, suốt bữa ăn không ai nói một tiếng nào, không khí muôn phần nặng nề.
Thanh Hề không chịu được sự gò bó này, cũng thực chán ghét Hướng thị, liền lấy cớ đi thay quần áo, không cho hầu gáỉ đi theo để trốn ra ngoài hoa viên. Một lúc sau, nàng đến chỗ ở của mẹ mình hồi còn sống, nơi này vẫn còn người mất đã lâu, giờ trở thành phòng ở của Hướng thị, phồn hoa xa xỉ, càng khiến lòng Thanh Hề thấy phản cảm.
Đồ dùng của mẹ Thanh Hề năm xưa đều được chuyển vào tây sương phòng ở hậu viện, trong phòng tối om om, Thanh Hề thắp một nén hương trước bức họa đã ố vàng của mẹ mình, càng nghĩ lòng càng chua xót.
Mẹ nàng tài sắc vẹn toàn là thế, chỉ vì không sinh được con trai mà bị mẹ chồng ghét bỏ, phu quân ruồng rẫy, giờ cô đơn dưới suối vàng, bao nhiêu vinh hoa phú quý đều để lại cho người đàn bà ác độc họ Hướng kia huởng thụ.
Nàng lại không dặn lòng được mà nghĩ đến phận mình, tương lai mờ mịt, nhất thời không khỏi chạnh lòng, một mình dạo bước đèn ngôi đình sâu trong vườn mai.
Bốn bể vắng lặng, Thanh Hề nhớ lại cảnh sống túng quẫn của kiếp trước mà tim đau như thế bị kim châm, từ đó nàng luôn cảm thấy tự ti, vẫn thường nghe thấy tiếng cười quái dị của người chồng sau trong cơn ác mộng, lại cảm thấy bản thân đã phạm phải tội ác, thật sự hổ thẹn với mẫu thân, không kìm được ứa nước mắt.
Rồi nàng lại nhớ đến sự tuyệt tình của cha cùng lòng dạ độc ác của mẹ kế, trớ trêu thay trong kiếp này, những việc đó chưa hề xảy ra nhưng nàng vẫn biết và vẫn oán hận, mà người khác thì lại chẳng thể hiểu cho nỗi lòng của nàng.
Trong khi Thanh Hề còn đang đau lòng rơi lệ thì Phong Lưu khi ở Xuyết Cẩm Các sớm đã nhìn thấy nàng đi về phía thượng phòng của hầu phủ, sau đó lại một mình đi về phía rừng mai. Thế là hắn cũng xuống lầu đi theo nàng, từ xa đã trông thấy nàng ngồi khóc một mình trong đình.
Phong Lưu thấy lòng mình đắng chát, dù hắn có thương yêu Thanh Hề đến đâu thì cũng không thể thay thế được cha mẹ nàng. Bao nhiêu năm trôi qua, Phong Lưu sao có thể không nhận ra thái độ của An Định Hầu đối với Thanh Hề?
An Định Hầu xưa nay vốn trọng nam khinh nữ, Thanh Hề lại mất mẹ từ nhỏ, còn Hướng thị thoạt trông đã biết không phải người đơn giản, chẳng trách mẹ hắn một mực đòi đón Thanh Hề về ở cùng.
Trời lạnh thế này, sao lại chạy ra đây một mình thế? Bị cảm rồi lại làm khổ ngươi khác.” Phong Lưu sợ Thanh Hề khóc nhiều sưng mắt, lại thấy chóp mũi nàng ứng hồng, sợ nàng bị cảm lạnh, mới lên tiếng hỏi.
Thanh Hề vừa nghe thấy tiếng Phong Lưu đã vội vàng đứng lên, luống cuống đưa tay lau nước mắt.
Phong Lưu thấy Thanh Hề vứt bừa lò sưởi cầm tay trên mặt bàn, liền cầm lên đưa cho nàng, lại phát hiện lò sưởi đã nguội ngắt, bèn kéo bàn tay nàng đang giấu sau lưng ra, thấy cũng lạnh ngắt.
“Sao nàng cứ khiến người khác phải lo lắng như vậy, người hầu đâu sao không chăm sóc nàng? Giọng nói của Phong Lưu đã thêm phần nghiêm khắc.
Thanh Hề ban nãy còn chìm đắm trong bể khổ của bản thân, nào cảm thấy lạnh, bây giờ được bàn tay ấm áp của Phong Lưu nắm lấy, ngay lập tức thấy toàn thân ớn lạnh, nhất là đôi chân đã tê cứng như khúc gỗ, chẵng còn chút cảm giác.
Thanh Hề chạnh lòng, liền ngã vào người Phong Lưu, dụi đầu vào lòng hắn, nước mắt lại tuôn rơi. Nàng cảm thấy nguời đàn ông này tuy lạnh lùng, nghiêm khắc thật đấy nhưng còn tốt hơn cha nàng rất nhiều. Dù kiếp trước hắn đã bỏ nàng nhưng suy cho cùng cũng tại nàng phạm phải lỗi quá lớn, đã không chịu nhận lỗi còn lớn tiếng cãi lại hắn, khiến cho tình nghĩa vợ chồng bị sứt mẻ đến mức không cách gì hàn gắn được.
Phong Lưu vốn định đẩy Thanh Hề ra nhưng thấy vai nàng run rẫy và mùi thơm nhẹ nhàng toả ra tư người nàng lại khiến hắn bổng nhiên không nỡ.
Thanh Hề có sở thích dùng hương thơm của trái cây để xông quần áo, thế nên trên người lúc nào cũng có hương thơm dịu ngọt khiến người không ưa mùi son phấn như Phong Lưu cảm thấy mùi hương của nàng rất thơm mát ngọt ngào, giống như một món điểm tâm đáng yêu. Hắn giơ tay vỗ nhẹ vào vai nàng, lại trùm áo choàng của mình lên người nàng.
“Hai đứa làm gì ở đây vậy?” Tiếng nói của An Định Hầu chợt vang lên bên ngoài đình.