Trời đã khuya, ngày hôm sau Cố Lan San phải dậy sớm lại còn vì phụ nữ có thai nên ngủ từ sớm, trước khi ngủ cô nhận được tin nhắn của Thịnh Thế mời vừa trở về nhà cũ họ Thịnh nhắn tới: Ngày mai em phải gả cho anh.
Cố Lan San cầm điện thoại di động nhìn thấy tin nhắn như vậy cũng không trả lời, nhưng khoé môi thoáng hiện nụ cười nhàn nhạt nghĩ thầm trong lòng, ngày mai em phải gả cho anh rồi.
Ngày mai, cô kết hôn rồi, gả cho một người đàn ông yêu cô nhiều hơn so với cô yêu anh.
…
…
Dương lịch ngày 27 tháng 4, cách ngày mồng một tháng năm chỉ ba ngày, ngày hoàng đạo nên cưới hỏi.
Sáng sớm, bốn rưỡi, khi cửa quảng trường An Thiên Môn ở Bắc Kinh mở cửa bắt đầu nghi thức được mấy giây, vừa lúc Cố Lan San cũng tỉnh, tắm rửa thay quần áo, ngồi ở trước bàn trang điểm, có rất nhiều thợ trang điểm vây lượn ở một chỗ, trang điểm ăn mặc.
Cũng trang điểm ăn mặc, nhưng Tôn Thanh Dương là gả con gái, bà mặc một bộ sườn xám màu đỏ chót mang phong cách phương tây, phối hợp với dây chuyền ngọc trai, tóc uốn thanh lịch, bộ dáng phu nhân mười phần quý phái.
Nếu là cưới lớn gả lớn, tự nhiên sẽ không thiếu được phụ dâu, điểm này tự nhiên là không cần lo lắng, nhà họ Thịnh không thiếu nhất chính là con gái, chưa xuất giá còn dư lại năm, đều được phải tới, cộng thêm một người cuối năm sắp trở thành dâu nhà họ Thịnh là Triệu Lị nữa, vừa vặn sáu người, một con số may mắn đến không thể may mắn hơn.
Trang phục của nhóm phụ dâu, tất cả đều đồng loạt đượ đặc chế thủ công, màu sắc đồng nhất, nhưng không cùng phong cách.
Huyết thống nhà họ Thịnh vốn rất tốt, dáng dấp từng cô gái đều xinh đẹp chói mắt, Triệu Lị cũng không xấu, cho nên mỗi một phụ dâu trong sáu người, xuất hiện trong phòng ngủ của Cố Lan San, đương nhiên đều trở thành một hình ảnh cảnh đẹp ý vui.
Lúc Cố Lan San vẫn còn hoá trang, nhóm phụ dâu cũng bắt đầu sửa sang lại phòng ngủ, đem ga giường vỏ chăn đổi lại thành màu thuần đỏ, ngay chính giữa còn có một viền ren hình quả đảo để trang trí, bên phía trên có thêu thủ công hai đứa nhỏ, một nam một nữ, bộ dáng giống như đón dâu.
Tiếp đến, bày táo đỏ, đậu phộng, quả nhãn, hạt sen ở giữa giường.
Thật ra ngụ ý chính là sớm sinh quý tử.
Đối với Cố Lan San đang mang thai lúc này mà nói, thật là không có mang tính thực tế gì cả, nhưng mà nó cùng là một tập tục, một chuyện may mắn.
Cố Lan San hoá trang xong, dưới sự giúp đỡ của phụ dâu, đổi lễ phục.
Lễ phục, cũng không phải là loại mang phong cách châu Âu ……… Áo cưới trắng như tuyết kia, ngược lại chính là phong cách cổ của Trung Quốc, phượng quan hà bí thuần khiến đoan chính.
(Phượng quan hà bí: Là lễ phục mão phượng, khăn quàng vai, cô dâu cổ trang mặc trong ngày thành thân)
Tất cả chọn đều là tơ lụa thượng hạng, phía trên có thêu hình long phượng đang chơi đùa, đã cố ý mời một thầy chuyên môn ở Tô Hàng đến, một cây kim một sợi chỉ, thêu từng sợi từng sợi, được tỉ mỉ thêu lên.
Mặc vào y phục màu trắng như tuyết, bên ngoài quàng vai một bộ khăn đỏ, tơ vàng thêu ở bên cạnh đai lưng màu đỏ, nhẹ nhàng ôm lấy vòng eo còn chưa hiện rõ của Cố Lan San, bởi vì đang có thai, nên không dám dùng sức thắt, nhưng ngực của cô lớn, thân hình thon thả, nên vẫn làm nổi bật lên chiếc eo nhỏ nhắn như liễu, bên hông còn treo một bông lúa rũ xuống, mặt trên là ngọc trắng tượng trưng cho như ý cát tường, tay áo lớn và dài, chập chờn sinh động.
Mặc xong khăn quàng vai cổ trang rườm rà, chính là mang mũ phượng, cũng không biết cái mũ phượng này làm như thế nào, nhưng lại có một khối trân châu thật lớn, mượt mà sáng trong.
Tóc Cố Lan San rất dài, rất dễ dàng cuốn lên, sau đó đội mũ phượng vào, có Lưu Tô rũ xuống, sau đó thợ trang điểm thoa một chút son môi màu đỏ, xem ra, thật sự là giống một cô gái tuyệt sắc bước ra từ bức tranh cổ.