Tôi, β và Giản Đơn cùng nhau tròe lên tầng thượng khu hành chính. Cửa sắt đã lâu không mở nên chỉ có thể mở được một khe nhỏ, bọn tôi đều phải lách người qua, cũng bởi thế mà áo đồng phục bám kha khá bụi bẩn.
β nói, góc này nhìn lễ tốt nghiệp là tuyệt vời nhất.
Lại một năm cấp ba kết thúc, đợi đám người trên sân vận động đi rồi, chúng tôi sẽ là học sinh lớp 12.
Cùng trải qua hai năm, cuối cùng chúng tôi đã đứng được lên đỉnh cao quyền lực của Chấn Hoa.
Cảm giác này vô cùng kì diệu. Tôi từng sợ con quái vật này, lúc điểm danh, mỗi khi chụp một tấm ảnh đều như người du khách tâm hề trên mây. Tôi biết mình đứng ở đâu, cũng biết tiếng tăm của nó ở bên ngoài, trước khi nó phát hiện ra bản chất thật của tôi, trên góc độ tâm lí tôi phải từ chối nó trước đã.
Vậy mà hôm nay, tôi có thể tùy tiện nói vx chú tài xế taxi tôi là học sinh của Chấn Hoa, không phải chột dạ về thành tích học tập của mình, cũng có thể hồn nhiên nhận lời tán dương của tài xế về Chấn Hoa. Khen ngợi là bạn, chê bai là thù.
Tôi đã là học sinh 12 của Chấn Hoa rồi.
Quá trình buổi lễ này vô cùng rườm rà, tôi chỉ quan tâm đến chuyện chị Lạc Chỉ làm lễ chào cờ mà thôi.
Thi đại học chị ấy vẫn luôn đứng đầu. Giản Đơn và β sau khi biết tôi lại có thể quen một vị thần thánh học ban xã hội như thế mà vẫn còn cứng đầu cứng cổ ở lại lớp 5 ban tự nhiên đều cho rằng đầu óc tôi chắc chắn có vấn đề.
“Cậu đi học ban xã hội đã có đại thần bảo kê rồi, thường ngày chăm hun đíc một chút, bét nhất cũng thi đỗ một trường kha khá, thế mà cậu lại cứ lì ở đây học ban tự nhiên, nghĩ quái gì vậy hả?”
Bị một người còn coi đời như rác hơn cả tôi dạy đời, thật là sao có cái lí đó?
Đúng lúc Dư Hoài đến cướp lời để thể hiện sự trong sạch: “Đây là vấn đề tư chất. Tớ đã đủ trâu rồi, hun đúc ở khoảng cách gần hai năm cũng không hun đúc thành thiên tài được đấy thôi!”
Kết quả là tất cả mọi người đều cười vào mặt tôi.
“Là chị đó hả?” β chỉ vào cô gái đang đứng ở cột cờ.
Tôi nheo mắt: “Xa quá, nhìn không rõ, cậu chọn chỗ quái gì thế này.”
“Để quan sát đại cục, vừa nhìn là biết cậu không làm quan được rồi.” β khinh thường.
Một lát sau, giọng của chủ nhiệm trong loa đã chứng minh phán đoán của chúng tôi. Người kéo cờ là Lạc Chỉ.
“Đó là Thịnh Hoài Nam à? Cái anh đứng bên cạnh kéo cờ là Thịnh Hoài Nam hả?” Giản Đơn không thèm quan tâm nữ thần ban xã hội, cô nàng chỉ quan tâm trai đẹp mà thôi.
“Không phải, tên mà đài nhắc đến không phải tên đó.” Tôi lắc đầu.
“Ồ!”, Giản Đơn buông thõng vai, không nói nữa.
β nhạy tin tức hơn nhiều: “Hình như Thịnh Hoài Nam thi trượt, không được đứng đầu. Nhưng cũng chẳng sao, thi không tốt thì vẫn như thế thôi, phải vào đâu thì vào đó, hơn nữa tớ nghe nói nửa năm trước anh ấy đã lấy được cơ hội bảo đảm rồi.”
Cả lễ chào cờ đều hết sức nhàm chán, ba người chúng tôi vốn dĩ định thông qua học hỏi nhiệt huyết tuổi trẻ của các tiền bối mà khơi dậy tinh thần cho bản thân, tiếp sức cho lớp 12 sắp tới, ai ngờ quá trình lại bình thản không có gì đặc biệt.
Điểm sáng duy nhất lại chính là chuyện chị Lạc Chỉ kéo cờ kéo hỏng mất.
Không biết chị ấy căng thẳng điều gì lại khiến cờ Tổ Quốc như con thỏ, nhảy từng bước từng bước lên đỉnh cột, làm toàn trường cười điên đảo, ba chúng tôi cũng cười thành một đám.
“Người học giỏi hình như tứ chi có chút không cân đội.” β nói: “Cậu nhìn đàn chị của cậu kìa, kéo cờ cũng kéo không xong.”
Tôi tự nhiên phải lấy lại danh dự cho đàn chị: “Thi đại học có phải thi kéo cờ đâu.”
“Đi thôi đi thôi, về lớp, tớ còn có đề chưa làm. Chiều thầy giải bài tập rồi.” Giản Đơn đã quay người ra về.
Tôi và β nhìn nhau.
Gọi Giản Đơn ra đây xem lễ tốt nghiệp là để cho cậu ấy vui lên chút, lớp 12 đến rồi, cậu ấy nhất định phải vực dậy tinh thần.
Nhưng lễ tốt nghiệp quá nhàm chán làm cho tôi và β cực kì thất vọng, càng khỏi phải nhắc đến vụ cổ vũ tinh thần Giản Đơn. Không khí chẳng có chút náo nhiệt, các đàn anh đàn chị lớp 12 trên sân vận động yên tĩnh đến mức dường như đây chỉ là lễ chào cờ bình thường.
β nói họ vừa mới biết kết quả thi đại học, vẫn còn chưa điền nguyện vọng. Người nào cũng có nỗi niềm riêng, vận mệnh còn chưa biết thế nào thì ai còn có tâm trạng đi nhớ thương tuổi học trò.
Tôi hiểu.
Thương cảm thời gian cần an nhàn rảnh rỗi, những người bận bịu sinh tồn chỉ lo đến ngày mai, không để ý nổi quay đầu nhìn về quá khứ.
Trước khi đi, tôi vẫn nhấc máy ảnh lên, chụp nhiều bức với những góc độ khác nhau, nghĩ khi có cơ hội, nhất định sẽ đưa cho chị Lạc Chỉ xem.
Quên không nói, tôi sớm đã thay đổi tình hình rồi.
Bố tôi đã chi tiền cho tôi.
No. 270
Một năm trôi qua nhanh như thoi đưa.
Lại có một lớp học sinh mới nhập học, lại đại hội thể dục thể thao, lại kỉ niệm thành lập trường, học xướng 12-9, năm mới, cuộc thi bóng rổ cho nam, cuộc thi bóng chuyền cho nữ… và thi đại học cao đẳng. Đối với Chấn Hoa mà nói, thi đại học đồng nghĩa với li biệt, thi cao đẳng đồng nghĩa với tương phùng.
Cuộc sống của tôi ngoài những điểm xuyết náo nhiệt tươi đẹp này ra, màu nền vẫn là màu trắng phau của tờ đề và màu xanh biếc của bút bi.
Thi tháng kết thúc, thở phào nhẹ nhõm; qua hai tuần lại bắt đầu ôn tập kì thi tháng tiếp theo, lại một lần nữa căng thẳng lo lắng, ghét bản thân, cắn răng đi thi; lại kết thúc, lại thở phào nhẹ nhõm… Tâm trạng và hi vọng giống như đồ thị hàm số f(x)=sinx, lên cao xuống thấp đều có chu kì, cứ đều đặn tuần hoàn như vậy, dường như không có điểm kết thúc, cứ mơ mơ màng màng dùng hết thời gian.
Trước sau tôi không dám nói tôi kiên trì học ban tự nhiên là đúng hay sai.
Hồi đầu bố mẹ tôi cực kì giận dữ, tôi lại cố chấp không chịu quay đầu. Từ trước đến giờ, tôi chưa từng kiên trì vì việc nào đến vậy, điều này khiến bố mẹ tôi bắt đầu hoài nghi liệu có phải tôi thật sự yêu thích ban tự nhiên hay không. Tôi đã lợi dụng sự hiểu nhầm và chiều chuộng của họ. Sau đó, bố mẹ tôi cực kì thích tự an ủi mình, nhiều trường có nguyện vọng tuyển ban tự nhiên hơn, chuyên ngành phong phú đa dạng, sự lựa chọn của con gái là đúng, nhất định là đúng.
Thế nhưng tôi vẫn học các môn tự nhiên chẳng khá khẩm gì.
Sau khi chính thức phân ban, tốc độ giảng giảng bài môn tự nhiên nhanh hơn lớp 10 khá nhiều, tuy luôn có sự giúp đỡ của Dư Hoài nhưng tôi vẫn luôn có chút cảm giác phải “gắng sức.”
Đây là chuyên không có cách nào khác.
Tôi sớm đã đoán được cái giá phải trả, tuy mỗi ngày đều đặt mình vào môi trường áp lực và thất bại nhưng thật sự không hề dễ chịu hơn so với tưởng tượng chút nào.
May mà vẫn còn bạn bè, còn có Dư Hoài, cho nên vẫn có thể cắn răng kiên trì.
No. 271
Các thầy cô dạy năm lớp 11 của chúng tôi thay đổi mấy người, ngoài Trương Bình, Trương Phong và cô Trương dạy văn vẫn giữ nguyên thì còn có Lại Xuân Dương. Nhưng lúc gần đến thi cuối kì Trương Bình đột nhiên nói cho chúng tôi biết Lại Xuân Dương đã từ chức và chuyển trường rồi.
Ai ai cũng bàng hoàng, chỉ có tôi biết tại sao.
Tuần trước, túi của cô Tề bị giật chỗ gần viện, tôi và bố đến đồn công an ở khu trực thuộc tỉnh báo án. Ở ngay đại sảnh, tôi nhìn thấy Lại Xuân Dương đang ngồi trên băng ghế dài ôm mặt khóc.
Mức độ ngượng ngùng khi bắt gặp Lại Xuân Dương ở đây còn kinh khủng hơn lần trước tôi ở trong nhà vệ sinh nữ đi nặng xong cách một cánh cửa bắt gặp chủ nhiệm đang xếp hàng.
Tôi cầu cho cô ấy đừng nhìn thấy tôi, nhưng Lại Xuân Dương vừa ngẩng đầu thì hai chúng tôi đã bốn mắt nhìn nhau.
Tôi nuốt tiếng chào cô Lại vào trong, giả vờ không quen biết cô. Tôi và bố đi tìm nhân viên làm việc, nhân cơ hội họ tường thuật lại quá trình bị cướp, tôi bí mật trốn ra đại sảnh.
“Cô lại, em và bố đến đây báo án, em… bọn em bị giật đồ. À, cái đó, ban nãy không chào hỏi cô, thật ngại quá.”
Tôi không biết cô ấy xuất hiện ở đây để làm gì, tôi nghĩ cô cũng không muốn bắt gặp phụ huynh học sinh nên ban nãy không có chào hỏi.
Tôi ngỡ cô bị bệnh, bởi vì cô đã xin nghỉ ốm tận mấy ngày, mấy tiết tiếng Anh gần đây đều là có thầy cô khác dạy thay.
Cô lại hiểu ý của tôi rất nhanh, cười cảm kích một cái, khuôn mặt tiều tụy có rất nhiều da chết, đôi mắt vô hồn thất thần.
“Con gái cô bỏ nhà đi rồi!” Cô nói rất nhỏ, nghe thấy được sự mệt mỏi trong giọng nói: “Đã một tuần không thấy, cô sợ em nó chết rồi.”
Lúc nói đến câu cuối cô Lại khóc, một cô giáp 40 tuổi đầu lại ở trước mặt một cô học sinh 18 là tôi khóc như một đứa trẻ già nua.
Cũng không biết tại sao tôi nhớ lại năm lớp 10, cô cướp điện thoại của tôi không thành công liền “dạy dỗ” tôi cả buổi, cuối cùng tự nói một mình: “Các em đó, không ai nghe lời tôi hết.”
Câu đó, thật ra không phải là nói với chúng tôi nhỉ?
Con cô Lại 14 tuổi, đang thời trẻ trâu, cầm tiền ở nhà đi Đại Liên gặp bạn trên mạng 30 tuổi. Đã đi một tuần nay, điện thoại cũng tắt nguồn, không có chút tin tức gì.
Nhưng không hề có bất cứ tin tức nào, chỉ chờ được lập án.
Tôi không biết tại sao chồng cô không xuất hiện, nhưng đây cũng không phải là chuyện tôi có thể hỏi. Trước khi rời đi, tôi nắm chặt tay cô nói mọi người sẽ giúp đỡ cô, chúng tôi sẽ giúp cô đăng tin tiềm kiếm trên mạng, bảo cô gửi số QQ của con gái qua, tôi tìm giúp cô…
Cô chỉ cười hết sức thê lương, lắc lắc đầu nói: “Đứa trẻ ngốc này.”
Khi tôi rời đồn công an, cô vẫn ngồi ở đại sảnh, cả người gầy đến mữa đáng thương, không ngừng nhìn dáo dác, không biết đang nghĩ gì.
Giống hệt mỗi lần cô chìm vào hư không trên lớp.
No. 272
Chúng tôi lớn rồi, hình tượng thầy cô giáo không còn vĩ đại nữa. Chúng tôi không còn để mặc thầy cô không nói lí khinh thường cũng không còn kinh ngac vì sự mềm yếu và bất lực như mọi người ở ngoài kia của thầy cô. Họ chỉ là những người bình thường làm nghề giáo viên, cũng sẽ phạm lỗi, cũng phiền não vì cuộc sống củi gạo dầu muối.
Ví như Trương Bình không có cách nào nâng thành tích trung bình của lớp 5 lên, vẫn thường xuyên bị thầy chủ nhiệm trách mắng, sau khi chia tay bạn gái cũng ngẩn ngơ, gầy đi rất nhiều.
Ví như cô chủ nhiệm lớp 1 Du Đan trong thời khắc quan trọng này lại mang thai, các phụ huynh đệ đơn xin đổi giáo viên chủ nhiệm, vì giai đoạn cuối cấp này không thể để một cô giáo không thể tập trung tinh thần sức lực làm lỡ dở; nhưng Du Đan lại quyết không chịu từ chức, cũng vì lớp 1 là lớp mũi nhọn, làm sao cô ấy có thể dâng tay không trái chín mình bồi dưỡng suốt hai năm trời cho kẻ khác.
Ví như Lại Xuân Dương.
Có lúc nhìn họ tôi rất muốn nói lời cảm ơn.
Cuộc sống của tôi là một hành trình nhiệm vụ đơn tuyến, không cần lựa chọn, không cần vứt bỏ, không cần vật lộn, không cần đấu tranh, chỉ cần học là được, chỉ cần chạy hướng về phía mục tiêu là được, đừng lạc lối.
Tất cả người lớn đều cố gắng để chúng tôi không bị phân tâm vì việc khác, nguyện thay chúng tôi nhận hết phiền não, trừ phiền não từ việc học hành, loại bỏ mọi chướng ngại, tắc đường, ngã rẽ, chỉ cần chạy là được, chạy càng nhanh càng tốt.
Cuối cùng có một ngày, tôi cũng sẽ biến thành một người lớn đầy phiền muộn, ăn bát bỏ mâm, sống thế nào cũng có cảm giác sai sai.
Ngày đó rồi sẽ đến.
Tôi sẽ là một người lớn như thế nào nhỉ?
Tôi ngoảnh đầu nhìn Dư Hoài ngồi cạnh đang vì cuộc thi cuối cùng mà tranh đấu từng giây từng phút, tự dưng nhớ đến ngày học sinh mới báo danh hai năm về trước, tôi hỏi cậu ấy hết sức ngu ngơ, nếu có một ngày cậu cũng thành bố trẻ con, cậu sẽ như thế nào nhỉ?
Bây giờ tôi vẫn muốn biết đáp án cho vấn đề đó, điều khác là, tôi càng muốn tận mắt chúng kiến ngày đó.