Khánh Kỵ lập tức chú ý tới
- Khó khăn ở đâu?
Kinh Lâm đáp:
-Vệ hầu không quá quan tâm đến việc của Ngải thành chúng ta, để mặc cho người trong nước tới đầu nhập, cũng mặc cho dũng sĩ của nước khác nghe tin đến đầu nhập, bổ sung quân lính cơ bản là không khó khăn. Nhưng đến nay Vệ phu nhân nắm đại quyền trong tay tại nước Vệ, Vệ phu nhân nói, người nước Ngô chiêu mộ rộng rãi trai tráng nước Vệ vào quân ngũ, làm cho ruộng đồng tại Vệ quốc trở nên hoang vu, giao thương buôn bán suy giảm; binh lính các nước qua lại Vệ quốc, du thủ du thực, thường xuyên gây rắc rối, làm cho lãnh thổ bất an. Chúng ta tại Ngải thành giương một ngọn cờ, giống như là một quốc gia trong một quốc gia, nếu không khống chế, sợ rằng gây nguy hại đến nước Vệ. Do vậy phải thực hiện khống chế. Vệ Hầu đối với ả thì nói gì nghe đó, lại dựa vào chủ ý của ả, nghiêm ngặt hạn chế kết giao giữa dũng sĩ nước Vệ và chư hầu. Do đó, đến nay chúng thần chỉ chiêu mộ được hai vạn ba ngàn binh mã, trong đó tinh binh một vạn rưỡi, bốn trăm chiếc xe binh, ngoài ra còn chiêu mộ được hơn năm trăm phu lái thuyền, đang đóng tại bến thuyền, bình thường thì chở khách sang sông, tương lai chỉ dùng để vận chuyển binh lính.
…………………
- Vệ phu nhân hạn chế chúng ta chiêu binh sao?
Khánh Kỵ nghe xong bỗng nhăn mày, nói tiếp:
- Đây là địa bàn của họ, Vệ quốc nếu như muốn hạn chế sự phát triển của ta, quả thực là quá dễ dàng. Ngải thành cách Đế Khâu không xa, nếu ở địa phương gần như vậy lại có một chính quyền lưu vong chiêu binh mãi mã tứ phương, dần dần trở thành một lực lượng cường đại, thì đúng là một nhân tố cực kỳ khó an tâm được. Một cỗ lực lượng như vậy mặc dù không có khả năng ở trong quốc gia của hắn mưu đoạt quyền lực, chỉ là nếu đạt được liên minh với vị công tử hoặc đại phu nào đó có dã tâm trong quốc gia, lại trở thành một cỗ lực lượng cường đại nằm trong tay những kẻ có ý đồ đảo điên chính quyền. Đó cũng là nguyên nhân chủ yếu mà Tam hoàn Lỗ quốc muốn mược sức của ta, hiện giờ phải làm sao để thoát khỏi khốn cục đây?
Khánh Kỵ chợt nghĩ đến Di Tử Hạ vừa trở về nước đã gặp phải phục kích giữa đường, dần dần nhận ra rằng, chính cục nước Vệ không còn yên bình như cái vẻ ngoài của nó nữa. Hắn gật gật đầu, trong lòng chợt nghĩ: "Xem ra ta cần phải đi Đế Khâu một chuyến, tiếp xúc với vị Vệ phu nhân này thử."
Hắn ngước mắt, nhìn thấy Kinh Lâm đang nhìn lại hắn, cười lớn một tiếng:
- Không sao, việc này tạm thời chưa cần quan tâm đến. Hai ngày tới, Bản công tử sẽ đưa Di Tử Hạ quay về Đế Khâu, rồi chờ chỉ thị từ Vệ Hầu là được. Mau gọi người chuẩn bị yến tiệc, hôm nay ta không bàn đến chuyện này nữa, để ta và các vị huynh đệ cùng say một bữa…
- Công tử, công tử! xem tại t_r.u.y.ệ.n.y_y
Bên ngoài phòng vọng vào tiếng thỉnh cầu liên hồi, Lương Hổ Tử một mình thân mang áo bào, đầu đội mũ giáp, mồ hôi ướt đẫm tiến vào bên trong.
Khánh Kỵ nhìn hắn rồi hướng về phía Kinh Lâm cười lớn nói
- Tên nô tài này thính thật, ta vừa nói đến đãi tiệc rượu, là thấy ngươi xuất hiện rồi.
Kinh Lâm định giải thích gì đó với Khánh Kỵ, lời còn chưa nói ra, Khánh Kỵ đã cười lớn bước tới chỗ Lương Hổ Tử, dang hai tay, toan ôm lấy Hổ Tử, đồng thời đưa cánh tay ra định vỗ vào tay trái Hổ Tử, không ngờ lại vỗ vào không khí.
Nụ cười trên khuôn mặt của Khánh Kỵ bỗng nhiên tắt lịm, nghiêm mặt lại, hắn nắm lấy cái tay áo trống không của Hổ Tử, hạ giọng hỏi:
- Tại sao lại như vậy?
Kinh Lâm đứng bên cạnh vội vàng giải thích:
- Công Tử, đó là do lúc gặp người Ngô phục kích trên đường lần trước, Lương tướng quân một mình đấu với bốn tên, không đề phòng phía sau bị bọn chúng chém lén…
Nói chưa dứt lời, Lương Hổ Tử đã cười lớn cởi mở, lớn tiếng nói:
- Hảo nam nhi lấy chiến công làm đầu, có biết bao nhiêu binh sĩ bỏ mạng nơi sa trường, ta chỉ có vết thương nhỏ nhặt này, tính toán làm gì chứ? Lương Hổ Tử chỉ có một ý nguyện, dốc hết lực phục tùng công tử nhà ta thôi.
- Lương tướng quân.
Khánh Kỵ chịu không được, hai mắt chợt ngấn lệ, trong dòng nước mắt, Lương Hổ Tử đã nắm chặt lấy tay hắn, hướng về phía mọi người cười lớn:
- Tam quân Ngải thành, ngẩng đầu nên nào, hôm nay cuối cùng công tử nhà ta đã quay về, hôm nay các ngươi cùng ta có nhiệm vụ phục rượu công tử, không say không về.
Ngày hôm sau, Khánh Kỵ xuất hiện tại thao trường luyện binh. Hôm nay, Khánh Kỵ đầu đội mũ giáp, áo bào bao bọc toàn thân, bên ngoài khoác chiến khố bằng da tê giác, hông đeo kiếm, tay cầm thương, lúc hắn xuất hiện trên thao trường, đám quân lính nghe qua là công tử đã khỏi bệnh lúc này tinh thần phấn chấn, đồng thanh hô vang hoan hỉ không ngừng.
Cái gọi là tinh thần của đám binh lính, mục đích và ý nghĩa tồn tại đều dựa vào Khánh Kỵ, có Khánh Kỵ, toàn bộ đám quân lính mới có được Tinh, Khí, Thần.
- Bày trận, đội cầm kiếm thuẫn hướng phía trước, đội cầm giáo thương phía sau.
Lương Hổ Tử đứng trên đài cao. Tay cầm một thanh trường thương dựng đứng uy nghiêm, giống như một vị thiên thần uy phong lẫm liệt. Theo tiếng hô to của Lương Hổ Tử, cờ lệnh phất động, tiếp theo là tiếng cổ vũ reo hò, nghe thấy tiếng hô hào này, nhìn thấy cờ hiệu đang phất, đội quân bắt đầu rời vị trí, đan xen vào nhau, đứng trên đài cao quan sát, nhìn thấy đạo quân biến hóa rất rõ ràng.
- Tập trận, binh khí dài ngắn phối hợp tác chiến.
Đội hình lại biến hóa một lần nữa, đội tay cầm giáo, đội cầm thương, đội cầm kiếm, thuẫn tập hợp thành những đội nhỏ, hình thành một trận đồ tác chiến. Từ trên cao nhìn xuống giống như từng đóa hoa mai. Tất cả đội hình này tùy vào cờ hiệu mà chuyển động lên phía trước.
- Giết, giết, giết
Hiệu lệnh tác chiến được phát ra, cả ngàn người đồng thanh hô to, rền vang trời đất. Âm thanh keng keng phát ra từ kiếm đánh vào mặt thuẫn, làm cho hồn người khiếp sợ, toàn đội dựa vào tiếng trống mà tiến lên phía trước, giáo đâm vào cổ, thương đâm vào bụng, kiếm thuẫn vượt qua đến gần đọ sức, chém vào thủ cấp, võ sĩ đấu tay không cũng tiến lại gần giáp lá cà.
Khánh Kỵ nhìn cách bày trận này, trong lòng vui mừng, mặc dù nói rằng chiêu binh không đủ, nhưng nếu như thế này, đối với việc huấn luyện binh lính cũ, cứ nghiêm chỉnh chấp hành quân lệnh, phối hợp ngầm với nhau, thì lực chiến đấu trong lúc chiến đấu không dám nói là một tương đương với mười, chí ít cũng có thể tương đương với ba người khi nghênh chiến với những đội quân chưa từng được chinh chiến huấn luyện qua.
- Luyện binh, chú trọng rèn luyện quân luật, chấp hành quân lệnh. Tiếp theo, là kinh nghiệm trước chiến đấu, lòng can đảm và dũng khí chống lại kẻ thù. Thứ ba, là đội quân cầm giáo, đội quân mang thương, đội kiếm thuẫn, đội cung tên có sự phối hợp hoàn mĩ, cuối cùng mới là trình độ của người dụng binh. Từ nay về sau, cần gia tăng tập luyện như vậy, chú trọng thứ tự trước sau, đồng thời, cũng không thể dùng chiến trận giả như vậy để giao chiến, có thể dùng kiếm gỗ thay thế để thực chiến, Kinh Lâm, Hổ Tử mỗi người một bên, chia nhau ra đánh trận thật.
Khánh Kỵ đứng trên đài cao khoanh tay đứng nhìn trận đồ, lần lượt giải thích cho hai vị đại tướng quân Kinh Lâm, Lương Hổ Tử.
- Tuân lệnh, xin nghe theo hiệu lệnh của công tử.
Kinh Lâm và Lương Hổ Tử thân mặt áo giáp, chắp tay xưng mệnh.
Khánh Kỵ vui vẻ gật đầu, quay mình bước xuống đài, vừa bước đi được vài bậc, bỗng quay đầu lại hỏi:
- À… Kinh Lâm, ngươi vừa nói gì với ta, rượu gì?
Kinh Lâm vội vàng bước tới hai bước, đáp lại:
- Thủ hạ nói là, rượu mà chúng ta ủ, đã được đem ra khỏi hầm rồi, ngài xem, có cần giữ lại một ít không, chúc mừng công tử quay về? Đương nhiên, chúng tôi không thể nói như vậy được, vài ngày nay bởi vì công tử không xuất hiện trước mọi người, lại không có lí do nào khác, sĩ binh bọn họ tỏ ý nghi ngờ, lén lút đào ngũ. Những người ở lại, có thể nói là những huynh đệ trung thành với chúng ta, hơn nữa lại vừa thu hoạch xong, mọi người ai cũng vất vả hết…
Hắn nói còn chưa xong, Khánh Kỵ đã cười lớn, nói:
- Được rồi, giữ lại đủ rượu cho ta, để cho các huynh đệ vui sướng một hồi, còn nữa, gọi người giết cho ta hai mươi con lợn, dê đang nuôi trong chuồng, để các huynh đệ ăn một bữa thật no. Thời gian, để tối nay đi, tại khuôn viên doanh trại, đốt đèn lên, để cả nhà náo nhiệt một đêm…
Khánh Kỵ lại bước tiếp hai bước, rồi lại quay đầu ngạc nhiên hỏi
- Rượu ủ, rượu ủ phải cần lương thực, hơn nữa phải rất nhiều lương thực, chúng ta chuẩn bị đủ lương thực để nuôi vạn đại quân không? Bình thường tiêu hao lương thực tràn lan, lúc thu hút quân đi chinh phạt, quân nhu càng cần nhiều hơn đó.
Kinh Lâm cười vui giải thích:
- Công tử, rượu ủ mặc dầu cần lương thực, nhưng loại rượu cao lương mà chúng ta ủ mùi vị đậm đà, rất được ưa chuộng, giá bán rất cao, dùng số tiền bán rượu này đi mua lương thực về so với lương thực dùng để ủ rượu còn nhiều hơn gấp bội. Hơn nữa, chúng ta còn ủ rượu bằng thảo quả hái trên núi về, công không nhiều, lại chua chua ngọt ngọt, rất được các bậc sĩ đại phu nước Vệ ưa chuộng.
Khánh Kỵ nghe hắn tính toán chi li như vậy, trong lòng vui lên nói
- Được lắm.