Ngày Thạch Kiên ra đi, khắp nơi trong ngoài Hòa Châu, từ trong thành tới bến tàu đều chật kín người. Bọn họ chuyen chúc, vẫy tay tiễn đưa Thạch Kiên.
Nhìn quang cảnh này, Phạm Trọng Yêm thầm nghĩ, bản thân mình sợ răng tới chết cũng không thể được như vậy.
Thạch Kiên nhìn khắp nơi, sau đó chợt cúi người, thi lễ ba lần với nhân dân rồi nói:
- Các vị hương thân, tiểu tử xin tâm lĩnh. Tiểu tử và bà nội được sự ưu ái của mọi người, giúp đỡ bấy lâu, tiểu tử vô cùng cảm tạ.
Mọi người thấy Thạch Kiên hiện tại thân phận vô cùng cao quý vẫn khiêm tốn, hữu lễ, tất cả đều cảm thấy vô cùng kính nể, lưu luyến:
- Tiểu Thạch học sĩ, chúng ta không dám nhận, nếu không có sự quan tâm của Tiểu Thạch học sĩ, sợ rằng chúng ta không có ngày như hôm nay.
Đây là lời thật, những người này đa số đều là bình dân, hai phiến đại lục và đại dương kia quá xa xôi, họ không mơ tới, dù ở đó có nhiều vàng bạc họ cũng lực bất tòng tâm. Nhưng hai năm nay, vải bông giúp họ bán được rất nhiều tiền, cuộc sống cải thiện to lớn khiến họ rất vui vẻ. Các thương nhân nhờ vào bản đồ cũng kiếm được không ít, vì thế tất cả đều tạ ơn Thạch Kiên.
Thạch Kiên lại nói:
- Đó là bổn phận của tiểu tử, bất luận sau này đi tới đâu, tiểu tử sẽ không quên quê hương, không quên những người thiện lương, chất phác ở quê nhà.
Sau đó hắn chợt thì thầm:
- Trăng sáng rọi trên cao, gió mây trôi hờ hững. Hương hoa cỏ được mùa, tiếng ếch kêu thanh tĩnh, đường nhỏ, cầu nhỏ..
Nghe những lời của Thạch Kiên, đám người phía dưới chợt cảm thấy vô cùng xúc động, thiếu niên tài năng ngút trời kia sắp phải rời bọn họ mà đi, nhiều người khóc nghẹn.
Chỉ có Phạm Trọng Yêm vẫn trấn tĩnh, thầm khen:
- Từ hay…
Từ, thực ra là một tên gọi tới thời Nam Tống mới thịnh hành, hiện tại họ thường gọi những câu thơ ngắn như vậy là đoản cú, rất nhiều người còn coi đó là thơ, có người gọi là nhạc tấu. Tóm lại, cách gọi rất khác nhau, chưa thống nhất, sau này khi Thạch Kiên vào cung mới bắt đầu hiến kế cho Tống Chân Tông, phân chia các loại thơ, phú, từ, khúc, tiểu thuyết, thậm chí cả hí kịch. Sau khi đọc tấu chương này Tống Chân Tông bắt đầu hạ chỉ bố cáo thiên hạ, từ đó mới thịnh hành các loại từ. Chuyện này tất nhiên là việc tương lai, không nói cũng biết nó lại tô thêm một nét trên gấm, khiến thanh danh của Thạch Kiên càng thêm vang dội.
Hoa tri huyện sửng sốt, nắm chặt tay:
- Thực là từ hay
Bài thủ từ này là của Tân Khí Tật, một thanh niên khi đào vàng làm ra, bài thủ từ khiêm tốn, lại gần gũi, tả cảnh tả tình vô cùng điềm đạm, lại không kém khí chất, tinh khiết.
Hoa tri huyện còn nói thêm:
- Tiểu Thạch học sĩ, có hay không ?
Ý hắn nói Thạch Kiên có muốn viết lại bài từ này không. Chỉ là hiện tại thân phận của Thạch Kiên đã khác trước, hắn khó có thể hỏi như trước.
Thạch Kiên mỉm cười, quay lại ra hiệu Hồng Diên lấy một cây bút, sau đó dùng thư pháp Tô Thể viết lại đoạn từ. Hiện tại hắn luyện tập thư pháp trăm nhà, nhưng loại mà hắn dùng nhiều nhất là Đổng Thể và Tô Thể, sau đó là Thái Thể, Trịnh Thể, Đường Thể, Lưu Thể.
Loại Tô Thể này là thư pháp của Tô Đông Pha, được xung thần thể, từng chữ vô cùng phóng khoáng, không câu nệ, đơn giản mà rực rỡ.
Đây cũng là lần đầu tiên Thạch Kiên biểu diễn thư pháp trước mặt đám đông.
Thạch Kiên viết xong, đi về phía Lý gia, tất cả mọi người chợt yên lặng.
Thạch gia và Lý gia ân oán thế nào bọn họ đều biết. Trước đay khi Thạch Kiên khốn khó, cùng quân, bà nội đem hắn ở nhờ Lý gia. Nhưng Lý gia lại hành hạ, coi họ như người hầu. Cũng may lúc đó bà nội còn khỏe mạnh, nếu không hẳn đã bị Lý thị đuổi khỏi cửa. Lý thị không ngừng miệt thị hai bà cháu, rốt cuộc khiến hắn phải bỏ đi. Cũng vì thế mà Thạch Kiên sáng tạo Thần Đồng Tửu, kết quả sau khi bị bức rời khỏi Lý gia. Thạch Kiên tức giận thiêu hủy hôn ước trước mặt mọi người.
Cho tới bây giờ, quan hệ hai nhà rất phức tạp, tất nhiên ai cũng biết Thạch Kiên không yêu quí gì Lý gia, xem thường nhan phẩm của họ. Nhưng đối với Lý Tuệ, hắn có cảm tình rất tốt, mỗi ngày hắn cho xe ngựa tới đón Lý tiểu thư, dạy nàng Thái Cực Quyền, còn vì nàng mà thổi bản Lương Chúc, vì nàng mà bỏ công sức giúp đỡ, chăm sóc.
Quan hệ hai nhà phức tạp như vậy, khiến cả người thông minh nhất cũng không cách nào đoán đươc quan hệ của Thạch Kiên và Lý Tuệ sau này ra sao.
Thạch Kiên tới trước mặt Lý Hằng, thản nhiên nói:
- Bá phụ, bá mấu, các người khỏe chứ ?
Lý Hằng vội nói:
- Cháu lên đường mạnh giỏi.
Vốn hắn định gọi là hiền tế, nhưng nghĩ tới thân phận của Thạch Kiên, hiện tại hắn là quan tam phẩm, còn là thày của Thái Tử, có quyền giám sát Thái Tử, mà Thái Tử là ai ? Là con trai của Tống Chân Tông, là đại Tống Hoàng Đế sau này, hắn dám nói lung tung ?
Thạch Kiên lại nói:
- Đa tạ
Sau đó hắn bước về phía Lý Tuệ.
Lý Tuệ lúc này đã mười hai tuổi, vô cùng xinh đẹp, ánh mắt trong veo, nửa năm nay sức khỏe lại cải thiện rất nhiều, chỉ có điều vẫn hơi gầy.
Lúc này, trong tâm nàng vô cùng đau khổ. Nàng sợ Thạch Kiên lên kinh thành, quên nàng, sợ nàng và hắn sau này không thể gặp lại.
Thạch Kiên thở dài, vuốt ve mái tóc của nàng, mấy năm nay, chỉ có lần này hắn phá lệ, quên đi câu nam nữ thọ thọ bất thân mà thể hiện cảm tình của hắn đối với nàng.
Thạch Kiên nói:
- Tuệ tỷ, lần này ta đi, lo lắng nhất là ngươi.
- Kiên đệ tới kinh thành làm quan lớn, mọi việc phải cẩn thận, ngàn vạn lần không được đắc tội với ai.
Lý Tuệ vừa nói, vừa lấy khăn tay lau nước mắt.
Thạch Kiên biết nàng gầy yếu là do tâm bệnh, chỉ cần hắn nói một câu:
- Tiểu Tuệ, ngươi gả cho ta đi.
Cam đoan không tới ba ngày, Lý Tuệ sẽ hoàn toàn biến đổi. Nhưng đối với tiểu cô nương này, hắn chỉ có sự quan tâm không có chút tình yêu nào.
Hắn thở dài:
- Tuệ tỷ, ta đi rồi, sau này ngươi phải chăm chỉ rèn luyện, chúng ta còn nhỏ, còn nhiều việc phải làm, nhưng nhớ kỹ, muốn làm được việc gì cũng cần phải sống mới có thể làm.
Hắn cũng hết cách, chỉ biết dùng loại câu nói ba phải này để an ủi nàng.
Quả nhiên, Lý Tuệ nghe xong ánh mắt có chút hưng phấn, miệng nở một nụ cười, nhưng những giọt lệ vẫn không ngừng tuôn rơi.
Nàng lấy một vật, đưa cho Thạch Kiên:
- Kiên đệ đệ, đây là quần áo ta làm cho ngươi và bà nội, còn có cả cho Hồng Diên tỷ tỷ và Lục Ngạc tỷ tỷ nữa.
Hóa ra đống tơ lụa vải vóc Thạch Kiên được hoàng hậu ban thưởng cho nàng, nàng đã tỉ mỉ sử dụng, làm ra mấy bộ quần áo.
Lục Ngạc và Hồng Diên vui vẻ nhận lấy, sau đó chợt thì thầm với nàng một câu khiến nàng đỏ mặt.
Ngày sau, Thạch Kiên truy cứu mới biết, các nàng nói rằng nếu sau này Thạch Kiên không lấy nàng, Hồng Diên và Lục Ngạc sẽ là người đầu tiên không tha cho hắn.
Thạch Kiên dưới sự lưu luyến của mọi người, hắn vẫy tay rồi bước lên thuyền. Đây là hai chiếc chiến thuyền của quan binh, cũng do Tống Chân Tông đặc biệt hạ chỉ phái tới hộ tống Thạch Kiên.
Bà nội Thạch Kiên bị liệt, không thể đi đường bộ gập ghềnh, vì thế phải đi đường thủy, dùng loại thuyền này sẽ an toàn và nhanh hơn.
Thuyền tiến ra biển, nhanh chóng tới Đại Vận Hà, sau ba ngày đã tới Dương Châu.
Đám thủy quân cũng thả neo ở đây bổ xung nước và lương thực.
Bà nội Thạch Kiên vốn nghe nói Dương Châu phồn hoa, muốn lên bờ xem. Thạch Kiên cũng rất tò mò với Dương Châu, vì thế họ lên bờ đi dạo, Phạm Trọng Yêm và binh lính cũng đi theo bảo hộ.
Ban đầu, không ai chú ý tới bọn họ, mọi người chỉ không ngừng tán thưởng thiếu niên đi giữa thật tuấn tú đẹp trai. Thạch Kiên đối với những lời khen này sớm đã chai lì, hắn cũng không để ý. Nhưng lúc này, chợt một tiểu thư nhận ra hắn, suýt chút nữa hạnh phúc hôn mê tại trận, nàng quên hết cả lễ nghi, giáo dưỡng, lao tới.
- Xin hỏi có phải là Thạch đại học sĩ không ?
Nàng nói rất lớn, khiến toàn bộ mọi người đều chú mục về đây.