Nghe nàng nói thế Triệu Trinh lại kích động. Tuy biết nàng đến giờ vẫn không cho Lưu Tòng Đức chạm vào người nhưng biết được nàng vẫn còn là xử nữ, hắn cảm thấy vô cùng cao hứng.
Triệu Trinh nói xong thì đẩy nàng xuống giường. Lúc này trong phòng âm thanh, tiếng thở vang lên không ngừng.
Qua một thời gian dài, Lưu Tòng Đức thua mấy ngàn quan tiền, mấy người Hoàng tộc mới thả anh ta về. Anh ta về đến nhà nhìn thấy Vương Tố Phiên đang ngồi ung dung uống trà thì mới yên tâm.
Sau khi rời khỏi Hoàng cung, anh ta nhìn dáng vẻ bước đi của nàng, càng nghĩ càng thấy không đúng. Cuối cùng cũng đoán ra con cá nhỏ của mình đã bị con mèo kia ăn mất, lập tức cảm thấy choáng váng. Về tới nhà anh ta mới đuổi hết tôi tớ ra ngoài, nhìn chằm chằm vào Vương Tố Phiên tức giận quát:
- Nói cho ta biết ở trong cung đã xảy ra chuyện gì?
Vương Tố Phiên nói:
- Sự tình gì chàng còn không biết sao?
- Ngươi, ngươi!
Lưu Tòng Đức tức giận đến không nói thành lời.
Vương Tố Phiên giữ vẻ mặt bình tĩnh nói:
- Thiếp là muốn tốt cho chàng. Chàng nghĩ xem về sau khi Thái hậu trăm tuổi, Lưu gia lấy cái gì mà đấu với Hoàng thượng? Chẳng lẽ vì một tiểu nữ như thiếp mà chàng muốn cả gia tộc đều không thể trụ vững được? Đến lúc đó chàng còn có thể giữ được thiếp sao? Vậy cho nên thiếp mới lưu lại tấm thân này không cho chàng chạm vào.
Nói đến đây nàng lại tự cởi bỏ y phục lần thứ hai trong ngày hôm nay, để lộ ra cơ thể vô cùng quyến rũ, nói:
- Chàng đừng nghĩ ngợi nữa, chẳng phải là từ giờ về sau chàng có thể có được thân thể của thiếp rồi sao?
Lưu Tòng Đức nhìn nàng, cũng giống như thấy ma, anh ta run rẩy nói:
- Nàng muốn nói từ giờ ta có thể chạm vào nàng sao.
- Thiếp muốn nói chỉ cần Hoàng thượng biết thiếp vẫn còn là xử nữ thì về sau chàng có thể chạm vào thiếp, như vậy Hoàng thượng cũng sẽ không tức giận. Tuy nhiên chuyện này cũng không thể truyền ra ngoài, bằng không đối với cả chàng và thiếp đều không tốt. Như vậy chẳng những là uổng công thiếp kiếm củi ba năm thiêu một giờ mà gia tộc chàng cũng khó giữ.
Lưu Tòng Đức nghe vậy thì cười khổ. Đây là những lời nói gì chứ. Chính quy thê tử vậy mà mình không thể đụng vào, còn muốn làm chuyện vụng trộm nữa.
Tuy nhiên anh ta nguôi giận rất nhanh, bắt đầu hôn nhẹ lên người nàng.
Vương Tố Phiên mơ hồ nói:
- Mấy ngày nay thiếp có tập qua mấy kĩ thuật trên giường, vừa rồi cùng Hoàng thượng cũng không thể hiện ra. Bây giờ sẽ cùng chàng thực hiện.
Nói xong nàng làm như khi Triệu Trinh đẩy nàng xuống, cũng đẩy Lưu Tòng Đức xuống. Chỉ có điều điệu bộ vừa nãy của nàng với Triệu Trinh thì thẹn thùng e lệ giờ vô cùng phóng đãng. Quả nhiên ham muốn của Lưu Tòng Đức cũng đã tăng lên.
Nhưng bất kể là Lưu Tòng Đức hay là Triệu Trinh cũng đều không ngờ được. Ở cùng với họ nhưng trong đầu nàng luôn nghĩ đến một ánh mắt. Ánh mắt đó sáng ngời. Khi hắn nhìn nàng, nàng thấy rõ ràng trong ánh mắt có chút lung lạc nhưng vì sao còn muốn đẩy nàng đi?
Nghĩ đến đây nàng vô cùng phẫn nộ, động tác trên người Lưu Tòng Đức lại càng mạnh mẽ hơn nữa.
Trong khoảnh khắc nàng chỉ có một ý nghĩ, không ăn được thì đạp đổ.
Nhưng nàng chưa từng nghĩ chỉ mình nàng muốn như vậy. Nàng và Thạch Kiên có quan hệ gì chứ? Nếu theo như lời hắn, thiên hạ này thiếu nữ ái mộ hắn nhiều không đếm xuể, không thể thu nhận tất cả vào hậu cung được.
Tuy nhiên trong một khoảnh khắc đó Thạch Kiên lại đang mộng đẹp. Trong giấc mộng bất ngờ hắn thấy run run, hắn liền bật dậy nói thầm:
- Ai nhắc tới ta vậy?
Sau đó lại đi ngủ tiếp. Trong khoảng thời gian này hắn cùng ăn cùng ở với binh sĩ, còn cùng tập luyện, đó là để hiểu suy nghĩ của binh sĩ. Nhưng mỗi ngày hắn đều có rất nhiều chuyện phải nghĩ ngợi, so với người khác vất vả hơn rất nhiều. Mỗi buổi tối đều ngủ thật sâu.
Triệu Trinh cũng không thể ngờ tiểu mỹ nhân thấu tình đạt lý chỉ trong một khắc đã trở nên dâm đãng như thế. Hắn còn đang cười không ngừng.
Sau đó Triệu Trinh đến tẩm cung thỉnh an Lưu Nga.
Hắn đi vào phòng đã thấy Triệu Cận và Triệu Dung ở đó rồi.
Thỉnh an xong, Lưu Nga hỏi hắn:
- Vừa đúng lúc con đến, ta đang nói chuyện Thạch đại nhân cùng Dung quận chúa.
Hóa ra Tiểu Dương công công ở lại Duyên Châu đã viết về một bản tấu chương bẩm tấu với Lưu Nga. Tuy nhiên vì sợ rằng trên đường đưa thư bị bắt được thì người Tây Hạ sẽ biết được tin tức nên trong bức tấu này cùng với bức tấu gửi đến Triệu Trinh không nói đến bước tiếp theo trong kế hoạch của Thạch Kiên.
Triệu Dung nói:
- Vừa rồi thần cũng đã nói với Thái hậu, Thạch đại nhân ở trại Kim Minh làm những chuyện như vậy chắc chắn có mục đích của mình, vì vậy Thái hậu không cần phải lo lắng.
Triệu Cận cũng nói:
- Đúng vậy, đúng vậy. Thạch đại nhân có bản lĩnh rất lớn, hắn không thể không bắt được một cái trại nhỏ như vậy. Đáng giận nhất là hắn ở Tây Bắc chịu khổ nhưng trong triều các đại thần còn bới lông tìm vết trách mắng hắn. Đặc biệt là Lữ đại nhân kia. Ta thấy hắn đúng là Đinh Vị thứ hai. Hoàng đế ca ca, ngày mai người đem ông ta ra chém đầu được không?
- Đem chém Lữ Di Giản?
Trên mặt Lưu Nga bốc hỏa, Triệu Trinh thiếu chút nữa cũng phun nước trà trong miệng ra.
Lưu Nga nghiêm mặt nói:
- Không được nói bậy, bằng không ta đem con gả cho Hoàng đế Liêu quốc bây giờ.
Nghe thấy sẽ gả mình cho Liêu Hưng Tống, Triệu Cận lập tức ngậm miệng lại. Có khoảng thời gian triều đình tranh luận xem có nên đem nàng gả sang Liêu quốc hay không khiến nàng vô cùng sợ hãi.
Triệu Dung cũng không nén nổi phải bật cười. Nàng không phải không biết Lưu Nga trọng dụng Lữ Di Giản vì mục đích gì. Tuy nhiên nàng cũng không giải thích cho Triệu Cận.
Nàng còn nói thêm:
- Thần đoán Thạch đại nhân dùng binh lính Kim Minh Trại làm mồi câu. Nếu thần đoán không nhầm thì mấy hôm nữa sẽ xảy ra cuộc chiến lớn hơn nhiều.
Triệu Trinh hỏi:
- Vì sao?
- Lý do rất đơn giản. Nếu Thạch đại nhân nhanh chóng hạ trại Kim Minh thì Nguyên Hạo có thể dùng việc này ngăn chặn một số thủ lĩnh bộ tộc. Nhưng Thạch đại nhân vây mà không công, cho bọn chúng thời gian dài như vậy để ứng cứu, các binh sĩ vẫn còn ở đó thì các bộ tộc sẽ sinh ra phẫn nộ với Nguyên Hạo. Vì vậy nên Thạch đại nhân bức chúng phải đến ứng cứu. Mà hiện giờ chiến tranh phát sinh trong biên giới Đại Tống ta, lại đúng vào dịp tân niên. So với Tây Hạ thì người Tống coi trọng dịp lễ này hơn nữa. Lúc này binh sĩ Tây Bắc của ta vì nhớ nhà mà tinh thần chiến đấu sẽ ở mức thấp nhất. Nguyên Hạo muốn khai chiến thì nhất định không bỏ qua cơ hội này. Hơn nữa chuyện Kim Minh Trại y cũng đã trì hoãn rất lâu rồi, không thể trì hoãn thêm được nữa.
Nói tới đây nàng nhìn về hướng Tây Bắc, nơi có nỗi nhớ thương của nàng, có người mà ngày đêm nàng mong mỏi.
Hiện giờ không biết chàng có khỏe không? Thời tiết nơi đó lạnh như vậy chàng đã quen được chưa? Cũng không biết chừng nào chàng có thể trở về kinh thành?
Trong nhất thời nàng chợt trở nên ngây dại.
Mùng hai tháng giêng, tuy rằng Nguyên Hạo liên tục truy quét tiêu diệt được đại đa số gián điệp Tống triều nhưng vẫn còn một số ít gián điệp thông minh trốn thoát được. Bọn họ do thám biết được đại quân của Nguyên Hạo đã tập trung ở sát biên giới.
Mùng bốn tháng giêng. So với Thạch Kiên dự đoán thì sự việc xảy ra sớm hơn một ngày. Mười tám vạn đại quân như một dòng chảy cuồn cuộn chia thành hai hướng tiến vào biên giới Đại Tống.
Cũng vào ngày hôm này, quân Tống vây quanh trại Kim Minh bắt đầu tấn công.
Hiện giờ xung quanh trại Kim Minh đều có quân Tống vây chặt. Binh lính Tây Hạ không thể nào nhận được tin tức tình báo từ bên ngoài, vì thế bọn chúng không hề biết quân chi viện sắp tới. Chỉ có điều từ sáng sớm bọn chúng đã phát hiện quân Tống giống như trước thổi kèn hiệu lệnh rồi sau đó một khối đá lớn bay từ trên không xuống. Nhưng sau đó rất nhanh mọi chuyện đã thay đổi, bọn chúng nhìn thấy đá bay từng hàng, từng đợt, còn có vô số binh Tống từ bốn phương tám hướng hướng tường thành đi tới. Sau đó còn có rất nhiều binh sĩ bắt đầu dựng thang.
Nếu không phải sự việc thực sự xảy ra trước mắt, Ngôi Danh Mị cũng không tin vào mắt mình . Từ lúc nào, quân đội của Đại Tống từ thủ thành chuyển sang công thành, hơn nữa còn rất có trật tự. Hắn bất giác giụi mắt. Mặc dù hiện tại sĩ khí trong doanh trại Kim Triều sa sút, Ngôi Danh Mị cũng chẳng hề muốn không chiến mà bại. Hắn hạ lệnh một tiếng:
- Phóng!
Trên thành binh sĩ Tây Hạ nấp sau đá, cung trong tay họ đã sớm kéo căng. Nghe thấy Ngôi Danh Mị hạ lệnh xuống, họ lập tức buông tay ra. Theo tay cung trở lại như cũ, vô số mũi tên rơi xuống như mưa. Không trung mang tiếng rít như của tử thần, hướng về phía đầu Tống binh rơi xuống.
Thạch Kiên từng vì nghe nói vũ khí của Tây Hạ sắc bén, còn tìm vũ khí Tây Hạ về để thí nghiệm. Đích thực, so sánh với phát minh thép mới của hắn, những đồ gang thép làm thủ công này còn kém một chút. Nhưng Thạch Kiên cũng nhờ đó phát hiện sự lười nhác của quan viên Tống triều. Vũ khí được chế tạo ra tốt xấu lẫn lộn. Quả thật là vũ khí của Tây Hạ giống được sản xuất từ dây chuyền sản xuất hiện đại mà ra hơn, rất hiếm có một thấy chế phẩm chất lượng kém nào. Điều này làm hắn cảm thấy kinh ngạc, cũng giúp hắn hiểu lý do triều đình Tây Hạ rất hiếm khi bình yên nhưng lại có thể đứng sừng sững dưới mấy nước lớn kéo dài hàng trăm năm.
Cũng như vậy, những Tống binh này hôm nay chẳng phải biết công thành mà là trải qua một thời gian huấn luyện cho nên hôm nay mới có trật tự đến vậy. Đối diện với trận mưa tên bay vùn vụt xuống. Thuẫn binh (quân được trang bị lá chắn được gọi là thuẫn) giơ thuẫn lên đỉnh đầu, chẳng những bảo vệ bản thân, còn bảo vệ được cho binh sĩ vận chuyển thang dây và đội cung tiễn. Bởi vậy, những mũi tên rơi xuống như lông bò gần như không gây ra được thương vong gì. Nếu đổi lại là những vũ khí kém chất lượng của quân Tống trước kia thì kết quả đã ngược lại hẳn.
Thế là, những binh tướng Tây Hạ đem đá thả từ trên tường thành, nện xuống đầu Tống binh. Lần này rốt cuộc cũng xảy ra nhiều thương vong. Những tảng đá lớn rơi từ tường thành cao vòi vọi xuống, sức công phá mạnh biết bao. Chỉ cần binh sĩ không kịp tránh, cơ bản là bị rơi vào thì đánh mất sinh mạng.
Nếu như trước kia, chịu sự chống trả như vậy, những Tống binh này thậm chí sẽ nhấc chân lên chạy mất. Nhưng hiện tại, từ lúc ở kinh thành họ sớm đã bị Thạch Kiên tẩy não, tiếp đó trải qua trận chiến trên Đôn Nhi Sơn, cùng thời gian chòng ghẹo dài như vậy, đối với binh sĩ Tây Hạ, họ đã nảy sinh tâm lý khinh địch. Bởi vậy, mặc dù xảy ra thương vong nhưng không có lấy một kẻ lui bước.
Rốt cục cũng tiếp cận rồi!
Bất luận trên tường thành binh sĩ Tây Hạ dũng cảm đến thế nào, Kim Minh Trại chỉ còn lại 4000 nghìn binh sĩ. Muốn ngăn chặn mấy vạn Tống binh từ tứ phương tám hướng xông lên, không cho họ tiếp cận tường thành thành, cơ bản đó là điều không thể được.
Tuy nhiên Thạch Kiên quan sát từ nơi xa. Hắn lại thở dài một tiếng. Kỳ thực vốn không nên có nhiều thương vong đến vậy. Vì muốn làm cho họ mau chóng trưởng thành. Trên bức tường thành thành này sẽ có hàng trăm binh sĩ dũng cảm nhất của Tống triều. Vĩnh viễn không thể trở lại quê hương của họ được nữa.
Từng chiếc thang dây được nối lại với nhau
Bắt đầu có Tống binh trèo lên tường thành. Chiến đấu với binh sĩ Tây Hạ.
Vậy mà bao gồm cả Thạch Kiên. Tất cả đều xem nhẹ năng lực chiến đầu của binh sĩ Tây Hạ. Thoạt nhìn chúng là những kẻ ngồi trên lưng ngựa thân hình cũng không cao lắm. Nhưng kì thực thân thể của chúng vẫn cường tráng hơn binh sĩ Tống triều rất nhiều. Không chỉ vậy chúng vốn cũng là đội quân tinh nhuệ của Tây Hạ
Binh sĩ Tống triều tấn công lên tường thành hết lần này đến lần khác. Lại lần lượt bị đánh lui. Những âm thanh của binh khí va vào nhau, tiếng binh sĩ gào thét giận dữ, tiếng kêu rên của kẻ bị thương, trợ uy cho tiếng trống chiến và tiếng kèn. Tại đây trên dưới tường thành thành. Vang kên một bản giao hưởng xúc trào dâng cảm xúc sát phạt.
Bởi vậy bất luận là về số lượng binh sĩ. Hay là sĩ khí của binh sĩ. Tống binh vẫn chiếm thế thượng phong một cách tuyệt đối.
Cuối cùng cũng xuất hiện đột phá khẩu
Đầu tiên là Chu Sỉ nhìn thấy hai thân binh của mình hi sinh. Hắn nổi giận! Hắn ném mũ sắt xuống đất. Hét lên một tiếng. Giơ thuẫn lên. Tay nắm đại đao. Trèo lên thang dây.
Binh sĩ Tây Hạ trên tường thành thành hoảng sợ kêu lên: - Tiểu Lang Tướng quân!
Trong trận chiến bảo vệ Duyên Châu. Sự hung hãn của Chu Sỉ đã lưu lại ấn tượng rất sâu sắc cho binh sĩ Tây Hạ.
Bọn họ thậm chí không đoái hoài những Tống binh đã tấn công lên tường thành. Toàn bộ giơ cung tiễn lên. Hướng về Chu Sỉ bắn đi. Chu Sỉ vừa dùng khiên bảo vệ toàn thân. Vừa dùng đại đao chém những mũi tên bay từ bên sườn tới. Nhưng vẫn có một mũi tên từ phía sườn bắn trúng cánh tay của hắn.
Có lẽ là đau đớn. Cũng là tức giận. Chu Sỉ một lần ngửa mặt lên trời hét một tiếng dài. Hắn đột nhiên dùng hết sức. Trèo liền mấy bước. Bất chấp trên khuỷu tay còn trúng một tên. Xông lên tường thành.
Hắn kêu to một tiếng như sấm rền:- Kẻ cản đường ta sẽ chết!
Giơ tay chém đao xuống. Một cái đầu đầm đìa máu rơi ra ngoài tường thành thành. Rơi xuống mặt đất. Bắn tóe thành một vũng máu.
Hắn lại hét lên:- Đầu hàng không giết. Bằng không sát! Sát! Sát.
Tiếng thứ ba này càng lớn. Đến Thạch Kiên ở phía xa cũng nghe thấy. Kèm theo sự kết thúc của ba tiếng sát. Ba binh sĩ Tây Hạ bị hắn chém khiến binh sĩ Tây Hạ sợ hãi. Chúng kêu lên một tiếng:
- Quỉ ôi!
Có kẻ quì xuống đất xin tha. Có kẻ chạy trốn về tứ phía.
Đoạn tường thành thành bị thất thủ, như một trận bệnh dịch ác tính. Càng lúc càng nhiều binh sĩ Tây Hạ chọn con đường tháo chạy hoặc đầu hàng. Khi mặt trời lên cao vào giữa trưa. Kim Minh Trại kết thúc trận chiến. Mặc dù có chuẩn bị tâm lý. Nhưng thương vong của hơn một nghìn Tống binh. Vẫn khiến Thạch Kiên chịu áp lực to lớn. Phải biết vốn dĩ những Tống binh này vốn không nên bị thương vong. Tuy nhiên binh sĩ Tây Hạ cũng trả giá bằng cái chết của hơn một nghìn binh sĩ. Những binh sĩ khác toàn bộ đầu hàng. Đến đại tướng Ngôi Danh Mị cũng không chạy thoát.
Thạch Kiên không kiểm tra kĩ kết quả cuộc chiến. Bởi vì trận chiến thứ hai sắp bắt đầu. Hơn nữa trận chiến này sẽ lớn hơn. Kịch liệt hơn. Hắn được biết 10 vạn đại quân Tây Hạ mai phục tại núi Thiên Đô. Hắn để hơn ba nghìn tù binh lại Kim Minh Trại. Đồng thời căn dặn Địch Thanh lưu lại giữ thành. Còn cho hắn một vạn binh sĩ. Sau đó đem đại quân còn lại tiến thẳng Bảo An Quân. Tiến về Kính Châu
Ngày hôm sau thì Nguyên Hạo mới biết Kim Minh Trại thất thủ.
Lần này hắn vì Mai Đạo Gia tiếp cận Thạch Kiên. Trực tiếp láy được tin tình báo. Quân bố trí tại núi Thiên Đô. Hơn nữa còn ra vẻ rất thần bí. Nhưng nơi mà 10 vạn đại quân này đi qua. Nhất định sẽ lưu lại dấu vết. Quả nhiên tiếp đó hắn được biết lão tướng Tào Vĩ của Tống triều tới Kính Châu. Lão tướng Chiết Duy Trung đến Hoàn Châu. Dương Văn Quảng đến Khánh Châu. Chu Lịch đến Hoài Viễn thành. Mặc dù không biết bọn họ đem theo bao nhiêu quân. Nhưng bốn vị võ tướng này là trụ cột vững chắc của quân Tây Bắc Đại Tống.
Tuy nhiên hắn vẫn không yên tâm. Lại phái mấy tên gián điệp lanh lợi đến biên giới Tống do thám. Tuy rằng biên giới nước Tống đang xét hỏi kiểm tra rất nghiêm ngặt. Nhưng vẫn để hắn biết được tại thành Hoài Viễn ( Bình Lương ngày nay) ẩn nấp rất nhiều bóng dáng binh sĩ. Theo kẻ thăm dò bẩm báo. Những binh sĩ này ít nhất phải đến hơn 10 vạn.
Đầu tiên hắn dùng khoái mã lệnh cho binh sĩ tại núi Thiên Đô sáng sớm ngày mùng 4 xuất phát từ Thiên Đô. Đánh vào thành Hoài Viễn. Tiến thêm một bước trong việc làm cho Tống binh mê hoặc. Mùng 5. Đại quân chỉ xuất phát sau một ngày. Là quay về núi Thiên Đô. Tựa vào chân núi mà thủ. Thu hút và phân tán sự chú ý của quân Tống. Đồng thời. Hắn tự đem bẩy vạn kị sĩ tinh nhuệ. Không tiếc vì đường núi khó đi khiến tổn thất rất nhiều chiến mã và tướng sĩ đi xuyên qua đường núi phủ đầy tuyết. Từ núi Bạch Can đột nhiên đánh ra. Như vậy mà vòng qua Khoan Thành, An Viễn Trại, Hắc Thủy Trại, Lão Lão Trại những nơi quân Tống đóng giữ. Trực tiếp đánh phá Kim Minh Trại. Giải cứu ngôi danh mị cùng binh sĩ Tây Hạ bị bắt Ngôi Danh Mị. Đồng thời một vạn kỵ binh xuyên núi hướng thẳng về An Viễn Trại. Để tránh những Tống binh các trại sau lưng hắn phá hoại.
Binh lực Tống triều tại Tây Bắc hắn cũng biết. Vốn dĩ gộp tất cả lại cũng không quá hai mươi mấy vạn người. Chính là hiện tại vì trận Đại chiến Tam Xuyên Khẩu. Tống triều bố trí thêm không ít binh sĩ nhưng mà cũng chỉ hơn 30 vạn. Hơn ba mươi vạn binh sĩ này còn phải bảo vệ các trại. Những binh sĩ có thể lưu động không nhiều. Thạch Kiên đã trúng kế. Cho rằng hắn bắt đầu từ Kính Châu. Đem đại quân bố trí tại Kính Châu. Vậy thì binh sĩ còn lại ở thành Duyên Châu không là bao nhiêu. Hoặc là dùng kế khó hiểu của Trương Nguyên đã nói:
- Vì hiện nay chúng ta phải giải cứu Kim Minh Trại. Theo cách nghĩ của người thường chúng ta có thể cho rằng Thạch Kiên dùng vây thành đánh quân tiếp viện. Mai phục tại Thổ thành. Cho nên ngược lại chúng ta phải tấn công Kính Châu. Hơn nữa các trại đa phần nằm ở vùng Hoàn Khánh. Bề ngoài chúng ta có thể dễ dàng tấn công Kính Châu nhưng đó là 1 cái bẫy vì vậy tấn công Kính Châu rát nguy hiểm. Nếu vậy sao chúng ta không tương kế tựu kế tấn công Duyên Châu. Nếu lấy được Duyên Châu thì chúng ta có thể dễ dàng phòng thủ tại Duyên Châu hoặc rút lui theo hướng Hoàn Châu, Tuy Châu. Thiếu niên kia chắc sẽ tính đến điểm này nên chúng ta ngược lại sẽ lựa chọn tấn công Kính Châu.
Tuy Nguyên Hạo đánh trận rất lợi hại. Nhưng đưa hắn cái cái kiểu suy đoán ngược của ngược thành thuận này rồi lại thuận của ngược thành ngược . Làm cho đầu óc quay cuồng. Với so sánh phân tích không có thực tế này của Trương Viên. Hắn càng coi trọng gián điệp các nơi và tình báo Mai Đạo Gia chuyển đến. Dùng nó để phân tích trái lại đáng tin hơn. Đây không phải là hắn coi thường Trương Viễn. Mà là trận chiến này có thể liên quan đến vận mệnh quốc gia cùng uy tín của hắn tại các bộ tộc. Hắn không dám đem cơ hội quý báu này đặt cược vào phán đoán thuận ngược như của Trương Viễn.
Mùng năm. Tống binh Hoài Viễn thành và binh sĩ Tây Hạ từ Thiên Bàn sơn đối đầu nhau. Đêm mùng năm. Mười vạn đại quân núi Thiên Bàn. Có năm vạn kỵ binh từ núi Thiên Đô thọc thẳng vào núi Bạch Can. Chi viện cho đại quân Tây Hạ tấn công Duyên Châu . Có lẽ lộ trình này còn xa hơn khoảng cách từ Kính Châu tới Kim Minh Trại một chút. Nhưng vì bọn họ vốn đều là kỵ binh. Trái lại còn đến Kim Minh Trại trước viện binh Tống triều.
Hiện hắn đã không sợ Thạch Kiên biết mục đích chính của hắn nữa. Do Tống binh vẫn còn ở xa nơi Kính Châu. Cách Duyên Châu lộ trình gần một nghìn cây. Cho dù hiện tại Thạch Kiên biết tin. Mệnh lệnh đại quân nơi Kính Châu quay về Duyên Châu. Cũng mất đến vài ngày. Hơn nữa di chuyển quãng đường dài như vậy. Sớm đã người ngựa mệt mỏi. Mất đi sức chiến đấu.
Mà bởi vì Duyên Châu bị bao vây. Thạch Kiên không thể không giải cứu. Đây cũng chính là kết quả mà hắn muốn. Tiếp tục sử dụng phương pháp bao vây đánh quân tiếp viện lần trước. Dùng mưu mô tiêu diệt cánh quân uể oải này. Đồng thời. Năm vạn binh sĩ núi Thiên Sơn lại một lần nữa xuất kích tấn công Hoài Viễn thành. Áp sát Hoàn Khánh. Khiến Tống binh Hoàn Khánh, Kính Châu không dám tiếp viện thành Duyên Châu. Chỉ cần tiêu diệt cánh quân tiếp viện này. Vậy thì có thể yên tâm lấy được Duyên Châu. Lại cùng binh tướng Tây Hạ Tuy Châu, Hoành Châu chiếm hết các trại nơi phía Bắc Duyên Châu.Vậy thì tiến thêm một bước vào Nam hạ có thể uy hiếp Phủ Kinh Triệu. Đông tiến có thể uy hiếp Sơn Pháp. Hắn vẫn chưa đủ dã tâm chiếm lấy phủ Kinh Triệu và Sơn Tây. Đặc biệt là Sơn Tây. Còn cách nhau Thái Hành sơn.
Hiện còn có một khả năng. Đấy chính là Thạch Kiên bất chấp an nguy của thành Duyên Châu. Hoặc là muốn một lần nữa xảy ra kì tích ở trận chiến bảo vệ Duyên Châu. Mong mỏi thành Duyên Châu có thể trụ vững. Mà năm vạn binh sĩ một lòng muốn thôn tính núi Thiên Đô này. Như vậy cũng được. Rút về Thiên Đô lợi dụng sự quen thuộc điều kiện địa lý. Tống binh sẽ không dám tấn công. Còn về Thạch Kiên sắp đặt quỷ kế gì ở vùng này hay không. Chỉ cần binh sĩ núi Thiên Đô không đi sâu vào biên giới nước Tống. Những sự sắp đặt này cũng đồng nghĩa với việc làm vô ích. Đợi đến khi Duyên Châu lâm nguy. Thạch Kiên đem đại quân quay lại phương Bắc. Những sự sắp đặt này đều vô hiệu rồi. Hơn nữa, bởi vì Kính Nguyên địa thế bằng phẳng. Hiện nay đại quân quay về hướng bắc. Mặc dù Kinh Nguyên doanh trại nhiều. Lúc đó cũng thành đất thả ngựa của năm vạn binh sĩ Tây Hạ này mà thôi.
Kế hoạch lần này. Có thể nói là lưới trời khó lọt. Thậm chí Nguyên Hạo còn muốn giết chết Thạch Kiên. Để tiện bóp chết mối hiểm nguy lớn nhất Bắc Tống này tại Tây bắc.
Quả nhiên. Binh lính của hắn xuất hiện tại núi Bạch Can. Suốt dọc đường không có Tống binh cản trở. Nhớ lại cảnh ngộ của hắn nửa năm trước. Nếu như không phải phụ vương hắn chấp chính mới khiến hắn đem không dủ binh lực. E rằng Duyên Châu hiện nay cũng nằm trong sự kiểm soát của hắn. Hắn nhớ đến bài thơ của thi sĩ đời Đường Lưu Vũ Tích:
Bách mẫu đình trung bán thị đài,
Đào hoa tịnh tận thái hoa khai.
Chủng đào đạo sĩ quy hà xứ,
Tiền độ Lưu lang kim hựu lai
(Tái du Huyền Đô quán)
Hoài Anh dịch thơ: Lại đến chơi lầu Huyền Đô
Vườn xưa trăm mẫu nửa rêu đầy
Đào hết, hoa rau lại đến thay
Đạo sĩ trồng đào đâu đó nhỉ ?
Chàng Lưu năm trước lại về đây.
Nguồn: Bùi Thụy Đào Nguyên: Lưu Vũ Tích, nhà thơ Trung Quốc thời Trung Đường
Trong lòng có sẵn kế hoạch hắn lập tức cưỡi lên lưng ngựa. Một dáng vẻ đã nắm bắt được toàn cục. Nhưng không nghĩ đến con đường này vốn dĩ có rất nhiều người. Nhưng vì hành vi của hắn. Nhiều người họ gia đình tan nát. Còn lại bá tánh dân thường cũng sợ khói lửa chiến tranh một lần nữa nổi lên. Trốn về nội địa ( trung thổ) rồi. Hiện nay đã trở thành một cảnh tượng hoang tàn. Thậm chí trong những người này còn có rất nhiều người đồng tộc với hắn.
Khi hắn nghe thám tử được sai đi nói Kim Minh Trại đã thất thủ rồi. Hắn vẫn có chút thất vọng. Bởi vì tấn công Duyên Châu mà có Kim Minh Trại cho cả nỗi lo phía sau. Đối với chuyện dễ thủ khó công của Kim Minh Trại. Trí nhớ của hắn vẫn còn mới nguyên.
Nhưng sau đó hắn lại vui vẻ trở lại. Bởi vì thám tử bẩm báo Tống binh bảo vệ Kim Minh Trại chỉ có một vạn người. Mà còn là một tên tiểu tướng. Lần này không giống với lần trước hắn tấn công Kim Minh Trại. Lúc đó trấn thủ Kim Minh trại là Lý Sĩ Bân Đô tuần kiểm sứ người đồng tộc với hắn chính là một vị lão tướng dũng mãnh. Ông thống lãnh 18 trại Khương Binh. Gần 10 vạn người. Được người Duyên Châu gọi là Thiết Bích tướng công . Bất luận là từ binh lực trong tay có thể điều động. Hay là kinh nghiệm tác chiến. Tên tiểu tướng này còn xa mới theo kịp Lý Sĩ Bân. Quan trọng nhất là Kim minh Trại còn có mấy nghìn binh sĩ Tây Hạ bị bắt làm tù binh. Hiện nay. Cho dù quân Tống biết đại quân của hắn đánh đến. Cũng không dám đem những tù binh này đưa đến thành Duyên Châu. Suy cho cùng cũng có hơn một trăm dặm đường phải đi. Hay là nơi này khắp nơi tuyết đóng băng. Còn nữa suốt dọc đường có một vài sơn lộ. Không mất hai ba ngày thì không thể đến Duyên Châu được. Vậy thì có khả năng trên đường đi bị đại quân của hắn vây hãm lại rồi.
Mất đi thành trì kiên cố. Bất luận Tống binh có bao nhiêu người áp giải. Dù cho là một vạn người Kim Minh trại áp giải toàn bộ. Cũng giống như là bông hoa trôi dạt muốn ngăn thuyền lớn chạy đi . Sẽ nhanh chóng bị đại quân của hắn nghiền nát .
Thế là hắn hạ lệnh tăng nhanh hành trình. Còn phái hai vạn đại quân làm tiên phong. Dẫn đầu đến Kim Minh Trại.
Đến chiều mùng 6. Đội quân đầu tiên của Tây Hạ đến Thổ Môn. Có lẽ hiện tại Thổ Môn là thành cấp huyện. Nhưng qui mô của nó lúc đấy tuyệt đối không bằng qui mô của Kim Minh Trại. Thấy đại quân Tây Hạ đến. Mấy nghìn binh Tống giữ Thổ Mônliền bỏ lThổ Môn toàn bộ trốn về Kim Minh Trại.
Thống lĩnh đội ngũ quân tiên phong này là Dã Lợi Vượng Vinh. Hắn là anh ngay trước của Nguyên Hạo. Nắm giữ Minh Đường Tả Sương Quân. Người này được mệnh danh là Dã Lợi Vương. Không những vũ dũng. Mà còn rất có mưu lược. Hắn thống lĩnh đại quân Tây Hạ của Hằng sơn. Từng lập đại công trong trận đại chiến Tam Xuyên Khẩu. Trong lịch sử tướng biên ngoại Tống triều hận hắn và đệ đệ Dã Lợi Ngộ Khất thấu xương.. Để tìm cách tiêu diệt bọn họ người Tống đã tìm mọi cách. Từng hành thích, chiêu hàng nhưng đều không thành công. Cuối cùng lão tổ tông của Loại gia là Loại Thế Hoành dùng kế phản gián. Mượn tay Nguyên Hạo giết hắn.
Dù bánh xe lịch sử dần dần bị Thạch Kiên thay đổi quĩ đạo. Nhưng không thể thay đổi tài năng của hắn.Trong phút chốc hắn liền phản ứng, nếu như để mấy nghìn binh Tống này đến Kim Minh Trại. Sẽ gia tăng sức mạnh phòng thủ của Kim Minh Trại. Hắn lập tức phái binh sĩ thông báo cho Nguyên Hạo. Sau đó đem đại quân đi truy sát mấy nghìn binh Tống này.
Nguyên Hạo nghe được tin tức này. Hắn rất vui mừng. Mặc dù Thổ Mônlà một thành nhỏ cho quân Tống lưu lại. Hắn muốn tấn côngvẫn lãng phí thời gian. Hiện tại quan trọng nhất là lấy được Kim Minh trại. Bức công thành Duyên Châu. Thu hút binh Tống ở Kính Châu đến. Trước khi lấy được Kim Minh trại. Hắn không muốn đêm dài lắm mộng. Bỏ lỡ quá nhiều thời gian.
Lại có một tin tốt truyền về. Thạch Kiên đem hơn bốn vạn đại quân. Xuất phát về hướng Kính Châu. Hiện tại đã đến Bảo An Quận. Nghe thấy hắn đột nhiên rút khỏi núi Bạch Can. Phòng thủ chính tại Bảo An Quận. Nguyên Hạo khó nghĩ bèn phái Vệ Mộ Kim đem ba vạn đại quân đuổi theo về Bảo An Quận.
Lời hắn dặn dò Vệ Mộ Kim khi gặp Thạch Kiên thì chỉ vây mà không đánh. Mặc dù hiện tại công thành có khả năng bắt lấy hoặc giết chết Thạch Kiên. Nhưng tạm thời Nguyên Hạo chưa muốn hắn chết Bởi vì hắn còn muốn dùng Thạch Kiên làm mồi nhử. Một con mồi rất lớn! An nguy của thành Duyên Châu. Thêm sự an nguy của Thạch Kiên. Không sợ đại quân Tống triều không từ Kính Châu rút quân về giải cứu.
Những binh sĩ này là do Thôi Diệt Lang chỉ huy. Hiện nay tất cả các lão tướng như Triết Duy Trung, Tào Vĩ đều sẽ đến Kính Châu. Hiện nay Duyên Châu chỉ còn một đám tiểu tướng. Khi đội quân của Dã Lợi Vượng Vinh còn chưa đến Thổ Môn. Thôi Diệt Lang đã nhận được tin cấp báo của Thạch Kiên. Lệnh cho hắn đem theo đại quân rút lui khỏi Thổ Môn. Nhưng mà Thôi Diệt Lang như còn có chút không can tâm. Tường thành Thổ Môn tuy không to lớn như tường thành Kim Minh Trại và thành Duyên Châu.Nhưng cũng vô cùng vững chãi.
Thôi Diệt Lang còn muốn lặp lại kì tích trận chiến bảo vệ Duyên Châu. Khi hắn còn đang do dự không quyết. Thì lại nhận được mệnh lệnh thứ hai của Thạch Kiên bắt hắn lập tức rút lui. Hắn mới chậm chạp rút đại quân về Kim Minh trại. Nhưng không ngờ rằng cánh quân tiên phong của Tây Hạ tốc độ lại nhanh đến vậy. Bây giờ hắn hối hận cũng không kịp rồi. Hắn bắt đầu đem binh sĩ chạy thục mạng. Nhưng mặt đất đầy tuyết xốp mềm. Dẫm một cái là một cái hố. Tốc độ làm sao có thể nhanh lên được?
Những binh sĩ Tây Hạ này giống như mưa bão mùa hè ập đến. Như đem mây đen giăng khắp bầu trời. Đến như cuốn hết sạch đi. Bọn chúng nhanh chóng tiếp cận mấy nghìn binh Tống do Thôi Diệt Lang chỉ huy. Trận chiến này bọn họ chính là những con mồi . Tiếng vó ngựa vang nhẹ nhè. Phát ra tiếng hí vang đầy hưng phấn . Thôi Diệt Lang vì luyện võ nghệ. Thính lực tốt. Hắn có thể nghe thấy tiếng thở gấp do chạy một cách quá nhanh của chiến mã Tây Hạ.
Kim Minh trại to lớn ở ngay trước mắt. Nhưng Thôi Diệt Lang thấy nó gần ngay trước mắt mà như xa tận chân trời.
Suốt cuộc hành trình này Thôi Diệt Lang vô cùng thê thảm. Lúc đầu cậu vốn mang theo quân nhu, sau đó thấy tình thế không ổn thì đem quân nhu bỏ lại. Thôi Diệt Lang còn hy vọng số quân nhu này đủ để có thể thu hút sự chú ý của đám binh sĩ Tây Hạ, khiến bọn chúng tranh giành nhau và làm cho tốc độ của chúng chậm lại. Nhưng cậu không ngờ hai vạn binh sĩ Tây Hạ này ngoảnh mặt làm ngơ với số quân nhu mà cậu vứt lại, chúng trực tiếp dẫm lên số quân nhu đó và đuổi sát theo sau quân Tống.
Năm mới đã đến nhưng nơi đây vẫn chưa hề có một chút không khí gì của mùa xuân. Gió táp trên mặt người giống như một lưỡi dao tạt qua, bốn bề vẫn một màu tuyết trắng, mấy ngày trời quang mây tạnh đã khiến một ít tuyết tan ra nhưng lại tức khắc biến thành lớp băng cứng trên mặt đất.