Hiện tại những tấm da thú này rất thích hợp để dùng làm vải dù. Trong đó điều làm cho Thạch Kiên cảm thấy hưng phấn nhất chính là trong số da lông hắn thu được ở Hưng Khánh, có rất nhiều là đặc sản của Tây Hạ, da dê thả bãi. Loại da này vừa dày lại ấm áp. Bây giờ dùng làm vải dù có thể nói là không gì thích hợp hơn .
Sau đó là dây dù. Đây cũng là vô ý, lúc trước phần lớn bọn họ, đặc biệt khi Thạch Kiên lần thứ hai tấn công Hưng Khánh, đều là dùng ngựa thồ hàng hóa . Để làm cho hàng hóa không rơi xuống từ trên lưng ngựa, Thạch Kiên lấy rất nhiều dây thừng ở trong kho trong thành buộc chặt hàng lý lại. Tuy nhiên Thạch Kiên qua khỏi bến Đại Thạch Đầu, hắn cũng sai đem theo toàn bộ những dây thừng này. Lúc ấy mọi người còn không hiểu. Hiện giờ mọi người mới hiểu được dụng ý của Thạch Kiên, nếu không có những dây thừng này, thì quả là phiền toái rồi, trên núi này kiếm đâu ra dây mà làm dây thừng.
Kỳ thật, sau khi Thạch Kiên làm xong cái dù đơn giản này, thì có rất nhiều người hiểu được cách làm của Thạch Kiên. Rất nhiều người trong bọn họ đã nghe nói lần đầu tiên Thạch Kiên vào kinh, chế tạo cái nhiệt khí cầu đó, vì muốn đùa cho Chân Tông vui vẻ, hắn cũng đã làm một chiếc dù để nhảy, từ trên trời nhảy xuống.
Chẳng trách Thạch Kiên nói phải nhảy từ vách núi nhảy xuống. Độ cao vách núi này ước chừng cũng tương đương với độ cao của khí cầu khi ở trên không.
Sau khi làm xong những công tác chuẩn bị này, Thạch Kiên chỉ mang theo lương khô dùng trong vài ngày, chỉ được phép đem theo chút lương khô và vũ khí còn có ván trượt tuyết, dù dự phòng, nếu vì quá nặng, dù không mở khi ở trên không trung, người rơi xuống mặt đất, thế thì hỏng hết. Sau đó hắn dạy bảo binh lính những chú ý khi nhảy dù.
Mấy hôm trước, chính là cái đêm hôm gió tây bắc thổi mạnh nhất, Thạch Kiên dẫn bọn họ lên đỉnh núi, đầu tiên đem tất cả đồ đạc đặt vào trong dù. Đây cũng là không còn cách nào khác. Cao như vậy, đừng nói là tuyết, ngay cả khôi giáp rơi xuống cũng chẳng còn ra hình thù nữa rồi.
Sau đó là người. Nhưng lúc này tất cả mọi người đều bắt đầu khó khăn. Tuy rằng đã biết tỉ lệ nhảy dù gặp chuyện không may không phải là cao. Nhưng mà vách núi cao như thế này, đêm tối như thế này, nhìn xuống sâu một cách khác thường, ai dám nhảy xuống.
Thạch Kiên không còn cách nào. Đành phải kêu Thôi Diệt Lang đẫn đầu. Và bảo hắn nhảy xuống trước. Nếu không có chuyện gì đốt một cây đuốc cho sáng lóe một chút. Báo tin. Đương nhiên Thạch Kiên cũng không suy nghĩ sang bao lâu. Nếu có chuyện, nhảy từ cao như vậy xuống. Người sớm đã bị nát xương rồi. Còn đốt đuốc thế nào được?
Thạch Kiên hành sự có vẻ như rất bạo. Nhưng trong thâm tâm rất cẩn thận. Có vẻ như đến bây giờ hắn rất nhiều lần lấy thân mạo hiểm. Nhưng phân tích ra. Đã nắm chắc mười phần hắn mới làm như vậy mà. Vốn là đường tiến chưa nghĩ được. Đường lui đã nghĩ xong từ lâu rồi. Hắn cũng rất hiếm khi nói với thủ hạ. Một là sợ để lộ tin tức. Hai là nếu chỉ nghĩ tới đường lui. Binh lính sẽ không sẽ liều mạng. Không liều mạng thì làm sao chiến thắng kẻ thù.
Chẳng những hắn cẩn thận kiểm tra mỗi một tấm vải dù và mối nói dù có chắc chắn hay không. Hơn nữa hắn đặc cách chọn thời tiết này. Gió đêm lớn thế này, tuy rằng sẽ làm cho người rơi xuống rất rét lạnh. Nhưng càng dễ dàng mở dù ra giảm thiểu tốc độ rơi.
Đợi đến khi Thôi Diệt Lang châm cây đuốc. Hắn đã bị thổi đi cách núi Bán Đao rất xa. Sau đó trong chốc lát. Mọi người đồng loạt nhắm mắt lại nhảy xuống. Kết quả thật đúng là không ai bị ngã chết. Tuy nhiên có mấy người bởi vì đá to lớn quá. Như Tống Minh Nguyệt. Rơi xuống tới mặt đất chân bị thương. Còn có rất nhiều người bị mắc trên ngọn những cây đại thụ lớn ở dưới chân núi. Một người hô cứu mạng khe khẽ, còn không được hô quá lớn. Sợ quân Tây Hạ bên kia núi nghe thấy.
Trên thực tế ngược gió. Độ dốc phía bắc núi Bán Đao lại lớn. Chỉ cần không phải người hô ngựa kêu. Binh lính Tây Hạ bên kia núi căn bản không thể nghe thấy. Tuy nhiên phần lớn binh lính này là đệ tử đất Hà Đông. Trong đó rất nhiều người sở trường trèo cây. Tuy rằng lúc này trên nhánh cây còn giăng đầy tuyết đọng. Cũng không làm khó được bọn họ. Lập tức có binh lính trèo lên cây cứu bọn họ xuống dưới. Còn tìm kiếm những đồ đạc ném xuống lúc trước, đến buổi sáng ngày hôm sau mới xuất phát.
Lần này Thạch Kiên sợ ván trượt tuyết sẽ dễ dàng bị hư hỏng, mỗi người đều là chuẩn bị hai bộ dự phòng. Công dụng đầu tiên là trở người bị thương. Thạch Kiên ghép hai tấm ván đặt trên tuyết, để người bị thương ngủ ở trên. Sau đó vài binh lính kéo đi khỏi nơi này. Tuy nhiên ngày đầu tiên hành trình tương đối gian nan, nhất là phía sau núi Bán Đao đường không tốt, hai là binh lính cũng chưa thực sự nắm vững kiểu trượt tuyết này. Liên tục có người bị té ngã. Nhưng mà công chúa Hưng Bình chưa ra ngoài bao giờ, trượt rất giỏi, đại khái cảm thấy mới lạ, nàng còn vừa trượt vừa phát ra tiếng cười như tiếng chuông bạc.
Giờ nàng thoát khỏi sự tra tấn của Nguyên Hạo, tuy rằng sống có khổ cực, nhưng càng ngày càng thấy hạnh phúc hơn.
Đến ngày hôm sau, binh lính bắt đầu nắm được một số kỹ xảo, bắt đầu trượt tốt hơn. Còn một số thương binh, với số thuốc dưỡng thương mà Thạch Kiên chuẩn bị được, cũng đã có thể đứng trở lại, giảm bớt gánh nặng cho đội ngũ. Cứ như vậy tốc độ cũng nhanh dần.
Lần này lại phải cảm ơn những tấm bản đồ mà Thân Nghĩa Bân thu được thêm một lần nữa, để hắn có thể tìm ra một con đường nhỏ nữa trong ngọn núi này, và xuyên qua Cam Châu.
Nếu bọn họ buộc phải tấn công Cam Châu, cách mấy vạn đại quân Nguyên Hạo quá gần, dễ lâm vào cảnh nguy hiểm.
Như vậy qua sáu ngày, bọn họ đi đến Tiểu Sơn Oa. Bọn họ còn tại vẫn duy trì truyền thống vinh quang trước kia, ban ngày ẩn nấp ban đêm đi. Hơn nữa bởi vì có xe trượt tuyết, đi thẳng một mạch, tuy rằng không nhanh bằng cưỡi chiến mã, nhưng so với sức người thì nhanh hơn nhiều rồi. Đặc biệt hiện nay ở hành lang Hà Tây, nơi nơi vẫn là băng tuyết, người đang đi trên mặt, dẫm càng sâu, đi càng chậm.
Đây cũng là nguyên nhân quân Tây Hạ nhìn thấy bọn họ giết chiến mã càng cảm thấy an tâm vì trong mắt bọn họ, đã không có chiến mã, không cần nói là quân Tống, ngay cả người Tây Hạ, đã ở trên mặt đất tuyết này thì nửa bước cũng khó đi.
Thạch Kiên không đưa bọn họ đến tiến công Túc Châu, mà là đến một thung lũng. Trong thung lũng này chỉ có mấy hộ dân chăn nuôi, hơn nữa tất cả đều là người Hồi Cốt. Giống như cả dải từ vùng Cam Châu đến Sa Châu, về cơ bản vùng này đều là người Hồi Cốt làm nghề chăn nuôi. Thậm chí men theo Kỳ Liên sơn kéo dài đến Lương Châu, đến Tần Châu, đều rải rác rất nhiều người Hồi Cốt.
Lúc này trời không còn tối hoàn toàn nữa. Nhìn thấy mấy ngàn binh Tống kéo tới, tất cả mấy hộ dân chăn nuôi lộ ra thần sắc kinh hoảng.
Thạch Kiên chú ý một chút, trong làng đàn bà con gái chiếm đa số, nam tử chỉ có mấy người già và vài cái đứa bé. Còn có ba thiếu nữ đội Tát Đạt Nhĩ cách , đây là một loại vải có các loại vỏ sò và ngân bài. Trên mặt các nàng còn che khăn sa màu tím, nhìn không rõ khuôn mặt, chỉ nhìn thấy bảy bím tóc nho nhỏ ở mặt sau, tuy nhiên dáng người đều còn rất thon thả, chính vì rụt rè mà trốn ở sau đám người, nhìn trộm bọn họ.
Tuy rằng cánh quân Tống của Thạch Kiên thoạt nhìn lộn xộn vô cùng, nhưng dù sao cũng là quân đội. Mấy ngàn người đông nghìn nghịt như vậy vừa đứng lại, mà bọn họ lộn xộn cũng chỉ là hơi lộn xộn một chút, nhưng ai cũng mang theo sát khí. Tất cả những người dân chăn nuôi này đều sợ tới mức không dám nói lời nào.
Thạch Kiên hỏi:
- Ai là người đứng đầu nơi này?
Một lúc lâu, mới có một lão già run rẩy run rẩy đi ra, nói nhi nhí:
- Không biết quân gia muốn làm gì?
Vì sự hưng thịnh của nhà Đường, biên cương kéo dài tới Tây Á, tuy rằng nhà Đường diệt vong rồi nhưng dư uy của nó vẫn còn, đây cũng là nguyên nhân Hồi Hột Liên Hắc Hãn xưng vương với nhà Đường. Giống như hai châu Cam Túc vẫn là đất của Trung Quốc, giờ vẫn còn một số người Hán lưu lạc nơi đây. Bởi vậy nơi này có tiếng của dân tộc Hồi Hột, tiếng Đảng Hạng, cũng có tiếng Hán. Như ở Tây Vực có rất nhiều bộ lạc, tiếng Hán còn làm một loại ngôn ngữ quý tộc, cho rằng biết nói tiếng Hán là người Tống.
Ông lão này chẳng những nghe hiểu tiếng Hán mà còn trả lời bằng tiếng Hán.
Thạch Kiên nói:
- Ta muốn mua tất cả số ngựa của các người ở đây. Còn…
Nói tới đây hắn qua binh lính, bọn họ đã ăn thịt ngựa khô vài ngày rồi, môi đều bị nhiệt cả. Hắn lại nói tiếp:
- Còn muốn mua toàn bộ số dê ở đây.
Nói xong lấy ra một rương vàng nhỏ. Tiền tệ của Tống triều vẫn là lấy tiền đồng là chính, bạc rất quý. Giống như là hiện nay nếu xuất hiện tấm nhân dân tệ một ngàn tệ vậy, mua đồ rất phiền toái. Nhưng rất nhiều thương nhân Tây Vực không nhận biết được đồng tiền Tống triều, ngược lại nhận thức bạc của Tống triều. Điều này có lẽ có liên quan tới việc người Hồi Cốt thích dùng ngân khí làm trang sức. Sau lại còn tạo nên sự tổn thất số lượng lớn bạc của Tống triều, giá bạc lên cao. Theo lúc ban đầu mỗi lượng bạc chỉ đáng giá hai trăm văn tiền đến đến sau lại đáng giá đến một quan tiền.
Nhưng vàng không phải đơn vị tiền, hoặc là căn bản không có người nào nghĩ tới dùng vàng làm tiền sử dụng vì nó càng quý hơn. Tuy nhiên nơi nơi đều mở các cửa hiệu chuyên thực hiện buôn bán vàng.