Quân Tống cùng Thạch Kiên đang ở Nhã Bố Lại Sơn, con đường tới Nhã Bố Lại Sơn phải đi qua sa mạc Đằng Cách Lý và sa mạc Đan Cát Lâm. Đồng thời, so với sa mạc Dữ Tháp Khắc Lạp Mã Can, sa mạc Ba Đan Cát Lâm cũng kéo dài lại vô cùng thưa thới thực vật. Đồng thời cũng có một vài hồ nước, tuy nhiên phần lớn là hồ nước muối, chỉ có một số hồ bên cạnh là còn có một chút nước ngọt dùng để uống.
Hơn nữa lúc này sa mạc hóa còn chưa nhiều như hiện nay còn kinh khủng hơn, tuy rằng so với sa mạc Đằng Cách Lý nơi này hoang vắng hơn, nhưng so với sa mạc Tháp Khắc Lạp Mã Can nơi này còn có một chút sức sống. Chỉ có điều người ở đây vô cùng thưa thớt, rất nhiều nơi là không có người ở, trên thực tế, nơi này là đất của Tây Hạ, thậm chí nơi này còn gần biên giới Tây Bắc, nhưng ở đây không ai quản lý. Chỉ có ở cực bắc ở đây, có mấy chục người tạo thành một bộ lạc nhỏ, sống bằng cách săn bắn và du mục.
Đây có lẽ cũng là nguyên nhân mà Thạch Kiên lựa chọn nơi này.
Trên thực tế thời tiết đang vào mùa đông, nhiệt độ ở trung tâm sa mạc cực thấp, đây cũng không phải là chủ yếu, bất kể là sa mạc Đằng Cách Lý, hay là sa mạc Ba Đan Cát Lâm, cơ bản đều không ngừng có gió to, đặc biệt gió mùa đông còn lớn hơn nữa, trong đó còn thường có gió lớn cấp tám. Gió thổi trên người giống như dao nhỏ cứa vào. Trong kiếp trước của Thạch Kiên, nhiệt độ thấp nhất nơi này là gần âm 40 độ, hơn nữa bây giờ còn là thời kỳ tiểu băng hà.
Nhiệt độ như vậy, bọn họ phải trang bị áo đủ ấm, nhưng bản thân họ cũng rất vất vả. Bởi vậy Thạch Kiên chuẩn bị một lượng lớn da lông, dù sao ngựa trong tay bọn họ rất nhiều, khi ở Hưng Khánh lại đoạt được một ít chiến mã, mang theo một ít hàng hoá cũng tiện. Nhưng ra khỏi núi Hạ Lan, thời tiết đột nhiên khắc nghiệt hơn, cho dù bọn họ có người dẫn đường, còn có bản đồ Tây hạ mà Thân Nghĩa Bân thu được tại Hưng Khánh, cũng phải tìm gần mười ngày mới tới được Nhã Bố Lại. Lúc này là vào đầu tháng 11, cho dù Thạch Kiên mang theo rất nhiều quần áo giữ ấm, nhưng đi trên đường đã có mấy chục binh lính bị lạnh chết, còn có mấy trăm binh lính bị kiệt sức do giá rét. Điều này làm cho Thạch Kiên đau lòng không thôi.
Trải qua hai trận chiến ở Hưng Khánh, từ bảy nghìn binh lính nay chỉ còn lại hơn năm nghìn người. Mỗi một người đều là bảo bối của hắn, những người này sau khi trở về sẽ trở thành những binh lính dũng mãnh nhất và không sợ lạnh nhất trong quân Đại Tống, bọn họ có thể giữ được mạng mình về sau hắn sẽ bố trí để họ có thể phát huy những tác dụng lớn nhất.
Cũng có rất nhiều chiến mã không thích ứng được bị lạnh chết. Trên thực tế Thạch Kiên cũng không có cách nào khác, để sưởi ấm, ban đêm bọn họ phải hành quân, tuy rằng người còn phải chịu lạnh nhiều hơn, nhưng ở đây gió to nổi lên bốn phía sa mạc, nếu ngủ đêm sẽ càng có nhiều người tử vong hơn. Tuy nhiên người thì có thể mặc quần áo thật dày, nhưng ngựa thì không thể.
Vì thế cứ một con ngựa ngã xuống trong sa mạc, Thạch Kiên còn phải đem chúng hoả táng thi thể để che dấu vết.
Bọn họ đi tới phía sau Nhã Bố Lại Sơn, tính ra bọn họ cũng mới đến đây có hai ngày. Bởi vì mang theo đồ quân nhu, đi đường lại khổ cực, người chết ngày càng nhiều. Không ngờ đã có hàng trăm binh lính ngã xuống.
Đi vào Nhã Bố Lại Sơn, binh lính dường như là đang đi vào thiên đường vậy. Bởi vì Nhã Bố Lại Sơn chắn gió Tây Bắc cho nên trong thung lũng khá ấm áp. Đặc biệt sườn núi phía bắc Nhã Bố Lại Sơn do bị gió thổi làm ăn mòn núi nên tương đối bằng phẳng. Nhưng sườn núi phía nam lại là vách núi đá dựng đứng.
Bọn họ đang tiến vào một thung lũng phía Nam, gọi là Đại thạch đầu câu. Trong cái hoang mạc này, thung lũng ở đây không ngờ lại có nhiều cây cối như vậy, còn có rất nhiều suối nước.Lúc này còn có Ma Tước đứng trên cây ngô đồng kêu to, ngẫu nhiên còn có một vài con thú sơn dã lui tới. Binh lính rất ngạc nhiên khi nhìn thấy bọn họ đang leo lên một tảng núi đá lớn, bị gió xoáy tạo thành hình chiếc đầu sơn dương .
Bởi vì Nhã Bố Lại Sơn vùng núi cách trở, bên trong có một vài thảo nguyên, trong đó có hơn hai trăm người dân du mục. Cuộc sống của bọn họ gần như ngăn cách với thế giới bên ngoài. Đinh Mão vì sợ lộ tin tức nên đến đây để ngăn cách bọn họ, trên thực tế cũng như là giam giữ họ.
Sau đó Đinh Mão hỏi bọn họ mới biết, hoá ra họ cũng không biết Nguyên Hạo là ai.
Tuy nhiên cách sống này của bọn họ càng làm Thạch Kiên yên tâm. Hiện tại hắn rất rõ ràng, nếu đi về phía Đông Nam sẽ không về được Tống triều, hắn phải quay về. Từ đây đi đến nơi ở của người Hồi Hột, sau đó tiền vào đất của dân tộc Thổ Phiên, đây là con đường duy nhất bọn họ có thể trở về.
Nhưng hiện tại thời tiết rất lạnh, bọn họ phải tìm được một nơi hẻo lánh, có khả năng cản gió để trốn. Cuối cùng hắn thảo luận cùng Thân Nghĩa Bân và Tô Sĩ Quốc, đồng thời hỏi vài tên dẫn đường mà Sơn Ngộ phái tới mới quyết định lựa chọn ở lại đây cho hết mùa đông, đợi khi thời tiết ôn hoà hơn sẽ tiếp tục theo hướng Tây mà xuất phát.
Tuy nhiên đi tiếp con đường này, cũng chẳng khác gì việc hành quân đường dài ngàn dặm cách đây hai vạn năm ở kiếp trước của Thạch Kiên.
Trên thực tế đoạn hành trình này cũng không có gì vinh quang để lưu lại lịch sử sau này.
Đinh Mão mang theo một vài thủ hạ đứng ở bên ngoài núi nghênh đón bọn họ, thông qua chuyện trò, Đinh Mão nghe được bọn họ đã tập kích thành công Hưng Khánh, hắn cùng hơn một ngàn binh lính đều bày tỏ ánh mắt cực kỳ hâm mộ.
Thạch Kiên nghiêm mặt nói:
-Tây Hán tam kiệt, cuối cùng Lưu Bang lại cho ai là người có công lao lớn nhất?
Lúc này Đinh Mão mới nghẹn ngào nói không ra lời.
Ý của Thạch Kiên chính là, Lưu Bang đánh thiên hạ, trong đó có ba người công lao lớn nhất, Tiêu Hà quản lý hậu cần, Trương Lương bày mưu tính kế, Hàn Tín lãnh binh tác chiến. Nhưng sau khi phẩm công, Lưu Bang lại nói Tiêu Hà công lao lớn nhất.
Ý tứ của hắn chính là nếu Đinh Mão không mang quân nhu đến, cho dù bọn họ có diệt được Hưng Khánh nhưng lại không có đồ ăn, nước uống, đến lúc đó sinh mạng cũng không đảm bảo, còn nói gì đến công lao. Hơn nữa chiến mã của bọn họ cũng cần lương thảo.
Đến Thạch Đầu Câu, Thạch Kiên làm một việc khiến binh lính cực kỳ bi thương, hắn đem toàn bộ ngựa giết hết.
Quả thật hiện tại có rất nhiều ngựa, đặc biệt có nhiều con đi qua một đoạn đường dài, chúng đều sắp ngã quỵ. Thạch Kiên không thể làm lãng phí lương thảo cho chúng nữa.
Nhưng những binh lính này nhìn đến những con ngựa do chính mình cưỡi bị giết, bọn họ đều không đành lòng, đều muốn khóc. Những binh lính này đều xuất thân là kỵ binh, làm sao có thể không thương chiến mã của mình đây?
Kỳ thật giết chết chiến mã, vừa có thể tiết kiệm lương thảo, lại có thể đem thịt ngựa phơi nắng, sau này tích lại thành nhiều lương thực hơn.
Giết chiến mã xong, Thạch Kiên còn giết hơn một ngàn tù binh. Cũng như lần trước, hắn nhớ kỹ địa chỉ thân nhân trong nhà của họ, hiện tại không phải hắn sợ bọn họ chạy trốn, trong hoàn cảnh hiện tại bọn họ không có lương thực, cho dù muốn chạy cũng trốn không thoát. Nhưng hết thảy đều vì lương thực, cho dù bọn họ mang theo rất nhiều quân nhu, cũng không thể chịu nổi mấy ngàn người tiêu hao, hơn nữa bọn họ cũng không biết sẽ phải ở lại nơi này bao lâu.
Lúc này, ngay cả Đinh Mão cũng không đành lòng, đoạn đường này, nếu không có nhóm tù binh, bọn họ căn bản là không thể vận chuyển quân nhu. Kỳ thật, số tù binh bởi vì vận chuyển mà chết so với số người chết trong bọn họ còn nhiều hơn.
Hưng Bình công chúa nhịn không được nói:
-Thạch Kiên, thật không ngờ, ngươi chẳng những là một nguỵ quân tử, hơn nữa còn là một tên đao phủ.
Vốn dĩ nghe hắn giảng cho Ngô Nhiên “Tây Du Hiếu”, “Hồng Lâu Mộng”, “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, nàng liền cảm nhận Thạch Kiên vô cùng tốt, nhưng sau hai lần giết chóc này, cái nhìn của nàng hoàn toàn thay đổi.
Thạch Kiên cười khổ, hắn không thể giải thích, hắn chỉ thầm nghĩ rằng, chờ đi thêm một đoạn đường nữa, ngươi sẽ biết vì sao ta làm như vậy.
Lúc này Thạch Kiên lại phân phó, thừa dịp bên ngoài núi có cây cỏ không hoàn toàn khô héo, gom tất cả lại để làm cỏ cho ngựa. Nhưng thức ăn của chiến mã cũng không đơn giản chỉ có cỏ, còn có dầu, tử, yến mạch, sau đó Thạch Kiên cũng thử hiệu quả của cây ngô, thậm chí còn có đường đỏ, trứng gà. Hiện tại làm sao Thạch Kiên có thể tìm được những thứ này. May mắn hắn đã có chuẩn bị, đem theo một ít cây ngô và yến mạch. Cuối cùng sau hai tháng, ngựa cũng không bị gục ngã nhiều.
Nhã Bố Lại Sơn cao lớn tạm thời che khuất gió lạnh. Thạch Kiên cũng không thả lỏng cảnh giác, hắn mỗi ngày đều phái binh lính đi bốn phía tuần tra trong thời tiết gió rét. Như vậy một là để phòng ngừa sự cố phát sinh ngoài ý muốn, hai là để cho binh lính rèn luyện khả năng chịu giá lạnh. Đồng dạng cũng để cho chiến mã thích ứng với loại khí hậu lạnh lẽo này.
Cứ như vậy qua hai tháng, gió to thổi làm cho mặt binh lính ngày càng đen, ngay cả công tử bột như Tô Sĩ Quốc cũng thành một tên mặt gầy đen. Lương thực bọn họ mang theo cũng sắp ăn hết, cũng may Thạch Kiên đã giết hết ngựa, nếu không mấy ngàn người còn có chiến mã cũng phải ăn một ít hoa màu, lương thực sợ rằng đã cạn sạch. Tuy nhiện, hiện tại cũng không có vấn đề gì, bởi vì hôm nay là ngày đầu tiên của năm mới, thời tiết lập tức sẽ ôn hoà hơn, bọn họ cũng có thể rời khỏi nơi này.