Trông thấy cảnh tượng này, vị Công chúa kia mới “dốc sức” ngồi xuống nôn ọe.
Thạch Kiên nói:
- Bảo nàng đừng đi theo ta thì không nghe. Đây chỉ là bước thứ nhất mà thôi.
Sau đó lệnh cho binh lính đem đám tù binh kia đi mai táng rồi lại dẫn bọn họ vào sa mạc Đằng Cách Lý. Lúc này đang là trung tuần tháng mười, thời tiết ở sa mạc Đằng Cách Lý rất lạnh. Thạch Kiên chỉ có thể dẫn bọn họ hành quân vào ban đêm, ban ngày nghỉ ngơi, nếu không thì chỉ cần nằm xuống ở nơi sa mạc băng giá này thì có thể vĩnh viễn không thể dậy được nữa.
Đặc biệt là nửa đêm về sáng, tuy trên sa mạc không có thành phần của nước, không thể đóng băng được nhưng khi cầm cát trên tay cũng có thể đóng băng lại và dính trên tay. Tới sáng ra, khi ánh nắng mặt trời đem ấm áp tới cho sa mạc này thì họ mới có thể nghỉ ngơi.
Như đám Địch Thanh, lần đầu tiên vào sa mạc này còn có chút kiếu kỳ, không khỏi nhìn đông ngó tây. Cát chảy trên sa mạc Đằng Cách Lý mênh mông mịt mù không thấy bến bờ cũng hấp dẫn họ. Đặc biệt là những đám mây lúc sáng sớm và khi trời chập tối, nó được nhuộm bằng một màu tím hồng trông giống như một bức tranh sơn dầu.
Sa mạc Đằng Cách Lý là sa mạc lớn thứ tư của Trung Quốc. So với sa mạc Taklamakan (1) thì nó có thêm một phần sức sống. Phía tây nam bộ của sa mạc này có rất nhiều nơi bị bao trùm bởi những thảm thực vật. Những nơi khác cũng có rất nhiều vùng đất trũng, còn có vài trăm hồ nước, thực vật ở những vùng này cũng khá tốt. Do đó nên cũng có một số người sống ở đây, trong số đó có người Khiết Đan, dân tộc Tác-ta, dân tộc Thổ Dục Hồn, dân tộc Hồi Hột, dân tộc Thổ Phiên, còn có người Đảng Hạng, và cả một số bộ tộc mà ngay cả bọn họ cũng không biết những người đó thuộc những chủng tộc nào. Tuy nhiên, trừ những người buôn bán thì ở đây ngay cả một cái bóng của người Hán cũng không tìm thấy.
(1) Sa mạc Taklamakan (Takelamagan Shamo, 塔克拉玛干沙漠, Tháp Khắc Lạp Mã Can sa mạc), cũng gọi là Taklimakan, là một sa mạc tạiTrung Á, trong khu vực thuộc Khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nó có ranh giới là dãy núi Côn Lôn ở phía nam, dãy núi Pamir và Thiên Sơn (tên cổ đại núi Imeon) ở phía tây và phía bắc.
Những người này phần lớn sống bằng nghề chăn thả gia súc và săn bắn. Sự xanh hóa lúc này tốt hơn nhiều so với kiếp trước của Thạch Kiên. Vì có số lượng thực vật lớn nên cũng có rất nhiều động vật hoang dã. Đối tượng săn bắt của những người này chủ yếu là lạc đà, linh dương gaden, la hoang và cả thỏ, ngoài ra còn có một số nhỏ các loài chim, loài chuột nhảy khổng lồ, sói ... Bởi thế nên cũng là nơi khổ nhất ở Tây Hạ.
Nhưng con người ở những nơi này mới thật sự xứng đáng với danh hiệu “ngang tàng bạo ngược” và “gan dạ dũng cảm”. Hơn nữa, mối quan hệ qua lại giữa bọn họ và người Hán cũng không được thân thiết cho lắm. Thạch Kiên cũng không muốn giao tiếp với những người dân gốc ở sa mạc Đằng Cách Lý này. Không phải vì sợ bọn họ, binh sĩ bên cạnh hắn nhiều như thế, chẳng có một bộ tộc nào ở nơi này trông thấy mà không khiếp sợ. Chỉ là hắn sợ đám người này sẽ mật báo cho Nguyên Hạo biết.
Do đó, những nơi hắn đi qua đều là những nơi hoang tàn vắng vẻ. Cũng may Sơn Ngộ đã phái mấy người dân tộc tới để dẫn đường cho bọ họ.
Người dân tộc từng sinh sống ở đây một khoảng thời gian, họ rất thông thạo sa mạc Đằng Cách Lý này. Tuy nhiên, như thế này thì cuộc hành trình cũng càng trở nên khó khăn hơn.
Qua hai ngày, đến cả Thôi Diệt Lang tính tình hoạt bát như thế mà còn có vẻ chán ngắt với cảnh sắc đơn độc nơi sa mạc hoang vu này, cậu mệt mỏi đi theo sau.
Chỉ là Tống Minh Nguyệt không chịu ngồi yên, y thích một loại trò chơi, đó là trò chơi đuổi bắt sa tích trên sa mạc. Đây là một loại động vật hiền lành, chỉ là hình dáng của nó rất ghê tởm, mỗi lần y cầm sa tích trên tay chơi thì những binh sĩ khác có thể cách xa y được bao nhiêu thì đều tránh ra xa bấy nhiêu. Thế là y lại đắc ý cười lớn.
Trông thấy người này vô tư như vậy, Thạch Kiên cũng không nói gì.
Dần dần, hồ dương, cây ma hoàng, cây dầu trở nên nhiều hơn. So với đồng bằng Ninh Hạ khắp nơi ngập tràn trong sắc hoa mùa thu thì cây cối nơi đây rụng hết lá, chỉ còn lại được mấy cành cây khô héo run rẩy trong cái lạnh buốt giá của gió đông bắc.
Thạch Kiên phái người ra sa mạc nghe ngóng. Vùng sa mạc Đằng Cách Lý này đã trở thành một chiếc cổ bình nhỏ dài, không quá lớn. Hơn nữa hướng nam chính là đồng bằng Hà Sáo màu mỡ. Nhưng để tránh ánh mắt của kẻ khác nên Thạch Kiên không dám dẫn đội đại quân bước ra khỏi sa mạc. Tới chiều, tên điệp báo mang theo tin tức y nghe ngóng được trở về bẩm báo với Thạch Kiên.
Nghe được tin Tào Vĩ đã hi sinh, Thạch Kiên cởi bỏ mũ giáp kính lễ. Có thể nói Tào Vĩ cũng là một viên tướng giỏi của Đại Tống, ông có bệnh tuy cũng không sống được lâu nữa, cách chết như thế thật sự đúng là một cách trở về với đất tốt nhất của một võ tướng. Nhưng ông cũng chết bi tráng quá.
Nhưng cách dẫn dắt binh lính của ông không giống với Thạch Kiên. Thạch Kiên nhân từ không nỡ dùng hình phạt nặng với binh lính. Vì thế nên hắn luôn dùng cách trừ quân công, trừ bổng lộc ... để trừng phạt binh sĩ. Tuy những cách làm này không thể ra oai được như cách giết người nhưng vẫn có ảnh hưởng rất lớn đối với binh lính. Cũng như hơn ba nghìn người đến sau trong lần này, thế là ngay cả cơ hội theo tới Hoàng Hà để tham gia trận chiến ở Hoàng Hà Thạch Kiên cũng không cho họ. Những binh sĩ này kẻ nào cũng hối hận. Cũng chính vì thế nên họ càng vui vẻ làm việc cho Thạch Kiên hơn.
Nhưng Tào Vĩ dùng binh nghiêm khắc, nếu phạm vào kỷ luật quân đội thì cũng chẳng khác gì lão Thiên Vương, đáng giết vẫn sẽ giết. Nhưng ông xử phạt công bằng, cho dù là thuộc hạ được ông yêu quí cũng không buông tha. Vì thế nên binh sĩ cũng không oán hận ông, bọn họ đều rất yêu quí và kính trọng ông. Khi nghe tin ông chết như thế, bọn Địch Thanh đều rất đau lòng, ngay cả gần chín nghìn binh sĩ Hà Đông chưa từng tiếp xúc với ông, nhưng khi nghe tin này cũng đều im lặng.
Sau đó tên mật thám này lại nói triều đình phái thêm đội quân lớn cho Hoàn Châu và thành Hoài Viễn, dường như lại muốn tấn công Tây Hạ một lần nữa. Thạch Kiên nghe xong thì cười, hắn biết lần này không thể mắc lại sai lầm nữa, Phạm Trọng Yêm cũng không phải một kẻ ngốc cũng không thật sự tấn công công Tây Hạ. Hơn nữa, Chủng Thế Hành và Chiết Duy Trung đều đang ở trong quân, do đó nên lần này bọn họ muốn thu hút sự chú ý của Nguyên Hạo để tiện giải nguy cho mình.
Nhưng bọn họ nào biết, hiện giờ hắn và Nguyên Hạo đã trở thành một cục diện “một kẻ chưa chết thì chưa dừng”? cho dù bọn họ có tấn công Nguyên Hạo thật sự thì Nguyên Hạo cũng sẽ để một phần binh lực của hắn ra để ngăn chặn Thạch Kiên.
Tuy nhiên hành động lần này của Tống triều lại khiến hắn nhìn ra một cơ hội. Hắn vốn chỉ dựa theo kế hoạch, dự định tập kích vào hai mươi trạm nghỉ chân thông tới nước Liêu của Nguyên Hạo (đường thương mại giữa nước Liêu và Tây Hạ vì có nhiều sa mạc, không có thành phố nên phải lập lên hai mươi trạm nghỉ chân), dụ đội quân của Nguyên Hạo tới để tiện thi hành bước tiếp theo. Nhưng tình hình hiện giờ lại khiến hắn định ra thêm một kế hoạch lớn hơn nữa.
Đó chính là tập kích thành Ngột Lạt Hải và quân ti Hắc Sơn Uy Phúc.
Hơn nữa hắn còn chuẩn bị rất đầy đủ, vì lần này trước khi tiến tới đây,họ đã giả dạng làm một đoàn thương nhân nên có rất nhiều xe ngựa. Lần hành quân này, cũng chính vì rất nhiều nơi không có hộ dân cư, cho dù có dân cư sinh sống thì cũng không dám bổ xung lương thực. Cho nên trên xe dự trữ rất nhiều lương thực và da lông để sưởi ấm.
Hắn để bọn Địch Thanh giả làm thương nhân, đầu tiên là để trà trộn vào thành Ngột Lạt Hải, sau đó đội quân mai phục ở hang núi cách đó không xa sẽ lẻn vào thành Ngột Lạt Hải.
Từ khi rút ra khỏi Hưng Khánh tới giờ, đây cũng là tối đầu tiên phải đi xa nhất. Hơn nữa, ra khỏi sa mạc Đằng Cách Lý thì cũng bắt đầu có các hộ dân sinh sống ở khắp nơi. Còn phải tránh những người dân tộc gốc ở đây nên phải đi đường nhỏ. Để đảm bảo tốc độ nên Thạch Kiên đã đem tất cả quân nhu quân dụng vứt lại trong sa mạc Đằng Cách Lý. Dù sao thì ở đây thường ngày cũng rất ít hộ dân, vả lại thời tiết như thế này thì lại càng không có người vào đây.
Cũng vì tới mùa đông, ban đêm vô cùng lạnh giá. Hiện giờ còn chưa có nhiệt kế, nếu không có lẽ lúc lạnh nhất cũng phải đo được tới hơn -40 độ mất(hiện giờ mới gần âm bốn mươi độ, lúc đó sẽ càng lạnh hơn). Tuy là đầu đông, nhưng trong trời lạnh giá cũng khiến đám dân cư ở đây không dám ra ngoài. Thế nên dọc đường đi vẫn chưa bị kẻ nào chú ý.
Lần hành quân này rất gian khổ, nếu không phải có công lao lớn, còn cả đám châu báu chôn ở núi Hạ Lan kia thì đám binh sĩ này sớm đã mất đi lòng tin. Hiện giờ da thịt của họ đều bị nứt nẻ, ngay cả Thạch Kiên cũng không ngoại lệ.
Cuối cùng thì khi mặt trời lên, bọn họ cũng tới được Lang Sơn.
Chỉ là cả ngày này bọn họ vẫn chưa ngủ được, bọn họ rất hưng phấn. Trong mắt bọn họ thì đây lại là một lần đại thắng nữa, đặc biệt là những người tới sau và cả bọn Thôi Diệt Lang đều muốn lập công lớn. Hơn nữa, tối nay sau khi đánh hạ thành Ngột Lạt Hải, còn có thể ở lại trong thành nghỉ ngơi một chút. Mười ngày trở lại đây, bọn họ đã “ăn” đủ cát rồi.