Đại Tống Phong Lưu Tài Tử

Chương 214: Một mình chiến đấu.

Trước Sau

break
Hàng ngàn mũi tên giống như hàng ngàn con ngân xà lạnh lùng tỏa ra những ánh nhìn ớn lạnh trên không trung. Và rồi điểm dừng cuối cùng của trận mưa tên ấy chính là đỉnh đầu của mấy ngàn binh lính Tây Hạ. Đặc biệt là cường nỏ trong số đó, nó mang theo những âm thanh phì phò trong không trung chẳng khác gì những tiếng hò hét của tử thần.

Thế mà trận mưa tên lạnh như băng tuyết này vẫn chưa dừng lại. Nó lại bay xẹt qua không trung một lần nữa, rồi lại một lần nữa rơi xuống, rồi lại xẹt qua... Cứ liên tục như thế đến trận mưa tên thứ tư mới dừng lại. Lúc này cả đám người ngựa mới bổ nhào đến trước mặt họ.

Trải qua bốn trận mưa tên khiến cho bọn Ngôi Danh Lý chịu tổn thương lớn, tổn thất cũng chẳng kém vụ nổ vừa nãy là bao. Rất nhiều tên binh sĩ bị bắn trúng và chết trên lưng ngựa, trong đó có những con ngựa chúng cưỡi còn bị cường nỏ bắn xuyên qua. Tuy vậy nhưng còn khoảng hai nghìn kỵ binh vẫn yên ổn trên lưng ngựa, anh mắt chúng lộ đầy vẻ phẫn uất. Nguyên Hạo để lại một vạn kỵ binh lần này toàn là những đội quân tinh nhuệ của Tây Hạ. Nếu không phải Thạch Kiên dùng mưu thì cho dù cả một vạn quân của Thạch Kiên cộng thêm hơn bốn nghìn quân sĩ cải trang đội quân hậu cần kia giao chiến với đội kỵ binh Tây Hạ ở cái hang núi này thì người nào thắng, kẻ nào thua cũng chẳng thể nói trước được.

Thực ra những binh sĩ này đều là những người có tình cảm cả. Vừa rồi còn chưa giao đấu với quân Tống mà đã có gần một nửa quân hi sinh, trong số đó có cả anh em bạn bè của chúng. Vả lại, tất cả bọn chúng đều biết, với tổn thất lớn như thế này mà không liều mạng thì hôm nay chúng cũng chẳng có đường mà sống sót trở về nữa.

Thạch Kiên lại hô một tiếng. Theo hiệu lệnh ấy, một trận mưa tên nữa của quân Tống lại ào ào bắn về phía quân Tây Hạ. Đương nhiên còn có một số xạ thủ do tốc độ chậm hơn, không theo kịp nên bị quân Tây Hạ chém chết. Hoặc cũng có người bị ngựa giẫm chết. Nhưng binh sĩ Tây Hạ cũng chẳng thể tốt hơn được. Vì ở ngay phía sau các xạ thủ là một toán lính cầm loại thương có gắn móc trên tay cũng đang ào ào xông lên. Bọn họ trông thấy đoàn kỵ binh xông lên thì lập tức nằm ập xuống mặt đất. Bởi khoảng cách trên dưới chênh lệch rất lớn, cho dù quân Tây Hạ có liều mạng thế nào thì vũ khí trong tay chúng cũng không thể với tới nơi được. Ngược lại thì những binh sĩ cầm thương có gắn móc câu của quân Tống dùng chiếc thương của mình kéo những tên binh sĩ Tây Hạ cưỡi trên những con ngựa đang chạy qua khiến chúng ngã nhào xuống.

Loại móc này nếu để hai người cùng ngồi trên mình ngựa giao chiến, thì hiệu quả sẽ không được lý tưởng cho lắm. Thứ nhất là nó không đủ dài, thứ hai là cái đầu nhọn nhất của nó lại không có lỗ. Bởi vậy nên rất ít có vị tướng nào sử dụng loại vũ khí này khi lâm trận. Nhưng nếu binh sĩ dùng loại thương gắn móc câu này thì quả là không còn gì bằng nữa. Không phải những cây thương gắn móc này có thể kéo ngã ngựa, bọn họ cũng chẳng thể nào có được nguồn sức lực lớn mạnh đến như thế. Mấu chốt là ở chỗ, một khi loại vũ khí này móc được vào chân ngựa thìsẽ khiến những con chiến mã đó rất đau và quỳ rạp xuống đất. Mà khi con chiến mã đang đà phi nhanh, bỗng đột ngột ngừng lại thì lực quán tính của nó sẽ khiến binh sĩ cưỡi trên lưng ngựa bị hất văng ra xa.

Chỉ có điều là những binh sĩ phía dưới cần phải lăn lộn một cách linh hoạt, nếu không thì sẽ bị ngựa dẫm chết. Rõ ràng là đám binh sĩ Tống triều này chưa thể làm được điều đó. Tuy không ngừng có những con chiến mã bị móc trúng, nhưng cũng có không ít binh sĩ Tống triều bị chiến mã dẫm chết hoặc bị thương.

Thạch Kiên không khỏi lắc đầu nhìn cảnh tượng trước mắt. Đây còn là đội quân tinh nhuệ nhất của Tống triều, sau khi tới Tây Bắc còn được khổ luyện mấy tháng trời. Thế nhưng kiểu thành tích này vẫn khiến hắn cảm thấy không lý tưởng. Loại binh khí và binh chủng này là do Thạch Kiên đề xuất. Sự thực là về sau này, Nhạc Gia Quân đã dùng loại binh chủng này để đối phó với đội thiết kỵ của nước Kim. Khi Thạch Kiên đề xuất loại binh chủng này, mắt lão tướng Tào Vĩ và Chiết Duy Trung đều sáng bừng lên. Nhưng giờ xem ra, nếu đối phó với đội kỵ binh phổ thông của Tây Hạ thì còn tạm được. Nhưng nếu đối phó với cả toán kỵ binh đều được bảo vệ bằng những tấm áo giáp thì e là sẽ phải chịu tổn thất lớn. Mà thật trùng hợp là Tây Hạ lại có đội kỵ binh như thế, đó chính là đội “Diều hâu sắt”. Đương nhiên những binh sĩ Tây Hạ sau khi bị ngã ngựa thì không phải tên nào cũng mất đi sức chiến đấu, vẫn có những tên tiếp tục giao chiến với quân Tống.

Nhưng lúc này Ngôi Danh chẳng thể nào để ý được tới những binh sĩ đó nữa. Y vẫn không ngừng thúc giục quân sĩ xông lên phía trước. Cuối cùng cũng có gần ngàn binh sĩ Tây Hạ thoát khỏi vòng vây.

Ngôi Danh Lý lấy tay lau mồ hôi lạnh trên trán. Sau đó lại tiếp tục dẫn binh sĩ liều mạng tìm đường tháo chạy. Ngôi Danh Lý không tin rằng lần này quân Tống vẫn có thể sắp xếp tỉ mỉ như thế mà không có lấy một sơ hở nào. Y vẫn nghĩ đến một cụm từ-làm vằn thắn. Chỉ là bình thường khi làm vằn thắn khiến y nghĩ tới những thức ăn ngon. Nhưng hôm nay khi nghĩ tới nó, khiến y cảm thấy tình thế không lành, thậm chí còn gay go đến tột độ.

Khi y vừa xông ra còn chưa được nửa mét thì lại xuất hiện thêm một toán quân nữa. Đây chính là một ngàn kỵ binh của Tống triều, nhưng không giống với đội kỵ binh của bọn chúng. Những kỵ binh Tống triều này chỉ được trang bị những bộ khôi giáp đơn giản. Những chiếc khôi giáp họ mặc chỉ che được phần đầu và phần ngực. Tương tự như thế thì trên mình ngựa cũng không có nổi một manh giáp sắt. Trên người bọn lính này, ngoại trừ những chiếc ống cắm đầy tên và một chiếc cung trên tay thì chẳng hề có thêm bất kỳ một binh khí gì nữa.

Tuy rằng hiện giờ có rất nhiều binh sĩ đang đuổi theo phía sau, nhưng Ngôi Danh Lý cũng chẳng thèm coi đội kỵ binh của Tống triều ra gì. Bởi vì y thấy bọn họ được trang bị quá đơn giản, khi tới gần thì số kỵ binh này thậm chí còn không bằng nổi đội bộ binh kia.. Thế nhưng y lại một lần nữa phán đoán sai lầm. Khi y dẫn theo toán binh sĩ còn lại xông về phía đội kỵ binh Tống triều thì đội kỵ binh này lập tức tản ra bốn phía. Bởi vì họ được trang bị đơn giản nên sức nặng mà ngựa phải chịu tương đối nhẹ, thế nên những con ngựa đó chạy nhanh hơn.

Ngôi Danh Lý trông thấy vậy thì không còn tâm trí giao chiến với họ nữa. Y tiếp tục nghĩ cách xông ra ngoài. Nếu đám kỵ binh Tống triều này đã tránh đường ra như thế thì tranh thủ thời gian tháo chạy vậy.

Nhưng sau khi đội kỵ binh Tống triều tản ra thì họ lại không ngừng bắn tên vào quân Tây Hạ từ hai phía. Hễ Ngôi Danh Lý dẫn quân tấn công về phía họ thì họ lại tiếp tục tản ra. Việc nàykhiến Ngôi Danh Lý rõ ràng biết họ được trang bị đơn giản nhưng khi giao chiến đội quân của y lại chịu thể bị động.

Nếu những lúc bình thường, thì y còn có thể chỉ huy quân lính đem tấm khiên ra làm lá chắn, sau đó sẽ tiến gần về phía quân Tống. Chỉ cần tới gần thì Ngôi Danh Lý hoàn toàn có thể dùng ưu thế tuyệt đối của mình để mà đánh bại quân Tống. Nhưng bây giờ đang có hơn một vạn quân đuổi theo phía sau nên y không thể ở lại lâu hơn nữa. Và thế là y chỉ huy quân đội một bên tháo chạy, một bên đối phó với đội kỵ binh của quân Tống.

Trông thấy những quân sĩ bên cạnh mình càng lúc càng ít đi. Ngôi Danh Lý chỉ muốn nằm dài trên lưng ngựa mà khóc một trận thật to. Nhưng y còn chưa chạy được xa thì phía trước lại xuất hiện một đội quân nữa. Đội quân này chính là đội quân ở biên ải, khi nhận được pháo hiệu của Thạch Kiên thì bọn họ đã dẫn quân tới nơi. Trông thấy đội quân này, Ngôi Danh Lý lập tức kêu to:

- Ta đầu hàng!

Trận chiến này được gọi là trận chiến núi Đôn Nhi. Tuy rằng quân nhà Tống cũng có khoảng gần một ngàn binh sĩ bị thương vong, nhưng năm ngàn quân tinh nhuệ của Tây Hạ đã bị bỏ mạng mất bốn ngàn quân. Hơn một ngàn quân còn lại bị bắt sống, không một tên nào lọt lưới.

Nhìn binh sĩ đứng hoan hô nhưng Thạch Kiên vẫn không được mãn nguyện cho lắm, thậm chí là rất không mãn nguyện. Từ đầu chí cuối hắn vẫn đứng ở hiện trường quan sát tình hình giao đấu giữa hai bên.

Tuy đây là lần đầu tiên Thạch Kiên trải qua một trận chiến lớn như thế này, mùi tanh của máu khiến hắn thấy buồn nôn. Thế nhưng hắn vẫn trông thấy hơn một nghìn người bị chết này, ngoại trừ những binh sĩ cầm thương gắn móc câu do phản ứng chậm chạp nên bị ngựa dẫm chết thì còn có những xạ thủ cũng bị thương vong. Lúc Ngôi Danh Lý dẫn quân tháo chạy, đội quân này khá phân tán. Không thể nào có chuyện mỗi xạ thủ đều có thể trốn được ở một nơi. Điều này yêu cầu các xạ thủ phải chọn lựa hướng chạy chuẩn xác. Thêm vào đó họ còn phải biết kịp thời nằm xuống để tránh những cây đao đang bổ tới của kẻ địch. Đây là còn vì kẻ địch đang ráo riết tháo chạy, nếu trong tình huống giao chiến bình thường thì làm gì có được chuyện tốt như thế này?

Chỉ có điều, bản thân Thạch Kiên cho rằng hiện giờ hắn đối với chiến tranh cũng chỉ dừng lại ở mức độ lý thuyết, sách vở. Rất nhiều việc cần phải trở về bàn bạc với bọn Tào Vĩ để tìm ra cách bố trí hợp lý nhất.

Kết quả của trận chiến lần này báo về triều đình, khiến cho toàn thành Đông Kinh năm nay đón năm mới lại có thêm một tin vui nữa. Như thế cũng giúp cơn thịnh nộ của triều đình về việc Nguyên Hạo xưng đế được hạ xuống một chút. Nhưng vẫn còn có đại thần yêu cầu Thạch Kiên lập tức đưa đại quân đi tiêu diệt Tây Hạ.

Thạch Kiên viết một phong thư gửi về. Nói lúc Lý Kế Thiên còn chưa có thế lực gì mà triều đình còn chẳng làm gì được . Bây giờ họ Lý đã có được mười một châu thổ, lại có cả năm mươi vạn binh sĩ được trang bị đầy đủ. So với Lý Kế Thiên năm xưa thì còn mạnh hơn cả mấy lần, làm sao có thể dễ dàng bị tiêu diệt như thế được? Cơm thì phải ăn từng miếng từng miếng một. Nếu ai có thể nắm chắc sẽ tiêu diệt Nguyên Hạo giúp triều đình diệt gian thì hãy tới Tây Bắc. Bản tấu chương này được gửi về kinh thành mới khiến âm thanh của những đại thần yêu cầu xuất binh kia lắng xuống.

Sau đó Thạch Kiên dẫn quân cùng cả đại quân của Dương Văn Quảng mang theo trở lại bao vây trại Kim Minh. Tới lúc này trong đầu Tô Nô Nhi vẫn hoàn toàn trống rỗng, gã vẫn không có một chút ý tưởng nào cả. Gã hiểu rõ tất cả những sắp đặt lần này của Thạch Kiên chỉ là một “mồi nhử”, hắn làm như vậy là cố ý tiêu diệt sinh lực của trại Kim Minh. Tuy nhiên lúc này binh sĩ trong trại cũng đã tổn thất mất hơn nửa rồi, phòng thủ cũng đã lỏng lẻo lắm rồi. Bởi thế nên gã vội vàng phái người tìm cách chạy khỏi vòng vây của Thạch Kiên để chạy về núi Hoành Sơn cầu cứu quân Tây Hạ ở đây.

Điều khiến cho Tô Nô Nhi tức giận nhất là rõ ràng với ưu thế cực lớn như thế thì Thạch Kiên hoàn toàn có thể chiếm được trại Kim Minh, nhưng vì muốngiúp giảm bớt tổn thương cho quân Tống mà hắn chỉ bao vây chứ không hề tấn công. Rồi mỗi ngày quân Tống đều dùng máy ném đá ném những tảng đá lớn vào tường thành của trại Kim Minh khiến quân Tây Hạ ngày nào cũng có người bị chết. Nhưng Tô Nô Nhi cũng chẳng có cách nào. Dù sao thì gã cũng không thể không phái người phòng thủ thành, hơn nữa vì chỉ còn có năm nghìn binh sĩ, lại phải đối mặt với mấy chục nghìn đại quân đang bao vây ở bên ngoài. Cho dù là tập kích vào ban đêm thì gã cũng không có gan.

Trong lúc nhất thời, sĩ khí của những binh sĩ trong trại Kim Minh rớt xuống tới cực điểm.

Đến ngày thứ bảy, Thạch Kiên đứng trước trận tuyến khuyên binh lính Tây Hạ đầu hàng. Hắn nói sẽ không giết những tên binh sĩ hạ vũ khí đầu hàng. Hơn nữa còn nói quân Tống không hề đánh chửi tù binh, và hắn còn cho dẫn bọn Ngôi Danh Lý làm dẫn chứng.

Trông thấy những ánh mắt bắt đầu có chút lay động của quân sĩ xung quanh, Tô Nô Nhi tức giận đứng trên tường thành hét lớn:

- Tên người Man kia, ngươi chỉ biết có mỗi việc dùng âm mưu quỷ kế thôi sao? Có giỏi thì hãy đấu một mình với bản đại gia ta đây xem!

Thạch Kiên nghe vậy thì cười lớn:

- Nực cười! Nếu không dùng âm mưu quỷ kế thì sao chủ nhân của ngươi có thể chiếm được trại Kim Minh này? Rồi làm sao Lý tướng quân có thể bị hại được? Thách đấu một mình? Ngươi là một tên võ tướng mà lại đòi đấu một mình với một quan văn như ta sao? Nói ra câu này mà sao ngươi không biết xấu hổ chút nào vậy?

Thạch Kiên vừa dứt lời đã khiến cho binh lính Tống triều cười ầm lên.

Đợi cho tiếng cười lắng xuống. Thạch Kiên lại tiếp:

- Tuy nhiên, bản quan không giống như chủ của các ngươi. Gã là một võ tướng mà chỉ dám dùng âm mưu quỷ kế, không dám giao chiến một cách quang minh chính đại. Ta có thể đáp ứng nguyện vọng của ngươi—một mình đấu với ngươi.

Nguyên Hạo nhìn người con gái trước mắt mình, hai búi tóc của nàng được búi lên cao, phía trên được gài những chiếc trâm cài bằng vàng bạc. Trên đầu còn đội một cái mũ cao chót vót với nhiều trang sức quý giá. Gương mặt vốn đã có vẻ nhỏ bé gầy yếu, nay lại càng như bị che khuất bởi số trang sức chói lọi trên đầu. Hơn nữa nàng mới chỉ là một tiểu cô nương hơn mười tuổi mà lại mặc chiếc áo choàng màu xanh xám, sắc mặt nàng vốn trông đã nhợt nhạt nay lại càng xanh xao hơn trong cái màu nặng nề của chiếc áo choàng, trông nàng chẳng khác gì một bà lão.

Trong con mắt của y, tất cả những cách ăn mặc của người con gái này chẳng khác gì cái đế quốc khổng lồ kia, hoặc giống như chính y đang đối mặt với cái đế quốc khổng lồ đó. Bởi vì đất nước thái bình đã lâu, tất cả mọi người đã bắt đầu an tâm hưởng lạc, nên dần mất đi trí tiến thủ. Điều đó chẳng khác gì mặt trời sắp xuống núi cả.

Nếu không phải hiện giờ Tây Hạ đang thời dựng nước, chưa ổn định thì Nguyên Hạo hoàn toàn có thể nắm chắc khả năng đánh bại đất nước này trong tay, cũng như hắn đã nắm chắc khả năng đánh bại Đại Tống vậy. Đương nhiên điều này cần phải xem người thiếu niên kia có đúng như những gì bên ngoài đồn đại là thần tiên hạ phàm hay không? Chỉ cần hắn là người trần mắt thịt, thì y sẽ chẳng có gì phải sợ cả.

Từ khi bị phụ thân ép cưới người con gái này về làm vợ, y thậm chí còn chưa cùng nàng ta chính thức động phòng một lần. Trong lễ thành hôn, lần đầu tiên vào động phòng, Nguyên Hạo nhìn thấy sự cao ngạo trong ánh mắt nàng. Ngay lúc đó y đã có một suy tính—y sẽ biến cô Công chúa được người ngoài đồn đại là một cô gái hiền lành dịu dàng, có tri thức, hiểu lễ nghĩa này thành một quả phụ. Những mưu sĩ của y đã từng khuyên can với cái ý nghĩ điên rồ này của y, nhưng y lại cười lớn:

- Ha ha. Ta muốn làm chuyện lớn, chẳng lẽ phải dựa vào sự giả vờ ân cần với một cô gái sao?

Nghe xong những lời y nói, bọn Ngô Hạo đều thở dài. Họ có thể hiểu được tâm tư của Nguyên Hạo, nếu chỉ luận chí anh hùng thì y còn hơn phụ thân Lý Minh Đức của y nhiều lần, ngay cả ông nội Lý Kế Thiên của y cũng không so được với y. Mấy năm nay, vì sinh tồn mà Tây Hạ luôn phảixưng thần với Liêu quốc và Tống triều, điều này khiến Nguyên Hạo cảm thấy vô cùng nhục nhã. Bởi vậy nên y mới nảy sinh ác cảm lớn với Hưng Bình công chúa. Kỳ thực thì bất luận là bên ngoài hay bên trong nội tâm, Hưng Bình công chúa đều là một thiếu nữ ưu tú. Ngoại hình của nàng cũng rất xinh đẹp, thứ quý nhất ở nàng là đức tính dịu dàng của nàng. Bọn Trương Nguyên khi vài cung cũng đã từng gặp qua nàng vài lần, bọn chúng đều cảm nhận nàng không phải một kẻ khiến người khác ghét bỏ như Nguyên Hạo nói. Thế nhưng bất luận họ có khuyên như thế nào đi nữa thì cũng không có tác dụng gì với y. Còn về màu sắc của trang phục, thì càng không trách Hưng Bình được. Liêu quốc vốn là nước yêu thích màu đậm, còn trang phục của Tây Hạ thì có phần sáng và nhạt hơn. Tuy rằng trang phục của hai nước đều chịu ảnh hưởng của người Hán, nhưng trang phục của Tây Hạ còn chịu ảnh hưởng của một số yếu tố trong trang phục của người Hồi Hột, đó là lý do vì sao mà màu sắc và kiểu dáng hoa văn trong trang phục của họ có phần đặc sắc và hào nhoáng hơn. Cũng có thể đây là muốn đổ tội cho người khác nên chẳng thiếu gì lý do.

Nhưng ngày hôm nay Nguyên hạo không thể không tới đây được.

Gió từ Tây Bắc thổi tới mang theo những cái giá rét của trời đông lạnh giá, nhưng vẫn chẳng thể nào bằng được cái buồn bực trong trời mưa gió bão mùa hè. Thế nhưng trong cung điện thênh thang rộng lớn này lại rất kìm nén, giống như sắp có một cơn bão ập tới vậy. Thế nên ngay cả ánh sáng phản xạ của làn tuyết trắng xóa cũng không thể xua tan được cái không khí u ám vẫn đang bao phủ khắp cả gian phòng này.

Hai người ngồi đối diện với nhau một hồi lâu mà vẫn không nói một tiếng nào. Những cung nữ, thái giám đứng hai bên cũng không dám lên tiếng. Kể từ khi bọn chúng bước vào cung điện này thì cũng là lúc những ngày tháng tối tăm nhất trong đời chúng cũng bắt đầu.. Chỉ cần vị Hoàng thái tử oai hùng—Bệ hạ hiện giờ của chúng tới cung điện này thì chúng luôn phải chịu tai bay vạ gió.

Một lúc lâu sau, Hưng Bình công chúa mới cất lời:

- Đại vương, hôm nay người tới tìm thần thiếp có việc gì vậy?

Nguyên Hạo cầm cái túi da lên, uống một ngụm rượu sữa ngựa, rồi nói một câu đầy hàm ý:

- Hôm nay trẫm tới nghỉ ngơi, nàng hãy bảo bọn tôi tớ chuẩn bị đi.

- Nghỉ ngơi?

Trên gương mặt của Hưng Bình công chúa lộ ra một chút châm chọc mỉa mai.

Điệu cười này khiến Nguyên Hạo cảm thấy không được thoải mái. Y lập tức đứng lên, dáng người y khá nhỏ bé, nhưng vì quanh năm suốt tháng chinh chiến ngoài sa trường, khiến trên người y toát ra luồng sát khí tự nhiên.

Trông thấy sắc mặt Nguyên Hạo chuyển sang màu xanh, đám tôi tớ không ai bảo ai, kẻ nào cũng tránh ra xa y.

Tuy vậy Hưng Bình công chúa vẫn không có chút sợ hãi, nét mặt của nàng vẫn bình tĩnh, bình tĩnh đến mức trông nó chẳng khác gì một hồ nước chết.

Nàng đã sớm mất đi hy vọng vào ngày mai rồi. Khi tin hòa giải giữa Tống – Liêu truyền đến, thực sự khiến nàng rất ngạc nhiên, chẳng lẽ giá trị của nàng lại không bằng nổi mấy vạn lượng bạc mà Tống triều sẽ cống nạp thêm cho Liêu quốc mỗi năm? Từ đó trở đi, lòng nàng trở lên băng giá tựa như núi Hạ Lan đã phủ kín băng tuyết, sẽ lắng đọng mãi như thế, không bao giờ có thể tan chảy ra được nữa.

Nét châm chọc mỉa mai trên khuôn mặt nàng chẳng hềthay đổi, điệu cười này khiến người ta liên tưởng tới một công tử cao quý đang cười nhạo một gã nông dân nơi thôn dã nghèo hèn, hoặc một quý tộc đang cười nhạo một gã nhà giàu thô thiển.

break
Cố Ý Mê Hoặc (Sắc)
Ngôn tình Sắc, Sủng, Đô Thị
(Cao H)Câu Dẫn Cầm Thú Giáo Sư Nhà Bên
Ngôn tình Sắc, Sủng, HIện Đại
Chỉ Yêu Đỗ Nhược
Sắc, Sủng, Kiều nữ,Thanh niên nhà nghèo cao lãnh
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc