Ngày mười tám tháng chín. Người Khiết Đan Tư Khoát Nhĩ hơn ba trăm người toàn bộ bị giết. khắp nơi đều là máu tanh, lửa cháy ngùn ngụt. giống như Giáp Sơn toàn bộ bị đốt.
Khẳng định sẽ nhiều người không thích điều này. Bởi vậy ta ở đoạn trên miêu tả hơi quá. Nhưng theo chiến thuật mà nói, đây là một biện pháp tốt. Vì Giáp Sơn nằm trong vị thế vô cùng quan trọng. lại có dân tộc phức tạp. Thạch Kiên làm như vậy là biện pháp chính xác. Nhưng còn phải nói thêm, Thạch Kiên là người tốt. nhưng hắn theo chủ nghĩa dân tộc. hắn chỉ yêu trung quốc. a a không cần so đo.
Thạch Kiên hỏi :
- Nàng không phải đang ở Lư Châu sao? Cớ sao lại chạy đến kinh thành này?
Đinh phố nhìn hắn giải thích. Hóa ra từ khi Thạch Kiên đi rồi. Hoa tiểu thư đâm ra sợ sệt. Sợ tề gia trả thù. Hiện tại anh trai nàng bặt vô âm tín. Vì thế nàng đem bán toàn bộ gia sản rồi đi vào kinh thành cùng mẫu thân làm một điểm mua bán nhỏ. Lần trước do bị Lưu Đại Thiếu phá phách nên sợ hãi bèn đã thuê một cửa hàng bán lá trà cách nhà Thạch Kiên không xa.
Sau khi huấn luyện xong Đinh Mãothường hay sang thăm hỏi Đinh lão, tiện thể mua vài thứ gọi là hiếu kính. Biết Đinh lão thích uống trà nên y thường xuyên mang trà đến. Vốn Đinh Phố cũng không đồng ý. Nhưng lại nghĩ đến Hoa đại tiểu thư, nàng vì mẹ và anh ruột mà phải đến thanh lâu hát rong. Cũng chỉ vì chữ hiếu, hơn nữa phẩm hạnh cũng tốt. Bằng không ngày đó cũng không thể cự tuyệt Tề đại thiếu gia đến vậy.
Bởi vậy anh ta muốn tìm Thạch Kiên hỏi ý kiến.
Thạch Kiên đang buồn bực. Hắn nghĩ bây giờ đến chuyện của mình hắn còn lo chưa xong nữa là. Đáng thương thay là bây giờ hắn còn chưa khôi phục nguyên khí, đi đi mà hai chân cứ run lập cập thì làm sao mà có đề nghị gì được chứ?
Kỳ thật đối với con hát mà nói, có được một chút chữ nghĩa là tốt lắm rồi giống như các ngôi sao ca nhạc hay minh tinh điện ảnh kiếp trước vậy. Đương nhiên ở thời điểm nào cũng đều có vàng thau lẫn lộn cả, về điểm này thì kiếp này và kiếp trước đều giống nhau. Cái gì gọi là cao cấp XX, chỉ cần bỏ lớp mặt nạ ra là chẳng khác mấy cô gái ở quán gội đầulà mấy. Chỉ có điều, dù là cao quý đến đâu đi nữa thì dưới con mắt của những kẻ ra vào kỹ viện hay kỹ nữ này có là người tốt thì cũng sẽ bị mang tiếng xâú. Cho nên Thạch Kiên cũng không hẳn muốn đưa ra chủ ý. Hắn rất quý trọng thanh danh, nên cũng không muốn đi vào phường đó, lại càng không vào đấy chơi bời.
Cuối cùng hắn ngẫm nghĩ một chút, nói:
- Như vậy đi, ngươi cứ đem nàng và mẫu thân đến nhà ta ở. Dù sao thì nhà ta cũng đang thiếu người làm. Trước mắt cứ để nàng sống nhà ta, rồi từ từ quan sát phẩm hạnh nàng. Nếu là người tốt thì đem gả cho Đinh Mão. còn không tốt cứ coi như là đã cứu bọn họ vậy. Giả sử Đinh Mão có thực sự muốn cưới nàng ta thì một cô nương lại hay xuất đầu lộ diện ra bên ngoài cũng không hay lắm.
Ngày hôm sau, hai mẹ con nàng đến Thạch phủ, lão phu nhân đáp tạ Thạch Kiên. Thạch Kiên cũng không có thời gian chú ý tới bà, hiện tại hắn còn phải suy nghĩ rất nhiều việc. Bởi vì Triệu Trinh phải đại hôn. Lưu Nga quả nhiên không theo ý nguyện của Triệu Trinh, lập Trương thị làm Hoàng hậu, mà chọn con gái Quách Sùng. Vì trong mắt Lưu Nga, Quách thị xuất thân danh môn, tướng mạo lại đoan trang. Tuy nhiên trên lịch sử Triệu Trinh bất đồng Lưu Nga. Nhưng hiện giờ Triệu Trinh không so đo, vì toàn bộ tâm tư y hiện giờ đang ở Vương mỹ nhân trong nhà Lưu Tòng Đức kia rồi.
Nhưng giấy không gói được lửa. Chuyện này truyền ra ngoài. Còn khiến Vương Tằng bọn họ can gián Triệu Trinh. Điều này làm cho Lưu Nga vô cùng căm tức. Nàng nói Hoàng đế và Lưu Tòng đức là thân thích, lui tới vài lần có cái gì không đúng. Rồi đem việc này giấu đi.
Theo sau Lưu Nga có mấy người tay cầm lễ vật. Vương Khâm Nhược được phong Ký quốc công. Tào Lợi Dụng phong làm Lỗ quốc công, nhưng hiện giờ Tào Lợi Dụng còn đang ở Liêu quốc, không biết mình được phong tước. Đồng thời cũng bởi vì, Thạch Kiên đi Tây bắc, triều đình từ sau khi Thạch Kiên đảm nhiệm tham tri chánh sự, thực chất cũng không làm gì. Nhưng Lưu Nga vì lung lạc Thạch Kiên, nên cũng không ý kiến gì, nếu Thạch Kiên đi Tây bắc, Lã Di Giản sẽ được thăng làm tham tri chánh sự.
Thạch Kiên biết đây là do hắn sắp đi Tây bắc, tay nắm đại quân. Lưu Nga cũng chỉ muốn giữ thế cân bằng, chẳng qua thay đổi không lớn.
Lưu Nga đem tấu chương của đám người Vương Tằng đưa cho Thạch Kiên xem. Thạch Kiên cảm thấy Triệu Trinh đã thành công bước đầu. Hắn vò đầu bứt tai. Cười ha hả, không còn cách nào, mọi chuyện hắn đều là vì hạnh phúc của Triệu Trinh mà bày ra.
Lưu Nga nói:
- Cho nên ai gia mới đem nữ tử này tống khứ đi. Ai biết ngươi một bộ đạo lý lớn, nói ai gia cũng không có cách nào phân trần được. Hiện tại ngươi hiểu được dụng ý ai gia chứ.
Thạch Kiên hiện tại cũng không biết việc mình đang làm là đúng hay sai nữa. Trong trí nhớ của hắn, lịch sử Tống triều không bị ảnh hưởng bởi nữ tử kia. Hoặc vì Hoàng đế tuổi nhỏ, các thái hậu tạm thời nhiếp chính, như Lưu Nga. Hoặc là chờ đợi thời cơ như Tào thái hậu. nhưng hiện tại Triệu Trinh vì muốn lấy lòng Vương Tố Phiên, mà đích thân đến gặp gỡ nàng khiến lịch sử đang thay đổi, đến Liêu Thánh Tông còn bị giết. có trời mới biết tiếp theo sẽ phát sinh chuyện gì.
Thấy Thạch Kiên trầm ngâm, Lưu Nga nói:
- Ai gia cũng biết ngươi vì muốn tốt cho Hoàng thượng. cũng không phải là không gần nữ sắc mà tốt nhất là ít gần thì hơn. Ai gia cũng đã già, về sau y cũng sẽ sớm tự mình nhíp chính. Đến lúc đó, không ai quản giáo, ai gia vô cùng lo lắng. kỳ thật có một số việc không thể làm theo ý hoàng thượng được. Ngươi phải nhớ kỹ, tuy rằng ngươi có thể làm hoàng thượng vui, nhưng tuyệt phải lấy quốc sự làm trọng.
Nghe Lưu Nga nói, Thạch Kiên biết chuyện của Triệu Trinh và Vương Tố Phiên tạm thời được bỏ qua. Tuy nhiên hắn lại nhìn thấy Lưu Nga nói những lời này mà trên mặt còn mang theo nụ cười ẩn ý, không hề có ý tức giận.
Thạch Kiên suy nghĩ lại, liền hiểu ngay. Lúc này hắn và Lưu Nga ý kiến tương đồng, nhưng hiện tại chứng minh việc Lưu Nga làm là chính xác. Mấy năm qua Thạch Kiên này hiếm khi làm sai chuyện gì. Lưu Nga liếc nhìn Thạch Kiên. Thạch Kiên buồn bực trong lòng, chẳng lẽ Thân Nghĩa Bân lại nói đúng. Cố ý có đôi khi lại làm hỏng việc. cũng như làm thiếu. đúng như “ tự kỷ bất thị, vô sở bất năng. ”
Thời gian qua nhanh. Ngày mười hai tháng chín, cử hành nghi lễ kết hôn. Nhưng Hoàng đế đại hôn cũng không giống với bình dân dân chúng đại hôn. Lễ nghi rườm rà cực kỳ. Thạch Kiên nhìn mà đổ mồ hôi. Hắn nghĩ tới hôn lễ của mình Triệu Cận, Triệu Dung. Chỉ sợ so với trình tự hôn lễ này thì cũng không thể thoái mái hơn được. Nhìn Triệu Trinh bày ra một tấm gương khổ sở trước mặt. Mặc cho lễ nghi viện này đại thần đùa nghịch cứ đùa nghịch đi. Thạch Kiên chỉ cảm thấy sợ hãi thôi.
Tuy nhiên, tại lễ nghi viện, mấy lão đại thần nhìn Thạch Kiên. Trong lòng không vui lắm. Bọn họ nghĩ tên này trong triều chỉ là một nhân vật phụ. Lại muốn kết hôn cùng công chúa, Hơn nữa cộng thêm một quận chúa tôn quý nhất. Dường như lịch sử chưa từng có chuyện này. Như vậy khi hắn thành thân, hôn lễ sẽ tiến hành thế nào đây?
Triệu Trinh thấy Thạch Kiên, liền vẫy tay chào, Thạch Kiên vờ đi qua. Triệu Trinh gọi hắn nói:
- Thạch ái khanh, phiền ngươi chuyển lời hộ trẵm đến Vương mỹ nhân. Nói trẫm tạm thời không thể đến gặp nàng.
Thạch Kiên toát mồ hôi. Tên này tân hôn sắp tới, lại còn suy nghĩ đến Vương mỹ nhân. Hắn nói:
- Vừa đúng lúc. Vi thần có lễ vật dâng lên hoàng thượng. chúc mừng hoàng thượng tân hôn đại lễ.
- Người đâu. Cầm lấy.
Thạch Kiên đệ thượng một quyển giấy đồng.
Triệu Trinh vừa mở ra thì thấy đây là một tấm đại đồ. Mặt trên bức tranh thế giới này đồ. Cũng ghi rõ Tống triều lãnh thổ quốc gia. Nhưng lại không giống với đại đồ mà y có. Trên mặt bức tranh này có rất nhiều mũi tên. Mũi tên thứ nhất chỉ thẳng Tây Hạ. mũi tên thứ hai chỉ thẳng Liêu Quốc. mũi tên thứ ba chỉ thẳng ra ngoài biên giới Liêu Quốc, khu vực người Mông Cổ sinh sống, còn có Cao Ly. Mũi thứ tư theo hướng Cao Ly phân ra hai tuyến tiến ra Đông Hải có nhiều đảo nhỏ. Mũi thứ năm càng loạn hơn. Có cái chỉ Thiên Trúc (Ấn Độ), Chiêm Thành, Đại Thực. mũi thứ sáu chỉ tới Châu Âu theo như lời Thạch Kiên nói.
Triệu Trinh nhìn tấm đại đồ này, thở nhẹ nói:
- Thạch ái khanh, ngươi dứt khoát phải y như lời, toàn bộ họa lại cho trẫm.
Thạch Kiên đáp:
- Như vậy không được. lưu lại một chút cũng khiến triều đình xuất hiện không ít kẻ thù. Khiến triều đình từ nay về sau an vu hưởng lạc. Nói không chừng sẽ xuất hiện khả năng tan rã.
Nói đến đây. Hắn đem đại đồ cuộn lại, nói:
- Tuy nhiên đại đồ này các đại thần đều chưa nhìn thấy, nếu không nước giãi bọn họ có thể dìm thần chết đuối được.
Triệu Trinh trong lòng cũng vui vẻ. Nếu sự thật theo như lời Thạch Kiên nói, y sẽ trở thành hoàng đế trung quốc vĩ đại nhất lịch sử. y hiểu ý nói:
- Yên tâm. Đây là trẫm và ngươi có được chung bí mật. Tuy nhiên để làm được chuyện này khó khăn cũng không nhỏ.
Thạch Kiên gật đầu. hiện trong trí nhớ của hắn trong thế giới hiện tại, tất cả quặng sắt đều xuất khẩu. chỉ cần có nhiều quặng, thì có thể chế tạo đường sắt. còn chuyện nghiên cứu chế tạo xe lửa hơi nước cũng không phải chuyện dễ. Còn đợi cho lớp thư sinh kế tiếp sẽ tiến thêm những bước sâu hơn làm nên điện báo vô tuyến. như vậy chẳng khác gì rút ngắn được khoảng cách. Tuy nhiên phải có thời gian rất dài và tài năng để thực hiện mục tiêu này.
Hắn nói:
- Bởi vậy thần hy vọng bệ hạ trở thành một vị đế vương vĩ đại đồng thời cũng hy vọng Hoàng thượng làm gương tốt. Lấy việc lấy quốc sự làm trọng.
Triệu Trinh nghe xong im lặng không nói. Sau một lúc lâu mới nói:
- Có phải Thạch ái khanh có ý muốn ta buông tha cho nàng?
Thạch Kiên nói:
- Cũng không hẳn. đây là hai việc khác nhau. Yểu điệu thục nữ. Quân tử hảo cầu. đây là chuyện rất bình thường. Tuy nhiên chuyện có nặng có nhẹ. Vương gia duy chỉ có một dân nữ. Hiện tại bệ hạ đã cố gắng qua lại. Tin tưởng nàng cũng biết. nhưng so với quốc sự, đây chỉ là chuyện nhỏ. Mong rằng bệ hạ phân rõ nặng nhẹ. Trong thời gian này không nên làm quá. Người xem. Vương đại nhân cũng bắt đầu lên tiếng.
Triệu Trinh ngẫm lại mỉm cười. Y nghĩ đến việc mình cố gắng lấy lòng Vương Tố Phiên. Thạch Kiên không ngờ lại ra tay viết từ cho chính mình. y vỗ vỗ vai Thạch Kiên nói:
- Trẫm đã biết. Về sau nhất định lấy quốc sự làm trọng.
Nói đến đây, y ghé tai Thạch Kiên, nói nhỏ:
- Trẵm cũng đối đãi ngươi không tệ, ngươi xem. Ngay cả trẵm cũng giúp ngươi và muội muội ta.
Tại lễ nghi viện, mọi người đều không biết chuyện gì đã xảy ra. Chỉ thấy hai quân thần kề vai sát cánh, không biết nói gì. Đột nhiên hoàng thượng nói điều gì đó, mà Thạch đại nhân lại bị dọa ra như vậy?
Ngày mười tám tháng chín, làm lễ xuất chinh. Người ở kinh thành không biết rằng kỳ thật Triệu Trinh đối với Hoàng hậu không có ý gì. Nhưng Hoàng thượng đại hôn, đây là chuyện vui. Tống triều hiện tại ngày một giàu có. Không thể nói tất cả dân chúng đều giàu có nhưng so với trước kia ngày càng sung túc. Hơn nữa Lưu Nga thường xuyên mở kho cứu tế dân chúng. Dân chúng đối với triều đình cũng rất hài lòng, bởi vậy khi hoàng thượng đại hôn. Kinh thành nhà nhà đều hân hoan vui vẻ.
Lúc này, lại có tin đồn lan truyền. ngày mười tám tháng chín Thạch Kiên đem binh thân chinh đi Tây bắc.
Đối với thiếu niên này, dân chúng trong lòng đều bái phục. có lẽ bọn họ cảm nhận rằng, chỉ cần Thạch Kiên tiến đánh thì chiến thắng Nguyên Hạo sẽ dễ như trở bàn tay.
Thạch Kiên nghe xong lời đồn đại này, trong lòng cười khổ. Nghĩ thầm rằng mình trong lúc vô ý đã để mọi người kỳ vọng quá cao. Khó trách Lưu Nga trong lòng lại sinh ý tưởng như vậy.
Ngày mười tám tháng chín, thời tiết đầy nắng.
Toàn bộ tướng sĩ xuất chinh đều tập trung tại một khoảng sân rộng ngoài đường. mấy vạn binh lính này có thể nói là toàn bộ tinh binh của Đại Tống. hơn nữa trong thời gian khổ luyện này, còn có một nhóm tú tài dạy dỗ, tinh thần đều được bồi dưỡng. Lại thêm bọn họ đang mặc áo giáp mới của Tống triều vừa mới sản xuất. Làm cho mọi người nhìn vào đều thấy được sĩ khí sung mãn.
Lúc này, dân chúng kinh thành ở khắp nơi đều lại xem. Bọn họ nhìn những binh lính này, cao hứng chỉ trỏ.
Không những bọn họ, mà hoàng thượng và thái hậu cũng tự mình đến để tiễn đưa bọn họ.
Đợi cho bọn họ nói xong, Thạch Kiên cũng mặc áo giáp đi lên đài cao. Hắn hướng về phía binh lính nói:
- Các ngươi. Vì hoàng thượng và thái hậu, phàm là người đại Tống, chúng ta nhất định phải là những tướng sĩ anh dũng nhất.
Bọn binh lính này trải qua tẩy não. Vỗn sĩ khí vô cùng cao. Bọn họ chỉnh tề đáp:
- Tuy viễn tắc tru. (Dù xa cũng giết)
Tất cả vang lên cùng nhau như một tiếng sấm. kèm theo là vô số tiếng vỗ tay hoan hô của dân chúng.
Thạch Kiên còn nói thêm:
- Vì cuộc sống an cư lạc nghiệp của đại Tống ta.
- Phàm là người phạm đại Tống ta. Tuy viễn tắc tru!
- Vì Tây bắc đại Tống ta có mấy ngàn dân chúng vô tội bị sát hại. Cùng với mấy vạn binh lính đã hy sinh vì chống quân xâm lược.
- Phàm người phạm đại Tống ta. Tuy viễn tắc tru.
Thạch Kiên vung tay lên. Lại hét lớn một tiếng. Nói:
- Hãy dùng máu tươi của chúng ta để bảo vệ uy nghiêm của Hoàng thượng và Thái hậu. bảo vệ dân chúng đại Tống uy nghiêm. Xuất phát!
Nói xong hắn liền lên ngựa. Trong khoảng thời gian này hắn vì trên chiến trường. Hằng ngày đều dành nhiều thời giờ luyện tập cưỡi ngựa, cũng có chút tiến bộ. Lại còn phải xử lý chính vụ, mỗi ngày hắn đều rất mệt. Đến nỗi Hồng Diên nhiều lần nói bóng gió yêu cầu động phòng, hắn cũng không thể đáp ứng. Cũng vì tối hôm đó, Triệu Dung và Triệu Cận đã làm hắn quá vất vả, khiến hắn nghĩ đến mà sợ.
Vì thế hắn nói:
- Hiện ta đang rất bận. Đợi khi ta đến Tây bắc, sự tình lắng xuống. ta sẽ phái người đến đón ngươi. Đến lúc đó ngươi muốn thế nào thì thế ấy vậy.
Hồng Diên mừng rỡ, mặt đỏ ửng, nói:
- Vậy ngươi không sợ quận chúa tức giận sao?
Thạch Kiên cười ha hả, không nói gì.
Con bạch mã Thạch Kiên nuôi thật là ngựa tốt. Thạch Kiên ngồi trên lưng ngựa, vẻ mặt anh tuấn, cương nghị. Hắn lại mặc thêm ngân giáp. Mọi người vây quanh đều nói một tiếng “hảo”. các thiếu nữ đều đổ dồn ánh mắt về phía Thạch Kiên sau khi hắn xuất hiện. Tuy nhiên con ngựa này theo như lời Tào Vĩ nói là một con ngựa cảnh. Ra chiến trường căn bản là không chạy nổi, mà đương nhiên là Thạch Kiên cũng không có khả năng tự mình giao chiến. Nghĩ đến đây Tào Vĩ mới không thay ngựa. Mặt khác anh ta cũng sợ là mấy con chiến mã sẽ làm bị thương Thạch Kiên.
Tuy nhiên Thạch Kiên khi từ trên đài cao đi xuống. nhìn thấy Triệu Trinh và Thái hậu cùng đoàn tùy tùng, mơ hồ hình như có tiếng khóc, hình như là Triệu Cận đang khóc và hình như là Lưu Nga đang bên cạnh nói gì với nàng, có lẽ là an ủi nàng. Triệu Dung cũng trong đoàn người đó. Ánh mắt của nàng hướng về phía Thạch Kiên. Thạch Kiên cũng nhìn nàng gật đầu. còn mấy vị cửu gia kia thì Thạch Kiên không thèm để mắt đến.
Đồng thời hắn còn thấy trong đám người đó có Hồng Diên và Lục Ngạc đang khóc nức nở.
Sau đó tiếng nhạc vang lên. Tấu chính là “ Tần phong” trong “ vô y”: khởi viết vô y. Dữ tử đồng bào. Vương vu hưng sư. Tu ngã qua mâu. Dữ tử đồng cừu. Khởi viết vô y. Dữ tử đồng trạch. Vương vu hưng sư. Tu ngã mâu kích. Dữ tử giai tác. Khởi viết vô y. Dữ tử đồng thường. Vương vu hưng sư. Tu ngã giáp binh. Dữ tử giai hành.
Tại đây trong tiếng nhạc, Thạch Kiên mang theo bọn họ hướng ra ngoại thành cất bước chỉnh tề. Khi vừa ra khỏi thành hắn nghe được trên tửu lâu truyền đến một khúc nhạc “ Đại phong ca”. Nhạc khúc trào dâng nhưng lại hàm chứa hương vị thản nhiên, đồng thời Thạch Kiên cũng nghe ra hàm ý chúc phúc của bài này. Hắn cảm thấy người gảy đàn khúc nhạc này có quan hệ rất thân thiết với hắn, khiến hắn tò mò muốn đi xem thử là ai đã gảy đoạn nhạc này.
Tuy nhiên hiện tại đại quân đang đại hành. Hắn không thể kích động như vậy. Hắn chỉ nhìn về phía tửu lâu và tiếp tục tiến về phía trước.
Trong chốc lát, đã rời khỏi kinh thành.
Tháng chín, khí trời trong xanh. Đúng là mùa chim ưng bay lượn dưới ánh mặt trời!
Hơn một tháng sau, Thạch Kiên đến Duyên Châu. Khác với tưởng tượng của mọi người, Thạch Kiên không lập tức tấn công Tây Hạ.
Thật ra Tây Hạ lúc này đang có biến, đầu tiên là loạn Giáp Sơn, lớn hơn là xuất phát từ dự liệu của quan viên nước Liêu. Cuộc biến loạn càng lúc càng lớn, cuối cùng người Đảng Hạng ở Giáp Sơn và người Khiết Đan ở Liêu quốc chia thành hai phái, gặp nhau là chém giết. Nhưng quân Đảng Hạng lại không đông bằng quân Khiết Đan nên đã rất nhiêu lần bại trận. Bộ tộc lớn nhất của người Đảng Hạng lúc này là tộc Đại Nhĩ, gia nhập vào quân chống Liêu, làm cho Liêu quốc hai lần phái đại quân tấn công nhưng không thành. Một phần cũng là vì phần lớn quân Liêu được phái đến biên giới Tống triều, nên cuối cùng Liêu Hưng Tông phải cầu viện Lý Đức Minh trợ giúp.
Lúc này, Nguyên Hạo đang trải qua thời gian trăng mật cùng Hưng Bình công chúa ở ngoài biên giới nước Liêu. Vậy là Lý Đức Minh phái Nguyên Hạo hội binh cùng diệt. Thật ra, loạn Giáp Sơn, Nguyên Hạo nhất định phải cứu. Đây cũng là lúc Thạch Kiên và Thân Nghĩa Bân thương lượng lại cùng nhau chọn ra địa điểm. Nơi đây không những là nơi có nhiều dân tộc cư ngụ, dễ lợi dụng, mà còn là nơi mà từ khi Tống triều cấm cửa về sau trở thành con đường yết hầu của Tây Hạ. Hiện nay do loạn Giáp Sơn mà hàng hóa vật tư từ Tây Hạ đến Tống triều cũng không thể lưu thông và ngược lại
Thân Nghĩa Bân lúc này biết được Thạch Kiên hơn ba năm trước đã đem ba con “thiêu thân” thả ở đây thì tấm tắc khen ngợi không ngừng. Thế cục biến hóa hiện nay đã làm cho Thân Nghĩa Bân nhận ra được sự đặc biệt về địa lí của nơi đây, điều mà trong 3 năm nay ông ta không có bản lĩnh để nhận ra. Không những Thân Nghĩa Bân mà cả Tào Vĩ nghe rồi cũng phải nhìn Thạch Kiên mà kinh ngạc. Y hiện nay cùng với cha con Phạm lão càng theo Thạch Kiên bao lâu càng thấy sùng bái Thạch Kiên bấy nhiêu.
Nguyên Hạo sau khi tiến quân vào Giáp Sơn, cuối cùng cũng đã tiêu diệt hết được quân phản kháng người Đảng Hạng. Y lại muốn biết vì sao quân Đảng Hạng lại dám phản kháng lại quân Khiết Đan lớn mạnh chỉ trong vòng một tháng mà có thể tiêu diệt toàn bộ quân khởi nghĩa Đảng Hạng. Nhưng Liêu Hưng Tông lại tham lam một mình thôn tính và chiếm đoạt toàn bộ tài vật thu được. Điều này làm cho Nguyên Hạo nhận ra được lần này người Đảng Hạng nổi loạn là do căm giận người Khiết Đan vì tài vật mà quy phục người Kim. Các tộc người Thoát Nhĩ Đan, Cát Đạt Hàn, Hợp Khôn toàn tộc đều bị sát hại. Do đó, có một tù binh nói với Nguyên Hạo rằng:
-Hoàng thái tử, người Đảng Hạng chúng ta có tội gì? Chẳng lẽ chúng tôi ngồi đợi bọn họ đến sát hại? Chẳng lẽ hoàng thái tử có thể đánh bại Hồi Cốt, Thổ Phồn và Đại Tống, tại sao lại khiếp sợ người Liêu? Tại sao lại làm tay sai cho người Khiết Đan?