Có thể nói cục diện lạc hậu của Trung Quốc phần lớn là do bọn chúng. Cũng bởi vì sự xâm lược đó nên triều đình không thể không tăng thêm binh lực, khiến cho dân chúng càng phải gánh thêm gánh nặng trầm trọng. Theo như lịch sử, Vương triều này cho dù rất giàu có nhưng bị ép tới không ngẩng đầu lên được. Trong tình trạng này Thần Tông dứt khoát tiến hành cải cách. Nhưng sau đó lại dẫn tới đảng phái phân tranh, triều chính không ổn định, phải hướng triều sửa đổi. Còn có Tống Trưng Tông là Hoàng đế anh minh, đã khiến triều Bắc Tống khiến cho thiết kỵ nước Kim phải thất bại.
Nghĩ đến đây hắn lại ngẩng đầu lên, nhìn trời cao xanh thẳm, trong lòng cười khổ: chẳng lẽ ta lại muốn đề xuất một ý tưởng mới đánh vào tâm lý? Trong lúc nhất thời hắn cảm thấy chính mình đang có vô số việc phải hoàn thành nhưng lại không thể nào bắt đầu được.
Lúc này hắn lại thấy một cảnh tượng ngoài cả dự kiến, Triệu Trinh cúi đầu trước Vệ trưởng kia. Đầu óc hắn nhất thời không phản ứng được gì, không chỉ hắn mà cả quảng trường mấy vạn người đều không có phản ứng. Nhất thời lúc này cả quảng trường dường như tĩnh lặng đến nỗi dưới đất cũng có thể nghe thấy tiếng mây bay trên trời.
Vệ trưởng cũng ngây ngốc, qua một lúc lâu cậu ta mới phản ứng lại được, liền khóc rống lên nói:
- Thánh Thượng, thần không dám.
Triệu Trinh nâng cậu ta dậy nói:
- Vì sao không dám? Các ngươi dùng chính sinh mạng và máu tươi của mình bảo vệ sự tôn nghiêm của triều đình, bảo vệ dân chúng không bị chà đạp, bảo vệ lãnh thổ Đại Tống không bị kẻ ngoại xâm chiếm lĩnh. Trẫm rất kính nể.
Lúc này Triệu Trinh đang đứng đối diện với mặt trời, ánh sáng dịu nhẹ chiếu trên mặt, nhưng hai tay cậu nắm chặt, ánh mắt cương nghị. Rất nhiều người lần đầu tiên thấy gương mặt này của Triệu Trinh, họ bỗng thấy cậu với thiếu niên danh chấn thiên hạ kia đều trẻ tuổi, đều khiến người ta thấy thu hút như nhau. Hơn nữa còn có phần giống nhau ở tính cách, sự nhân từ, kiên định.
Sau đó giống như từng đợt sóng lan ra, đầu tiên là Vệ Trường rồi tới tất cả tướng sĩ thành Duyên Châu, tướng sĩ chi viện cho Tây Bắc, cuối cùng là dân chúng kinh thành, bọn họ đều quỳ xuống, giống như biển khơi gào thét, như gió bão thổi qua rừng cây vang vọng:
- Hoàng thượng vạn tuế vạn vạn tuế.
Thời khắc này Thạch Kiên nhìn bóng dáng Triệu Trinh, hắn cảm thấy sao mà xa xôi với mình quá. Trong lòng Thạch Kiên cảm thán: Cậu ta đã trưởng thành rồi!
Nghi lễ diễn ra rất chậm bởi vì mọi người đều kích động không ngừng, nhiệt huyết dâng trào. Triệu Trinh lần này đã đem đề nghị nghi thức bắt tay của Thạch Kiên đổi thành cúi đầu, cậu vừa cúi đầu vừa đem hoa tặng cho các tướng sĩ. Cả quảng trường không ai nói gì, cũng không ai rời khỏi, mọi người đều đang cố kiềm chế bật ra tiếng khóc.
Lưu Nga trên lầu nói với thái giám bên cạnh:
- Cuối cùng ta cũng đã yên tâm, Đại Tống ta đã có người kế nghiệp.
Qua một thời gian rất lâu Triệu Trinh mới đem hoa tặng hết được cho các binh sĩ. Cậu không nói gì, chỉ ra hiệu một cái, lập tức mấy trăm cấm vệ quân nhanh chóng tới dẹp bỏ sân khấu. Lúc này vật cực đại phía sau sân khấu cũng đã lộ ra toàn bộ. Hiện tại bởi vì bị che phủ nên mọi người không thấy rõ nó là cái gì, chỉ thấy phía dưới bày vô số hoa tươi. Chuyện này người dân trong kinh thành cũng biết. Ngày thứ ba Thạch Kiên về kinh đã bắt đầu xây dựng nó nhưng trong quá trình xây dựng đã dùng vải che kín nên hiện tại càng khiến mọi người thấy hiếu kỳ.
Triệu Trinh vung tay lên, đi qua mấy chục cấm binh, đem kéo tấm vải xuống. Hóa ra đây là một tấm bia đá cực lớn. Trên tấm bia đá viết mấy chữ to: Đại Tống anh hùng kỷ niệm bia. Phía dưới còn có hai hàng chữ nhỏ: vi ức vạn bách tính bất tái tao thụ phân liệt chiến hỏa khốn ách. Tương đại tống nhất thống hoa hạ chiến tranh hi chi tương sĩ vĩnh thùy bất hủ! Vi sử dị tộc vật xâm phạm Đại Tống. Tại biên quan phấn chiến hi sinh chi tương sĩ vĩnh thùy bất hủ.
Phía dưới tấm bia đá còn có hơn mười bức điêu khắc cực đại, kể lại từ khi Triệu Khuông Dận thống nhất Trung Nguyên tới nay với chiến thắng bảo vệ Duyên Châu. Tất cả đều là những chiến sự trọng đại, trong đó có khi Tống diệt hậu Đường, rồi chiến tranh thời hậu Thục, cũng có cả cuộc chiến Dương Nghiệp Thạch Kiệt. Nhưng hình ảnh khiến các binh lính Duyên Châu thấy quen thuộc nhất là hình ảnh bảo vệ thành Duyên Châu. Ở giữa có một cửa thành phía trên ghi rõ hai chữ Duyên Châu, xa xa là binh lính Tây Hạ đông nghìn nghịt chưa đến vùng biên giới, còn có rất nhiều binh Tây Hạ đang leo thang theo tường thành vào trong thành. Trên thành là binh Tống nhưng so với binh Tây Hạ phía dưới thì thật không đáng gì. Trong đó còn có rất nhiều dân chúng áo vải hiệp trợ tác chiến. Bọn họ có người lên thành cùng quân Tây Hạ đánh nhau kịch liệt, có người dùng đá ném xuống, có người bắn cung. Khiến cho mọi người cảm thấy bi tráng là hình ảnh một binh Tống trên người đã trúng hai mũi tên nhưng vẫn cố ôm một binh Tây Hạ từ trên thành nhảy xuống dưới. Còn có một bình dân bị binh Tây Hạ phía sau chém một đao nhưng vẫn cố cắn đứt một tai kẻ địch phía trước.
Bức điêu khắc đó cùng với kịch bản đều do Thạch Kiên thức suốt mấy đêm nay nghĩ ra, ngay cả Triệu Trinh cũng không biết. Hiện tại nhìn những hình ảnh đó mọi người đều cảm thấy được sự bi tráng của cuộc chiến. Các binh lính Duyên Châu trở về thấy vậy lại nhớ tới chiến sự hơn một tháng trước đã diễn ra như vậy, rốt cuộc không kìm nổi phải cất tiếng khóc lớn. Lúc này trong mắt mọi người đều đầy nước mắt. Ngay cả Lưu Nga ở trên lầu cũng không kìm được phải dùng khăn lau nước mắt nhưng lau thế nào cũng không hết.
Triệu Trinh nắm cả hai bàn tay, nhìn những binh sĩ này cậu không nói gì, nước mắt cũng không kìm được mà chảy xuống, qua một lúc lâu mới nói với Thạch Kiên:
- Thạch ái khanh, ngươi nhất định phải giúp trẫm báo thù này.
Khi cậu nói những lời này, hàm răng như cắn vào nhau kêu kèn kẹt.
Ngày hôm sau báo chí lại in thêm một bản, hơn nữa lại là phân phát miễn phí. Trong kinh thành các nhà nho đều đến hỏi thăm tướng sĩ Duyên Châu rồi tặng tiền thưởng. Đây là lấy tư liệu trực tiếp. Báo chí cũng không quên lấy lòng Triệu Trinh nên đã đăng toàn bộ những gì hôm qua cậu nói.
Trải qua nhiều chuyện khích lệ như vậy khiến cho lòng dân đều được khơi dậy. Tướng sĩ các nơi đều viết thư thỉnh cầu được đến Tây Bắc, giống như bông tuyết bay về kinh thành. Cũng có rất nhiều dân chúng mong muốn được gia nhập quân đội. Đến nỗi sứ giả Liêu quốc ở Tống thấy tình huống này phải vội vàng viết tấu chương về kinh nói ngàn vạn lần không được khai chiến cùng người Tống, hiện tại già trẻ lớn bé người Tống đều như chó dại, gặp ai cắn đó. Theo kế hoạch của Thạch Kiên, làm như vậy sẽ chấn hưng khí thế của binh lính cả nước. Sau khi cha con Chu Lịch về với Tống triều, tại triều Thạch Kiên đã nói tới vấn đề này. Nếu ta không thể cho họ quyền lợi địa vị hay tiền tài thì ta cho họ một cái danh. Hiện tại đã đạt được mục đích này. Ngay cả Tào Vĩ trên triều cũng hết lời khen ngợi Triệu Trinh là thiên cổ danh quân. Tuy nhiên bọn họ trong lúc vô ý lại không biết rằng đã khiến việc đàm phán của Tào Lợi Dụng với Liêu quốc dễ dàng hơn rất nhiều. Vốn chính sách của Liêu quốc với Đại Tống đã không tốt, hòa hay đánh cũng phải xem xét, nhưng giờ nhận được thư của sứ giả gửi về, lại thấy Tống triều nguyện ý đến đàm phán chúng lại càng không muốn cùng Tống triều giao chiến.
Tuy nhiên điều này lại khiến các lão nho càng không vừa mắt với Thạch Kiên. Bọn họ không biết đấy là ý tưởng bất ngờ của Triệu Trinh mà cho rằng toàn bộ là do Thạch Kiên sắp xếp. Trong suy nghĩ của họ, hành động cúi đầu trước binh sĩ này của Hoàng thượng quả thật là lỗ mãng không có văn hóa. Nhưng chuyện Tây Bắc Thạch Kiên đã sớm nói rồi, hắn không muốn có một tiếng phản đối nào. Ngay cả Lưu Nga và Triệu Trinh cũng cho phép. Bọn họ đành phải quay sang chỉ trích vở kịch và bài ca kia của Thạch Kiên, nói Thạch Kiên là đệ tử thánh nhân, trên lưng gánh sở vọng của thiên hạ không ngờ lại dùng loại từ ngữ thô như vậy để sáng tác. Đây đúng là khiến văn của thánh nhân chao đảo.
Thạch Kiên thấy phiền nhất chính là những lão nho này. Mấy năm nay bọn họ nhằm vào mình không ít, hiện tại quốc nạn ập đến còn muốn công kích mình. Hắn tức giận hỏi những người này:
- Xin hỏi các lão tiên sinh, bản quan sáng tác ra kịch bản và bài ca này là vì ai?
Các lão nho này mặt cắt không còn giọt máu, lập tức hiểu ý hắn, cả đám không ai dám trả lời. Nhưng Thạch Kiên lại thay bọn họ nói:
- Lại xin hỏi các lão tiên sinh, trong các binh sĩ đó có mấy người biết chữ? Có phải bản quan nên nói với họ một chút “Thượng thư”, “Chu dịch” ?
Trong triều các võ quan có chút văn hóa đều nhếch miệng cười to. Bọn họ đều hiểu ý của Thạch Kiên. Đây là biểu diễn vì hoan nghênh các tướng sĩ Duyên Châu trở về, nhưng trong số những binh lính ấy có mấy người biết chữ, vì để bọn họ nghe hiểu nên Thạch Kiên mới dùng những từ ngữ tựa như lời nói cửa miệng dễ hiểu. Về những thứ khó hiểu như “Thượng thư”, “Chu dịch”, không chỉ nói có thể khích lệ sĩ khí mà chỉ sợ có nói ba ngày họ cũng không hiểu.
Thạch Kiên thật sự rất tức giận, sau khi bác bỏ ý kiến của bọn họ về nhà liền viết một bài báo tựa là “Luận về tính đọc và khả thi của văn Bạch thoại”. Bài báo này được viết bằng chính văn Bạch thoại. Trong đó Thạch Kiên trình bày rằng dù Bạch thoại văn so với cổ văn thì giống như “tiết mục cây nhà lá vườn” với “tác phẩm nghệ thuật xuất sắc”. Bach thoại văn có thể không tuyệt đẹp như cổ văn nhưng đại đa số dân chúng Tống triều đều không biết chữ hoặc biết rất ít, nhiều cổ văn họ xem không hiểu, lại càng không hiểu ý tứ của nó. Ví dụ như muốn thuyết giáo dân chúng, bất kể là người văn vẻ viết được ba hoa chích chòe đủ thứ nhưng dân chúng không hiểu thì liền mất đi ý nghĩa. Bạch thoại văn thì gần với khẩu ngữ, bất kể là ai, chỉ cần đã lớn nghe sẽ hiểu. Bởi vậy so với cổ văn để sĩ phu thưởng thức, dân chúng sẽ dễ dàng hiểu và lưu truyền loại Bạch thoại văn này.