Sau khi tiễn Triệu Dung về, Thạch Kiên sai hộ vệ do Vương Triều cử đến mang phong thư đưa đến Mai Châu. Tiện thể nhắn gửi lời tạ ơn và đồng thời yêu cầu cha mẹ Lý Tuệ không được can thiệp vào hôn sự của Lý Tuệ. Đây là lần đầu tiên hắn dùng sức mạnh để đối đãi với vợ chồng Lý Hằng.
Ngày hôm sau, Thạch Kiên đến Đại Lý Tự để tham dự thẩm vấn bọn Sa Giới và thích khách. Sa Giới thì chịu phối hợp nhưng bọn thích khách thì không chịu nhận tội. Bọn chúng đều là cô nhi, được một địa chủ nuôi dưỡng. Sau khi thích khách gặp chuyện không may, vị địa chủ và người nhà của hắn tổng cộng có ba mươi bảy người toàn bộ biến mất..
Điều này khiến cho Tiết Khuê âm thầm kêu khổ. Hắn tuy rằng đã phát công văn truy nã nhưng biển người mênh mông,khó mà bắt được.
Thạch Kiên nói:
- Tiết đại nhân, không cần phải lo.Điều này giống như thời tiết vậy. Tuy rằng bây giờ là thời điểm lạnh lẽo nhất nhưng năm mới đã đến, mùa xuân vẫn còn lâu mới đến sao?”
Nói đến đây, hắn nhìn về phía xa, trong ánh mắt ánh lên sự quyết tâm mãnh liệt.
Tiết Khuê cảm thấy buồn bực. Vụ án càng điều tra càng rối. Ba nhóm người tham dự vào mưu đồ làm hại Thái hậu mà chỉ tra ra có hainhóm. Mặt khác tổ chức này rất thần bí hành sự ác độc. Bọn chúng rõ là gây bất lợi đối với triều đình. Nhưng bây giờ cái tên của tổ chức này còn chưa biết. Vậy Thạch Kiên dựa vào đâu mà bảo hắn tin tưởng.
Thạch Kiên nhìn vẻ mặt nghi hoặc của hắn liền nói:
- Tiết đại nhân, sự thật hiện nay ta đã có vài manh mối. Thứ nhất là Tiết đại nhân hãy quan tâm đến lời khai của Sa Giới.
Tiết Khuê gật đầu. Vừa rồi Thạch Kiên thẩm vấn Sa Giới có nhắc đến ngày nọ “Bồ Tát” sau khi bay lên không trung thì chỉ cho Sa Giới vài trò lừa đảo. Thạch Kiên cũng đã cho Sa Giới vài ngày để hồi tưởng lại sự việc. Sa Giới nói rằng Bồ Tát đề cập đến bảy sự kiện hắn đã làm. Trong đó sáu sự kiện là hắn giả thần giả quỷ, lừa gạt tiền bạc của khách hành hương. Ngoài ra còn có một việc nữa là gã mê hoặc tiểu thiếp của một vị thân sĩ. Tiết Khuê bỗng ngộ ra điều gì liền nhìn Thạch Kiên.
Thạch Kiên khẽ mỉm cười, nói:
- Tiết đại nhân cũng hiểu được vấn đề rồi đó.Thật không tồi. Trên đời này thật không có người thích bói toán sao? Ở trên đường thầy tướng số nhìn mặt đoán lòng, chậm rãi nói lên tình huống gia đình của khách để lừa tiền. Nhưng hắn tại sao có thể nói chính xác bảy sự kiện xảy ra. Là bởi vì bảy sự kiện đó đều là do hắn phái người an bài. Do đó mới biết tình huống xảy ra. Kia là khách hành hương nên không thể nào tra ra được. Nhưng cô nàng tiểu thiếp kia khẳng định đây là người của một tổ chức.
Tiết Khuê lập tức phái người đến Lạc Dương bắt người tiểu thiếp về tra hỏi. Tuy nhiên lần này hắn rút kinh nghiệm, dặn những tên đi bắt người phải chú ý giữ bí mật.
Nhưng hắn lại nhìn Thạch Kiên nghi hoặc hỏi:
- Nhưng chỉ sợ câu không được con cá lớn, Thạch đại nhân.
Thạch Kiên biết tâm ý của hắn lo lắng cô nàng tiểu thiếp và tên Sa Giới giống nhau, chỉ là người ngoài, tổ chức không cung cấp nhiều thông tin.
Thạch Kiên nói:
- Bản quan cũng biết, Tiết đại nhân lo lắng rất chính xác. Nhưng đây chỉ là điều thứ nhất. Thứ hai là bọn chúng thường sử dụng hành vi diệt khẩu. Nhưng nhà địa chủ này lại cho cả nhà bỏ trốn từ đó có thể thấy được tên địa chủ này là một thành viên cao cấp của tổ chức.
Tiết Khuê nói:
- Điều này hạ quan cũng biết. Hạ quan cũng phái người đi bắt bọn chúng. Tuy nhiên không thể nói trước khi nào bắt được hắn.
Thạch Kiên lại cười, nói: - Tiết đại nhân. Bản quan cũng không mong sẽ lập tức bắt được hắn. Nhưng ngài đã thu giữ được năm mươi tư liệu về các cô nhi.
Tiết Khuê lại khó hiểu. Tư liệu này không có gì đặc biệt. Hơn nữa nhà địa chủ này bình thường, lại là người khiêm tốn, đối nhân xử thế rất tốt. Năm trước đã quyên góp năm nghìn lượng bạc cho những mẹ góa con côi. Khi nói hắn là kẻ bắt cóc, quan địa phương còn không tin.
Thạch Kiên còn nói thêm:
- Tiết đại nhân. Ngài xem hắn cùng dòng họ với đám cô nhi đó.
-Vậy sao?
Tiết Khuê trầm ngâm một câu. Có quan hệ họ hàng như thế nào? Hắn mở hồ sơ ra xem. Trong chốc lát hắn hướng về Thạch Kiên hỏi: - Ngài nói là …?
Thạch Kiên thở dài một tiếng. Ra hiệu hắn không nói ra. Sau đó nói:
-Sự tình quan trọng. Phải có chứng cớ.
Hiện tại có thể nói hắn nắm toàn bộ tình tiết vụ án trong tay. Hắn cũng hiểu vì sao trong lịch sử lại không phát sinh vụ án này. Nếu vụ án này có ảnh hưởng lớn thì sử sách phải có ghi lại. Hóa ra là có quan hệ lớn đến chính mình. Nguyên nhân chính là mình đã phát động giao thông trên biển. Khiến những người có ánh mắt nhạy bén sẽ nhìn thấy cái lợi trong đó. Quyết đoán tham dự sẽ phát tài cũng có thể làn được nhiều việc khác. Do đó bọn họ mới rục rịch hành động.
Hắn thở dài một hơi. Chân tướng vụ án này về sau sẽ bị vạch trần. Không biết có đúng là hàng hải ảnh hưởng hay không. Hiện tại triều đình vẫn u mê. Nhưng nguyên nhân chính là mình đã biết về hàng hải trước người Châu Âu năm trăm năm. Điều này khiến hắn cảm thấy phấn khích chờ đợi và hy vọng. Nếu bỏ qua hàng hải và người Châu Âu hiện tại cũng đã biết sự tồn tại của hai đại lục Ấn Độ và châu Úc thì sau này không chừng người Châu Âu sẽ cưỡi trên cổ người Hán mất.
Thạch Kiên nói:
- Chuyện này tạm thời chỉ có hai chúng ta biết. Tuy nhiên chỉ cần tìm được hang ổ của chúng và triệt phá. Như vậy những chuyện vụn vặt sẽ không ảnh hưởng chúng ta được nữa
Tiết Khuê gật đầu. Nếu không phải Thạch Kiên nhắc nhở thì chắc gã sẽ không nhớ đến việc đó. Hiện đã có con đường này tất cả liền trở nên rõ ràng hơn. Cái vụ án này đã làm cho hắn hơn tháng nay không thở nổi. Nay rốt cục gã có thể thở phào nhẹ nhõm.
Thạch Kiên còn nói thêm:
- Bản quan còn chuẩn bị thêm nhiều cách khác nữa.
Tiết Khuê biết Thạch Kiên ngoài việc dựa vào lực lượng của Đại Lý Tự thì hắn còn vận dụng được cấm quân cho việc điều tra vụ án này. Chỉ có điều tường tận quá trình thì gã không được rõ ràng cho lắm.
Thạch Kiên còn nói thêm:
- Đồng thời ngươi không nên dụng hình với mười ba tên thích khách
Tiết Khuê lại sửng sốt vì bọn họ đã dùng vô số khổ hình nhưng vẫn không khiến bọn thích khách cung khai. Chẳng lẽ bọn chúng chỉ thích mềm không thích cứng.
Thạch Kiên tiếp lời:
- Tiết đại nhân, ngài có thể nhốt mỗi người bọn chúng trong một gian phòng nhỏ. Có lẽ đến lúc đó sẽ có thu hoạch.
Kỳ thực chủ ý này là Thạch Kiên biết được nhờ kiếp trước. Tất cả mọi người đều hiểu cái phương pháp giam giữ này. Nhưng Tiết Khuê lại không hiểu. Gã nghi hoặc hỏi:
-Như vậy hữu dụng sao?
Thạch Kiên đáp:
- Sự thật là có những người không sợ chết, cũng không sợ khổ hình. Thậm chí dung mỹ nhân kế cũng không ăn thua. Nhưng cái bọn chúng e ngại chính là sự cô độc.
Tiết Khuê nửa tin nửa ngờ
-Nhưng hiện tại Đại lý tự toàn bộ phòng giam đều đã chật kín.Không dễ kiếm được mươi ba cái phòng đâu.
Thạch Kiên nhìn Tiết Khuê trong lòng cảm thấy khâm phục. Sự thật là ở triều đại này nếu hắn không có một tri thức hùng mạnh và sự trợ giúp của Triệu Dung thì chưa chắc hắn đã có thể phá được án giỏi hơn Tiết Khuê. Xét về kinh nghiệm giang hồ thì hắn không bằng Tiết Khuê. Hắn rút ra kết luận cho dù có sử dụng hình phạt đối với những người này thì cũng chưa chắc có được kết quả. Nhưng một khi Tiết Khuê hạ bút xuống thì sẽ có cảnh đầu người rơi xuống. Nhẹ nhất cũng là đánh một trăm gậy, lưu đày đến châu Úc. Ngoài ra còn liên lụy đến gia đình và người thân.
Thạch Kiên cũng cảm thấy đây là hình phạt quá nặng. Đặc biệt là những thành viên mới gia nhập vào đạo giáo. Nhưng cũng không còn cách nào khác. Khi nói đến việc ám sát khâm sai đại thần, hoặc gian sát gái nhà lành thì có thể biết được rằng sẽ phải xử tử rất nhiều người nhưng tất cả đều phải qua sự phê duyệt của Lưu Nga và Triệu Trinh. Tuy nhiên lúc này Lưu Nga đang tức giận nên sẽ không cân nhắc nhiều.
Tuy nhiên lúc ấy ở trong cung, khi cầu phúc cho Chân Tông cũng có nghi ngờ bọn đạo sĩ và một số người dân. Có năm sáu trăm người bị nhốt tại Đại lý tự. Lúc này Tiết Khuê thừa cơ xuất hơn hai trăm hồ sơ nói với Thạch Kiên:
- Thạch đại nhân. Những người này hạ quan đã thẩm tra loại bỏ dần dần. Ngài có muốn thả họ ra không?
ThạchKiên nói:
- Thả đi
Thạch Kiên dự định sau khi xem Tiết Khuê phê chuẩn thả những người này thì sẽ cáo từ. Kể từ ngày hắn bị ngất xỉu, thân thể của hắn không thể hồi phục lại như cũ. Hai ngày qua cũng không được nghỉ ngơi ít nhiều ảnh hưởng đến đầu óc của hắn.
Nhưng hắn chưa kịp đứng lên thì có một số quan viên đi vào. Trong đó có Khuu mật sứ Tào Lợi Dụng và Khu mật phó sử
Nhìn thấy nhiều người đến đại lao, trong lòng Thạch Kiên cảm thấy nôn nao. Hắn liền hỏi:
- Đã xảy ra chuyện gì?
Hóa ra khi kiểm tra cung tên mà bọn thích khách sử dụng thì phát hiện ra đó là loại mà cấm quân sử dụng. Tiết Khuê không dám chậm trễ liền thỉnh cầu bộ binh và Khu mật viện trợ giúp. Mọi người đều biết rằng vũ khí này của cấm binh chỉ có sáu cái trong kho. Binh khí này được tuồn ra ngoài chứng tỏ là có đồng lõa trong cung. Nhưng sự việc lớn đã xảy ra .Đã xuất hiện việc buôn lậu binh khí, thiếu hụt trong kho. Số lượng vũ khí hao tổn vì binh khí bị tuồn ra ngoài bán cho người khác, trong đó phần lớn là được bán về Tây Hạ.
Nghe thấy việc này, các quan viên đều choáng váng . Khu mật viện là nơi quản lý quân sự của Tống triều. Sau này Khu mật viện tiến hành thêm một bước phân quyền, phụ trách quân lệnh, điều động quan nhân cao cấp bổ nhiệm hay sa thải “Tam nha” (Thị vệ thân quân điện tiền ti, thi vệ thân quân mã quân ti cùng thị vệ thân quân bộ quân ti) chỉ huy cấm quân. Bộ binh phụ trách việc hậu cần và quản lý binh lính địa phương. Lại bộ phụ trách thuyên chuyển võ quan. Nếu truy cứu xuống dưới thì không chỉ Tào Vĩ bị liên can mà còn có đại lao, Lữ Di Giản, Dương Văn Quảng và một số quan viên khác cũng bị liên lụy.
Bọn họ vừa điều tra những cấm binh tham ô cấp thấp vừa viết tấu chương nhận tội của mình. Nhưng hiện tại Lưu Nga và Triệu Trinh bảy ngày mới vào triều một lần. Bình thường tấu chương đều do Lôi Duẫn Cung truyền đạt. Hiện nay Lôi Duẫn Cung đã đi giám sát lăng mộ, chỉ cắt cử vài thái giám thân tín tiến hành truyền đạt. Nhưng thông qua thái giám này truyền đạt gấp thì bọn họ không làm được. Biết Thạch Kiên có thượng phương bảo kiếm trong tay, có thể tự do xuất nhập cung nên tìm đến Thạch Kiên nhờ giúp đỡ, bẩm báo với Thái hậu cho bọn họ tiến cung chủ động giải thích việc này. Đồng thời nhờ Thạch Kiên nói đỡ giùm vài câu.
Thạch Kiên không nói gì, vội vàng đi xuống. Mình không phải là Gia Cát Lượng. Chỉ sợ hắn còn đoản mệnh hơn Gia Cát Lượng nữa chứ. Tuy nhiên khi ánh mắt hắn quét về hướng Lâm Đặc và Nhâm Trung Chính khiến cho hai người này đều run rẩy. Bọn họ đều là người của Đinh Vị. Hôm qua tại triều còn giúp đỡ cho Đinh Vị chống lại Thạch Kiên, trước mặt Thái hậu muốn hại mình cho được. Tuy rằng không thắng được nhưng không ai dám chắc Thạch Kiên có ghi hận trong lòng hay không.
Thạch Kiên cũng biết những người này suy nghĩ điều gì nhưng hắn không thể làm như vậy. Nếu như hắn thừa cơ buộc tội Lâm Đặc thì cũng sẽ liên lụy đến bọn Tào Vĩ.
Hắn vào cung, đem sự việc này bẩm lại Lưu Nga. Sau khi nghe xong,Lưu Nga liền ném chén trà đang uống dở xuống đất. Một năm Tống triều phải chi mấy trăm vạn quan, trong đó hơn một nửa là quân phí, đặc biệt là dùng cho cấm binh. Tất cả các đãi ngộ đều rất hậu đãi. Tuy cố nghĩ là cấm binh gặp chuyện không may nhưng Lưu Nga không khỏi thất vọng.
Chén trà chạm mặt đất phát ra tiếng “Choang” khiến cho các quan viên chấn động cả người, nhất là Tào Lợi Dụng.
Nhưng Thạch Kiên vẻ mặt rất bình thường. Bất cứ một triều đại nào cũng không thể xóa bỏ được hiện tượng các tham quan. Chu Nguyên Chương đã từng dung hình phạt lột da nhưng cũng không ngăn được. Tống triều hiện nay tiền lương của các quan viên rất cao và tình trạng tham ô vẫn được truyền lại qua nhiều thế hệ.
Thạch Kiên ung dung tấu:
- Khởi bẩm Thái hậu. Lòng người khó đoán.Nước trong thì ắt không có cá.
Chỉ có hai câu ngắn gọn nhưng lại có nhiều ẩn ý. Thứ nhất là nói đến người không đủ phẩm đức. Cho dù có đối đãi tốt với họ thì một khi đã muốn tham thì những hậu đãi đối với quan viên cũng không có giá trị gì nữa. Trong thiên hạ không có mấy viên quan vì cuộc sống đầy đủ rồi mà không nảy long tham. Quan to lộc hậu thì chỉ căn cứ vào thành tích chứ không phải tình cờ mà có được nên bọn họ tham ô cũng là chuyện bình thường. Nếu đem so sánh với toàn bộ những người trong thiên hạ thì có mấy người muốn làm quan nghèo khó đâu. Nhưng không có quan viên thì làm sao có thể trị thiên hạ.
Thạch Kiên nói đây là tình hình thực tế nhưng lại khiến Lưu Nga nổi giận. Nghe xong những lời hắn nói, Lưu Nga lửa giận bừng bừng hỏi:
- Ý của Thạch thị lang là không có biện pháp nào khắc phục tình trạng này sao? Hay là cứ mặc kệ nó?
Thạch Kiên lại ung dung đáp:
- Cũng không phải. Đối với những quan tham ô chẳng những phải nghiêm khắc xử lí mà còn phải đem ra làm gương cho những người khác. Hiện tại phía tây bắc giống như hổ rình mồi. Chẳng may khai chiến thì cũng không thể có tình huống như vậy phát sinh. Cứ như vậy, giết gà dọa khỉ diệt trừ tham quan. Mặt khác có thể khiến cho các tham quan cảm thấy hổ thẹn.
- Ai gia hiểu rồi.
Sau một lúc, Lưu Nga cũng nguôi cơn giận. Nàng hướng về Tào Vĩ và Tào Lợi Dụng hạ chiếu, tiến hành thanh tra toàn bộ quan quân. Ngoài ra còn nói thêm:
- Ai gia muốn trong năm ngày nữa có thể nhìn thấy tờ báo. Các ngươi hãy lập chương trình đi.
Một câu nói khiến cho tất cả mọi người đều toát mồ hôi. Tuy rằng báo chí là một sự kiện mới, có thể nói Tống triều chính là nhân vật mũi nhọn. Bọn họ căn cứ vào những gì trong bản tấu chương của Thạch Kiên ngày hôm qua, đã hiểu toàn bộ quá trình thao tác. Nhưng phương thức sắp chữ, in ấn, sáng tác, ngày tháng phát hành cũng không phải dễ. Sáng tác đã khó lại còn trong 5 ngày, quá gấp rồi.
Lưu Nga không để ý ánh mắt u oán của các đại thần. Nàng chỉ thầm nghĩ trong lòng: “- Ai gia không bãi quan các ngươi đã là tốt lắm rồi.
Nàng tiếp tục kêu thái giám hạ chỉ, truyền Lỗ Tông và Tiền Duy Diễn vào điện cùng thảo luận. Sau khi nghe xong ý chỉ của Lưu Nga, bọn họ đều há hốc miệng. Nhưng họ cũng biết Lưu Nga đang tức giận nên không lên tiếng.
Tuy nhiên muốn phát hành báo thì đầu tiên phải in chữ. Lỗ, Tiền, Lữ ba người cùng hướng về phía Thạch Kiên cầu cứu.
Thạch Kiên đề cử Công Tôn Thành. Đây là lần đầu tiên hắn đề cử một trong những đệ tử đắc ý nhất của mình. Thạch Kiên đề cử gã là bởi vì thứ nhất học vấn của gã tốt. Thứ hai là gã quen thuộc với việc in chữ. Thứ ba gã bình thường ít nói nên sẽ không dễ dàng đắc tội với ai.
Lưu Nga nói:
- Vậy thì tốt rồi. Phong cho Công Tôn Thành đảm nhận chức phó ti của hộ bộ ti phụ trách về báo chí. Lập tức bắt tay vào việc.
Thạch Kiên cũng ngạc nhiên. Hắn không ngờ Lưu Nga nghĩ đến việc phát hành báo mà phong chức quan cho Công Tôn Thành. Hộ bộ ti tuy là một hộ bộ nhỏ nhưng phó ti đã là một chức quan ngũ phẩm rồi.
Hắn lập tức nói:
- Thần cho là điều này không ổn.Công Tôn Thành tuy là học trò yêu của thần. Nhưng dù sao hắn cũng chỉ là một tú tài. Nếu đảm nhiệm chức quan này, thần e là không ổn.
Lưu Nga nói:
- Có gì không ổn? Chính ngươi cũng cho là anh hùng không nên hỏi xuất thân. Hơn nữa công việc của ngươi còn bề bộn. Ngày mai ngươi thảo cho ai gia một bản tấu, đề cử một số học trò của mình đảm nhiệm chức lang trung, giúp san sẻ cho ngươi một phần công việc. Chúng ái khanh cho rằng như thế nào?
Vừa rồi may mắn được Thạch Kiên nói đỡ cho nên các đại thần nhất là những người của Đinh Vị đều không dám không đồng ý. Bọn họ đều biết một điều chỉ cần ở gần bên thisn iên này thì tiền đò sẽ rộng mở. Giang Cập chỉ là một người thám hiểm mà hiện đã là quan to trong triều. Tên Phạm quật tử Lưu Nga mấy ngày hôm trước còn cho rằng trong triều không ai có được khí tiết giống như hắn. Xem ra Lưu Nga chỉ cách chức hắn một thời gian rồi sẽ sơm cho vào triều thôi. Càng không cần phải nói đến việc Thạch Kiên đề cử Lỗ Tông và Tào Vĩ vào kinh.
Thạch Kiên cũng không nói gì. Lúc trước hắn cũng xuất thân hàn vi mà thôi.
Lưu Nga còn nói:
- Vậy ai sẽ đảm nhiệm chức chánh ti?
Đây nhất định là một cơ hội tốt. Hiện tại những người thông minh đều biết rằng báo chí là tiếng nói của triều đình. Họ đều tiến cử những người của mình. Nhưng Lưu Nga cũng biết đây là một chức vụ quan trọng. Bọn họ đề cử những đại thần không phải tài hoa không có mà chính là không đủ nhân phẩm. Nghĩ đến đây, nàng liếc nhìn Thạch Kiên, thấy trên trán hắn rướm mồ hôi. Nếu hắn đảm nhiệm chức vụ này thì nàng mới yên tâm. Nhưng nhìn bộ dạng của hắn, biết bệnh tình của hắn vẫn chưa khỏi. Nói không chừng sẽ càng xấu đi. Cho nên lập tức nàng dẹp bỏ ý nghĩ này, liền hỏi:
- Thạch thị lang.Ngươi cho là người nào có thể đảm nhận chức vụ này?
Thạch Kiên thầm nghĩ một chút rồi nói:
- Vi thần cho rằng Thái tử tư ngoại lang là tốt nhất
Thái tử tư ở đây chính là Thái Tề. Trước đây trong nhà gã cũng rất nghèo khó nhưng so với Thạch Kiên thì gã may mắn hơn nhiều. Có mấy người cậu tốt đã gửi gắm nhà Lưu thị bên ngoài nuôi nấng hắn. Hơn nữa tướng mạo của gã cũng khôi khô tuấn tú. Trong kì thi trạng nguyên vừa rồi, Chân Tông củng rất thích gã, tưng có lời nói với Khấu Chuẩn: “Ngươi biết cách dùng người nhỉ”. Ngoài ra gã còn được vô cùng hậu đãi, đảm nhiệm chức vụ trung thư tỉnh trứ tác lang, thượng thư lễ bộ kiêm Ngự sử. Đây là chức quan trung bình. Thạch Kiên và Thái Tề ít khi gặp nhau. Nhưng có vài lần gã buộc tội Thạch Kiên vi phạm lễ chế. Tuy nhiên Thạch Kiên biết người này và Lỗ, Tiết thời Nhân Tông giai đoạn trước được gọi là Tam đại thẳng thần. (Ba viên quan ngay thẳng)
Nghe Thạch Kiên đề cử Thái Tề. Tất cả mọi người đều không ngờ. Lưu Nga cao hứng cho rằng trọng dụng hiền tài không kể đến xuất thân. Tuy nhiên Lưu Nga cũng mơ hồ đây là một quân tử nên nàng không có trọng dụng. Nhưng liên can đến sự kiện báo chí, mà cũng vì việc này thay thế nhiều gián quan cho nên nàng nói:
- Ân chuẩn.
Các đại thần vì việc ý nghĩa chính và phát hành tờ báo đã sinh ra tranh cãi đến nửa ngày. Cuối cùng mới quyết định mỗi người sẽ viết một bài văn,sau đó sẽ thảo luận lại tại triều đinh. Đồng thời nêu thêm những luật lệ của triều đình. Chuyện tích của Chu Lịch và chuyện vong ân bội nghĩa của người dưới cũng được đưa vào.
Mọi người lúc này mới rời khỏi cung, tuy nhiên rất nhiều đại thần đều nói lời cảm tạ với Thạch Kiên. Nếu hôm nay không có Thạch Kiên thì bọn họ đã mắc họa. Bọn người của Đinh Vị cũng ngượng ngùng cảm tạ Thạch Kiên một tiếng