- Thái hậu, trong phật giáo, Thiên Long Bát Bộ chính là: một- Thiên, hai- Long, ba- Dạ Xoa, bốn- Càn Thát Bà (Gandharva), năm- Atula, sáu- Già Lâu La (Garuda), bảy- Khẩn Na La (Kimnara) và tám- Ma Hầu La Gia (Mahôraga). Thiên- chỉ hộ pháp của hai mươi vị chư thiên gồm Đại Phạm Thiên, Đế Thích Thiên, tứ đại Thiên Vương, Vi Đà...Trong phật giáo, địa vị của Thiên không phải là chí cao vô thượng, mà chẳng qua chỉ hưởng thọ nhiều hơn loài người. Phật giáo cho rằng tất cả mọi vật đều vô thường, Thiên sau khi thọ mệnh chấm dứt thì cũng phải chết, bởi vì bọn họ vẫn chỉ cùng một đẳng cấp với con người và súc sinh. Phật giáo có thuyết “mười đạo”, bốn đạo đầu gồm bốn Thánh: Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn. Bốn đạo này siêu thoát sinh tử luân hồi, sáu đạo sau là các chư vị hữu tình gồm: Thiên, Nhân, Atula, Súc sinh, Qủy đói và Địa ngục. Tất cả đều được gọi là “chúng sinh”. Thiên đứng đầu trong sáu đạo, trong đó Đế Thích là lãnh tụ của các Thiên.
- Long trong đó đại thể giống với Long Vương hay Long trong truyền thuyết của nước ta, nhưng không có chân. Trong kinh Phật có Ngũ Long Vương, Thất Long Vương, Bát Long Vương...Người Thiên Trúc rất tôn kính rồng, cho rằng rồng mạnh nhất trong các sinh vật trong nước, bởi thế nên những người có đức tính cao quý thì tôn xưng là “Long tượng”, như “Tây Lai Long” chỉ cao tăng từ phương tây đến. Trong số Long vương, có một vị là Sa Kiệt La Long vương, ngài và một cô gái trẻ lúc tám tuổi đến trước núi Linh Thứu nơi Phật Thích Ca (Sakyamuni) giảng Phật pháp, chuyển thành thân thể đàn ông rồi hiện ra tướng mạo của Phật. Lúc người thành Phật, đã bị Thiên Long Bát Bộ trông thấy. Dạ Xoa là một quỷ thần trong kinh Phật, có Dạ xoa bát đại tướng, mười sáu đại tướng Dạ xoa...Nghĩa gốc của Dạ xoa là “thần ăn được quỷ”, còn có ý nghĩa như nhanh nhẹn, dũng kiện, khinh linh, bí mật...Kinh Duy Ma có ghi chú rằng, Dạ xoa gồm ba loại, một ở dưới đất, hai là ở hư không, ba là Dạ xoa trời. Trong kinh Phật, có rất nhiều Dạ xoa tốt, Dạ xoa bát đại tướng có nhiệm vụ bảo hộ chúng sinh.
Triệu Trinh nói:
- Trẫm hiểu rồi, loại Dạ xoa này có chút gần giống với Thần Chung Quỳ.
- Có thể nói như thế, cho nên mới nói đạo trời sâu th̉ẳm, các vị thần linh không thể không tin, cũng không thể tin toàn bộ. Tin vào thần thật còn tốt, tin phải thần dởm có khi còn khiến thần linh thật không vui, cũng như vi thần, đối với bất kể thần linh nào cũng đều không tin, nhưng vi thần không nhiễm cái ác, tin rằng nếu trên trời có chư thần thật sự thì các ngài cũng không những không tức giận vi thần, mà có khi lại tôn trọng vi thần đấy.
Nghe đến đây, Tiết Khuê lại lộ ra vẻ mặt cổ quái, trong lòng ông nghĩ “ ai so sánh phẩm đức với cậu chứ, nếu nói ra thì cũng chỉ có tiểu Phạm Quật Tử mới có thể so sánh tiết khí với thiếu niên này được.” Thế nhưng ông ta cũng bối rối vô cùng, trên đời này còn có người hoàn mĩ hơn Thạch Kiên sao? Ngay cả ông cũng có lúc nghi ngờ Thạch Kiên có phải thần hạ phàm không, nhưng con người này lại không bao giờ tin vào quỷ thần, chuyện gì cũng mang truy nguyên ra giải thích.
Kỳ thực lời này của Thạch Kiên là để cho Triệu Trinh nghe, từ cổ tới giờ, có rất nhiều đế vương vì quá mê tín chuyện quỷ thần để cuối cùng trở thành hôn quân. Cũng giống như người có thành tựu nhất hiện giờ là Liêu Thánh Tông, lúc đầu cũng giống Chân Tông, giữ gìn những gì đã có, để rồi không có thành tựu gì. Hắn lại nói:
- Càn Thát Bà còn gọi là Hương thần, là một loại thần không dùng rượu thịt, chỉ sống bằng hương hoa, là một trong những nhạc thần phục vụ Đế Thích Thiên, thân thể tỏa mùi hương thơm ngát. Atula là một loại thần rất đặc biệt, nam thì cực kỳ xấu xí, nhưng nữ lại cực kỳ mỹ lệ. Atula vương thường dẫn bộ thuộc đi đánh nhau với Đế Thích, vì Atula có mỹ nữ nhưng lại không có thức ăn ngon, còn Đế Thích có đồ ăn ngon nhưng lại không có mỹ nữ, họ đâm ra ganh ghét và tranh giành nhau, mỗi khi có ác chiến xảy ra thì trời long đất nở. Vì thế nên chúng ta gọi chiến trường lớn, xác chết phơi đầy đồng là “chiến trường Tula” là vì chuyện này mà ra. Kết quả trận chiến, Atula luôn luôn bị bại trận, không có chỗ nào để chạy, thế nên phải hóa thân chui vào lỗ nhỏ trên củ sen. Tính tình Atula vương nóng nảy, ngan bướng, hay đố kị, lại mắc phải bệnh đa nghi...Theo giảng pháp của Phật Thích Ca thì có tứ niệm xử, giảng pháp của Atula vương có ngũ niệm xử, Phật Thích Ca giảng ba mươi bảy đạo phẩm thì Atula vương lại nhiều hơn một đạo, nói có ba mươi tám đạo phẩm. Bởi Atula nghe giảng pháp của Phật, nghi ngờ Phật thiên vị Đế Thích nên cố ý nói thiếu. Quyền lực và năng lực của Atula vương rất lớn, chỉ là thích làm theo ý mình, không tin tà đạo, thích đại loạn thiên hạ, cho rằng càng loạn thì càng tốt.
Nghe tới đây, Triệu Trinh không khỏi bật cười, bình thường cậu không thích kinh Phật, nhưng nghe Thạch Kiên nói, những câu chuyện trong kinh Phật trở nên sống động như thật. Làm cậu không khỏi say mê hứng thú, quên luôn cả chuyện hôm nay đến là để thẩm vấn phạm nhân.
Thạch Kiên lại nói:
- Già Lâu La chỉ thần Kim Sí Điểu, đó là một loại chim lớn, trên cánh có nhiều màu sắc trang nhã, trên đầu còn có một cái bướu lớn, đó là viên ngọc như ý. Loài chim này có tiếng kêu rất buồn bã, ăn thịt rồng ( thiếu chút nữa thì hắn nói ra Nhạc Phi trong truyền thuyết là do Đại Bàng Kim Sí Điểu đầu thai truyền kiếp). Già Lâu La chính là Đại Bàng Kim Sí Điểu, mỗi ngày nó phải ăn một con rồng và 500 con rồng con, khi hết thọ mệnh thì những con rồng nhả chất độc ra, không có cách nào ăn được nữa. Thế là nó bay lên bay xuống bảy lần, bay đến Kim Luân Sơn và chết ở đó. Vì nó cả đời chỉ ăn thịt rồng nên lượng độc tố tích trữ trong cơ thể rất nhiều, trước khi chết thì độc phát tự giết chính mình. Thân thể bị đốt cháy hết chỉ còn lại quả tim có màu xanh thuần khiết như thủy tinh. Khẩn Na La là nhạc thần, là nhà âm nhạc chuyên diễn tấu pháp nhạc, trong Phạn ngữ có nghĩa là “ người không phải người”. Hình dáng của nó giống như loài người nhưng trên đầu có một cái sừng, cho nên mới được gọi là người không phải người, nó rất giỏi ca múa, là thần nhạc của Đế Thích. Ma Hầu La Gia là đại Mãng Xà, có thân người nhưng đầu rắn.
Lưu Nga ở phía sau rèm nói:
- Thạch thị lang quả nhiên kiến thức uyên thâm, ngay cả kinh Phật cũng vô cùng tinh thông. Nhưng tại sao lại bảo tên phạm nhân này nói không đúng?
Thạch Kiên nói:
- Trong kinh Phật “không phải người” (phi nhân) là chỉ chúng sinh có hình dạng giống người nhưng thực tế lại không phải người. Thiên Long Bát Bộ đều không phải người, bao gồm tám thần và quái vật. Vì Thiên và Long quan trọng nhất nên được gọi là “ Thiên Long Bát Bộ” hoặc “ Bát Bộ Thiên Long”. Hiện tại, theo những gì vi thần được biết thì tổ chức của bọn chúng gọi là “ Thiên Long Bát Bộ”. Nhưng Sa Giới đạo trưởng lại nói bọn họ thuộc một bộ không phải người cho nên vi thần nghĩ ông ta đang nói dối.
Sa Giới cũng đang ở bên dưới nghe rất say mê thích thú, y tuy là thành viên của Thiên Long Bát Bộ nhưng lại không hề biết lai lịch của “ Thiên Long Bát Bộ”, bây giờ nghe Thạch Kiên giải thích y mới hiểu ra. Nghe Thạch Kiên nói đến đây, y vội vàng giải thích:
- Thạch đại nhân, lần này ngài nghĩ oan cho tội dân rồi. Ngài bây giờ mới chỉ tra ra Thiên Long Bát Bộ, đây mới chỉ là một góc mỏng manh của tổ chức này. Không sai, tội dân chính là người của Thiên trong Thiên Long Bát Bộ, nhưng đây chỉ là tiểu bát bộ. Thiên long bát bộ, còn gọi là bộ phi nhân ( không phải người), ngoài nó ra thì còn có ba bộ nữa gồm: bộ Bồ tát, bộ người phàm, bộ quỷ đạo.
- Ồ!
Thạch Kiên và Tiết Khuê nhìn nhau, ai cũng lo canh cánh trong lòng. Đến tại thời điểm này, vụ án càng tra càng lớn, thế lực quan viên, thế lực Tây Hạ và thế lực Liêu quốc đều có tham dự. Bây giờ lại còn thêm một tổ chức thần bí khó lường này nữa.
Lưu Nga ở phía sau cũng nheo mày, bà đang vui mừng, may mà Tiên đế đã làm một hành động có vẻ rất “trẻ con”, dùng mười sáu đạo Thánh chỉ để triệu Thạch Kiên từ Hòa Châu về, nếu không vụ án này cũng chẳng có cách nào tra ra. Cho dù Tiết Khuê có tài giỏi hơn nữa, thì ông ta cũng không thể vạch trần được những trò bịp bợm của Sa Giới. Như thế thì cũng không thể có cách nào bắt tội được Sa Giới, càng không có cách nào tìm ra tổ chức này.
Sa Giới lại nói:
- Hơn nữa thế lực của tổ chức này vô cùng lớn, cũng như những trò giả thần giả quỷ của tội nhân cũng đều do người trong tổ chức đó dạy.
Nói đến đây trên mặt y cũng lộ ra ánh mắt sợ hãi, người run rẩy, có vẻ như người của tổ chức đó đang nhìn chằm chằm vào y vậy. Nhìn bộ dạng này của y, ngay cả Thạch Kiên và Tiết Khuê cũng thấy nổi da gà.
Y nhìn Triệu Trinh, đột nhiên quỳ xuống nói:
- Tội dân biết mình tội ác tày trời, không mong gì khác, chỉ cầu xin Thánh thượng và Thái hậu cho tội dân đi đày, lưu đày càng xa càng tốt, tốt nhất là Đại lục Lưỡng Loan , nếu không được nữa thì châu Đại Dương cũng tốt.
Lưu Nga nghe Sa Giới càng nói càng nghiêm trọng, xem ra y không phải cầu xin được đi đày thật xa để giảm tội cho mình, mà vì muốn trốn tránh việc tổ chức này có thể vì hành động bán ứng của y mà truy sát y. Cũng có thể còn nghiêm trọng hơn cả việc truy sát, nếu không y sẽ không thể thà chết cũng không chịu khai ra tin tức về tổ chức này. Nếu không phải Thạch Kiên có được tin tức về tổ chức này từ đâu đó, thì có lẽ đến giờ y cũng không chịu nói ra. Nhưng bây giờ đừng nói là Sa Giới đề xuất lưu đày, kể cả có đề xuất được thăng cấp quan, chỉ cần phá được tổ chức này thì bà cũng sẽ đồng ý. Bà ngồi sau rèm nói:
- Sa Giới đạo trưởng, chỉ cần ngươi khai đúng sự thật, ai gia sẽ cho phép ngươi.
Thạch Kiên và Tiết Khuê lại nhìn nhau, kiểu tình huống này phá hoại hoàn toàn luật Đại Tống. Nhưng nghĩ đến chuyện đối mặt với kẻ địch, đặc biệt là Thạch Kiên càng rõ hơn, ngay cả Đinh Vị cũng chỉ biết tổ chức này có tên “Thiên Long Bát Bộ”, về phần ba đạo còn lại cũng không biết. Thế thì Lưu Nga có phá lệ cũng có thể coi là hợp tình hợp lý.
Lúc này Sa Giới mới thở phào nhẹ nhõm, y nói:
- Tội dân nhất định khai đúng sự thật.
Sau đó y nói với Thạch Kiên:
- Thạch đại nhân, kỳ thực vụ án này không hề khó. Điều này vẫn cần phải bắt đầu từ lúc tội dân ở Tây Kinh. Tội dân vốn chỉ là một đạo sĩ bình thường, sau đó gặp một người, ông ta hỏi tội dân có muốn sống cuộc sống tốt hơn không, lúc đó tình hình của tội dân rất kém, thế là tội dân nói muốn. Ông ấy lại nói ông ấy có thể làm cho tội dân trở thành một người được vạn người kính ngưỡng, nhưng tội dân bắt buộc phải gia nhập tổ chức của bọn họ, hơn nữa còn không được tiết lộ với bất kỳ người nào. Lúc đó tội dân chỉ một lòng muốn sống cuộc sống tốt hơn, thế nên đã đồng ý. Và thế là ông ta đưa tội dân lên xe ngựa, chỉ là sau khi lên xe ngựa, ông ta dùng vải che mắt tội dân lại, còn mang cả bông vải bịt chặt tai tội dân nữa.
Nghe đến hai chữ “ bông vải”, Thạch Kiên hỏi:
- Đây là chuyện của năm nào?
- Đó là chuyện của mùa đông năm Thiên Hi thứ ba .
Năm Thiên Hi thứ ba, chính là Công Nguyên năm 101, cũng chính là năm Thạch Kiên mười một tuổi. Lúc đó bông vải mới bắt đầu phổ cập, giá cả còn rất đắt đỏ. Thạch Kiên còn nhớ, lúc đó hắn làm cho lão thái thái một cái áo bông, lão thái thái còn hỏi hắn hết bao nhiêu tiền, Thạch Kiên nói với bà, hắn dùng hết tất cả hơn ba lạng bạc, lão thái thái nói quá đắt, với cái giá này thì không mấy lão bách tính được mặc. Thạch Kiên cười nói, chỉ cần qua vài năm nữa cả nước bắt đầu phổ cập trồng loại cây bông này thì giá cả ắt sẽ hạ xuống. Khi đó đến mùa đông, nhân dân có thể được mặc chiếc áo bông ấm áp này rồi. Thạch Kiên vẫn luôn kính phục lòng nhân ái của lão thái thái, đến tận bây giờ nghĩ lại dáng vẻ hòa nhã dễ gần của lão thái thái, Thạch Kiên vẫn cảm thấy sống mũi cay cay. Đồng thời, cũng chính vào năm này, sức khỏe của Chân Tông bắt đầu kém đi trầm trọng.
Sa Giới vẫn đang nói tiếp:
- Nhưng qua đồ ăn thức uống hằng ngày, tội dân vẫn tính được phải dùng hai mươi ngày mới đến được nơi cần đến.
- Vậy ngươi không sợ sao?
Triệu Trinh tò mò hỏi.
Thạch Kiên ở một bên nói thay Sa Giới:
- Thánh Thượng, vi thần nghĩ lúc đó Sa Giới đạo trưởng e là đến cơm cũng không có mà ăn, lại là một đại nam nhân, ông ấy còn gì đáng để sợ chứ?
Sa Giới quỳ ở dưới gật đầu đồng tình, còn nói:
- Thạch đại nhân quả nhiên thông minh hơn người, lúc đó tội dân đúng là trong cảnh như thế. Hơn nữa, người đó ngoài việc không cho tội nhân biết hướng đi, ông ta đưa cho tội dân một cái áo bông lớn mà lúc đó rất dắt, cơm nước ngày ba bữa cũng rất tốt.
Nói tới đây, y đột nhiên nghĩ ra, nói:
- Thạch đại nhân, tội dân còn có một chuyện quan trọng muốn bẩm báo với Thạch đại nhân.
- Cứ nói.
- Tội dân nghe nói có một số nhà thám hiểm mượn danh nghĩa ra hải ngoại làm việc lương cao để lừa người vô tội đến đại lục mới, sau đó nói với người thân của họ là những người này đã gặp tai nạn trên biển và chết rồi. Như thế sẽ chỉ đưa cho một ít tiền an ủi, thực tế những người này vẫn còn sống, họ bị những du hành này nhốt trong các động mỏ, sống cuộc sống còn không bằng cả loài chó lợn. Mỗi ngày chỉ được ăn một chút đồ ăn, sinh bệnh cũng không được khám đại phu, rất nhiều người chết vì mệt và bệnh chết trong động mỏ. Hơn nữa phần lớn bọn họ đều ở hai đảo đại lục, vì quá xa nên triều đình cơ bản không hay biết.
- Ngươi nói đều là sự thật sao?
Thạch Kiên từ chỗ ngồi đứng dậy, đến bên Sa Giới, mắt mở rất to, một tay nắm lấy cổ áo y hỏi. Kỳ thực sự tình này không phải hắn chưa nhìn thấy, năm cuối triều Thanh, vùng Lưỡng Quảng ( chỉ hai tỉnh của Trung Quốc là Quảng Đông và Quảng Tây) vô cùng nghiêm trọng. Người Hán bản địa câu kết với người nước ngoài, lừa người Hoa ra hải ngoại, trong đó phần lớn là đến châu Mỹ. Chỉ là hiện tại đa số là khai thác quặng đồng ở Chile, còn lúc đó ở nước Mỹ là khai quặng làm đường sắt. Cảnh ngộ của những người Hoa này ở nước ngoài rất thê thảm, nhưng đám thám hiểm kia còn quá đáng hơn nữa, khi họ đã báo cáo những người này chết rồi, thì cũng không dự định để họ sống sót.
Sa Giới từ lúc biết thanh niên này ở Lạc Dương và giao tiếp với cậu ta đến giờ, đều cảm thấy cậu thiếu niên này khí phách nho nhã tự nhiên, ung dung điềm tĩnh, chưa từng thấy hắn thất lễ thế này bao giờ. Y có chút sợ hãi, nói:
- Đến lúc này rồi tội dân sao dám lừa Thạch đại nhân, còn có cả Thánh hoàng Thái hậu và Thánh thượng ở đây nữa, nếu không tin ngài có thể đến điều tra nahf thám hiểm tên là Kỳ Cận Ngư ở Lạc Dương.
- Ta sẽ điều tra.
Nhưng Thạch Kiên lại nắm cổ áo hắn, từ từ mềm nhũn rồi ngã xuống. Thì ra hắn vì làm cho Tống triều trở nên giàu mạnh mà có thể nói là lao tâm khổ trí, tuy hắn có linh hồn hơn ba mươi tuổi nhưng thân thể lại chỉ là một thiếu niên mềm yếu. Tuy triều đình vẫn còn những chỗ thiếu sót này nọ, nhưng không hề lệch hướng khỏi bước chân của hắn, hơn nữa hắn còn thấy may mắn vì chưa gặp phải hôn quân, tuy Chân Tông có chút tầm thường nhưng cũng rất tín nhiệm hắn. Nhưng bây giờ, khi nghĩ đến đồng bào của mình sát hại lẫn nhau, khiến hắn cảm thấy thất vọng tột cùng.
Điều này làm hắn thấy những gì mình làm đều uổng phí, lúc này trong đầu hắn hoàn toàn trống rỗng, thân thể cũng rã rời xuống.
Trông thấy bộ dạng này của hắn, Tiết Khuê vội vàng bước tới đỡ hắn, ngay cả Triệu Trinh cũng lo lắng bất an.
Tiết Khuê khuyên nhủ:
- Thạch đại nhân, Thạch đại nhân, không sao đâu. Bất cứ nơi nào cũng đều có người tốt, kẻ xấu, trong số những người thám hiểm đó không phải vẫn có người tốt như Giang đại nhân sao?
Ánh mắt Thạch Kiên trống rỗng, hắn mơ màng gật đầu. Những ngày này, từ khi vào Kinh, hắn mang trọng trách Chân Tông phó thác, lại phá lệ cho hắn chỉ mười tuổi mà ngồi lên địa vị cao như thế này, hắn vẫn luôn tận tâm tận lực, có thể nói là “cúc cung tận tụy”. Cuộc sống bận rộn vốn làm thân thể còn chưa phát triển đầy đủ của hắn mệt mỏi quá độ, chỉ là từ nhỏ hắn đã tập luyện, nên thân thể khỏe mạnh của hắn vẫn cầm cự được chứ chưa tới mức quỵ ngã. Bây giờ nghe được cái tin khiến hắn kinh hoàng này, hắn chỉ cảm thấy ngực mình bị nghẹn lại, tinh thần cũng hốt hoảng, bất an.
Cuối cùng hắn cũng mở miệng, một ngụm máu tươi được nôn ra, nôn ra trên tờ giấy trắng ghi chép tình tiết vụ án trên bàn án, đỏ tươi đến lóa mắt. Trông thấy cảnh này, Lưu Nga cũng không màng thân phận, từ sau bức rèm chạy ra, căng thẳng hỏi:
- Thạch ái khanh, khanh sao vậy?
Lúc này đầu óc Thạch Kiên mơ mơ màng màng, chỉ nói liền một mạch:
- Chó lợn, chó lợn, loài chó lợn cũng không bằng.
Nhưng nói xong câu này, hắn nhắm nghiền mắt lại, người ngất đi.
Buổi tối trời bắt đầu thay đổi, nửa đêm về sáng bắt đầu có tuyết rơi, hơn nữa còn rơi rất lớn. Sáng thức dậy, Kinh thành như một mảnh ngọc trắng vô cùng đẹp. Từ sáng sớm đã có vài nghìn người quỳ trước phủ đệ của Thạch Kiên, dẫn đầu chính là Giang Cập. Chiều hôm qua, cả Kinh thành đều biết Thạch Kiên bị tội ác của tên thám hiểm do một tay hắn hướng dẫn ra làm cho tức đến ngất đi, tức tới mức phun ra máu. Vô số người phẫn nộ dồn dập đến trước cửa nhà những nha thám hiểm kia và đến trạm đóng quân của bọn Giang Cập, dùng đá ném vào trong.
Từ khi Thạch Kiên vào Kinh thành, trong Kinh thành đã lưu lại ấn tượng sâu sắc của cậu thiếu niên có phong cách nhanh nhẹn này. Trên người cậu thiếu niên này, họ gần như nhìn thấy tất cả những phẩm chất ưu tú của người Tống: thông minh tài giỏi, tài hoa xuất chúng, giản dị dễ gần, trung thành yêu nước, mộc mạc từ bi. Những gì nho đạo nói: nhân, nghĩa, lễ, chí, tín đều có thể tìm thấy trên người thiếu niên này. Hơn nữa hiện giờ hắn lại nghiễm nhiêm trở thành một cột trụ chống trời trong triều đình, lung lay trong gió bão. Chỉ cần nhìn thấy cậu thiếu niên này mỉm cười với người chờ hắn ở hai bên đường, bọn họ lại cảm thấy trong lòng vô cùng yên lòng.
Lương tâm của những tên thám hiểm này thật sự đã bị chó tha mất rồi, Thạch Kiên đã chỉ ra con đường tốt như thế, bọn họ tuy ra biển cũng gánh chịu một chút phong hiểm, nhưng có lần nào trở về mà không thu hoạch cực lớn? Dám làm Thạch Kiên tức ngất đi, trừ tên gian tướng kia, cũng chỉ có bọn người này mới có thể làm ra.
Thạch Kiên lần này bệnh không nhẹ, từ khi tổ mẫu lâm bệnh qua đời đến giờ, tâm trạng hắn vẫn luôn kìm nén. Sau khi vào Kinh thành, tuy sự ưu ái của Chân Tông trước khi chết đối với hắn khiến cho người khác ghen tỵ, nhưng trách nhiệm trên người hắn cũng càng ngày càng nặng. Một ngày không biết hắn phải giải quyết bao nhiêu việc, hơn nữa lại cùng lúc lo tra án, nghiên cứu hỏa dược ( lẽ ra nên gọi là thuốc nổ, nhưng lúc này vẫn chưa có tên gọi thống nhất). Lại còn chuẩn bị tinh chế xà phòng, nghĩ về kết cấu của súng ống. Cho dù có là con người kiên cường thì cũng không chịu nổi, đây vẫn còn vì mỗi buổi sáng hắn đều kiên trì tập luyện, nếu không đã sớm gục ngã rồi.
Hắn hôn mê từ hôm qua tới giờ vẫn chưa tỉnh lại, Lưu Nga nghe thế, bỏ thiết triều một ngày, dẫn theo các vị đại thần đến Thạch phủ thăm hỏi bệnh tình của hắn. Đương nhiên bọn họ cũng thấy cảnh đám thám hiểm Giang Cập quỳ trước cửa Thạch gia, nhưng không một ai để ý tới đám người này. Tuy nhiên, trông thấy bọn họ cũng thành tâm thành ý, những người qua đường và những người đang chờ trước cửa nhà Thạch Kiên cầu phúc mới thôi không ném đá vào bọn họ nữa.
Cũng như thế, bọn Giang Cập cùng rất nhiều người thắp hương trước cửa Thạch gia, cầu cho hắn bình an vô sự.
Vương Tằng lắc đầu nói:
- Làm thần tử làm tới mức độ này, ngoài Gia Cát Võ hầu cũng chẳng còn ai có thể hơn được nữa.
Lưu Nga ở trong phượng liễn nghe được câu này cũng phụ họa theo:
- Đúng vậy, ví như một kẻ nào đó vì một chút công lao nhỏ nhen cũng dương dương tự đắc, ngay cả Tiên đế cũng chẳng coi ra gì. Nếu hắn có thể giống như Thạch thị lang, khai phá hai đại lục thì không biết còn có ý thế nào nữa.
Vương Tằng biết bà nói Khấu Chuẩn, sợ không dám tiếp lời nữa.