Đại Tống Phong Lưu Tài Tử

Chương 132: Xuân dược

Trước Sau

break
Triệu Cận vội vàng kêu lên:

- Đừng đánh chết bà ta, còn phải giữ lại giao cho Thạch đại nhân lấy khẩu cung nữa.

Lúc này mới có thể giữ lại mạng sốngcho bà ta. Nếu không Thạch Kiên hoài nghi chờ đánh xong một trăm roi này không biết bà ta còn sống nổi nữa không.

Thạch Kiên xem chừng cục diện đã ổn định, vội vàng trốn ra từ cửa sau. Chỉ có điều hệ thống sưởi trong phòng này thật là tốt, hắn vừa đi ra thì liền kêu lạnh. Hiện tại toàn thân hắn ướt sũng, gió bắc thổi qua không kìm được mà phải rùng mình. Dọc theo đường đi, gần như tất cả người trong cung cùng với binh lính mà Vương Tuân Độ điều đến bảo vệ hoàng cung đều tò mò nhìn đương kim trọng thần trẻ tuổi nhất này. Phải biết rằng luận về phong độ, cả triều bất luận già trẻ không ai theo kịp được thiếu niên này, ngay cả trang nghiêm như Yến đại nhân cũng phải tự ti. Hiện tại hắn trở thành ướt sũng cả người, quần áo tôn quý trên người cũng có rất nhiều nếp nhăn.

Có người quan tâm hỏi hắn chuyện gì đã xảy ra, Thạch Kiên lạnh cứng người, cắn răng nói:

- Bản quan không cẩn thận giẫm lên trên băng nên rơi xuống sông. Các ngươi đừng hỏi nữa, mau chuẩn bị quần áo giúp bản quan thay đi.

Hắn cũng là bất đắc dĩ mới phải nói vậy, cũng không thể nói là hắn cùng tiểu đạo cô kia tắm chung một hồi mới thành ra như vậy. Tuy nhiên cũng không ai hoài nghi.

Thạch Kiên sau khi trở về, làm như không có chuyện gì, cởi quần áo vây quanh lò lửa để sưởi ấm. Lúc này Tống triều đang vào thời kì tiểu băng hà. Hiện tại lại đúng mùa đông. Thạch Kiên vốn là người vùng Trường Giang, kiếp trước cũng là người Trường Giang nên rất sợ lạnh, giờ lại là mùa đông, hắn đã sớm thấy khó chịu. Hắn vừa mới làm thân nhiệt trở lại bình thường, cũng vừa thay xong quần áo mà thái giám chuẩn bị thì nghe Thái hậu truyền gọi. Không còn cách nào khác hắn đành phải mặc bộ quan phục ẩm ướt đó đến gặp Thái hậu. Thái giám có thể tìm được quần áo bên trong cho hắn nhưng không tìm bộ cửu lưu miện khác. Cả triều có mấy người đủ tư cách mặc lễ phục này ? Cho dù có muốn bọn họ cũng không dám lấy ra, nhìn thấy lại tưởng làm phản.

Lần này Lưu Nga ở Tư Thiện đường gặp hắn. Thạch Kiên đến thì còn thấy cả Tiết Khuê, Nguyên Nghiễm, Triệu Dung, Triệu Trinh và Triệu Cận đã ở đó, nhưng toàn bộ thái giám và cung nữ đều ở bên ngoài, chính hắn cũng cảm thấy run run không dám nói lời nào. Hơn nữa trên mặt đất còn có rất nhiều dụng cụ vỡ. Triệu Trinh đang nhìn những thứ đó với vẻ mặt đau khổ. Phải biết rằng từ nhỏ đến lớn Triệu Trinh đều nhận sự giáo dục với những lễ giáo nghiêm khắc. Chỉ có Thạch Kiên khi đến đây đã đem cho cậu ta rất nhiều niềm vui, cùng với muội muội, cả hai đã được nghe rất nhiều chuyện xưa, đồng thời những dụng cụ này cũng đem cho cậu rất nhiều tri thức thú vị. Thạch Kiên quay về Hòa Châu giữ đạo hiếu, không có người dạy cho cậu ta nữa nhưng cậu vẫn sai nha hoàn cẩn thận bảo quản những đồ dùng đó như cũ, có khi nhàm chán cũng tự mình làm một vài thí nghiệm nho nhỏ. Nhưng hôm nay Thái hậu nổi cơn thịnh nộ, bà lấy hết dụng cụ thủy tinh đó ra trút giận, cậu ta cũng không dám nói, đành phải nhìn Thái hậu đập , càng lúc càng đập mạnh cứ thế đập hết nửa phần mới dừng lại. Thạch Kiên nhìn thấy tình hình này cũng sửng sốt thầm nghĩ: lại xảy ra chuyện gì rồi ?

Thấy hắn vào, mọi người đồng loạt đưa mắt nhìn hắn, lộ ra nụ cười cổ quái,cùng đang cười nhưng vẻ mặt lại không giống nhau. Triệu Cận là cười ngượng, mặt đỏ bừng, xoay đầu không nhìn hắn. Tiết Khuê là vẻ mặt nghiêm nghị, nhưng ai cũng nhìn ra là ông ta đang cố nén cười. Triệu Trinh thì ở một bên cười trộm, còn vươn một ngón tay cái ra. Thạch Kiên biết tích cách của cậu ta, ở trước mặt người khác thì tỏ ra như ông cụ non nhưng ở trước mặt mình thì lập tức trở về nguyên hình là một thiếu niên nghịch ngợm. Lưu Nga còn đang cười hiền lành, kiểu thần thái này khiến Thạch Kiên cảm giác như mẹ vợ đang nhìn con rể. Nguyên Nghiễm dù đang cười nhưng thật ra có chút hối hận, đương nhiên Thạch Kiên không biết trong lòng ông ta đang nghĩ: “nếu lúc trước ta bày ra trò này trước thì chẳng phải có thể khiến thiếu niên này cưới con gái ta hay sao ?”Triệu Dung đang cười có phần oán trách, chắc rằng nàng có chút ghen tị.

Thạch Kiên lập tức hiểu rõ Triệu Cận đã đem sự tình trước sau nói hết ra. Chỉ có điều không hiểu tại sao chuyện này liên quan đến tư vi trong cung cùng với nữ nhi của mình mà Thái hậu lại muốn Tiết Khuê cũng đến nghe. Tuy nhiên hắn cũng liền hiểu ra được dụng ý của Lưu Nga, bà cố ý tiết lộ chuyện này ra ngoài, ý tứ rằng ngay cả thân thể Công chúa Thạch Kiên cũng thấy được, hắn không cưới Công chúa thì ai cưới ? Đây là để dự phòng trước.

Thạch Kiên cũng đành chịu, cũng chỉ biết thỉnh an. Chỉ có điều khi hắn đi ngang qua chỗ Triệu Dung thì bị nàng hung hăng bấm cho một cái. Thạch Kiên quay đầu lại đã thấy nàng đã sớm rút tay về. Không ai nhìn thấy động tác này của nàng. Thạch Kiên cũng nhìn nàng với vẻ mặt rất tội lỗi. Nhưng lại nghĩ: “hình như ta và nàng không có quan hệ gì. Nếu giải thích với nàng chẳng lẽ ta lại còn muốn một mũi tên trúng hai con chim ?”

Thạch Kiên thỉnh an xong xuôi, Lưu Nga lại bảo Tiết Khuê nói lại vụ án một lần nữa cho Thạch Kiên. Hóa ra đạo sĩ bị giết kia pháo danh là Vô Trần, nha dịch Đại Lý tự kiểm tra đan dược của y thì phát hiện một loại xuân dược cực kì mạnh. Loại này có thể dùng ống trúc thổi vào bên trong cửa sổ. Chỉ cần người bên trong ngửi thấy thì loại xuân dược này lập tức phát tác, sẽ không để ý đến xấu hổ mà làm ra nhiều chuyện khó coi. Thạch Kiên nghe đến đây mới hiểu vì sao Lưu Nga đem mấy lọ thủy tinh đó đập vỡ hết. Bà cùng với Võ Tắc Thiên có nhiều khác biệt, cùng là nhị hôn nhưng Lưu Nga tính tình cương liệt, đối với Chân Tông rất tốt. Năm trước, khi Thạch Kiên vào dạyhọc cho Triệu Trinh thường tận mắt thấy Lưu Nga châm trà cho Chân Tông. Trong lịch sử cũng không ghi lại chuyện gì xấu xa của bà trong cung. Rõ ràng đạo sĩ này mang theo thứ đó là không có ý gì tốt. Chỉ cần đem xuân dược này thổi vào chỗ ở của Lưu Nga, sau đó lại phái một nam giới diện mạo anh tuấn tiến cung, có thể tưởng tượng được rằng Lưu Nga sẽ lâm vào cảnh khổ thế nào

Thạch Kiên nghe xong toàn thân đổ mồ hôi lạnh. Những gan của tên trộm này cũng thật là lớn.

Tiết Khuê vẫn tiếp tục nói. Ông ta nói không chỉ có thế. Sau khi điều tra thì phát hiện đạo sĩ này không phải là sát thủ giết hại Xảo Nhi mà là bị người ta giá họa. Đương nhiên y cũng không có ý gì tốt. Tiết Khuê lại đưa ra chứng cứ. Ngày hôm qua nha dịch Đại Lý tự điều tra manh mối rất cẩn thận đã phát hiện ra. Bởi vì trên mặt đất có tuyết nên rất dễ lưu lại dấu chân. Chỉ có điều do phát hiện thi thể Xảo Nhi quá muộn nên đã có không ít người trong cung đi qua, dấu chân rất hỗn loạn. Bọn họ đem một tờ giấy trắng in lại tất cả các dấu giầy, còn ghi rõ là dấu giầy đó theo hướng nào đi tới. Tiết Khuê rút ra hai tấm nói:

- Dấu giày này của Vô Trần, được tìm thấy ở bụi rậm cách cửa sổ cung Thái hậu một trăm bước. Cho thấy đêm đó có y đã ẩn núp gần tẩm cung Thái hậu muốn thừa cơ gây rối.

Nói tới đây ông ta lại rút ra hai dấu chân nói:

- Nhưng qua nha dịch hạ quan còn phát hiện giết Xảo Nhi có hai người.

Thạch Kiên nhìn hai dấu chân, rõ ràng lớn hơn dấu chân Vô Trần mấy phân. Tiết Khuê còn nói thêm:

- Chứng cớ là mấy cành hoa mai bị gãy cho thấy Xảo Nhi đã bị hai kẻ này kéo đi. Bên cạnh giếng cũng tìm thấy hai dấu chân như vậy. Cho nên hạ quan kết luận là ngoài Vô Trần còn có những kẻ khác cũng lẻn vào trong cung muốn gây rối.

Sau đó ông ta tút ra hai tờ giấy nói:

- Hạ quan còn có chứng cớ cho thấy thủ phạm là hai người này. Đây là hai dấu chân tìm thấy trước phòng Thái hậu hai mươi bước hướng cây hoa sơn chi. Nếu Xảo Nhi theo Dương thái phi đi về phòng của Công chúa thì rất dễ phát hiện ra bọn họ.

Hai mươi bước, không xa lắm. Nghe đến đó đầu Thạch Kiên cũng đổ mồ hôi lạnh.

Tiết Khuê còn nói:

- Không chỉ có thế. Bọn nha dịch còn phát hiện cách phòng Thái hậu sáu mươi bước trên cây đại tùng cũng phát hiện dấu chân, chỉ có điều dấu chân này là ở trên cây. Điều này cho thấy trên cây cũng có tặc tử ẩn nấp. Như vậy đêm đó có ba thế lực lẻn vào phòng Thái hậu. May mắn là Xảo cô nương phát hiện ra, kinh động đến những người này, khiến cho hành động gián đoạn. Nếu không hậu quả thật không thể tưởng tượng nổi.

Lúc này Nguyên Nghiễm cũng nói tiếp:

- Cũng là may mắn Đại Tống ta hưng thịnh mới khiến cho tặc tử không thực hiện được, chỉ có điều cũng đáng thương cho tiểu cung nữ này.

Nghe đến đó Triệu Cận liền khóc nức nở.

Tiết Khuê còn nói:

- Đây là tình huống đêm đó. Tuy nhiên theo như lời bát Vương gia thì trời phù hộ Đại Tống ta, nếu không thì hậu quả thật sự nghiêm trọng. Nhưng màgiờ mất bò mới lo làm chuồng, Hàn đại nhân đã phái trọng binh bảo vệ Thái hậu, về sau sẽ không sảy ra sự tình như vậy nữa. Tuy nhiên vẫn còn tử án của Thạch đại nhân, ngài tự mình nói đi.

Thạch Kiên nói:

- Vụ án này có lẽ cùng với ba nhóm người kia có thể có liên quan. Có thể bọn họ sớm đã mua chuộc được người trong cung, nhân cơ hội hỗn loạn lần này mà định xuống tay hại vi thần.

Nói tới đây hắn lại nghĩ đến lời Hạ Tủng nói với mình, đích xác thì khả năng rất cao là Đinh Vị đã hạ thủ. Nhưng không có chứng cứ, hắn không thể làm rõ. Hiện tại lại xuất hiện ba thế lực, mặt khác cũng không chắc là Đinh Vị đã hạ thủ. Thêm nữa đã có kẻ định xuống tay hại Lưu Nga, cũng có khả năng lấy hắn làm mục tiêu.

Lúc này đột nhiên Lưu Nga nói:

- Thạch đại nhân, giờ ngươi định tính toán xử lý thế nào với Công chúa đây?

Thạch Kiên vò đầu bứt tai đáp:

- Thái hậu, khi đó vi thần cũng tính không còn cách nào mới mạo phạm Công chúa, xin Thái hậu thứ tội.

Lúc này nghe nói đến chuyện của mình và thiếu niên này, Triệu Cận cũng đã dừng khóc, hai tai dựng thẳng lên tập trung tinh thần nghe.

Lưu Nga nói:

- Ta cũng không trách tội oan cho ngươi, ta chỉ hỏi ngươi định xử trí thế nào với Công chúa thôi?

Thạch Kiên đành phải đáp:

- Vi thần hiện tại không có bề trên chỉ giáo, lời nói của vi thần không đáng. Hiện tại Thái hậu cũng là bậc bề trên của vi thần, chi bằng để Thái hậu xử trí.

Những câu nói này vừa thân thiết nhưng lại không vượt qua lễ tiết, khiến Lưu Nga nghe xong thì vô cùng vui vẻ. Trên thực tế, bà và Chân Tông đã đối đãi với hắn như con rể. Hậu thế đã ghi lại rằng Thạch Kiên thành danh rất đúng thời điểm lịch sử. Nếu nhỏ quá sẽ bị người đời coi là yêu quái, nếu lớn quá sẽ bị quân vương kiêng kị, hắn thành danh vào thời điểm không lớn không nhỏ, sau khi tiến cung lại rất thân thiết với Triệu Trinh, khiến cho Lưu Nga cùng Chân Tông thấy được nhân phẩm của hắn. Cho nên ba đời quân vương hắn chưa bao giờ bị nghi ngờ vô căn cứ.

- Vậy là tốt rồi, tiến đế đã từng nói , việc hôn nhân của ngươi không ai có thể can dự vào. Ta cũng không làm khó. Nhưng dù sao Công chúa thân phận tôn quý, ngươi tuy phẩm chất rất tốt nhưng tính vẫn không dứt khoát, hơn nữa tài học cùng tướng mạo đều khiến nữ tử trong thiên hạ không ai không động tâm. Ta chỉ sợ về sau lại xuất hiện chuyện Da Luật Đảo Dung, nghe nói quận chúa Liêu quốc kia sau khi trở về thì cự tuyệt tất cả những người tới cầu hôn. Như vậy không tránh khỏi việc có nhiều nữ tử tài giỏi bên cạnh ngươi. Ngươi tuy không dám ba vợ bốn nàng hầu nhưng có đến bảy mươi hai nữ tỳ thì cũng không tốt.

Bảy mươi hai nữ tỳ? Thạch Kiên mồ hôi chảy ròng ròng, những người khác thì đều cố mà nhịn cười.

Lúc này Nguyên Nghiễm đột nhiên nói:

- Thái hậu, bổn vương cũng có một lời.

- Có gì thì nói đi.

Nguyên Nghiễm lại nói:

- Thạch đại nhân từng vì tiểu nữ viết một bài từ, cái gì mà “nguyệt thượng liễu sao đầu, nhân ước hoàng hôn hậu.”

Ông ta cảm giác như Lưu Nga muốn chiếm hắn một mình nên có chút nóng nảy.

Lưu Nga thản nhiên cười nói:

- Nhưng đó chỉ là Thạch thị lang tức cảnh sinh tình, không thể coi là thật. Không phải vế sau còn một câu là “bất kiến khứ niên nhân, lệ mãn xuân sam tụ sao.”

Nghe thấy phụ thân nhắc tới mình, Triệu Dung vội vàng rời đi.

Tiết Khuê cũng trợn tròn mắt. Ông ta cũng từng nghe qua Chân Tông cùng bát Vương gia này tranh con rể nhưng hiện tại vịVương gia bình thường luôn uy nghiêm này lại đang muốn cùng Thái hậu tranh con rể. Ông ta vội vàng nói:

- Thần có chuyện khẩn cấp xin tạm thời rời khỏi đây trước.

Đi ra sau ông ta dùng tay áo lau mồ hôi lạnh. Trong đó thiếu niên đang quỳ kia vừa đáng hâm mộ lại vừa đáng thương. Hâm mộ vì hai người tôn quý nhất thiên hạ đều đang muốn đem nữ nhân nhà mình gả cho hắn, đáng thương vì bất kể hắn cưới ai, vì điạ vị của bề trên mà trong hôn nhân luôn ở thế yếu.

Còn Triệu Trinh thì sao, cậu ta hiện tai tuy đã lên ngôi Hoàng đế nhưng vẫn là một thiếu niên. Nhìn thúc thúc cùng mẫu hậu tranh con rể thì làm như đang xem tuồng, cảm thấy rất thú vị.

Nguyên Nghiễm phản bác nói:

- Nhưng hiện tại trong kinh thành đã truyền ra việc này, đều nói rằng nữ nhi của ta cùng Thạch đại nhân rất tâm đầu ý hợp.

Nói đến đây ông ta hỏi Thạch Kiên:

- Thạch đại nhân, ngươi cùng nữ nhi của ta làm bài từ ướt át đó, lấy đi trái tim nữ nhi nhà ta rồi không có trách nhiệm gì sao?

Thạch Kiên nghe xong thì không khỏi khinh thường bài từ như vậy mà đã kêu là ướt át? Mấy người Yến Thù Khấu Chuẩn kia còn viết không biết bao nhiêu bài từ như thế. Thế chẳng phải là còn đáng tội hơn mình sao?

Nhưng Lưu Nga cũng hỏi:

- Thạch đại nhân, hiện tại ngay cả thân thể của Cận Công chúa ngươi cũng đã thấy rồi, ngươi không muốn chịu trách nhiệm sao?

Lúc này ngay cả Triệu Trinh và Triệu Cận cũng không chịu được mà phải chạy ra ngoài.

Thạch Kiên quỳ trên mặt đất, trán đổ mồ hôi từng giọt.

Thạch Kiên ngẩng đầu lên nói:

- Thái hậu, Vương gia, có thể cho vi thần nói một chút được không?

- Ngươi nói đi.

Hai người đồng thanh nói.

Thạch Kiên lại nói:

- Hiện tại vi thần vẫn đang chịu tang, tiến đế cũng vừa băng hà, có thể hoãn chuyện này lại ba năm nữa nói tiếp được không?

Nghe hắn nhắc tới Chân Tông, Lưu Nga và Nguyên Nghiễm mới chịu im. Dù sao tiến đế cũng vừa mới băng hà, nói việc này bây giờ cũng là không đúng. Thái hậu lại gọi Tiết Khuê vào, dùnói thế nào thìphá án vẫn quan trọng hơn.

Nhưng lại xảy ra một việc, công công trong cung Triệu Cận vào bẩm báo, nói Đồng thị kia sau khi họ tra tấn thì đã nói ra chuyện đó do Đinh đại nhân sai khiến. Sau đó bọn họ còn đến phòng bà ta tìm chứng cứ, lúc này bà ta lấy ra một gói gì đó đặt vào trong miệng, bọn họ ngăn cản không kịp. Kết quả là bà ta ăn một lượng lớn thạch tín tự sát.

Nghe được tin này Thạch Kiên và Tiết Khuê đều thấy ngạc nhiên. Lưu Nga mặt trắng bệch, Chân Tông vừa mới băng hà mà đã xảy ra nhiều chuyện như vậy. Bà liền hỏi Nguyên Nghiễm:

- Chẳng lẽ những người này thật sự muốn tạo phản?

Nguyên Nghiễm thở dài nói:

- Trong triều tà khí quá nặng. Cái gọi là âm dương bình hành mới là đại đạo đế vương. Bổn vương cũng chỉ có thể nói được như vậy.

Đích xác hiện trong triều hỗn loạn, ngoại trừ Lưu Nga, thì thanh thế ông ta là lớn nhất. Nói nhiều thì ngược lại còn khiến Lưu Nga hoài nghi.

Lưu Nga lại nói:

- Bây giờ phải làm thế nào?

Tuy nhiên, bà nói những lời này lại nhìn về phía Thạch Kiên. Tiết Khuê lại thấy nhức nhối da đầu vì thế lại xin ra ngoài.

Thạch Kiên nhân cơ hội đó nói:

- Như vậy trong triều nhất định phải có trọng thần áp chế kẻ tiểu nhân.

Lưu Nga nghe xong không nói. Bà biết ý Thạch Kiên là muốn triệu Khấu Chuẩn về cung. Ngày đó Chân Tông băng hà hắn đã nhắc tới chuyện này nhưng bà thật sự không muốn. Có người này mới có thể giữ đại nghĩa nhưng cũng có thể đem bà phế bỏ.

Thạch Kiên biết bà còn bận tâm, lại nói:

- Kinh thành thì không cần về nhưng cứ để ông ta giữ Tây Kinh. Như vậy thứ nhất ông ta không tham dự chuyện triều chính, thứ hai là mọi chuyện đều tốt, có thể hỗ trợ kinh thành.

Nguyên Nghiễm cũng đồng ý. Kỳ thật từ sâu trong lòng ông ta, thấy triều đình lộn xộn như bây giờ thì cũng muốn Khấu Chuẩn trở về tránh kẻ gian cả gan làm loạn. Chỉ có điều ông ta so với Thạch Kiên thì biết rõ ân oán giữa Lưu Nga, Khấu Chuẩn cùng Lý Địch. Hơn nữa một khi Lưu Nga làm không tốt, Khấu Chuẩn có thể đem bà ta phế bỏ. Chỉ có điều ông ta là thật tâm vì Đại Tống. Nhưng còn Đinh Vị kia, trông cậy ông ta vì Đại Tống chẳng phải là bảo hổ lột da sao?

Nói về toàn bộ Tể tướng triều Tống thì Bắc Tống có Khấu Chuẩn, Nam Tống có Văn Thiên Tường, chỉ có bọn họ mới có thể so sánh với Phòng Đỗ triều Đường , Tiêu Tào triều Hán. Nhưng Thạch Kiên cũng biết cục diện chính trị với phẩm hạnh con người không có quan hệ. Ví như kiếp trước của hắn có đội bóng Hoàng Mã, rất nhiều ngôi sao chẳng phải mỗi năm đều giành được giải quán quân hay sao? Nhưng sự thật trong lịch sử không có sự việc này. Đoạn lịch sử này hắn còn nhớ rõ. Sau khi Lưu Nga hạ bệ được Đinh Vị, cũng có công của Lã Di Giản, triều đình đã tốt hơn rất nhiều. Nhưng LãDi Giản này cũng là một nhân vật thích tranh luận, nếu đưa Khấu Chuẩn trở về kinh thành thì ông ta lại muốn nói bảy thành tám, biến thành không tốt, khiến cho triều đình hỗn loạn. Hiện trong triều không có đại thần nào đứng ra áp chế được như Lã Đoan. Thời kì này cũng giống với thời kì Thần Tông có Tư Mã Quang và Vương An Thạch . Nếu không phải các đảng phái tranh đấu nhau thì cũng là tùy tiện dùng kế hại người. Cho nên hắn mới không dám đưa Khấu Chuẩn về kinh thành mà cho ông ta đến Lạc Dương trấn giữ.

Hắn còn biết một sự kiện đó là năm nay Khấu Chuẩn sẽ chết. Cũng không biết là do hắn thúc đẩy lịch sử thay đổi hay gì mà đến giờ ông ta vẫn sống rất ngoan cường. Nhưng Thạch Kiên biết cũng giống như Chân Tông, có thể ông ta cũng sống thêm được vài năm. Bây giờ điều ông ta đến Lạc Dương cũng để cho ông ta có một chỗ tốt lúc tuổi già .

Lưu Nga nói:

- Ta biết trước đây khi tiên đế băng hà cũng đã đáp ứng ngươi. Chỉ có điều khoảng thời gian gần đây bận rộn nên ta đã quên mất.

Kỳ thật Thạch Kiên thấy bà tuy rằng đã đáp ứng rồi nhưng trên mặt vẫn không vui. Hắn nói thêm:

- Thái hậu, người cho rằng vị Tể tướng nào là người tài đức sáng suốt nhất?

- A, ngươi đang thử ta à. Nói về Tể tướng tài đức sáng suốt, Vương tướng, hai vị Lã tướng, Tất Tương, tể tướng Lý Thái Sơ, Trương Tương cũng đều được xem là sáng suốt ( Vương Đán, Lã Đoan, Lã Mông Chính, Tất Sĩ An, Lý Hãng, Trương Tề Hiền). Đương nhiên nếu Khấu đại nhân có thể sửa đổi tính tình một chút thì cũng có thể coi như một trong số họ.

break
Nuôi thú cưng (NP hiện đại H)
Ngôn tình sắc, NP hiện đại H
Gả Cho Nam Thần
Ngôn tình Sắc, Sủng, Tổng Tài
Đàn Anh Cứ Muốn Tôi
Ngôn tình Sắc, Sủng,Nữ Cường
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc