Đại Đường Tiểu Lang Trung

Chương 373: Mùa thu tới

Trước Sau

break
Thời gian lặng lẽ trôi qua, giai điệu chủ đạo của cuộc sống luôn là bình lặng, Tả Thiếu Dương chủ yếu cùng cha ở hiệu thuốc chữa bệnh, lúc nào canh nông bận rộn thì cùng Miêu Bội Lan, Bạch Chỉ Hàn ra ruộng làm cỏ, tưới tiêu, bón phân.

Tất nhiên là Miêu Bội Lan làm là chính, Tả Thiếu Dương nửa làm nửa quấy rối, còn Bạch Chỉ Hàn thì không bước một chân xuống ruộng dù chỉ một bước, nàng ở trên bờ lúc thì che nắng lát thì quạt mát cho Tả Thiếu Dương, tới giờ ăn thì nấu nướng, vì mỗi lần ra ruộng Tả Thiếu Dương là dắt theo Đại Hoàng, trên xe chuẩn bị đầy đủ nồi niêu, bát đũa, nguyên liệu để Bạch Chỉ Hàn nấu nướng, thi thoảng Tiểu Muội cũng làm thức ăn mang trận ruộng cho y, cả ba cô gái tuy không quá thân thiết, ít nhất cũng hòa thuận, Tả Thiếu Dương rất vui vẻ, mà phong cách làm ruộng kiểu đại thiếu gia này cũng được huynh đệ Lý gia cổ vũ nhiệt liệt, được ăn ngon, lại có mỹ nữ ngắm, ai chả khoái.

Ngoài ra buổi tối về tiểu lâu, Tả Thiếu Dương luôn bỏ một thời gian nhất định luyện thư pháp, dù từ chối thi hộ cho Ngũ thư, nhưng Tả Thiếu Dương nhận ra tầm quan trọng của thư pháp thời xưa, cần luyện cho tốt, chữ nghĩa của y trong mắt Bạch Chỉ Hàn vẫn không ra gì, ít nhất không khiến nàng nhìn thấy muốn xé toang đi, bắt y viết lại nữa.

Nhập thu rồi, lúa trong ruộng đã kết bông, năm nay mưa thuận gió hòa, cả cánh đồng là màu váng óng, nhìn vô cùng thích mắt.

Bấy giờ thành quả của việc sử dụng nông cụ hiện đại đã thể hiện ra, do từ đầu được cày sâu cuốc bẫm, tươi tiêu đầy đủ, không sử dụng biện pháp trừ cỏ giết nhầm hơn bỏ sót kia, cho nên lúa chín sớm hơn những nhà khác một tháng, bông lúa nặng hơn, hạt nào hạt nấy chắc mẩy, nâng trong lòng bàn tay nặng trĩu, yêu vô cùng.

Không ít điền hộ xung quanh kinh ngạc chạy tới xem, còn cả người vùng ngoài hay tin, truyền đi khắp nơi, cũng có người tới tận Tả gia học tập phương pháp cầy cấy này, Tả Thiếu Dương cực kỳ cao hứng, ai tới cũng kiên nhẫn truyền thụ.

Đáng tiếc, người ta chỉ nghe phần mở đầu là không học tiếp nữa, dù người chịu khó hơn thì càng nghe về sau càng lắc đầu, nói cho dù phương pháp này có thể sản xuất ra nhiều lương thực, nhưng quá rắc rối, phức tạp, không đơn giản như phương pháp của bọn họ, lương thực làm ra chỉ kém hơn chút thôi, truyền đi dần, về sau không ai muốn học nữa.

Dễ hiểu thôi mà, tính theo tiêu chuẩn ở Hợp Châu, mỗi nam đinh bách tính bình thường được phân cho 30 mẫu ruộng, canh tác theo phương pháp cũ, mỗi mẫu thường được 2 thạch, là 20 đấu, nộp thuế theo đầu đinh chỉ mất có một đấu rưỡi, một người có thể canh tác được năm tới bảy mẫu, đủ duy trì cuộc sống rồi.

Nói tóm lại là triều đình trước khi ban chính lệnh đã tính toán rất kỹ càng, thực hiện chế độ chia ruộng và thuế mới xong, bách tính chỉ cần chăm chỉ lao động là đủ ăn no, mà chăm chỉ là thứ nông dân thời đó chẳng thiếu, trong nền kinh tế tiểu nông tự cấp tự túc, không lo cái ăn là thỏa mãn rồi, làm nhiều hơn làm gì, ăn không hết, bán đi lấy tiền chẳng làm gì, cho nên chẳng ai muốn học.

Tả Thiếu Dương rất tức, cảm giác mình nhiệt tình làm chuyện dư thừa, thậm chí thi thoảng y còn nghe thấy có người bàn tán phong cách làm ruộng kiểu Đại thiếu gia của y, cứ có tên lười biếng nào là bị đá đít nói "ngươi tưởng mình là Tả Mẫu Mực đấy à?", y càng căm, những người đó đa phần từ vùng ngoài di cư tới, không tận mắt chứng kiến sự tích oai hùng của y thời chiến loạn.

Hôm đó người bệnh về hết, Tả Quý đột nhiên thèm uống trà, gọi Tả Thiếu Dương tới quán trà Thanh Hương, ông lâu lắm rồi chưa tới đó.

Từ khi có thêm năm vạn người di dân tới Hợp Châu, lại thêm trên vạn quân hộ ở Hợp Châu giải giáp quy điền, Hợp Châu chẳng mấy chốc khôi phục từ chiến loạn, người tới uống trà càng nhiều.

Tả Quý và Tả Thiếu Dương tới quán trà Thanh Hương, nhìn thấy Hoàng Cầm đang xách ấm rót nước cho khách, nàng vốn yêu thích hai màu và và thạch lựu, nay chuyển sang váy vải gai xám, hông buộc dải băng màu trắng.

Theo lý mà nói, Tang mẫu chết, Hoàng Cầm phải cùng Tang Oa Tử mặc áo tang, nhưng nhà mở cửa kinh doanh, nếu suốt ngày mặc áo tang thì không ai tới nữa, cho nên chỉ buộc vài tang coi như báo hiếu.

Tả Thiếu Dương nhìn Hoàng Cầm, hai mắt thất thần, mang sự trống rỗng làm người ta nhói đau.

Hoàng Cầm thấy bọn họ, mặt chẳng có chút cảm xúc nào, giọng khàn khàn nói:

- Hai vị mời ngồi.

Tả Quý gật đầu đi vào đại sảnh quán trà, tuy là chập tối, song vẫn có những bàn kín khách, không ít thi nhân nhã sĩ ngồi thưởng thức trà cao đàm khuát luận.

- Tả lão gia tới rồi, lâu lắm không thấy hai vị quang lâm quán trà...

Tang phụ rời quầy lên đón, nói nhỏ với Tả Thiếu Dương:

- Tam nha đầu đang đun nước trong bếp.

Tả Thiếu Dương gật đầu đi vào bếp, thấy Tiểu Muội mặc váy mềm sẫm mầu, hông đeo tạp dề, mái tóc đen quấn gọn gàng trên đầu, ống tay áo cuốn lên quá khuỷu, lộ ra cánh tay nhỏ như ngó xen, nàng ngồi trước bếp nên khuôn mặt đỏ hồng, trán lấm tấm mồ hôi, tuy chỉ áo vải váy thô nhưng mang vẻ đẹp mộc mạc cuốn hút vô cùng, nhưng thu hút ánh mắt Tả Thiếu Dương nhất là vì động tác ngồi của nàng, váy kéo căng, khoe ra cặp mông tròn trịa nhữ vẽ bằng com-pa, làm y nuốt nước bọt.

Tiểu Muội nghe thấy tiếng động quay sang nhìn, tức thì trong mắt chứa đầy niềm vui, đứng dậy nói nhỏ như mèo kêu:

- Thiếu gia tới rồi.

Từ khi cùng Tang gia ký văn khế bán nàng làm tiểu thiếp cho Tả gia, Tiểu Muội đổi cách xưng hô, vì thiếp thất và nô tỳ ở thời phong kiến là ngang nhau.

Tả Thiếu Dương đi tới, đưa tay lau than dính trên gò má của nàng:

- Coi kìa, trông như mèo mướp ấy.

- Vừa rồi đốt lửa, vì củi chưa khô, cho nên khói khắp phòng, thổi mãi mới bốc lên, không để ý nên bị dính...

Tiểu Muội vội dùng ống tay áo lau má, nàng rất thích làm đẹp, không để bản thân nhếch nhác, nhất là trước mặt Tả Thiếu Dương:

- Còn nữa không?

Tả Thiếu Dương nhìn quanh, không có ai chú ý, hôn nhanh cái lên má Tiểu Muội:

- Giờ hết rồi, đã trắng mềm như đậu phụ tươi ấy.

Tiểu Muội thẹn đỏ mặt, lòng lại vui hết cỡ, nàng thích được khen đẹp:

- Thiếu gia sao bỗng nhiên tới đây?

- Nhớ nàng tới không được à?

Tả Thiếu Dương cười hì hì:

- Đi cùng cha ta, hôm nay cha ta rảnh rỗi muốn uống trà.

- Thiếu gia không nói sớm.

Tiểu Muội vội cởi tạp dề chạy ra ngoài, chào Tả Quý:

- Lão gia, thiếu gia, tới nhã tọa phía sau uống trà?

- Một thời gian không tới rồi, thay đổi nhiều quá, có cả nhã tọa nữa à?

Tả Quý nhìn theo hướng Tiểu Muội chỉ, không phải hậu viện nơi Chúc Dược Quỹ hay ngồi, mà là phòng ngủ trước kia của phu thê Tang gia, đã tiến hành cải tạo, tường ngoài dùng nửa mặt trúc ốp quanh, giả nhà làm bằng trúc, mở thêm cửa sổ, trông thoãng đãng trang nhã.

- Vâng, là chủ ý của Tam nha đầu đấy, ài, từ lúc bà nương ấy đi, lão hán cũng không muốn ở trong căn phòng này nữa, trông cảnh nhớ người, hơn nữa có một mình, ở phòng rộng thế làm gì, quán trà ngày càng đông khách, nên chuyển sang phòng nhỏ hơn, sửa nơi này thành nhã tọa, cũng là phòng bên sông, vừa ngắm cảnh lại hóng gió, mùa đông khép cửa sổ lại là ấm áp rồi.

Tả Quý nghe Tả Thiếu Dương kể giao quán trà cho Tiểu Muội quản, nơi này thay da đổi thịt hẳn, lòng thầm gật đầu, hiện giờ nhi tử có ba tiểu thiếp, Bạch Chỉ Hàn giỏi lo chuyện nhà cửa, khéo léo ứng xử, Tiểu Muội giỏi kinh doanh quản lý tiền bạc, có Miêu Bội Lan chăm chỉ thành thạo đồng áng, toàn là nhân tuyển nhi tức phụ hiếm có mà nhà khác cầu chẳng được, không khỏi thở dài:

- Ồ, trông không tệ, vào xem nào.

Tang phụ đi trước dẫn đường, vén rèm lên, bên trong là hành lang dài, hướng bên sông là từng gian nhã tọa, mỗi gian có che rèm vải, bên trong truyền ra tiếng nói cười của trà khách.

Tới một gian không người, bên trong bố trí đơn giản mà trang nhã, còn treo tranh vẽ, công cụ pha trà bằng sứ, nhỏ hơn cốc trà bên ngoài, Tả Quý gật đầu tán thưởng:

- Không tệ.

Tả Quý vén áo định ngồi xuống thì Hoàng Cầm đi vào:

- Tả lão gia, Chúc lão gia tử mời tới hậu viện nói chuyện.

- Ông ấy vẫn ở đây à, vậy đi xem xem ông ấy có chuyện gì?

Hoàng Cầm đứng sang bên, khom người vén rèm để bọn họ đi.
break
Cố Ý Mê Hoặc (Sắc)
Ngôn tình Sắc, Sủng, Đô Thị
Trúc Mã Bá Đạo Cưới Trước Yêu Sau
Ngôn tình Sắc, Sủng, Đô Thị
(Cao H) Dạy Dỗ Phu Quân
cao H, kết 1v1, ngôn tình
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc