Thầy Phương bước vào lớp, đầu tiên dặn dò mấy điều lúc nghỉ đông phải chú ý an toàn vân vân, sau đó đưa ra một bài tập đặc biệt cho học sinh.
“Các em, tiếp theo thầy sẽ nói một chuyện rất quan trọng, các em phải nghe kĩ nhé.”
Vừa nghe có chuyện quan trọng, mọi người đều vểnh tai nghe.
Phương Văn Siêu rất hài lòng biểu hiện của học sinh, tiếp tục nói:
“Trường của chúng ta từ trước đến nay không có tường bao, rất bất tiện trong việc quản lý học sinh. Có bạn sẽ nhân lúc ra chơi chạy ra ngoài, trốn học, còn tới ruộng lúa gần đó chơi. Hiệu trưởng Kiều quyết định sang năm trường chúng ta sẽ xây thêm tường bao. Trường đã nộp đơn và được Sở giáo dục của huyện phê chuẩn, bên trên sẽ phát xuống một khoản, nhưng còn một phần muốn trường chúng ta tự giải quyết. Trường học là ngôi nhà chung của chúng ta, mỗi người đều phải đóng góp. Vì thế, kì nghỉ đông này, thầy giao bài tập về nhà cho các em: Mỗi người phải đi nhặt cục đá, cục gạch năm sau mang đến trường nộp…”
Bài tập này vô cùng mới mẻ, cả lớp thoáng cái nổ tung, bọn nhỏ châu đầu thảo luận sôi nổi.
Trường ŧıểυ học Hưng Vượng có mười mấy lớp, hơn bốn trăm năm mươi học sinh, cộng thêm khu nhà của giáo viên thì có bốn khu tất cả. Ngoài ký túc xá giáo viên có tường bao, các khu khác đều thông ra ngoài. Không ít học sinh nam nghịch ngợm, giờ ra chơi trốn học đi chơi nửa ngày không về. Đại Bảo cũng là một trong số đó. Không có biện pháp, trốn học quá dễ.
Hiệu trưởng Kiều chạy lên Sở giáo dục của huyện không biết bao nhiêu lần, cuối cùng được phê chuẩn. Nhưng mà, Giám đốc Sở nói, kinh phí có hạn, Sở chỉ có thể chi một phần, một phần khác trường phải tự nghĩ biện pháp giải quyết khiến Hiệu trưởng Kiều có thêm rất nhiều tóc bạc.
Một trường ŧıểυ học nhỏ bé, tiền học phí mỗi kỳ trừ đi tiền sách, vừa đủ tiền mua phấn viết. Lấy đâu ra tiền xây tường bao đây?
Hiệu trưởng Kiều ăn không ngon, ngủ không yên, cuối cùng nghĩ ra biện pháp này. Không thể bảo phụ huynh đóng tiền, làm gì có nhà nào tình nguyện bỏ ra số tiền này? Nhưng huy động bọn nhỏ đóng gạch đá không tính là quá đáng đúng không?
Sáng sớm, Hiệu trưởng Kiều triệu tập toàn thể giáo viên, tuyên bố việc này, đặc biệt nhấn mạnh lý do, nhất định phải làm cho học sinh hiểu đây là việc tốt, vì trường cũng là vì bản thân, đỡ cho phụ huynh học sinh đến trường than thở.
Phương Văn Siêu tốn một phen giải thích chỗ tốt của việc xây tường bao cho học sinh, cũng không biết các bạn nhỏ lớp một mới bảy, tám tuổi có nghe hiểu không.
Cuối cùng, Phương Văn Siêu tuyên bố học sinh có thể về nhà, điều này đại biểu cho kỳ nghỉ đông chính thức bắt đầu. Bọn nhỏ vừa nghe được về đều hưng phấn kích động, ùa ra khỏi lớp như ong vỡ tổ.
Phương Văn Siêu gọi riêng Chu ŧıểυ Vân lại, dặn cô quét dọn vệ sinh trước khi khoá cửa. Vương Tinh Tinh chủ động ở lại giúp cô. Bé Mập và ŧıểυ Bất Điểm cũng không chịu đi. Chu Chí Hải và Phùng Thiết Trụ thuần túy vào giúp vui, thành sự chưa đủ bại sự có thừa. Quét một hồi hai cậu bé cầm chổi chạy loạn, đừng hy vọng vào việc hai người này giúp đỡ. Các bạn nữ bê ghế lên bàn, chỉ chốc lát sau đã quét sạch sẽ.
Từ việc làm có thể thấy tính cách từng người. Chu ŧıểυ Vân làm việc theo thứ tự, cất ghế trước rồi vẩy nước, cuối cùng mới quét, làm vừa nhanh vừa sạch Vương Tinh Tinh hơi lười, hay khôn lỏi, không bê ghế mà lùa chổi vào các khe, sau khi quét xong khó tránh khỏi có chỗ còn bụi bẩn. Bé Mập không kiên nhẫn, quét xong sớm nhất nhưng không thấy sạch quét lại một lần. ŧıểυ Bất Điểm thành thật, chậm rãi quét, tốc độ hơi chậm nhưng sạch hơn Vương Tinh Tinh và Bé Mập.
Ngô Mai không về luôn mà sang tìm Chu ŧıểυ Vân, thấy các bạn đang quét cũng vào giúp, kê lại bàn ghế cho ngay ngắn. Chờ quét dọn xong, Chu ŧıểυ Vân nói: “Các cậu về trước đi, tớ đi gọi thầy Phương đến khoá cửa.”
Những người khác đều đi trước, chỉ có Ngô Mai ở lại chờ Chu ŧıểυ Vân. Cô hết cách, đành phải bảo Ngô Mai đứng ở cửa lớp chờ mình.
Chu ŧıểυ Vân tới phòng Phương Văn Siêu trong túc xá, nói cho thầy biết lớp đã được quét sạch.
Phương Văn Siêu chuẩn bị đi khóa cửa, bỗng nhiên nhớ tới một việc, nói với Chu ŧıểυ Vân: “Nghỉ đông gần một tháng, ở nhà em không được ngừng tập luyện thổi kèn harmonica, bỏ nhạc cụ một thời gian, lúc luyện lại sẽ thấy gượng. Mỗi ngày đều phải kiên trì tập tối thiểu một tiếng, kèn của thầy cho em mượn một tháng. Đến lúc đi học, em trả lại cho thầy. “
Chu ŧıểυ Vân đang lo lắng lúc nghỉ có nên trả kèn harmonica cho thầy Phương không, vừa nghe thầy nói thế liền yên lòng.
Tuy nói ban đầu vì lý do kia Chu ŧıểυ Vân học thổi kèn harmonica, nhưng sau mấy ngày, cô thực sự thích thổi kèn. Mỗi ngày, khoảng thời gian cô lén tập luyện khiến cô vô cùng vui vẻ, tiến bộ lớn càng làm cô có lòng tin hơn với mình.
Ngay lập tức, Chu ŧıểυ Vân bày tỏ lòng cảm ơn với thầy, may mắn gặp được thầy giỏi!
Lúc Phương Văn Siêu lấy một quyển nhạc phổ đơn giản đưa cho cô, Chu ŧıểυ Vân sau khi sống lại vẫn trầm ổn, không giống đứa nhỏ, cảm động rơi nước mắt: “Thầy Phương, cám ơn thầy. Thầy tốt với em quá, em không biết báo đáp thầy thế nào… “
Phương Văn Siêu không ngờ Chu ŧıểυ Vân sẽ khóc, có chút luống cuống tay chân, dỗ Chu ŧıểυ Vân mấy câu: “Đừng khóc mà, Chu ŧıểυ Vân, việc này với thầy mà nói chỉ là cử thủ chi lao, quan trọng là do em chú tâm, cố gắng luyện tập. Ban đầu, việc luyện tập đơn điệu, ít người kiên trì được. Sự cố gắng của em thầy đều nhìn thấy, em là một học sinh ngoan, thầy rất quý em. Thầy tin, chỉ cần tiếp tục luyện tập như vậy, tương lai em có thể trở thành nghệ sĩ.”
(Cử thủ chi lao: tiện tay giúp đỡ, không mất nhiều công sức, dễ dàng giống như nhấc tay)
Chu ŧıểυ Vân vừa lau nước mắt vừa hơi ngượng, ngẫm lại, càng ngày cô càng giống trẻ con, sao tự dưng lại khóc nhỉ?
Tạm biệt Thầy Phương, Chu ŧıểυ Vân đi tìm Ngô Mai đã đợi cô nãy giờ.
Nhà Ngô Mai không cùng hướng với nhà Chu ŧıểυ Vân, tới nửa đường lưu luyến mãi mới tách ra. Lúc chia tay, cô bé dặn dò Chu ŧıểυ Vân mãi, đợt nghỉ đông phải đến nhà cô bé chơi. Chu ŧıểυ Vân không nói hai lời đáp ứng, lúc này cô bé mới vui vẻ đi về.