Cuộc Chiến Chinh Đoạt

Chương 5

Trước Sau

break
Diêu Ngạn gọi điện về nhà: “Mẹ, hôm nay phải tăng ca, con về hơi muộn”.

Bà Diêu dặn dò: “Ừ. Công việc quan trọng hơn. Mẹ phần cơm cho con”.

Diêu Ngạn ngồi trong xe Jeep mát mẻ nhưng cảm thấy lòng nóng như lửa đốt. Cô cáu gắt muốn ném thẳng điện thoại về phía bảng điều khiển xe.

Tưởng Nã hài lòng nằm xuống, anh rung chân ra lệnh: “Chạy xe!”.

Diêu Ngạn đen mặt nhấn ga chạy về thị trấn Lý Sơn. Dọc đường đi, đồng nghiệp gọi điện cho cô. Diêu Ngạn giảm tốc độ nhận điện thoại. Cô nắm vô lăng bằng một tay, muốn tấp xe vào bên đường. Trong lúc cô định dùng cổ kẹp điện thoại di động, Tưởng Nã liền ngồi dậy, giật điện thoại đưa lên tai cô, anh nói: “Nói tiếp đi!”.

Đồng nghiệp ở bên kia điện thoại nghe thấy bèn hỏi nhỏ: “Sếp Tưởng ở cạnh em?”.

Diêu Ngạn chán nản mở miệng nhờ đồng nghiệp xin nghỉ giúp cô. Nghe điện thoại xong, cô nghiêng đầu sang bên, không mở miệng nói chuyện với Tưởng Nã.

Tưởng Nã cầm điện thoại di động của cô bấm xem hộp thư đến. Anh hỏi: “Em định đi họp lớp?”.

Diêu Ngạn chau mày khó chịu, cô ngoái nhìn anh: “Đưa điện thoại di động cho tôi!”.

Tướng Nã mặc kệ cô, anh hỏi tiếp: “Khi nào đi?”.

Diêu Ngạn cau có tăng tốc, xe Jeep lao nhanh, Tưởng Nã không thắt dây an toàn ngã người ra sau theo quán tính. Anh quát Diêu Ngạn: “Lái xe kiểu gì thế hả?”.

Lợi dụng anh lơ đãng, cô giơ một tay giật lại điện thoại di động.

Trong suốt chặng đường đến công ty vận chuyển hàng hóa hai người không ai nói với ai tiếng nào. Dù sao Tưởng Nã cũng không phải làm bằng sắt, đập vỡ kính là sự thật, đầu anh đau ê ẩm. Sau khi dừng xe, Diêu Ngạn mới biết Tưởng Nã đã nhắm mắt thiếp đi, cô gọi anh vài lần nhưng anh không có phản ứng. Cô quyết định tắt máy xuống xe, đi về thẳng.

Trung lộ Lý Sơn hoang vu, đi bộ đến trung tâm thị trấn cần ít nhất một giờ đồng hồ. Cô giơ túi che nắng, đi được một chút cô lại dừng, dừng một lát lại bước tiếp. Diêu Ngạn mồ hôi chảy ròng ròng, mặt đỏ bừng dưới ánh nắng gay gắt.

Không chiếc xe nào chạy ngang qua để ý đến Diêu Ngạn đang vẫy tay xin đi nhờ bên đường. Họ gấp gáp lái xe lao đi nhanh chóng. Diêu Ngạn cũng hết cách, cô thở dài tiếp tục đi bộ về phía trước.

Một hồi còi vang lên sau lưng Diêu Ngạn nhưng cô không để ý. Đến khi xe vượt lên, cô mới khựng người, cất giọng kinh ngạc: “Thẩm tổng?”.

Thẩm Quan mở cửa xe, anh ta nở nụ cười ôn hòa: “Nhìn bóng lưng tôi đã nghĩ ngay là em. Sao em lại chạy đến đây?”.

Diêu Ngạn nóng đến mức sắp ngất, cô không khách sáo, leo luôn lên xe, lễ phép chào hỏi tài xế: “Chú Lý!”. Cô không muốn kể chi tiết nên trả lời qua loa: “Sếp sai tôi đi làm việc”.

Diêu Ngạn luôn bài xích Tưởng Nã, huống chi hôm nay cô có chuyện cần cảnh giác, tránh được càng nhiều rắc rối thì càng tốt.

Thẩm Quan cũng không hỏi nhiều. Thẩm Quan bảo tài xế lấy hộp khăn giấy đưa cho Diêu Ngạn rồi nói: “Tôi vừa đến Nam Giang bàn chuyện làm ăn. Bây giờ định đến chỗ Trần tổng. Hôm nay là ngày cuối thì phải?”.

Diêu Ngạn gật nhẹ đầu, rút khăn giấy lau mồ hôi. Cô kể sơ sơ về tình hình lúc trưa cho anh ta nghe.

Đến Trung Tuyển vẫn còn sớm. Cái cớ tăng ca không còn cần dùng, Diêu Ngạn định gọi về báo bà Diêu thì Thẩm Quan nói: “Lát nữa cùng nhau ăn cơm!”.

Diêu Ngạn sững người, Thẩm Quan cong cong khóe miệng nhìn cô. Bộ comple đen thẳng thớm chỉn chu mà anh ta mặc khiến anh ta giống như vầng sáng rạng rỡ trên nền trời quang đãng, không phải cảm giác nóng bức ngày hè mà là gió xuân hiu hiu mát rượi.

Cô cũng hơi dao động. Thẩm Quan nói: “Sao? Em định cự tuyệt nữa à?”.

Diêu Ngạn mỉm cười, nói: “Ăn ở đâu ạ?”.

Bên này, Tưởng Nã sảng khoái tỉnh giấc. Trông thấy phía chân trời ánh lên từng tia nắng chiều, anh hơi ngây người, trên ghế lái đã không còn thấy bóng dáng Diêu Ngạn.

Hứa Châu Vi đang đánh bài cùng mấy anh em, anh ta đánh xuống đôi K rồi gọi với ra ngoài cửa: “Anh Nã, anh đánh nhau với ai thế?”.

Mọi người lập tức quăng bài xuống chạy tới chỗ Tưởng Nã. Tưởng Nã buồn phiền xua tay, anh hỏi Hứa Châu Vi: “Diêu Ngạn đâu?”.

Hứa Châu Vi không hiểu ý anh, hỏi: “Diêu Ngạn gì? Diêu Ngạn cũng tới?”. Anh ta vừa nói vừa nhìn dáo dác sau lưng Tướng Nã.

Tưởng Nã đẩy họ, đi thẳng một mạch lên tầng hai. Hứa Châu Vi lẽo đẽo theo sau, anh ta hỏi luôn miệng: “Thằng nào ăn gan hùm mật gấu dám đánh anh? Anh Nã, anh nói một tiếng bọn em đốt nhà nó liền!”.

Tưởng Nã mở máy Vi tính, liếc xéo anh ta: “Tự anh làm!”.

Hứa Châu Vi khựng người, anh ta gãi đầu nghi hoặc. Nhìn Tưởng Nã cau có không ngó ngàng đến mình, anh ta cũng hết cách, lầm lũi đi ra.

Tưởng Nã vừa cầm điện thoại vừa mở camera giám sát. Gọi mãi nhưng Diêu Ngạn không chịu nghe máy, anh bực bội chau mày.

Công ty vận chuyển hàng hóa nằm ở khu vực hẻo lánh, không biết Diêu Ngạn trở về bằng cách nào. Nhớ đến dáng vẻ bướng bỉnh của cô, anh bất giác bật cười. Đến khi hình ảnh quay lại xuất hiện một chiếc ô tô đen, đôi mắt anh liền sầm xuống.

Thẩm Quan chia buồn xong đi ra, anh ta nói với Diêu Ngạn: “Hóa ra bà con của Trần tổng ở Lô Xuyên cũng đến. Nghe nói Tưởng tổng cũng là bà con với họ, tại sao không gặp Tưởng tổng nhi?”.

Diêu Ngạn cười nói: “Tôi không biết”.

Thẩm Quan nhìn cô, anh ta cười cười lên xe.

Thị trấn Trung Tuyển chỉ có thưa thớt vài nhà hàng. Thẩm Quan chọn tới chọn lui, cuối cùng quyết định chọn một nhà hàng trang trí theo phong cách cổ điển.

Diêu Ngạn ăn uống thanh đạm, cô chọn hai món chay rồi kêu Thẩm Quan tự chọn món. Họ ngồi trên tầng hai, đối diện với lan can, có thế ngắm cảnh nâng tách cụng ly náo nhiệt bên dưới. Trời tối dẩn, thời tiết oi ả cũng dịu xuống.

Họ cùng nhau trò chuyện về công việc, trà hoa cúc trong ấm rót vào tách sứ đậm vẻ cố xưa tao nhã. Diêu Ngạn nhấp một ngụm, nói: “Mới bắt đầu nên tôi chưa quen việc. Lần trước, tôi còn tìm không ra số liệu pha chế đồ uống, cuối cùng đành phải hỏi chủ nhiệm Ngô”.

Thẩm Quan cười, anh ta nói: “Từ trước đến giờ, công việc này do mình chủ nhiệm Ngô phụ trách, thỉnh thoảng mới cần em giúp đỡ. Bình thường em không cần làm”.

Tất cả thức ăn bày trên bàn đều hợp khẩu vị thanh đạm của Diêu Ngạn. Cô ăn uống ngon lành, loáng cái đã quên bẵng nỗi phiền muộn chiều nay. Cô tràn trề vui vẻ nói chuyện không ngừng.

Sau khi ăn xong, Thẩm Quan đưa Diêu Ngạn về nhà, anh ta xuống xe cùng cô. Đèn đường lâu năm ngoài ngõ sáng lờ mờ nhưng côn trùng vẫn thích bâu quanh.

Thẩm Quan nói: “Ngày mai em có thời gian không? Chúng ta lại cùng nhau đi ăn?”.

Diêu Ngạn ngửa đầu nhìn Thẩm Quan, trong sắc trời tối thẫm dáng vẻ anh ta toát lên sự khiêm nhường khiến cô không kìm được rung động.

Cô nói nhỏ: “Để lần khác. Gần đây tôi hơi bận.” Diêu Ngạn vẫy tay chào tạm biệt anh ta.

Hôm sau Tưởng Nã ngủ đến trưa thì bị tiếng chuông điện thoại làm tỉnh giấc. Bà Tư trong điện thoại tỏ vẻ quan tâm, nói: “Tiểu Nam, vết thương của cháu có nặng không?”.

Tưởng Nã trả lời chiêu lệ: “Không nặng, không nặng”. Anh tỏ vẻ có lỗi, nói: “Bà và chú từ xa đến đây mà cháu không có cơ hội ở cùng mọi người”.

Bà Tư nói: “Cháu đang ở bệnh viện à? Để bà với chú đến thăm cháu!”.

Tưởng Nã bước xuống giường, vươn vai ưỡn lưng. Anh vừa rót nước vừa nói: “Không cần đâu bà. Vết thương của cháu xoàng thôi. Chỗ cháu bụi bặm dày đặc. Mọi người ở đây cũng lâu, để vết thương lành lặn, cháu sẽ đến gặp mọi người”.

Sau khi gác máy, anh gọi Lý Cường: “Đón Diêu Ngạn tới đây!”.

Diêu Ngạn ngổn ngang tâm sự ngồi trước máy vi tính. Cô viết nguệch ngoạc lên giấy trắng, thoáng thấy trong một trang bảng biểu tên Tưởng Nã hiện ra rõ mồn một. Cô gõ bút nhíu mày suy tư. Không hỏi không có nghĩa là không muốn biết, cô thắc mắc tại sao Tưởng Nã vô duyên vô cớ làm bản thân bị thương. Chuyện gì cũng có nguyên nhân, Tưởng Nã sẽ không tự dưng làm chuyện điên rồ.

Nhưng nói sao đi nữa cô cũng không phải thám tử, càng suy luận, phỏng đoán của cô càng vô căn cứ.

Đồng nghiệp tiến đến gần, đọc thành tiếng dòng chữ trên giây: “Làm bản thân bị thương?”.

Diêu Ngạn lập tức úp tờ giấy, nhét nhanh vào túi xách. Cô rút vở bài tập Toán của em họ ra, nói: “Em phải làm bài tập. Chị đừng làm phiền em!”.

Đồng nghiệp trêu cô: “Vừa mới viết lách gì đây, sáo rỗng quá”. Thấy Diêu Ngạn chỉ cười không đáp, chị ta lại nói thêm một câu: “Tối qua thức khuya à? Em có quầng thâm to hơn cả gấu trúc này”.

Diêu Ngạn cười toe toét nhún vai.

Hết giờ làm, Lý Cường đứng chắn đường đi của Diêu Ngạn. Cô lùi mấy bước tránh né, cáu kỉnh nhìn anh ta.

Lý Cường cười, nói: “Anh Nã dặn em đón chị về”.

Diêu Ngạn cảm thấy bất lực, đành theo anh ta lên xe.

Về đến công ty vận chuyển hàng hóa, Tưởng Nã nằm trên ghế sofa soi gương, liếc mắt ra ngoài cửa: “Vào đây!”.

Lý Cường đẩy Diêu Ngạn vào trong, anh ta đóng cửa phòng lại.

Tưởng Nã chỉ chai thuốc trên bàn, anh nói: “Bôi thuốc cho tôi”.

Diêu Ngạn tiến lại mở thuốc ra xem. Cô không thèm quan tâm Tưởng Nã từ đâu mà có chỗ thuốc này, cô cầm tăm bông thoa thuốc giúp anh.

Thương tích do kính gây ra tới tận bảy tám vết. Bôi thuốc lên nhìn càng đáng sợ, gương mặt anh dường như thay đổi hoàn toàn. Tưởng Nã soi gương, anh cảm thấy khá hài lòng. Liếc quầng thâm trên mắt Diêu Ngạn, anh hỏi: “Tối qua đi ăn trộm? Thức trắng cả đêm?” Anh vừa soi gương vừa choàng tay ôm cô.

Diêu Ngạn kêu lên một tiếng, cô đẩy ngực anh. Tưởng Nã ôm chặt cô, anh xoay mặt cô qua hôn. Anh hỏi cô: “Hay điện thoại lại hỏng, sửa suốt cả đêm?”.

Diêu Ngạn ngạc nhiên tới mức ngớ người, cô lúng túng nói: “Hôm qua tôi để điện thoại ở chế độ rung nên không nghe thấy gì. Trước khi đi ngủ mới thấy mấy cuộc gọi nhỡ của anh”.

Tưởng Nã nâng cằm cô: “Tại sao hôm qua em bỏ chạy, để tôi lại một mình?”.

Mùi thuốc xông vào mũi Diêu Ngạn khiến lông mày của cô cau lại. Cô bôi rồi ghé vào lồng ngực Tưởng Nã, cố gắng không để bản thân dựa quá sát, cô nói: “Tôi không muốn làm phiền anh. Hôm qua anh ngủ”.

Tưởng Nã cười khẩy, vỗ mặt cô: “Đúng là rất biết ăn nói!”. Anh nhổm người lục lọi túi xách của Diêu Ngạn.

Cô xóa sạch hơn mười cuộc gọi nhỡ của anh. Diêu Ngạn với tay muốn lấy, Tưởng Nã giơ điện thoại tránh cô. Anh lườm cô: “Tôi ở trong lòng em đúng là quá đặc biệt”.

Nói đoạn, anh thẳng tay ném điện thoại di động của Diêu Ngạn ra xa. Điện thoại di động vang lên một tiếng “rắc”, vỡ tan tành.

Diêu Ngạn la to: “Anh làm gì vậy!” Cô đứng dậy muốn nhặt điện thoại nhưng bị Tưởng Nã siết chặt eo, kéo về lại chỗ ngồi.

“Lẩn trước tôi từng nhắc em rồi, em tưởng tôi lúc nào cũng nhường nhịn em?” Tưởng Nã ép cô sát vào lưng ghế, anh nghiêm giọng: “Tối qua đi đâu với Thẩm Quan?”.

Diêu Ngạn kinh ngạc tới mức ngẩn người: “Anh…”.

Tưởng Nã mỉm cười, bàn tay chống ghế sofa vô tình chạm phải một tờ giấy, anh vô thức nhìn xuống rồi lục tung túi xách của Diêu Ngạn, vở bài tập lòi ra ngoài, vật dụng linh tinh cũng bị đổ ra, một tờ giấy viết đầy chữ đập vào mắt anh.

Nụ cười của Tưởng Nã tan biến, anh nhìn Diêu Ngạn: “Làm bảng đánh giá tôi?”. Tưởng Nã chậm rãi đứng lên, cầm tờ giấy bước hai bước, từ tốn đọc, nhướn mày hỏi Diêu Ngạn: “Sao? Tìm được nhược điểm của tôi rồi?”.

Tim Diêu Ngạn đập dồn dập, mặt tái mét, cổ họng bị cảm xúc đè nén nên càng lúc càng đỏ. Cô nhìn chằm chằm vết sẹo mờ có đậm có trên lưng Tưởng Nã, đáp án hết sức rõ ràng.

Đầu óc cô nhanh chóng làm việc. Cô mở to mắt muốn nhìn kỹ nhưng Tưởng Nã đã xoay người đối diện với cô.

Tưởng Nã lặp lại câu hỏi: “Nói đi! Đã tìm ra nhược điểm của tôi?”.

Diêu Ngạn trầm mặc, chẳng nói chẳng rằng. Tưởng Nã tiến lên trước, đưa tờ giấy ra ngoài cửa sổ, những con chữ che đậy dưới nét viết nguệch ngoạc hiện rõ ràng trong ánh chiều tà. Nét chữ cứng cáp, lối viết sắc bén, Tưởng Nã kinh ngạc liếc cô một cái rồi tiếp tục xem.

Diêu Ngạn run rẩy như ngồi trên đống lửa. Cô mặc sức suy đoán về Tưởng Nã nhưng chưa từng nghĩ người cô suy đoán rốt cục là ai.

Lưng của Tưởng Nã có vài vết sẹo đủ cả mới và cũ nhưng không có dấu vết nào chứng tỏ từng bị bỏng nước sôi.

Nếu chú nhà họ Trần không nói quá lên, lưng của Tưởng Nã không thể trơn bóng như thế này. Cổ họng cô khô rát, trống ngực đập thinh thịch. Cô lại nghĩ liệu Tưởng Nã có chỉnh hình hay không nhưng phẫu thuật cấy da cũng không thế đạt đến trình độ láng bóng như vậy.

Cô lảng tránh: “Anh gọi tôi tới làm gì?”.

Tưởng Nã cũng suýt quên bản thân muốn làm gì, anh tiện tay vứt tờ giấy qua một bên. Gió thổi tờ giấy rơi xuống đất, một đôi dép đen đã mòn vẹt giẫm đè lên tờ giây, bôi thêm bụi đất lên đó.

Anh ngồi xuống ghế sofa, gác chân lên bàn: “Nói, tối qua em và Thẩm Quan làm gì?”.

Diêu Ngạn nhíu mày. Chẳng buồn thắc mắc tại sao Tưởng Nã lại biết, cô đáp: “Cùng đi ăn cơm”.

“Thẩm Quan mời em?” Tưởng Nã nhướng mày, kéo đuôi tóc của cô: “Đừng nói theo kiểu quan hệ cấp trên cấp dưới, tình bạn trong sáng, tôi không tin mấy lời bao biện như thế”. Anh tiến đến gần Diêu Ngạn, từ tốn hỏi: “Sao? Em thích anh ta?”

Diêu Ngạn nghiêng đầu, đuôi tóc cô còn trong tay Tưởng Nã. Trong lúc nói chuyện, hơi thở nóng hổi và mùi thuốc của anh phả tới gần cô.

Tưởng Nã cười nhạt: “Cô bé ngốc nghếch, chớ nên tin truyện cổ tích bạch mã hoàng tử”. Anh giơ đuôi tóc của cô lên ngửi: “Tôi còn chưa đá em, em đừng mơ suy tính linh tinh”.

Diêu Ngạn rủ mi, ánh mắt dừng trên thắt lưng anh. Tưởng Nã lại nâng cằm cô lên hôn. Mặt trời xuống núi, dưới nhà đang bày bàn chuẩn bị ăn lẩu. Lẩn này không còn ai dám cất giọng trêu ghẹo nữa.

Hôn đến mức Diêu Ngạn ngạt thở, anh mới rời khỏi, di chuyển miệng đến lỗ tai của cô. Anh ngậm vành tai sáng mịn như thủy tinh nhấm nháp thành tiếng. Diêu Ngạn run bắn, một tiếng rên không thể kiềm chế thoát ra, cô lập tức cắn môi đè nén. Cô dần chống chọi không nổi, ngã người xuống ghế.

Tưởng Nã thở dốc đỡ lấy cô, anh áp trán lên trán cô, hỏi nhỏ: “Chịu không nổi?”.

Mặt Diêu Ngạn đỏ như quả cà chua chín. Tưởng Nã bật cười: “Chưa yêu bao giờ?”. Diêu Ngạn cau mày không nói. Anh buông thả cô, xoay người đi vào nhà tắm.

Diêu Ngạn hoàn hồn, mở to mắt nhìn lưng Tưởng Nã. Trái tim cô đập mạnh như muốn bật tung khỏi lồng ngực. Tiếng nước chảy ào ào trong phòng tắm dội ra ngoài, Diêu Ngạn cố gắng trấn tĩnh, đảo mắt khắp phòng.

Ngoại trừ vài vật dụng cần thiết, căn phòng gần như trống không. Góc phòng đặt một chiếc giường đơn bằng gỗ, sơ sài giống như túp lều. Cô đứng dậy khám phá. Thấy mặt bàn sạch sẽ, cô kéo hộc tủ ra xem, bên trong cũng chỉ có một chút bụi bặm.

Vô tình thấy chứng minh nhân dân lòi ra khỏi ví, cô cứng đờ người, lòng bỗng lạnh toát. Tên họ và địa chỉ trên chứng minh nhân dân không hề nhầm lẫn. Tưởng Nam và thị trấn Lô Xuyên, chữ viết vô cùng rõ ràng.

Tiếng nước bất chợt ngừng lại. Khi anh bước ra, Diêu Ngạn đã ngồi về chỗ cũ. Đàn em của Tưởng Nã bưng cơm lên. Diêu Ngạn ăn rất ít, bị Tưởng Nã lườm nguýt mấy lần, cuối cùng cũng gắng sức ăn được nửa bát cơm.

Ăn cơm xong, Tưởng Nã giở quyển vở bài tập Toán ra xem, anh hỏi: “Em học tiểu học?”.

Diêu Ngạn đang uống nước nghe anh nói vậy, cô ho sặc sụa. Cô bất mãn giải thích: “Bài tập của em họ tôi”. Cô nhìn Tưởng Nã: “Lẽ ra hôm nay tôi phải đưa cho nó, nó sắp nhập học rồi”.

Tưởng Nã mỉm cười, anh tiện tay lật vài trang. Nhìn chữ viết gượng gạo bắt chước nét chữ non nớt đằng trước của mười trang sau, anh cảm thầy buồn cười, không ngờ Diêu Ngạn lại viết bài thay trẻ con.

Tưởng Nã chìa tay ra, anh nói: “Bút!”.

Diêu Ngạn khó hiểu, cô lấy bút đưa cho anh. Diêu Ngạn chừa lại hai câu cuối cùng định dạy cho em họ nhưng Tưởng Nã nhìn sơ một cái, nhanh chóng viết xong. Anh ném vở bài tập cho Diêu Ngạn, kêu Diêu Ngạn bôi thuốc giúp anh.

Thời gian này, Tưởng Nã không muốn ra ngoài, hằng ngày anh đều kêu người đón Diêu Ngạn đến đây. Anh đưa cô điện thoại di động mới, sai Lý Cường chở cô về Trung Tuyển.

Diêu Ngạn xụ mặt nhận điện thoại, nhét đại vào túi xách. Xe chạy hồi lâu, cô mới xốc lại được tinh thần. Lý Cường hỏi cô: “Nhà em họ của chị ở đâu?”.

Diêu Ngạn ngây ra. Lý Cường nói: “Anh Nã nói tôi đưa chị đến nhà em họ chị trước”.

Diêu Ngạn cau mày, không muốn nói địa chỉ nhà em họ cho Lý Cường biết, cô nói chỉ cần đưa cô tới thị trấn là được. Lý Cường nhún vai, mừng rỡ vì không cần phải chạy xe nhiều. Băn khoăn không biết ban nãy Tưởng Nã viết gì trong vở bài tập, cô rút ra xem. Lật tới trang cuối cùng, chữ viết non nớt đập vào mắt cô. Cô sững người, lật lên trước xem xét. So tới so lui nhiều lần, cô cảm thấy thật khó tin, chữ viết của hai người y hệt nhau.

Về đến nhà, Diêu Ngạn mệt mỏi vô cùng. Bà Diêu múc canh đậu xanh cho cô, bà nói: “Hôm nay, mẹ lại dẫn chị con đi gặp anh chàng đó. Bây giờ, chị con đang nói chuyện điện thoại với người ta. Mẹ chỉ mong có thể nên chuyện”.

Diêu Ngạn thả lỏng người khẽ trò chuyện với bà Diêu.

Buổi trưa ngày hôm sau đến căng tin ăn cơm, thấy bà con nhà họ Trần ngồi giữa đại sảnh, Diêu Ngạn và đồng nghiệp nhìn nhau bằng ánh mắt quái gở.

Có người vẫy tay với Diêu Ngạn: “Ôi, cô bé!”.

Diêu Ngạn mỉm cười, gật đầu chào. Mấy người đó lại nhiệt tình vẫy cô. Đồng nghiệp kéo tay Diêu Ngạn, chị ta xấu hổ thầm thì: “Họ làm gì thế?”.

Diêu Ngạn cũng ngao ngán: “Kêu chúng ta qua đó ngồi!”. Hai người đành bưng khay đồ ăn đến bàn bên kia.

Một chú trong nhà họ Trần nói: “A Lập bận bịu, phái trợ lý dẫn mọi người đi tham qua. Nhà máy này to quá, mỗi tháng chắc kiếm được nhiều tiền lắm ha!”.

Đồng nghiệp mắt nhắm mắt mở ăn cơm, ngầm ra hiệu cho Diêu Ngạn. Diêu Ngạn cười trấn an chị ta, cô nói: “Cũng tàm tạm, không kiếm nhiều tiền bằng lái xe tải”.

Ông ta có vẻ ngạc nhiên: “Lái xe tải?”.

Diêu Ngạn gật đầu: “Cô của cháu lái xe tải chạy đường ngắn, thu tiền mặt hằng ngày. Ngày nào cũng kiếm ít nhất hai ngàn tệ, đã trừ đi chi phí thuê người và bảo dưỡng xe. Cô cháu chạy được hai năm, dự định cuối năm nay mua nhà”.

Ông ta líu lưỡi nói: “Kiếm nhiều vậy ư? Thế chẳng phải công ty vận tải của Tiểu Nam kiếm tiền nhiều hơn ở đây hay sao?”.

Diêu Ngạn cười, trả lời ông ta: “Cũng chưa hẳn. Nhưng kinh doanh nước giải khát không đơn giản như mọi người nghĩ đâu ạ. Đôi khi kiểm tra chất lượng không đạt, có thể thiệt hại mấy trăm vạn tệ một lúc. Còn vận tải có thể coi là làm ăn không vốn, chỉ tốn chút tiền dầu và phí bảo dưỡng”.

Ông ta chộn rộn trong lòng, cấp tốc ăn hết cơm. Bà con nhà họ Trần vội vã cáo từ.

Hết giờ làm, Lý Cường lại đứng sừng sững ngoài cổng công ty. Diêu Ngạn do dự vài giây rồi cũng đi theo anh ta.

Thẩm Quan vừa lên xe nhìn thấy Diêu Ngạn và Lý Cường đi tới bãi đỗ xe, anh ta vẫy tay. Tài xế hiểu ý, cho xe chạy đến chỗ Diêu Ngạn.

Thẩm Quan gọi ra ngoài cửa sổ: “Diêu Ngạn?”.

Diêu Ngạn quay lại nhìn, cô xấu hổ chào anh ta. Thẩm Quan cười nói: “Tối nay rảnh không? Tôi với cô cùng đi ăn!”.

Diêu Ngạn còn chưa trả lời, Lý Cường đã cất cao giọng: “Chị dâu, anh Nã đang sốt ruột chờ chị!”.

Diêu Ngạn trố mắt nhìn anh ta. Lý Cường vừa cười toe toét vừa nói với Thẩm Quan: “Thẩm tổng, hôm nào trò chuyện sau! Tôi đưa chị dâu đến chỗ anh Nã trước!”.

Thẩm Quan trầm mặc trong giây lát, anh ta cười cười: “Vậy hôm khác tôi lại mời em ăn cơm. Tạm biệt”.

Xe ô tô đen chạy về phía chân trời nhuộm đỏ. Diêu Ngạn cảm thấy hụt hẫng, cô cúi đầu buồn bã theo Lý Cường lên xe.

Tưởng Nã ăn không ngồi rồi ở công ty vận chuyển hàng hóa. Anh gọi điện hỏi Hứa Châu Vi: “Vậy sao đám bà con nghèo nàn đó còn chưa đi?”.

Hứa Châu Vi cười, anh ta nói: “Sắp rồi. Sáng nay, em thấy họ tham quan phân xưởng, quát mắng một cô gái sai chỗ này sai chỗ kia, họ xem mình như hoàng thân quốc thích thật vậy”.

Tưởng Nã nhíu mày, anh nói: “Canh chừng họ. Xem khi nào họ đi, anh không rảnh để ý đến mấy người đó!”.

Hứa Châu Vi nhận lệnh, anh ta báo cáo về hai đợt hàng mà Thẩm Quan chuyển đi: “Lần này giao đi Tân Châu, tiếc là chúng ta đang trên đầu sóng ngọn gió. Nếu không chạy đường dài thế này cũng kiếm chác được một mớ!”.

Tưởng Nã nhướn mày, cây bút trên tay anh vô thức viết xuống hai chữ Tân Châu. Nói thêm vài câu với Hứa Châu Vi, anh mới gác máy.

Trong tay anh là trang giấy viết nguệch ngoạc của Diêu Ngạn, Tưởng Nã giơ lên chỗ sáng nhìn cho rõ. Anh cười thầm nhìn chữ viết đẹp đẽ và nội dung chẳng ăn nhập kia.

Diêu Ngạn đi vào định thoa thuốc cho anh, anh giữ tay cô: “Bôi bôi chét chét cho anh làm gì hả?”.

Diêu Ngạn khựng người: “Không phải anh kêu tôi mấy ngày này đều tới hay sao?”.

Tưởng Nã ôm cô ngồi xuống ghế sofa, hôn cái chụt rồi mới nói: “Ngày nào cũng kêu em tới là vì muốn hôn em. Ai muốn bôi mấy thứ thuốc này cơ chứ!”.

Diêu Ngạn nghiêng đầu, Tưởng Nã lại hôn vào cổ cô. Tưởng Nã hỏi khẽ: “Em muốn đi đâu chơi? Mấy ngày này rảnh, anh dẫn em đi!”.

Diêu Ngạn đẩy vai anh, cô nhíu mày trả lời: “Không muốn đi đâu hết, bận đi làm!”.

“Bận cái gì!” Tưởng Nã cắn má cô một cái, anh nói: “Lẽ nào em muốn ngày nào gặp em, anh cũng chỉ hôn hôn sờ sờ thôi sao?” Trong lúc nói chuyện, tay anh đã phủ lên ngực cô: “Cứ như vậy anh cũng không dám đảm bảo… Nói! Muốn đi đâu chơi!”.

Diêu Ngạn đành khuất phục. Cô rụt lưng muốn thoát khỏi tay Tưởng Nã, cất giọng miễn cưỡng: “Khu vui chơi Nam Giang!”.

Tưởng Nã nhíu mày: “Chỗ của bọn trẻ con. Đi sơn trang Long Tuyển, vừa vặn tránh nắng!”.

Tưởng Nã vừa hôn vừa bóp ngực cô, anh hỏi bằng giọng nỉ non: “Hôm nay làm nước đào à?”.

Diêu Ngạn “ừm” một tiếng, tích tắc Tưởng Nã đã trườn lưỡi vào miệng cô. Cô nắm chặt tay, nhẫn nhịn đón nhận mùi bạc hà nhàn nhạt.

Đúng lúc này có người bất ngờ gõ cửa. Tưởng Nã hôn thỏa thích, anh không kìm được lòng, nắm tay Diêu Ngạn trượt đến bộ phận đàn ông cương cứng. Ngay khi gần chạm đến, đàn em đứng ngoài cửa nói khẽ: “Anh Nã, bên ngoài có mấy người tới, kêu là chú của anh ở Lô Xuyên!”.

Tướng Nã cứng đờ người. Diêu Ngạn hít thở nặng nề, chùi mạnh đôi môi ướt át.

Bà con nhà họ Trần đứng dưới nhà ngó nghiêng khắp nơi. Mặt đất bên ngoài toàn sỏi đá, vài chiếc xe tải ra ra vào vào tạo nên âm thanh nghiền nát, đuôi xe tải cuốn bụi bay mịt mù.

Lý Cường hất cằm, kêu người mang ghế. Chỗ làm việc bày biện đơn sơ, chỉ có vài chiếc bàn, nhìn rất tuềnh toàng.

Chú nhà họ Trần cười hỏi anh ta: “Không ngờ công ty của mấy đứa lại lớn đến vậy. Có bao nhiêu chiếc xe tải thế?”.

Lý Cường nhớ ông ta là bà con của Tưởng Nã, cũng kiên nhẫn nói: “Không nhiều lắm, cộng lại tất cả được mười lăm chiếc. Hai tháng trước mới có thêm ba chiếc container”.

Ông ta gật gù, bắt đầu tính toán lợi nhuận. Ông ta không ngờ nhà của cô họ Diêu Ngạn có mấy chiếc xe. Ông ta tính toán theo từng chiếc, mười lăm chiếc một ngày thu nhập tối thiếu cũng ba vạn tệ. Số tiền này ông ta nhịn ăn nhịn uống cả năm cũng để dành không ra. Nghĩ vậy, ông ta mừng như điên.

Người chạy lên tầng báo cho Tưởng Nã đi xuống, anh ta thì thầm với Lý Cường. Lý Cường vẫy tay kêu người pha trà, nói với ông ta: “Anh Nã mới ngủ dậy sẽ xuống ngay”.

Tưởng Nã chau mày đi lòng vòng trong phòng, anh lảm nhảm chửi rủa. Diêu Ngạn nghe không rõ anh nói gì nhưng có thể đoán được ít nhiều thông qua sắc mặt càng lúc càng xám xịt của anh. Mong ngóng trong lòng cô từ từ trào dâng, cô hận đến mức không thể mở toang cửa phòng, gọi người lên ngay lập tức.

Tưởng Nã quăng chai thuốc trên bàn cho Diêu Ngạn: “Bôi lên cho tôi!”.

Diêu Ngạn lề mề vặn nắp chai thuốc, cẩn thận châm từng li từng tí thuốc màu tím, thoa lên mặt anh.

Thấy cô dịu dàng và kiên nhẫn hơn ngày hôm qua, vẻ mặt anh dịu lại, cơn giận cũng bay biến. Anh say sưa ngắm gương mặt nhỏ nhắn của Diêu Ngạn. Sau khi bôi thuốc, anh giơ gương lên soi. Tưởng Nã bất mãn cau mày, giật lấy tăm bông trên tay Diêu Ngạn.

Diêu Ngạn lập tức giơ tay ra chỗ khác, cô hỏi: “Làm gì?”.

Tưởng Nã soi mặt mình trong gương: “Bôi thêm chút nữa”.

Đôi lông mày của Diêu Ngạn cau lại: “Không phải tôi vừa mới bôi xong sao? Anh bôi nhiều như vậy làm gì?”.

Tưởng Nã rút chiếc tăm bông khác bôi lần nữa. Anh nhúng đậm nước thuốc bôi lên vết thương. Diêu Ngạn ngồi bên nhìn, thuận tay vứt tăm bông đi.

Khi Tưởng Nã xuống dưới, anh nghe chú nhà họ Trần nói: “Hồi đó, hai nhà ở gần nhau. Họ cô nhi quả phụ, tất cả đều nhờ nhà chú giúp đỡ. Sau này nó lớn một chút thì dọn nhà đi nhưng vẫn ở vùng đó. Mấy năm mới gặp nhau một lần. Nhưng sau này nghe nói nó ngồi tù, tính ra cũng bảy tám năm rồi chưa gặp”.

Tưởng Nã cười ha hả, anh gọi: “Chú, cháu cũng nhớ chú!”

Chú nhà họ Trần ngước nhìn lên cầu thang, ông ta đứng dậy: “Chao ôi, mấy năm không gặp trông con ngày càng vạm vỡ!”. Ồng ta nhìn gương mặt thay đổi hoàn toàn của Tường Nã vừa cười vừa nói: “Vẫn giống hệt hồi bé”.

Ông ta vỗ tay Tưởng Nã, tự nhiên coi mình thành bậc cha chú, nói huyên thuyên đủ điều.

Diêu Ngạn ngồi ngay chỗ tay vịn cầu thang, chăm chú quan sát bên dưới. Cô nhìn gương mặt Tưởng Nã khác hẳn ngày thường, vậy ông ta dựa vào đâu để phân biệt?

Mấy người ở dưới nhà đang hàn huyên. Tưởng Nã ra lệnh cho đàn em đặt chỗ, nói là mở tiệc chiêu đãi bà con. Anh sai người gọi Diêu Ngạn, ôm cô đi cùng.

Chú nhà họ Trần cất giọng kinh ngạc: “Là cháu hả, cô bé?”.

Diêu Ngạn nặn ra nụ cười gượng gạo. Tưởng Nã giới thiệu: “Người phụ nữ của cháu, Diêu Ngạn”. Anh vỗ nhẹ vào vai Diêu Ngạn, nói: “Gọi chú đi em!”.

Diêu Ngạn cau có gọi chú. Ông ta cười hài lòng: “Khó trách cháu lại hiểu biết về vận tải đến vậy. Hóa ra cháu là bạn gái của Tiểu Nam!”.

Tưởng Nã nhướng cao mày: “Hiểu biết về vận tải?”.

Diêu Ngạn phát hoảng. Ông ta cười, trả lời thắc mắc của Tưởng Nã: “Chả là trưa nay, chú với bạn gái của cháu nói chuyện với nhau. Tiểu Diêu hiểu biết ŕt nhiều!” Diêu Ngạn nhẹ nhõm phần nào.

Trong thị trấn Lý Sơn không có mấy chỗ giống nhà hàng. Nhưng vài nơi gần trung lộ Lý Sơn lại kinh doanh thức ăn đêm cho cánh lái xe vãng lai, đồ ăn xào nấu trông cũng không đến nỗi. Quán này Tưởng Nã thường hay lui tới, hôm nay anh cũng chọn nó.

Trong lúc ăn uống, bà con nhà họ Trần nửa úp nửa mở xoay quanh vấn đề mưu sinh, nói mấy năm gần đây kiếm kế sinh nhai ở Lô Xuyên khó khăn: “Mở quán ăn nhỏ cũng có người tới thu tiền bảo kê. Chính phủ nói muốn quét sạch xã hội đen nhưng chỉ tập trung vào những nơi đông đúc, còn đám côn đồ ở hang cùng ngõ hẻm thì mặc kệ!”.

Tưởng Nã hỏi: “Bang hội họ Bạch? Cháu nhớ đường Phong Ninh trước đây do ông ta trông coi. Hồi bé đi học về luôn bị đám đàn em của ông ta đòi tiền bảo kê!”.

“Đổi từ lâu rồi. Bây giờ càng nực cười, nghe đồn người cầm đầu họ Hắc. Một Bạch một Hắc, cả con đường đều là của họ!”

Một người khác thở dài thườn thượt: “Môi trường ở đó quá tệ. Nếu không hồi đó cũng chẳng dạy hư cháu. Lúc mọi người nghe chuyện cháu ngồi tù cũng muốn đến thăm hỏi nhưng không liên lạc được. Sau đó nghe nói mẹ cháu bán nhà dọn đi chỗ khác”.

Mặt Tướng Nã sa sẩm. Chú nhà họ Trần thầm lườm nguýt người vừa mở miệng. Ông ta cười nói xoa dịu: “Bây giờ có tiền đồ rồi. Mở công ty lớn coi như làm rạng rỡ tổ tông dòng họ. À, mẹ cháu vẫn ở Lô Xuyên chứ?”.

Tưởng Nã cầm đũa gắp đồ ăn, lạnh nhạt nói: “Mẹ cháu đã mất hơn hai năm nay”.

Bà con nhà họ Trần giật mình, họ xấu hổ đồng loạt ngậm chặt miệng. Chỉ có một mình Diêu Ngạn kinh ngạc, cô bất giác sinh nghi, lén lút quan sát Tưởng Nã. Cô bắt đầu cảm thấy dao động đối với phán đoán của bản thân.

Sau khi ăn xong, mọi người cùng đi bộ về công ty vận chuyển hàng hóa. Chú nhà họ Trần úp mở ám chỉ. Tưởng Nã cười, anh nói: “Chỗ cháu lúc nào cũng thiếu người. Tốt nhất là người nhà đến giúp đỡ, vậy thì cháu yên tâm hơn!”.

Ông ta cất giọng hớn hở: “Quán ăn của chú ở Lô Xuyên vừa đóng cửa, cũng không có việc gì làm. Chỗ cháu cần giúp gì cứ nói!”.

Tưởng Nã cũng không khách sáo: “Coi như thỏa thuận xong. Mấy ngày này, chú có thế đến giúp cháu một tay!”.

Đi vào công ty vận chuyển hàng hóa, Tưởng Nã nói tiếp: “Bình thường phải quản lý sổ sách, thu nợ, chỗ cháu có khá nhiều khoản nợ”. Anh kêu người đưa sổ sách, lật vài trang trước mặt ông ta.

Ông ta hỏi: “Nhiều vậy ư? Tất cả đều là nợ?”.

Tưởng Nã cười cười: “Cũng không tính là nhiều. Mấy khoản này là đòi tiền bảo kê của xe tải chạy qua đây. Dạo này không thu được khoản nào cả. Đợt trước còn bị cảnh sát đến kiểm tra, chuyện công ty bị lộ ra ngoài tin tức vẫn đang rùm beng chưa xong”.

Chú nhà họ Trần sợ đến líu cả lưỡi: “Tiền… tiền bảo kê?”.

Bà con nhà họ Trần nhìn nhau, họ khách sáo một hối, rồi ba chân bốn cẳng bỏ chạy, không dám nhắc chữ nào đến công việc.

Tưởng Nã cười mỉa bỏ sổ sách xuống, ôm Diêu Ngạn đi lên tầng. Diêu Ngạn vẫn đang thả hồn suy nghĩ, Tưởng Nã đã hào hứng bàn chuyện đi tránh nắng với cô.

Diêu Ngạn hỏi anh: “Tại sao họ gọi anh là Tiểu Nam?”.

Tưởng Nã mỉm cười: “Tò mò?”.

Diêu Ngạn gật đầu. Tưởng Nã lười biếng nằm xuống ghế sofa: “Bóp vai cho anh. Anh nói em biết”.

Diêu Ngạn dịch người ra: “Dẹp đi”. Cô vừa nói xong, Tưởng Nã liền kéo cô nằm xuống. Anh lôi tay cô đặt lên vai mình.

Hai cơ thể nóng hổi qua lớp quần áo mỏng dính sát vào nhau. Diêu Ngạn đỏ mặt muốn ngồi dậy, Tưởng Nã liền nhấc cô lên, đường cong mềm mại bị đè ép dưới vòm ngực rắn chắc.

Tưởng Nã ngừng cười, đôi mắt tối lại. Anh ra lệnh: “Bóp!”‘

Diêu Ngạn ngây ra, cô không hiểu tại sao anh lại thay đổi sắc mặt. Cô dè dặt bóp vai cho anh, khuỷu tay chống trên lưng ghế sofa.

Tưởng Nã tháo chun buộc tóc của cô, mái tóc đen buông xõa, nhìn Diêu Ngạn càng xinh xắn. Anh hôn Diêu Ngạn, vừa vuốt tóc cô vừa cất giọng nhàn nhạt: “Em không hiếu kỳ tại sao mọi người gọi anh là Tưởng Nã?”.

Diêu Ngạn ngừng tay, nhìn thẳng vào mắt anh.

Tưởng Nã nhếch miệng, anh dịu dàng vuốt tóc cô: “Muốn cái gì, lấy cái đó. Vì vậy mọi người gọi anh là Tưởng Nã!”.

Mắt Diêu Ngạn lóe sáng, khóe miệng cứng đờ của cô chuyển động. Cô định lên tiếng, Tưởng Nã liền để tay trước miệng cô, anh nói: “Nhưng anh cũng có lúc mềm lòng, ví dụ đối với em. Diêu Ngạn…”. Anh nâng mặt cô, nghiêm giọng nói: “Nhiều lần em bày mưu tính kế nhằm khiến anh gặp chuyện không may, để sau đó em bình yên vô sự? Trưa nay, em nói gì với đám bà con nhà họ Trần?”.

Diêu Ngạn ngẩn người, mặt dần không còn huyết sắc. Hai cơ thế áp sát, nhịp tim dồn dập của cô truyền qua Tưởng Nã. Anh cười ngậm lấy miệng cô, nói giọng thầm thì: “Cô bé, như vậy chỉ làm anh càng thích em. Em cứ chơi tiếp đi!” Tưởng Nã bóp mông Diêu Ngạn, ấn sát vào người anh.

Diêu Ngạn chống lên sofa muốn vùng dậy. Anh liền đánh mông cô đau điếng, cô lúng túng ngã người về chỗ cũ. Tưởng Nã bỗng thò tay vào áo cô nắn bóp đỉnh đồi mềm mại. Không phải cảm giác sờ soạng cách lớp áo mà là chạm tay trực tiếp. Diêu Ngạn hoảng hốt đá mạnh hai chân.

Tưởng Nã chèn chân không chế cô, anh ngừng hôn, giọng khàn khàn cất lên: “Được, anh cùng em chơi một trò chơi”.

Diêu Ngạn đẩy anh, chỉ nghĩ đến cơ thể của mình: “Thả ra!”.

Tưởng Nã nở nụ cười. Anh chỉ cần ba phần sức cũng đủ khiến cô bất động, dùng thêm một chút nữa e sẽ đè bẹp cô. Mặc cho cô tốn công giãy giụa, anh nói: “Chơi trò Đoán xem anh là ai”.

Diêu Ngạn hóa đá nhìn Tưởng Nã chăm chăm.

Tưởng Nã nói: “Em có thể hỏi anh ba câu. Anh cho em thời gian nửa tháng đoán anh là ai. Đoán đúng, anh tha cho em. Còn đoán không ra…” Mắt anh tối lại: “Cam tâm tình nguyện để anh “ở trên” em!”.

Tim Diêu Ngạn ngừng đập, cô nín thở hoàn toàn. Khi cô tìm lại được hơi thở, Tưởng Nã đã buông tay khỏi người cô.

Diêu Ngạn lập tức tách khỏi Tưởng Nã, cô choáng váng đứng thẳng người. Cô nhìn anh với vẻ chất vấn: “Cam đoan không tìm tôi? Nếu tôi đoán đúng cũng không làm gì tôi?”.

Tưởng Nã ngồi dậy, anh biếng nhác gác tay lên ghế sofa: “Anh nói lời giữ lời. Một cô nhóc như em có đoán đúng cũng chẳng làm gì được”.

Diêu Ngạn vui như mở cờ trong bụng, cô lưỡng lự nói: “Trong nửa tháng đó, anh không được đụng vào tôi”.

“Chuyện nhỏ! Hai ngày nữa là mùng một, tính đến mười lăm tháng sau.” Anh gác chân lên bàn trà, hờ hững buông lời: “Nhưng em tăng thêm điều kiện. Anh cũng bổ sung một điều kiện!”.

Diêu Ngạn cau mày: “Anh nói đi!”.

Tưởng Nã cười, anh điềm tĩnh nói: “Chỉ đoán một lần. Đoán không ra, em dọn đến sống chung với anh, an phận làm người phụ nữ của anh. Anh muốn em cam tâm tình nguyện”.

Diêu Ngạn cuộn tay muốn cự tuyệt nhưng Tưởng Nã lại nói: “Không được đổi ý. Anh em trong này toàn người bất cần đời, anh thì khỏi cần nói. Hoặc em chấp nhận hoặc em chờ xem thủ đoạn của anh!”.

Diêu Ngạn cắn môi, chỉ còn biết nhẫn nhịn gật đầu.

Ngoài trời đã tối từ lâu, côn trùng lượn quanh bóng đèn trên cao. Tưởng Nã đóng cửa sổ, chỉnh điểu hòa xuống thấp, anh hỏi: “Sao? Có câu gì muốn hỏi trước không? Biết đâu anh sẽ giải thích giúp em”.

Diêu Ngạn nhìn trân trân vào lưng anh, như thể nhìn thấu vết sẹo trên da thịt anh qua lớp vải. Cô suy nghĩ, chậm rãi nói: “Có lẽ anh là Tưởng Nã nhưng anh không phải là Tưởng Nam”.

Tưởng Nã nhướn mày, xoay người nhìn cô. Anh dựa vào cửa sổ, thong dong hỏi: “Ổ? Làm sao em nhìn ra?”.

Diêu Ngạn mỉm cười: “Không phải tôi nhìn ra mà là chú Trần nói hồi bé Tưởng Nam từng bị bỏng nước sôi, chính ông ta bế Tưởng Nam đến trạm xá. Tôi không biết bỏng đến mức độ nào nhưng ngẫm nghĩ cũng biết bỏng nước sôi rất nghiêm trọng. Vậy mà sau lưng anh không hề có sẹo”.

Cô đưa mắt nhìn chai thuốc trên bàn trà, nói tiếp: “Lần trước, bác sĩ không đưa thuốc này. Anh tự tìm thuốc tím bôi loạn xạ lên mặt, trán quấn đầy băng trắng, lệch xuống dưới chút nữa là che kín cả mắt. Anh không muốn bà con nhà họ Trần nhìn thấy gương mặt anh”.

Tưởng Nã gật gù. Đối với chuyện bỏng nước sôi, anh tính toán chưa chu đáo. Nhưng trước đó anh cũng đoán ra Diêu Ngạn phát hiện manh mối qua gương mặt của mình. Anh đứng thẳng người, khoanh tay nói: “Anh xin rửa tai lắng nghe!”.

Diêu Ngạn hít sâu, nhếch miệng nói tiếp: “Anh biết nói tiếng Lô Xuyên. Lúc nãy trên bàn cơm chú Trần nói liền một hơi mấy câu tiếng địa phương, anh nghe hiểu. Lô Xuyên đối với người ở đây mà nói rất xa lạ. Anh nắm rõ các địa danh tại Lô Xuyên, chuyện ở đó cũng biết chút ít. Có lẽ anh vừa là người Lô Xuyên, vừa quen biết với Tưởng Nam thật sự”.

Tưởng Nã tỏ thái độ hời hợt như chắc chắn Diêu Ngạn không thể nói ra mấu chốt. Anh xòe tay mời như cổ vũ cô. Bàn tay anh to lớn thô ráp, chỉ tay rõ ràng, mọi thứ dường như nằm trong dự liệu của anh.

Chứng kiến thái độ coi thường của anh, cơn giận trong lòng Diêu Ngạn sôi sục. Cô bừng bừng khí thế tuôn ra một tràng dài: “Anh giả danh Tưởng Nam đến thị trấn Lý Sơn mở công ty vận tải quen biết kết thân với Trần Mẫn Phát. Vốn chỉ là côn đổ nhưng trong vòng vài tháng, anh có thể mặc comple phẳng phiu ra vào công ty nước giải khát thoải mái. Nếu đặt giả thiết chứng minh nhân dân của anh là giả thì có thể anh là tội phạm bị truy nã. Nhưng anh quá lộ liễu, anh coi đồn công an và sở cảnh sát giao thông không ra gì. Trên hồ sơ đăng ký công ty vận chuyển hàng hóa viết tên của anh, không có chuyện anh mua chuộc được tất cả văn phòng chính phủ, vì lẽ đó chứng minh nhân dân của anh hiển nhiên là thật”.

Nụ cười của Tưởng Nã tan biến, ánh mắt anh đen thẫm như đêm tối bên ngoài. Diêu Ngạn dè chừng từ nãy đến giờ, thấy được thái độ của anh, cô càng ung dung. Nhưng cô lại sợ trực tiếp vạch trần anh, anh sẽ ra tay với cô. Giọng nói của cô nghẹn lại, cô lén bấm điện thoại di động trong túi quần bò.

Liếc thấy hành động dấm dúi của cô, anh không ngăn cản, trầm giọng nói: “Tiếp đi!”.

Diêu Ngạn nhướn mày. Do sờ không đúng bàn phím, trái tim cô thắt lại. Cô nói thẳng: “Anh có thể làm ra chứng minh nhân dân thật, tôi không biết thân phận của anh nhưng nhất định không phải thường dân nghèo đói, khố rách áo ôm. Công ty của anh ở thị trấn Lý Sơn trịch thượng, coi trời bằng vung, hằng ngày kiếm rất nhiều tiền, không có công ty nước giải khát cũng không ảnh hưởng tới thu nhập của anh. Tuy nhiên, anh vẫn lấy thân phận bà con của Trần Mẫn Phát nhận vận chuyển hàng hóa cho công ty nước giải khát, mạo hiểm mặc kệ nguy cơ bị bại lộ…” Lông mày của cô cau chặt, Diêu Ngạn nói với vẻ không chắc chắn: “Anh mưu tính gì đó với công ty nước giải khát. Có lẽ vì tiền nhưng lại không giống. Trước kia vốn quay vòng của công ty nước giải khát có vấn đề, phải bán đi hai dây chuyền sản xuât mới xoay sở được. Không thể nào anh không biết”.

Nói đến đây, cô bỗng độc thoại một mình, bán cầu não trái nhanh chóng phân tích. Diêu Ngạn nói lí nhí trong miệng: “Cây cầu trong vùng sập cả năm nay. Bây giờ đi Nam Giang hay các tỉnh thành khác, chạy qua thị trấn Lý Sơn là thuận tiện nhất. Anh vừa bày mưu tính kế với công ty nước giải khát, e rằng Trần Mẫn Phát bị anh..” Sắc mặt cô trắng không một chút sắc hổng, cô gạt ngay ý nghĩ vừa lóe lên này, tiếp tục tỏ vẻ bình thản: “Lại vừa ở đây thu tiền bảo kê lộ liễu, phóng viên và cảnh sát tới cũng không sợ…”. Trong đầu cô bỗng rối bời, suy nghĩ không đâu vào đâu. Cô không rõ Tưởng Nã mưu đồ gì với công ty nước giải khát, cũng không rõ vì sao anh thâm nhập vào nội bộ công ty rồi nhưng vẫn muốn làm côn đồ ở đây, gây lũng loạn toàn bộ giới chở hàng ở thị trấn Lý Sơn.

Một giọng nói trầm thấp cắt ngang mạch suy nghĩ chằng chịt trong đầu Diêu Ngạn, Tưởng Nã hỏi cô: “Không nói tiếp?”.

Diêu Ngạn giật mình ngước mắt lên, Tưởng Nã từ cửa sổ đi tới. Bóng tối sâu thẳm cách anh càng lúc càng xa nhưng phảng phất sau lưng anh có cơn lốc xoáy đen ngòm, mỗi bước đi của anh như cuốn theo cả màn đêm.

Tưởng Nã đứng trước mặt Diêu Ngạn, anh thản nhiên nói: “Phân tích đã xong, muốn đặt câu hỏi không?”.

Diêu Ngạn nhìn chằm chằm đôi mắt đen của anh, cô cất giọng thều thào: “Anh làm sao có chứng minh nhân dân thật?”.

Một đòn nặng nề như giáng thẳng xuống trái tim anh, cô không hỏi mưu tính của anh, cũng không hỏi anh có hại Trần Mẫn Phát hay không, cô chỉ chăm chú vào câu đố Đoán xem anh là ai. Cô chú tâm suy đoán thân phận của anh, không quan tâm đến những cái khác. Cô thông minh đến mức đáng hận!

Thấy anh im lặng, cô nhìn anh bằng ánh mắt tư lự, thận trọng nhích người ra sau. Tưởng Nã nói: “Anh quen với một cảnh sát. Anh ta giúp anh làm chứng minh nhân dân”.

Diêu Ngạn ngạc nhiên tới mức đờ người, cô nói giọng nghi ngờ: “Cảnh sát? Anh quen biết thế nào với cảnh sát? Vậy anh là.. “

Tưởng Nã bước một bước dài tới chỗ Diêu Ngạn. Anh chặn câu nói của cô: “Đây là câu hỏi thứ hai của em?”.

Diêu Ngạn ngậm miệng, mở mắt nhìn anh. Não bộ một lần nữa vận hành hết công suất. Một âm thanh từ đáy lòng kêu gọi nhưng cô bác bỏ, nói thế nào cũng quá khó tin. Tưởng Nã đột ngột ôm cô, mắt anh nhìn cô chăm chú, giọng anh khàn khàn vang lên: “Không hỏi thì anh hôn em”.

Diêu Ngạn hốt hoảng: “Anh nói không đụng…” Lời còn chưa dứt, Tưởng Nã đã đè cô xuống hôn ngấu nghiến. Âm cuối sắp thoát ra mắc kẹt trong cổ họng cô. Tưởng Nã như thể đã đói khát quá lâ, anh ghì chặt gáy cô, đầu lưỡi mạnh mẽ tiến công, dồn Diêu Ngạn về sau. Tưởng Nã loạng choạng ôm cô chuyển tới cửa nhà vệ sinh.

Diêu Ngạn phản đối, tay chống ngực anh đấm liên tục. Thoáng ngừng lại, anh kề sát mặt cô: “Anh nói nửa tháng nhưng không tính hôm nay và ngày mai”.

Diêu Ngạn thờ phì phò giận dữ, Tưởng Nã mỉm cười, lướt tay lên đẩu cô, áp trán mình vào trán cô, anh nói: “Diêu Diêu, em phải đoán nghiêm túc. Anh chỉ cho em một cơ hội. Đoán sai, em chết chắc với anh”. Miệng anh âu yếm cắn nhẹ mũi Diêu Ngạn, trượt lên đôi mắt long lanh của cô: “Anh sắp nhịn hết nổi rồi. Em biết em làm anh “đau” đến mức nào không?”. Anh cũng không chần chừ, đè cô vào cửa hôn say đắm.

Diêu Ngạn bật ra tiếng kêu khó chịu. Tưởng Nã như muốn nuốt chửng cô vào bụng, lưỡi tiến thẳng vào nơi sâu nhất. Cổ họng cô khô rát, lắc đầu lẩn tránh nhưng tất cả đều vô ích. Cô chỉ như trứng chọi đá.

Tưởng Nã thở dốc, giữ chặt eo Diêu Ngạn, ép người lên ngực cô, ấn cô sát vào cửa. Áo thun cô mặc chịu không nổi sự vuốt ve của anh mà tốc lên cao. Tưởng Nã với tay vuốt ve đỉnh đồi đầy đặn của cô. Cảm thấy không đủ, anh lại kéo rách áo lót, nắn bóp ngực cô, Tưởng Nã thở hắt ra như tóm được báu vật trần gian. Anh không hề cảm giác được những cú đấm nện lên vai.

Đến khi dục vọng của anh gần như bùng nổ, anh nghẹn đỏ mặt dừng lại, hôn cô thêm một lúc. Tưởng Nã kéo áo lót của cô về đúng vị trí, lập tức cảm thấy trống rỗng trong người.

Diêu Ngạn thở không ra hơi, cô lả người vịn vào tay nắm cửa đứng thẳng. Tưởng Nã hôn cô, anh cười như nhìn thấy hết thảy. Anh nói giọng mò ám: “Mới bao nhiêu đây đã chịu không nổi? Nừa tháng sau làm sao em chống chọi?”.

Mặt Diêu Ngạn nóng ran, cô im lặng ngoái đầu đi chỗ khác.

Về đến nhà, cô chui ngay vào nhà vệ sinh. Áo lót của cô đã bị Tưởng Nã làm rách, còn ngực cô đỏ ửng. Cô cắn răng chịu đựng, tắm rửa sạch sẽ.

Sau khi nằm trên giường, cơn giận của cô mới dịu xuống. Nhắm mắt nghĩ đến vẻ mặt của Tưởng Nã khi nghe cô nói, Diêu Ngạn nở nụ cười chìm sâu vào giấc ngủ. Cô tin chắc thắng lợi đã nằm trong tay, chỉ cần phân tích trước mặt anh lần nữa, cô sẽ đập tan mặt nạ của anh.

Ngày hôm sau, bà con nhà họ Trần vẫn xuất hiện ở căng tin. Diêu Ngạn chần chừ giây lát, nở nụ cười đến gần họ.

Họ giật mình, gượng gạo bắt chuyện nhưng không mời cô ngồi cùng. Diêu Ngạn vờ như không hiểu, cô tự nhiên ngồi xuống trò chuyện, ăn cơm cùng họ: “Phải rồi chú. Trước đây Tiểu Nam ở chỗ nào của Lô Xuyên?”.

Chú nhà họ Trần nói: “Đường Phong Ninh. Khi đó chưa quy hoạch, mọi người sống trong mấy thôn chưa giải tỏa phía sau”. Nhắc đến đây, ông ta tỏ vẻ phẫn nộ: “Thằng bé Tiểu Nam này số khổ. Bố nó mất sớm, chỉ còn mỗi mẹ nó nuôi nấng. Tiền đền bù giải tỏa đều bị bác nó cướp hết. Về sau không biết mẹ con nó sống ở đâu. Chỉ thỉnh thoảng tới giờ tan học chú mới thấy nó ngang qua đường Phong Ninh”.

Diêu Ngạn thở dài than vãn: “Cháu không biết ngày xưa anh ấy khó khăn đến vậy. Anh ấy chưa bao giờ kể cháu nghe, đến cả chuyện anh ấy từng ngồi tù, anh ấy cũng chẳng muốn nói cháu biết”.

Ông ta hạ giọng nói nhỏ: “Chuyện này thì chú cũng không rõ, sự việc qua lâu rồi mới nghe một người bà con kể lại. Thời gian đó, chỗ chú sống trị an tương đối bất ổn. Chú nhớ lúc đó chính quyền phái quan chức mới đến truy quét xã hội đen, người này xử lý công việc cao tay hơn lãnh đạo trước đó. Người trước gắng gượng được một năm thì bị lật đổ nhưng vị lãnh đạo mới này rất có năng lực, chớp mắt đã tóm Tiểu Nam vào tù”.

Ông ta sực tỉnh, nói quanh co lảng tránh. Diêu Ngạn tỏ thái độ tự nhiên hỏi: “Sau này thì sao ạ?”.

Ông ta nói tiếp: “Sau này vị lãnh đạo mới đi, khu đó lại loạn cào cào lên”. Nhắc đến chuyện này, bao nỗi khổ tâm ông ta nuốt ngược vào trong từ nãy đến giờ đều tuôn hết ra.

Diêu Ngạn cười gượng lắng nghe ông ta kể khổ. Mấy lần cô muốn chen vào, ông ta đều giành nói hết.

“Bạch lão đại chiếm trọn khu đó, dân đen như bọn chú làm gì cũng không được, đành khoanh tay bó gối. Hồi đó bên cạnh ông ta còn có bốn thân tín, suốt ngày tuần tra khắp nơi thu tiền bảo kê. Không nộp thì sao? Không nộp coi như tiêu đời, giao chìa khóa tiệm, đóng cửa nghỉ bán, nếu không sẽ bị đập phá tan tành. Báo cảnh sát vô ích, đâu lại vào đấy. Toàn là đám tội phạm bỏ trốn, cùng lắm là vào tù vài tháng, đi ra càng làm càn.”

Chú nhà họ Trẩn gắp đồ ăn bỏ vào miệng, ông nói mà nước bọt văng tung tóe: “Chú nhớ hồi đó đàn em hay thấy nhất là tên Dương Quang. Tướng tá người đó…” Ông ta tặc lưỡi hồi tưởng: “Y chang Tiểu Nam bây giờ. Đàn em bên cạnh Bạch Lão đại đều chọn cỡ người như vậy, vừa thấy là sợ rồi”.

Thấy ông ta nói xong, cô định xen vào thì đúng lúc di động của ông ta đổ chuông. Bà con nhà họ Trần đứng dậy chào tạm biệt Diêu Ngạn: “A Lập tới rồi, gia đình chú đi gặp nó trước. Hôm nào nói chuyện với cháu sau!”.

Họ kéo nhau ra ngoài, để mặc Diêu Ngạn nản chí cầm đũa.

Tưởng Nã lấy lý do dưỡng thương, tránh không đến công ty nước giải khát. Anh giao hết công việc cho Hứa Châu Vi, đổng thời cũng không tìm Diêu Ngạn.

Diêu Ngạn biết anh mạo danh người khác. Tuy cô sợ hãi nhưng trong cô vẫn tồn tại suy nghĩ muốn biết được chân tướng sự thật. Chỉ có điều bà con nhà họ Trần lúc nào cũng chỉ chăm chăm đi tìm Trần Lập khiến cô không tiện hỏi. Diêu Ngạn cứ lần lữa như vậy đến tận thứ Bảy.

Hôm nay là ngày 1 tháng 9. Cô đưa em họ đến trường tiểu học Trung Tuyển tập trung. Trên đường đi, cô kiểm tra lại bài tập hè của cô bé. Lật đến trang cuối của vở bài tập Toán, tim cô đập mạnh. Cô dừng bước, lấy ra một cây bút.

Em họ lấy làm lạ, hỏi cô: “Chị sao vậy?”.

Diêu Ngạn nhìn quanh, cô để vở bài tập lên thân cây ngô đổng nâu đậm nứt nẻ viết viết vẽ vẽ.

Em họ vừa tròn mười hai tuổi, nét chữ còn non nớt, từng nét từng vạch đều rời rạc, bắt chước không khó nhưng muốn viết giống hệt cũng không đơn giản.

Diêu Ngạn học các môn Xã hội kém hơn Tự nhiên nhưng cô viết chữ rất đẹp. Bình thường, cô cố gắng lắm cũng bắt chước được sơ sơ nét chữ. Cô thường giúp bạn học ký tên thay phụ huynh. Lên cấp ba, cô mới chầm dứt việc này nhưng cũng tôi luyện được chút ít khả năng.

Bài tập Toán đều là chữ số. Diêu Ngạn bắt chước mấy lẩn mới viết hao hao giống nét chữ của em họ. Chữ tiếng trung duy nhất là “đáp số”, cô viết tới viết lui nhiều lần cũng không giống.

Em họ kéo Diêu Ngạn: “Chị làm gì thế?”.

Diều Ngạn gấp vở bài tập cất vào cặp sách, cô nói: “Chị thử xem có bắt chước giống chữ của em hay không”.

Trong thời gian ngắn, cô bắt chước không được nhưng Tưởng Nã làm được.

Suy nghĩ của tối hôm đó lại thoát khỏi đầu cô, Diêu Ngạn cau mày khóa cặp sách.

Buổi trưa, cô quay về công ty nước giải khát. Đồng nghiệp ở tòa nhà phía đông giao cho cô một chồng tài liệu, chị ta duỗi thẳng lưng, nói: “Cuối cùng cũng hết giờ làm! Tuần này là tuần đầu tiên em tăng ca, chắc chưa cảm thấy hề hấn gì nhưng sau này em sẽ biết thế nào là mệt”.

Diêu Ngạn mỉm cười, cô ngồi trước máy tính đối chiếu số liệu.

Bà Diêu gọi điện nói cô tan làm nhớ mua đồ ăn, bà còn nói: “Gần tới ngày nhà giáo, con có định mua quà biếu cô Từ không?”.

“Để sau hãy tính đi mẹ, thời gian này con hơi bận.”

Diêu Ngạn gõ bàn phím lộp cộp, cô lại nghe bà Diêu nói: “Thế để mẹ đi mua cho con. Mẹ thấy con nên đi họp lớp, duy trì quan hệ tốt, sau này con sẽ hiểu tác dụng của nó”.

Nhắc đến vấn đề này, bà Diêu nói không ngừng: “Bạn tiểu học của bố con bây giờ đang ở Mỹ chế tạo máy bay. Muốn về nước một chuyến cũng phải chịu quản chế đủ kiểu, đây chính là nhân tài. Ông ta về giúp đỡ bạn học cũ khắp nơi, chỉ có bố con vô dụng, không biết kết thân. Con với cô Từ liên lạc nhiều. Hồi còn đi học, cô Từ cũng coi trọng con nhất. Sau này nếu con quay về Nam Giang làm việc, cô Từ cũng có thế giúp đỡ con”.

Diêu Ngạn chau mày, vội vàng trả lời qua loa rồi gác máy.

Ngoài cửa đột nhiên có người hỏi cô: “Đang bận?”.

Diêu Ngạn ngước lên nhìn, cô đứng dậy gật đầu: “Thẩm tổng!”.

Thẩm Quan bước vào phòng làm việc, anh ta cười, nói với cô? “Thứ Bảy đi làm không quen lắm phải không?”.

“Không ạ.” Diêu Ngạn vỗ chồng tài liệu trên bàn, nói: “Chỉ ngần này tài liệu loáng cái là xong, không có cảm giác đi làm chút nào”.

Thẩm Quan hỏi: “Lúc nãy nghe em nói chuyện điện thoại, em sắp đi họp lớp?”.

Diêu Ngạn lắc đầu: “Không có. Đi làm nên không đi được”.

Trong phòng phảng phất mùi nước trái cây, gió từ máy điều hòa thổi đến mang theo mùi thơm ngòn ngọt thấm vào tấm rèm đỏ đang không ngừng tung bay. Ánh mặt trời buổi chiều dần trở nên ôn hòa.

Thẩm Quan ngồi xuống nói chuyện với Diêu Ngạn.

Diêu Ngạn gõ bàn phím lạch cạch. Trái tim cô đập thình thịch như bong bóng trong nổi nước sôi, sùng sục rồi chìm xuống, chỉ tắt lửa mới ngừng hoàn toàn.

Thẩm Quan ngắm Diêu Ngạn. Ánh sáng dịu nhẹ làm hiện rõ từng chiếc lông tơ trên gò má cô, nhìn cô giống một đứa trẻ sơ sinh, trong vắt như dòng nước, khác hoàn toàn dáng vẻ cô chảy đầm đìa mồ hôi đứng ở sạp hàng nhỏ mời chào khách, ở cô toát lên vẻ trong trẻo thanh mát giữa tiết trời oi ả.

Khóe miệng Thẩm Quan ẩn hiện ý cười, anh ta hỏi cô: “Lát nữa cùng đi ăn nhé?”.

Ngón tay của Diêu Ngạn ngừng lại, cô quay đầu nhìn anh ta, há hốc miệng do dự. Thẩm Quan tới trước mặt cô, anh ta chống tay lên bàn gỗ, khom thấp lưng nhìn cô chăm chú: “Hẹn em mấy lần rồi. Thật sự không thể cho tôi cơ hội?”.

Nước lại sôi sùng sục, hơi nước hừng hực bốc lên kẹp chặt suy nghĩ hỗn loạn của Diêu Ngạn, cô bất giác gật đẩu.

Tới giờ ra về, bầu trời bên ngoài u ám, mặt trời bị mây đen che khuất. Thẩm Quan bảo tài xế về trước, anh ta lái xe đến trước cổng trường tiểu học Trung Tuyển, hỏi ý Diêu Ngạn: “Tôi ở đây chờ em?”.

Diêu Ngạn gật đầu: “Vâng. Tôi đưa em họ về nhà rồi sẽ quay lại ngay”.

Thẩm Quan cười cười: “Từ từ thôi, không gấp”.

Diêu Ngạn nắm tay em họ rảo bước ra ngoài. Em họ ríu rít kể chuyện: “Hai ngày nữa, em bắt đầu đi học chính thức. Cô giáo nói bọn em năm nay là cuối cấp rồi, vì vậy tuần sau làm bài kiểm tra thử, chọn nhóm có thành tích tốt nhất. Thứ Bảy mỗi tuần sẽ đến trường Đảng học bồi dưỡng miễn phí”.

Diêu Ngạn cười cô bé: “Chị thấy em tự xem như bản thân được chọn rồi thì phải?” Em họ đương nhiên gật đầu. Diêu Ngạn nói: “Vậy môn Toán dở tệ của em tính thế nào? Yếu Toán làm sao có thành tích tốt?”.

Em họ trợn ngược mắt, tức tối nói: “Em rất giỏi Văn. Cô dạy Văn chỉ ước giá như em là con của cô thôi đấy!”.

Trong khi hai chị em nói chuyện cùng nhau, Thẩm Quan lái xe đến trước mặt họ, anh ta hạ cửa xe xuống nhìn: “Lên xe thôi”.

Diêu Ngạn ngạc nhiên, em họ mở to mắt nhìn Diêu Ngạn: “Bạn trai chị à?”.

Diêu Ngạn hoàn hồn, cô nghiêm mặt kéo tay cô bé: “Em nói linh tinh gì đó!”.

Em họ cười ầm lên, thả tay Diêu Ngạn leo lên xe ngồi. Cô bé hoàn toàn không sợ người lạ.

Diêu Ngạn cũng lên xe, cô nói: “Không dám làm phiền anh đâu. Chị em tôi đi nhanh lắm”.

Thẩm Quan nở nụ cười, anh ta nói: “Sao thế? Sợ tôi dọa hư em gái em à?”.

Diêu Ngạn cười chịu thua, cũng không tiếp tục từ chối nữa. Em họ trước giờ rất bạo dạn, cô bé dựa người vào ghế bắt chuyện với Thẩm Quan. Thẩm Quan cũng rất kiên nhẫn tiếp chuyện. Một lát sau đã đến nhà của cô bé.

Hai người ăn cơm tối ở nhà hàng lẩn trước. Hôm nay là thứ Bảy, khách khứa đến ăn rất đông, chỉ có duy nhất chiếc bàn đối diện cửa sổ dưới tầng còn trống. Thẩm Quan đã nắm được khẩu vị của Diêu Ngạn, sau khi chọn món một lượt, anh ta hỏi cô: “Em muốn ăn món gì?”.

Miệng Diêu Ngạn cong lên thành một nụ cười, cô không nói ra nhưng tất cả các món anh ta chọn đều là món cô thích ăn.

Ngay lúc này tại công ty vận chuyển hàng hóa ở trung lộ Lý Sơn bụi bay mù mịt. Mấy tài xế lái xe tải như đang tham gia đua xe, họ phóng thẳng vào bãi rồi phanh gấp, thi xem kỹ thuật điều khiển xe của ai cao hơn. Tiêng cười đùa ầm ĩ và tiếng xe phanh gấp truyền lên tầng hai. Tưởng Nã tháo tai nghe xuống, anh day day trán.

Hứa Châu Vi mang thức ăn lên tầng, anh ta đặt lên bàn trà, nói: “Anh Nã, bao giờ anh đến công ty nước giải khát? Em thấy bà con nhà họ Trần tuần tới sẽ đi. Trần Lập đến nhìn cũng không thèm nhìn họ lấy một lần”.

Tưởng Nã ưỡn thẳng người, tới cạnh bàn trà với lấy hộp cơm, nói: “Vậy tuần sau đến. Chú để ý một chút, đừng cho mấy người đó ở lại, đau đầu lắm!” Anh ăn nhồm nhoàm, lúng búng hỏi: “Hôm nay, Diêu Ngạn tăng ca đúng chứ”.

Hứa Châu Vi nói: “Em không để ý”. Anh ta cười nhìn Tưởng Nã: “Hay để em đón chị dâu đến?”.

Tướng Nã liếc anh ta, cúi đầu đăm chiêu. Anh xúc một thìa cơm to cho vào miệng: “Không cần, làm gì cũng phải cho cô ấy thở một chút”. Nhớ tới dáng vẻ cô đánh bạo suy đoán, dè chừng phân tích, nói năng hùng hồn, trong lòng anh mềm nhũn, anh nói thầm: “Cô bé này!”.

Hứa Châu Vi nghe không rõ, mặt lộ rõ vẻ thắc mắc. Anh ta lại báo cáo tiền lãi kiếm được của tháng này.

Dùng xong bữa tối, Thẩm Quan đưa Diêu Ngạn về nhà, anh ta đỗ xe ngoài đầu ngõ. Không gian thoáng đãng yên tĩnh, con ngõ tĩnh mịch chỉ có tiếng ve sầu kêu râm ran.

Diêu Ngạn đưa tay tháo dây an toàn, cùng lúc Thẩm Quan cũng đưa tay ra, vô tình chạm phải mu bàn tay cô. Xúc cảm ấm áp lướt qua, anh ta bỗng rụt tay lại.

Ngón tay Diêu Ngạn run run, cô nghe Thẩm Quan nói: “Tôi muốn hỏi em một việc”.

Diêu Ngạn im lặng nhìn anh ta. Thẩm Quan mỉm cười: “Bạn bè của Tưởng Nã thường gọi em là chị dâu. Em và Tưởng Nã là…?”

Hơi thở của Diêu Ngạn tắc nghẹn, nhịp tim của cô đập loạn, một lát sau mới bình thường trở lại. Cô né tránh ánh mắt của Thẩm Quan: “Họ chỉ gọi đùa thôi”.

Thẩm Quan thở phào nhẹ nhõm: “Vậy thì tốt rồi! Tôi còn nghĩ không biết mình có nên tranh giành bạn gái với Tưởng Nã hay không”.

Diêu Ngạn nín thở, miệng cô cứng đờ: “Thẩm… Thẩm tổng…”

Thẩm Quan cười, anh ta xuống xe mở cửa giúp cô: “Lần sau tôi lại hẹn em!” Anh ta không hề nhắc tới câu vừa nói ra.

Diêu Ngạn thẫn thờ về nhà. Bà Diêu bảo cô ăn dưa hấu, bà nói: “Hôm nay khai giảng, chắc cũng không bán buôn được gì. Mẹ và chị con không dọn hàng”.

Diêu Ngạn gật đầu, ti vi đang chiếu một bộ phim điện ảnh. Cô nghe thấy một câu thoại: “Trước đây, tôi không có lựa chọn nào khác nhưng bây giờ tôi muốn làm người tốt!”.

Diêu Ngạn quay đầu nhìn ti-vi. Cô thấy Lưu Đức Hoa mặc comple đen, áo sơ mi trắng, tóc tai chỉn chu, còn phía đối diện là Lương Triều Vĩ râu ria xồm xoàm mặc đồ đen, đứng thẳng người, cười lạnh lùng vô tình: “Được thôi. Cứ để tòa án phán xét, xem anh có được làm người tốt hay không”.

Diêu Ngạn hồ nghi, rốt cục làm thế nào để phân biệt trung và gian?

Ngày hôm sau cô mơ màng tỉnh giấc, chạy vào phòng bà Diêu ngủ thêm một giấc, rồi thức dậy nấu cơm trưa cho ông Diêu.

Dọn ba món một canh lên bàn xong, Diêu Ngạn ra ngoài cửa nhóm bếp, bắc nồi sắt chuẩn bị làm tượng. Ông cụ hàng xóm phe phẩy quạt hương, cất giọng trách móc: “Hết cả ngày ầm ĩ, giờ đến canh ba nừa đêm cũng không yên”.

Cô hàng xóm nhà đối diện đang xào rau quay ra hỏi: “Lại gì nữa thế?”.

Ông cụ chỉ ra ngoài ngõ, nói: “Cô cũng biết phòng tôi nằm sát cửa sổ bên đó, một chút động tĩnh thôi cũng nghe thấy. Lúc thì họ nổ máy xe ầm ầm như sét đánh, lúc thì ném đông ném tây. Cả đêm tôi không tài nào ngủ ngon giấc!”.

Ông Diêu ở trong phòng vừa thức dậy nghe họ nói chuyện bèn thò đầu ra ngoài, ông cất giọng ngờ vực: “Làm gì có chuyện đấy. Xe đậu xa lắm”.

Diêu Ngạn cản ông. Ông Diêu nói: “Để bố đi xem, làm gì đâu mà ồn ào!”.

Ông cụ lạnh lùng lườm ông Diêu, “hừm” một tiếng, rồi ngồi xuống ghế trúc để bên ngoài.

Một lát sau, ông Diêu sợ run người chạy về, hét to: “Có trộm, nửa xe hàng kia mất hết rồi!”.

Diêu Ngạn hoảng hốt, cô bỏ xẻng xuống hỏi ông: “Chuyện gì vậy bố?”.

Ông Diêu hoang mang: “Hôm qua bố để lại nửa xe hàng định hôm nay đi giao. Bố đã lấy tấm bạt bọc kín lại rồi, tại sao còn gặp trộm!”.

Ông cụ ngồi bên kia nói giọng châm biếm: “Tôi biết sớm muộn gì cũng gặp chuyện mà. Bủn xỉn làm chi một trăm tệ tiền đỗ xe. Lại còn cố chấp đỗ xe ở đây!”.

Ông Diêu nào còn tâm trạng đôi co, ông nhìn Diêu Ngạn: “Tính sao đây con? Hàng hóa trên xe những mấy chục ngàn!”.

Diêu Ngạn hỏi tường tận giá cả hàng hóa, chân cô bỗng mềm nhũn. Cô mới trả hết tiền vay đi học, vét hết tiền dành dụm trong nhà cũng không được bao nhiêu. Bây giờ, gia đình cô lại sắp sửa trắng tay.

Được ngày Chủ nhật hiếm hoi vậy mà cả nhà chẳng ai được yên ổn.

Bà Diêu hung hăng đấm thùm thụp vào người ông Diêu, gào thét đè nén nước mắt: “Ông muốn chết rồi, muốn chết thật rồi. Từ ngày lấy ông cho đến giờ, tôi chưa từng được sống sung sướng. Suốt ngày cứ hầu hạ hết người này đến người kia. Lúc sinh Yên Yên còn bị bố mẹ ông mắng chửi thậm tệ. Tại sao số tôi lại khổ đến vậy hả trời!”.

Ông Diêu đứng như trời trồng giữa phòng khách. Đánh ông, ông không đáp trả, trách ông, ông cũng lặng thinh. Diêu Yên Cẩn kéo bà Diêu: “Mẹ, đừng đánh bố, đừng đánh!”.

Trong phòng khách vô cùng hỗn loạn. Diêu Ngạn nói chuyện điện thoại xong, cô ra khỏi phòng ngủ: “Dượng nói dượng và cô tạm thời sẽ đi giải quyết chuyện bồi thường trước.” Cô nhìn ông Diêu: “Bố, chúng ta đến sở cảnh sát!”

Bà Diêu gạt nước mắt, vừa mắng té tát vừa đẩy ông ra khỏi cửa. Hàng xóm châu đầu ghé tai theo dõi, trông thấy họ đi ra, có người tỏ vẻ quan tâm, cũng có người châm chích: “Sao rồi? Có thể tìm được hàng về không?”.

Diêu Ngạn gượng cười: “Chưa biết ạ, nhà cháu đến sở cảnh sát báo án”.

“Đoán chừng cơ may không nhiều đâu. Trước đây, trộm cắp trong khu này nhiều vô số, đồ đạc mất mát có tìm lại được đâu.”

Bà Diêu cũng hùa theo hàng xóm oán trách: “Tìm kiểu gì nữa mà tìm. Ngày trước, tôi mất bao nhiêu chiếc xe đạp. Tìm cái khóa xe thôi cũng không ra!”.

Diêu Ngạn kéo bà Diêu và Diêu Yên Cẩn vào nhà, kéo ông Diêu đến sở cảnh sát trong tiếng xầm xì huyên náo của con ngõ.

Sở cảnh sát vắng hoe, chỉ có hai cảnh sát trực ban uống trà tán dóc. Thấy Diêu Ngạn, hai người ngừng lại, vội vàng tản ra.

Cảnh sát hỏi: “Hàng gì?”.

Ông Diêu trả lời: “Ban đầu tôi chờ ván lạng đến Nam Giang, tới nhà kho bên đó thì dỡ hàng xuống. Lúc quay về có người giao cho tôi nửa xe lá trà, bảo hôm nay chuyển đến Lý Sơn. Ai ngờ mới qua một đêm lá trà đã bốc hơi”.

Lá trà không phải hàng hóa cao cấp nhưng cũng có giá trị. Huống chi đây lại là nửa xe tải lá trà, mấy vạn tệ chỉ mới là chi phí. Nếu đối phương muốn tính toán thiệt hại thật sự, nhà họ Diêu e rằng gánh không nổi.

Cảnh sát hỏi cụ thể thời gian, ông Diêu suy nghĩ rồi nói: “Hôm qua khoảng hơn một giờ tôi về đến nhà”.

Diêu Ngạn bổ sung thêm: “Trong khoảng thời gian từ một giờ đến bốn giờ, ông cụ nhà hàng xóm nói nghe thấy có tiếng động. Thường ngày ông ấy dậy vào lúc bốn giờ sáng, vì vậy khuya hôm qua có lẽ nghe thấy tiếng động vào quãng thời gian này”.

Cảnh sát lãnh đạm sửa lời: “Rạng sáng hôm nay, không phải khuya hôm qua”.

Diêu Ngạn gật đầu: “Đúng, đúng, rạng sáng hôm nay”. Dừng một chút, cô nói tiếp: “Trước đây, quanh quẩn trong ngõ cũng có ăn trộm nhưng chỉ trộm xe đạp, trộm bàn mà thôi. Bây giờ còn mất đến cả nửa xe hàng, họ muốn lấy cắp nhất định phải dùng xe. Công nhân vệ sinh ngoài ngõ làm việc vào ba giờ sáng, biết đâu nhìn thấy chiếc xe khả nghi nào đó”.

Cảnh sát cất giọng sốt ruột: “Lời khai của cô khá hữu ích. Chứng tôi sẽ điều tra. Được rồi, hai người về đi, có tin tức sẽ báo ngay.”

Diêu Ngạn bực bội cùng ông Diêu ra khỏi sở cảnh sát.

Bà Diêu gọi điện đến hỏi thăm, Diêu Ngạn trả lời sơ sơ. Sau khi gác máy, cô tìm thấy quầy bán quà vặt gần đó, bèn mua một cây thuốc lá quay lại sở cảnh sát. Cảnh sát trực ban trông thấy cô đã đi mà còn quay lại vốn dĩ cau có không vui, nhưng thấy cây thuốc lá đưa đến trước mặt, thái độ anh ta trở nên hòa nhã, kêu Diêu Ngạn ngồi xuống hỏi han lần nữa.

Buổi chiều liền có cảnh sát đi theo Diêu Ngạn vào ngõ. Xe tải chở hàng vẫn đậu gần đó. Họ thăm dò xung quanh, hỏi han ông cụ nghe thấy tiếng động vào mấy giờ?”.

Ông cụ nhớ lại: “Chừng hơn hai giờ rưỡi, ba giờ. Tôi dậy đi vệ sinh, có nhìn đồng hồ”.

Cảnh sát ghi chép lời khai của ông cụ, tiếp tục tìm người dân sống gần đó hỏi chuyện. Đáng tiếc không giống như tình tiết trên ti-vi, có thể dựa vào dấu vân tay lưu lại hiện trường để tìm ra chứng cứ. Họ chỉ chụp vài tấm hình, hiệu quả thế nào thì không biết.

Cảnh sát nhận thuốc lá ban nãy vẫn nhớ chuyện dò hỏi công nhân vệ sinh. Diêu Ngạn cùng anh ta đến sở Bảo vệ môi trường kiếm công nhân quét dọn đường phố sáng nay.

Một công nhân vệ sinh ngẫm nghĩ, nói với vẻ không chắc chắn: “Bình thường vào giờ đó, xung quanh con ngõ không có xe cộ qua lại nhưng hôm nay hình như có một chiếc, theo sau nó là một chiếc nhìn vừa giống xe tải vừa giống xe Jeep. Chở theo nhiều thùng lắm, nhìn như sắp rơi xuống đất”.

Diêu Ngạn nhíu mày: “Xe bán tải”. Cô vội hỏi: “Cô có nhớ màu và biển số xe không?”.

Công nhân vệ sinh nói: “Biển số xe thì chắc chắn không nhớ được rồi, tôi chỉ nhìn lưót qua thôi, biến số xe hình như là của thành phố Nam Giang, số cụ thể thì không biết. Xe màu đen, tôi nhớ biểu tượng của chiếc xe đó. Một hình bầu dục lán, chính giữa có một hình bầu dục nhỏ dựng đứng, rồi còn một đường cong từ giữa lên đến phía trên nữa”.

Cảnh sát gật gù: “Là Toyota”.

Công nhân vệ sinh kể mọi chuyện bản thân còn nhớ. Cảnh sát hỏi thêm cũng không ra đầu mối.

Ra khỏi sở Bảo vệ môi trường, anh ta nói: “Lát nữa tôi sẽ điều tra camera giám sát của cảnh sát giao thông xem họ đi hướng nào. Giờ đó cũng vắng xe, không khó tìm”.

Diêu Ngạn nói cảm ơn, cô cảm thấy nhẹ lòng hơn.

Có điều mọi chuyện còn lâu mới đơn giản như vậy. Thứ Hai, cảnh sát kiểm tra xong camera giám sát rồi báo tin cho Diêu Ngạn: “Có lẽ họ không đi về hướng thị trấn Sĩ Lâm, camera giám sát dọc đường bên đó không ghi lại được gì hết. Trừ khi là bay nếu không đường từ Trung Tuyển đến Sĩ Lâm không thể nào không quay được xe.” Anh ta cất giọng phân vân: “Thị trấn Lý Sơn khá khó điều tra. Cô cũng biết chỗ đó hẻo lánh, camera rất ít. Tôi đoán họ chạy vòng qua hẻm. Gần đó có một đoạn đường bê tông xi măng dựng hai cột trụ đá để tránh xe tải to làm hỏng đường. Xe ô tô nhỏ thì không dễ kiểm soát, đoán chừng là chạy vòng qua hướng đó nên không quay được. Camera giám sát qua trung lộ Lý Sơn hỏng vào tối qua. Sáng sớm mưa xối xả, không ai để ý tới”.

Diêu Ngạn vội hỏi: “Vậy camera giám sát ở cao tốc thì sao?”.

Cảnh sát thở dài bất lực: “Chính là vấn đề này. Đường đó có hai lối rẽ, một nhánh rẽ sang đường cao tốc, một nhánh là đường cái bình thường. Ở thời điểm đó không hề xuất hiện bất kỳ chiếc Toyota bán tải màu đen nào”.

Diêu Ngạn ngơ ngác gác máy, cô không thể tin được.

Tại thời điểm này, Tưởng Nã ngồi nhàn nhã bóc lạc, anh gác hai chân lên bàn làm việc, ngồi lắc lư trên ghế dựa bằng da.

Hứa Châu Vi từ sở cảnh sát giao thông chạy về, anh ta uống một hớp nước lạnh rồi nói: “Trung đội trưởng nói cứ như gặp quỷ ấy. Camera giám sát hôm qua không quay được gì. Xe đó cũng không còn ở Trung Tuyển. Vậy vốn dĩ là không hề chạy qua ?”

Tưởng Nã cười nhạt: “Thị trấn rách nát đó có chiếc xe bán tải Toyota mang biển số Nam Giang đậu lại, lẽ nào không ai chú ý?”.

“Nói vậy đã chạy khỏi Trung Tuyển rồi chăng?”, Hứa Châu Vi kể từng chuyện trung đội trưởng nói cho Tưởng Nã nghe. Anh ta hỏi bằng giọng điệu kỳ lạ: “Đúng rồi, làm sao anh biết chuyện này?” Anh ta dính đến gần Tưởng Nã, nháy mắt mấy cái: “Lẽ nào chị dâu chủ động kể chuyện gia đình cho anh nghe?”.

Tưởng Nã cộc cằn nhấc chân đá về phía mặt anh ta, Hứa Châu Vi vội vàng né người. Vừa định mở miệng, anh ta đã thấy Tưởng Nã giẫm chân lên chuột máy tính, nhìn màn hình vi tính chăm chú.

Hứa Châu Vi nhoài người qua, nhìn thấy camera giám sát thu hình một chiếc xe bán tải hiệu Toyota đen xuất hiện lúc bốn giờ sáng ngày 2 tháng 9.

Tưởng Nã nhếch mép, anh bóc lạc bỏ vào miệng, cất giọng từ tốn: “Phía trước con đường này của chúng ta không phải là một thôn nhỏ hay sao? Bắt đầu từ thôn đó đến hết cao tốc lục soát từng chỗ một. Đảm bảo xe bán tải vẫn còn ở Lý Sơn!”.

Hứa Châu Vi tuân lệnh, cử anh em đi tìm. Anh ta vừa đi, Tưởng Nã chau mày, nhai lạc với thái độ khó hiểu. Xe bán tải trong máy quay trị giá vài chục vạn tệ. Vậy đám người trộm trà này xuất thân không hề tầm thường khốn khó. Rõ là khó hiểu.

Buổi trưa, Diêu Ngạn tự mình chạy đến sở cảnh sát một chuyến. Nhận được đáp án giống hệt bên cảnh sát báo tin, cô thất vọng đi về.

Các đồng nghiệp cũng nghe nói chuyện này, họ thân thiết hỏi thăm cô. Một đồng nghiệp sợ đến líu lưỡi, hỏi: “Xe bán tải Toyota? Không có hai ba chục vạn tệ thì không mua nổi đâu. Người chạy xe này mà đi ăn trộm ư? Hay là xe này cũng là đồ trộm cắp?”.

Diêu Ngạn rất nhạy cảm, cô gọi điện ngay cho cảnh sát.

Đến giờ tan sở, Thẩm Quan đến mời cô đi ăn. Thấy Diêu Ngạn phiền não, anh ta hỏi thăm tường tận. Anh ta trầm mặc cả buổi mới nói: “Đến giờ vẫn chưa tìm ra manh mối?”.

Diêu Ngạn gật đầu, thật sự cô không có tâm trạng, cô từ chối lời mời của Thẩm Quan.

Lá trà bị mất phải đền bù. Cô họ Diêu Ngạn ứng trước một ít. Tiền của cô họ sớm đã dồn để mua nhà hết rồi, số tiền cô họ lấy ra chính là tiền Tưởng Nã bồi thường còn dư.

Diêu Ngạn kiểm tiền trong sổ tiết kiệm. Diêu Yên Cẩn cũng chụm đầu vào, đưa sổ tiết kiệm của mình cho em gái: “Chậc, em nhìn xem có cần hay không”.

Diêu Ngạn nhìn những con số trên đó cười nói: “Dĩ nhiên là cần! Mấy nghìn cơ mà. Cảm ơn chị!”.

Diêu Yên Cẩn nhếch miệng cười, rồi lại thở dài phiền muộn.

Chuyện trà bị trộm làm đầu óc Diêu Ngạn rồi tinh hết lên, cô cũng quên khuấy chuyện điều tra Tưởng Nã. Đến khi anh gọi điện, cô giật mình đánh rơi di động. Một lát sau, cô nhặt máy lên nghe nhưng không nói tiếng nào.

Tưởng Nã nghe âm thanh sột soạt bên kia, anh ung dung lên tiếng: “Đang làm gì?”.

Diêu Ngạn cau mày mở sổ tiết kiệm, cô nói: “Sắp đi ngủ”.

Tưởng Nã thốt lên một tiếng “Ừ”. Anh nhắc nhở cô: “Đừng quên em còn mười hai ngày”.

Trong lòng Diêu Ngạn dậy sóng, cô nói: “Mấy ngày nay gia đình tôi có chuyện, hoãn lại vài ngày được không?”.

Tưởng Nã nhướng mày: “Em mặc cả với anh?”.

Diêu Ngạn đành dịu giọng kể chuyện mất trà cho Tưởng Nã biết.

Tất cả đều đúng như dự liệu của Tưởng Nã, anh vô cùng hí hửng: “Không cần hoãn lại. Anh đã điều tra giúp em rồi”. Thấy Diêu Ngạn im bặt, anh tiếp tục nói: “Anh giúp người phụ nữ của mình làm chút chuyện cỏn con, nói thế nào cũng không đáng nhắc tới. Em không cần cảm kích quá, chỉ cần hơi hơi nhớ tới cái tốt của anh là được”.

Diêu Ngạn mỉm cười, cô nói cảm ơn anh.

Hứa Châu Vi làm việc ngày càng nhanh nhẹn. Anh ta chạy đến thôn lân cận đe dọa dụ dỗ một hồi lập tức moi được tin. Anh ta lải nhải: “Mẹ kiếp, chạy rõ nhanh. Em vừa hỏi ra được, người đó nói không thấy có hàng hóa. Em chân trước vừa hỏi, xe đó chân sau đã chạy. Anh Nã nói trúng rồi, đậu trong cánh rừng bên cạnh thôn đó cả đêm”. Hứa Châu Vi cười ranh ma, nói với Tưởng Nã: “Chạy vào chỗ đó yêu đương vụng trộm cũng chẳng ai hay”.

Tưởng Nã trầm ngâm, không biết anh có nghe hay không. Vết thương trên mặt anh nhìn dưới ánh đèn đã nhạt màu đi nhiều, cuối cùng nó cũng không còn chằng chịt những vết trắng tím đan xen nữa. Tuy nhiên, dù không mang nhiều thương tích nhưng khi im lặng, nhìn anh vẫn cực kỳ đáng sợ. Hứa Châu Vi hoảng sợ, không dám đùa giỡn trước mặt anh. Anh ta nói: “Cần em đến chỗ cảnh sát giao thông kêu trung đội trưởng điều tra máy quay không?”.

Tưởng Nã lạnh nhạt lắc đầu, quay quay chiếc bút máy đen đang kẹp giữa hai ngón tay, anh nói: “Điều tra? Điều tra môt chiếc xe trống không?”.

Hứa Châu Vi ngẩn ra: “Vậy không điều tra nữa sao?”.

Tưởng Nã cười lạnh: “Không phải điều tra gần xong rồi ư?”. Anh nhìn màn hình dừng tại thời điểm bốn giờ sáng ngày 2 tháng 9 ở trung lộ Lý Sơn, cất giọng bàng quan: “Một chiếc xe toàn trà với trà, đến ngoài thôn lại biến mất, chắc chắn có xe khác đợi sẵn ở đó chở đi”.

Anh bật cười: “Trà? Trà gì quý vậy?”.

Hứa Châu Vi nghe không rõ, anh ta hỏi thêm lần nữa. Tưởng Nã ngẩng lên sai bảo: “Ngày mai, đi dò la xem nhà họ Diêu tháo dỡ hàng tại kho bãi nào của Nam Giang, ở đó có bao nhiêu nhà kho, ai phụ trách, bình thường chứa hàng gì. Ngoại trừ nhà họ Diêu còn ai chuyển hàng đến, gửi đi nơi nào!”.

Hứa Châu Vi suýt nghẹn thở, anh ta nuốt khan, nói với Tưởng Nã: “Sao cơ ạ?”. Thấy Tưởng Nã trừng mắt nhìn mình, anh ta vội cầm chiếc bút trên bàn làm việc, cất giọng xu nịnh: “Anh nói để em ghi lại. Một lần nữa thôi, em lỡ quên mất rồi!”.

Tưởng Nã nhẫn nại nhắc lại lần nữa, Hứa Châu Vi nhíu mày phân vân, Tưởng Nã tiếp tục nói: “Chú đến nhà kho để trà đó tìm hiểu xem là do trà có vấn đề hay họ đưa sai đồ”.

Vốn dĩ thứ ông Diêu được thuê chuyển đi chính là lá trà nhưng sau đó không hiểu vì sao lại bị lấy mất, vô duyên vô cớ làm điều thừa thãi. Giả sử đối phương gửi nhẩm hàng, vậy lá trà thật nhất định còn ở đó!

break
Chỉ Yêu Đỗ Nhược
Sắc, Sủng, Kiều nữ,Thanh niên nhà nghèo cao lãnh
Nuôi thú cưng (NP hiện đại H)
Ngôn tình sắc, NP hiện đại H
Cùng Trúc Mã Luyện Tập Kỹ Năng
Ngôn tình Sắc, Sủng
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc