Cô Gái Tháng Sáu
Chương 23
Biết tin Vương Quân đã được giữ lại khoa, Vương Thế Vĩ nói mát: “Thấy chưa, anh đã
bảo khoa rất quý em mà, em còn không tin! Ông thầy họ Ông kia mà không có tình ý gì
với em thì anh không còn mang họ Vương nữa.”
“Anh không mang họ Vương thì anh mang họ gì?”
Vương Thế Vĩ nghiêm túc nói: “Anh mang họ em thôi.”
“Ha ha ha ha… anh vốn mang họ em mà!”Cô cũng tỏ vẻ nghiêm túc nói : ”Thực ra em
cảm thấy người mà thầy Ông thích là anh.”
“Thôi đi, còn lâu ông ấy mới thích anh, chuyện tập quân sự ngày xưa khiến ông ấy hận
anh chết đi được.”
“Thế tại sao thầy ấy lại bảo chỉ cần anh đủ điểm, khoa có thể ưu tiên tuyển anh vào
học?”
“Đó là do ông ta đoán anh không thể đủ điểm nên mới nói đãi bôi để lấy lòng em thôi,
đến lúc đó ông ta có thể nói: “Vương Quân à, không phải thầy không tuyển Vương Thế
Vĩ vào học, mà do cậu ấy không đủ điểm…”
“Chắc chắn là anh đủ điểm. Lần trước thi chẳng phải anh đủ điểm là gì?”
“Ai mà biết được lần trước ăn may thế nào? Lần này em phải kiếm đề hộ anh mới
được.”
“Em đào đâu ra đề chứ?”
“Lần trước em chẳng nói chị cả kiếm được đề là gì?”
“Chị cả kiếm được, còn em thì chịu.”
“Em thân với cô ta như vậy, chẳng lẽ việc nhỏ này mà cô ta không giúp được à?”
“Nhưng… đỗ kiểu đó cũng chẳng hay ho gì!”
“Có ai biết đâu, có gì mà không hay ho?”
Cô lẩm bẩm: “Người khác không biết, nhưng mình thì phải biết chứ.”
“Thế em bảo anh làm thế nào? Anh dạy cấp ba ba năm, suốt ngày chỉ quanh quẩn bài
vở trên lớp, những cái khác, ba năm rồi có động đến đâu, chữ thầy trả thầy hết rồi, nếu
không kiếm được đề thì mười lần cũng chẳng hy vọng đỗ được.”
“Anh… phải ôn cật lực chứ!”
“Anh cũng ông cật lực đó chứ, nhưng trình đọ anh chỉ có thế. Thôi thế này nhé, anh sẽ
cố gắng hết khả năng của mình để thi một lần, nếu không được, anh sẽ về đặc khu
kinh tế tìm một câu lạc bộ bóng đá vậy.”
Cô nghĩ nếu anh bước vào cái thế giới sặc mùi phấn hương, bia rượu của vùng đặc khu
kinh tế, chắc chắn sẽ lóa mắt và thay lòng đổi dạ.
Không còn cách nào khác, cô đành phải đồng ý đi kiếm đề thi. “Để em hỏi chị cả xem có
kiếm đề được hay không, nhưng anh nhất định phải tập trung ôn cho tốt, không thể chỉ
dựa vào mỗi việc kiếm đề đâu.”
“Chắc chắn rồi.”
Cô liền tìm đến chị cả rồi nói ra ý định của mình.
Chị cả nói: “Kiếm đề cũng được thôi, nhưng đề chung của cả nước ta không kiếm được,
ba môn chuyên ngành, ta đoán kiếm được đề của hai môn, môn thứ ba còn phải xem
năm nay ai ra đề, nếu là ông Viên thì rất khó kiếm vì lão Mục nhà ta với ông ấy ít qua lại
lắm.”
“Thế thì ta bảo ông Vĩ tập trung ôn các môn thi chung và môn của thầy Viên.”
“Ta chỉ sợ bọn mình mạo hiểm lớn như vậy kiếm đề cho hắn, thi đỗ rồi hắn lại đá bay
ngươi.”
“Ông ấy bảo suốt đời không bao giờ thay lòng đổ dạ.”
“Ta gọi ngươi là Vương Quỳnh Dao cấm có sai! Đến giờ mà ngươi vẫn còn tin vào lời hứa
của đàn ông à? Hiện tại hắn ở nông thôn, vẫn phải dựa vào ngươi để thoát ra khỏi lò lửa
đó, dĩ nhiên là phải thề thốt đủ điều. Đợi đến khi hắn thi đỗ rồi, ngươi tưởng hắn vẫn sẽ
ngây ngô như thế à?”
“Ngươi lúc nào cũng chỉ nghĩ xấu về ông ấy thôi.”
“Thôi, ta không nói nhiều nữa, ngươi phải nhớ một điều là kể cả sau này hắn đá ngươi
thì ngươi cũng không được để lộ ra chuyện kiếm đề đâu đấy.”
“Ta nói ra làm gì?”
“Một cô nàng vì một gã đàn ông mà phải hy sinh nhiều như vậy, cuối cùng lại bị anh ta
đá, cô ta lại không lôi hết ra nói cho hả giận à ?”
Cô vội cam đoan : “Bất kể sau này ông ấy đối với ta như thế nào, ta sữ không để lộ ra
chuyện này đâu.”
“Thế thì được, nếu không bọn mình đều tàn đời đấy.” Chị cả liền dặn dò : “Ngươi phải
chuẩn bị kha khá tiền nhé !”
“Phải biếu xén hả ?”
“Thời buổi này, không biếu xén thì làm sao người ta tiết lộ đề cho ngươi ?”
“Biếu bao nhiêu ?”
“Một môn cứ tạm thời chuẩn bị một nghìn, không đủ thì bù thêm.”
“Phải biếu nhiều vậy hả ?”
“Thế mà còn nhiều à ? Người ta phải lấy cả tương lai của mình ra để mạo hiểm, ngộ nhỡ
chuyện này bị lộ ra ngoài thì chức giáo sư của người ta cũng đi tong, một nghìn tệ của
ngươi có nuôi được người ta cả đời không ?”
“Ừ nhỉ.”
Cô nói chuyện kiếm đề với Vương Thế Vĩ, anh mừng ra mặt. “Thế thì chắc chắn anh đỗ
rồi.”
“Nhỡ không đỗ thì sao ?”
“Có đề trong tay mà còn không đỗ thì anh còn sống làm gì nữa ?”
Chỉ một câu nói mà khiến trái tim cô như bị treo ngược lên trần nhà. Ai biết mấy vị giáo
sư ra đề đó mang đề thi đi cho mấy người ? Chỉ cần cho bốn, năm người thì chưa chắc
anh đỗ được.
Trong những ngày tân hôn, trái tim treo ngược của cô cũng không được thả xuống, tuần
trăng mật cô cũng chẳng buồn để ý, chỉ giục anh ôn thi : “Anh tranh thủ thời gian ôn thi
đi, đừng để… trượt vỏ chuối đấy.”
Anh không chịu : “Làm gì có chuyện bỏ mặc vợ yêu trong tuần trăng mật rồi ôm sách vở
ôn thi chứ ?”
Cô tức quá, không nói gì với anh nữa, anh đành phải cầm sách lên ôn cho qua chuyện.
Đợi đến khi thi xong, có điểm rồi, trái tim treo ngược của cô mới được thả xuống một
nữa.
Bố mẹ, anh trai, chị dâu cô đều mừng không sao kể xiết, mẹ nói : “Thấy chưa ? Vợ
chồng muốn giải quyết vấn đề một chốn đôi nơi thì chỉ nên chọn cao không chọn thấp !”
Bố nói : “Vai trò của điểm tựa quan trọng không ?”
Anh trai cô thì nói : “Hè đến vẫn phải quay về thành phố E thi đấu cho bọn anh nhé !”
Chị dâu cô nói : “Mau đẻ con trai để còn đá bóng với Tiểu Bân nhà hai bác.”
Anh đưa cô về nhà để được một phen nở mày nở mặt, mở tiệc, nổ pháo ở làng C, rất ầm
ĩ, phô trương, còn liên tục có mật thám chạy vào báo cáo tình hình của địch :
“Bên kia có hai mươi tám người rồi.”
“Trưởng thôn Hồ sang bên đó rồi.”
Mỗi lần báo cáo đều kiến bên này xôn xao : “Bên mình có ba mươi lăm người rồi.”
“Bí thư Giang đến dự bên mình.”
Cô đã nhận ra chút manh mối, bèn túm anh để hỏi : “Có phải nhà họ Tông bên kia cũng
mở tiệc mừng không ?”
Anh mặc nhận.
Cô liền thắc mắc : “Sao cứ như ăn tiệc tập thể vậy ?”
“Đám người đó tính xấu vậy đấy, chỉ cần bên nhà anh có cỗ là bọn họ cũng phải bày cỗ,
lại còn đòi hơn nhà anh cho bằng được. Nhưng lần này bọn họ thua rồi, làm sao vượt
được.”
“Tại sao ?”
“Nhà anh mở tiệc mừng vì anh đỗ thạc sĩ, bọn họ mở tiệc vì ông Mạc được lên làm
trưởng phòng thí nghiệm, hừ, trưởng phòng thí nghiệm quản được vài con người, có gì
mà ghê gớm ?” Tranh thủ lúc không có ai để ý, anh liền ôm chặt cô rồi nói nhỏ : “Quân à, cảm ơn em nhiều lắm !”
Cô không biết anh đang cảm ơn cô điều gì, chắc là cảm ơn vì bằng cấp của cô hơn Tông
Gia Anh, hoặc còn cảm ơn cô vì cô kiếm đề hộ anh để anh thi đỗ thạc sĩ.
Cô hậm hực nói : “Hóa ra anh làm này nọ chỉ là để chạy đua với cô ta đúng không ?”
“Sao em lại nói như thế ?”
“Không nói như thế thì còn nói thế nào ? Anh yêu em là để ganh đua với cô ta, anh thi
đỗ cao học cũng vẫn so bì với cô ta, nếu em không là thạc sĩ, chắc anh cũng chẳng yêu
em đâu nhỉ ?”
“Ai bảo thế ?”
“Em bảo. Nếu em không là thạc sĩ, làm sao anh thắng nổi trong cuộc đọ sức này ?
Chồng cô ta cũng tốt nghiệp đại học trường D mà.”
“Nhưng anh ta là sinh viên công nông binh !”
Cô ngắc ngứ hẳn mặc dù vẫn có cảm giác lời giải thích của anh có vấn đề, nhưng một
chốc một lát lại chưa thể nghĩ ra vấn đề nằm ở đâu, đành phải tự an ủi mình : Chắc
cũng không phải anh ấy muốn so bì mà nhà anh ấy thôi, sau này ít về nhà là ổn.
Mấy năm sau đó, mọi việc của anh đều diễn ra hết sức thuận lợi, năm anh tốt nghiệp
thạc sĩ lại rơi đúng vào thời điểm thầy hướng dẫn đủ tư cách hướng dẫn tiến sĩ, thế là
anh lập tức trở thành đệ tử tiến sĩ đầu tiên của thầy.
Anh thường khoác lác rằng : “Việc học giống như chơi golf, vào thì khó, dùng hết các
thủ đoạn rồi còn phải đánh nhau sứt đầu mẻ trán. Vào được rồi thì thoải mái, thích học
thế nào thì học. Ra lại càng dễ, chui cái là lọt.”
Cô nghe mà lợm giọng, anh còn không biết ý, vẫn hỏi cô : “Có phải thế không em yêu
?”
Bất luận là học thạc sĩ hay tiến sĩ, sở thích ham đá bóng của anh không hề thay đổi,
phần lớn thời gian đều dành cho việc đá bóng, thời gian còn lại dành cho việc học, việc
nhà thì hoàn toàn không động đến.
Chị dâu cô đã nói là làm, cô vừa sinh con, chị liền thả cho bố mẹ đến đỡ đần, trông con
hộ cô.
Bố mẹ cô trước khi con gái cưới thì mắt trợn to lắm, sau khi con gái cưới rồi thì mắt
nhắm chặt lại. Con rể không làm việc nhà, bố mẹ vợ làm, lại còn có hẳn một lý thuyết
rất đĩnh đạc : “Coi như bố mẹ đẻ thêm một thằng con trai, bố mẹ không bắt con trai
mình làm việc nhà thì đừng bắt con rể làm. Thực ra cũng chẳng có mấy việc, đi chợ, nấu
cơm, trông cháu, hai ông bà già đảm nhận hết.”
Có bố mẹ chăm lo việc nhà, công việc của cô ở khoa phát triển khá tốt, nhưng mấy
năm đã trôi qua, càng ngày cô càng cảm thấy mục tiêu lớn của khoa đang được thực
hiện, trước hết là đội ngũ giáo viên đã có bằng thạc sĩ hết rồi, chẳng mấy sẽ có bằng
tiến sĩ, rất nhiều giáo viên trong khoa đều đang học tiến sĩ tại chức, cô cũng muốn học
nhưng khoa không cho cô học, nói cô còn trẻ, muốn để các giáo viên có tuổi học trước.
Cô cũng muốn tạm xin nghỉ dạy để học tiến sĩ, nhưng cả hai vợ chồng đều không đi làm
thì lấy gì mà ăn. Sau đó cô nghe nói học tiến sĩ ở nước ngoài không những không phải
nộp học phí mà còn được nhận học bổng, đủ để nuôi một gia đình, thế là cô đi thi Toelf
và bắt đầu xin học bổng đi học tiến sĩ ở nước ngoài.
Chồng cô không phản đối chuyện cô xin đi học tiến sĩ ở nước ngoài mà còn khác ủng hộ,
chắc là vì thấy ông Mạc cũng đã học tiến sĩ tại chức, nhà họ Vương phải có một tiến sĩ
học ở nước ngoài mới áp đảo được nhà họ Mạc.
Lần này, cô lại giúp anh đánh thắng một trận. Cô được trường Đại học A của Mỹ tuyển
chọn, bắt đầu học tiến sĩ ở nước ngoài, còn giúp anh xin được một công việc dành cho
tiến sĩ khoa học ở trường Đại học A.
Trước khi Vương Thế Vĩ xuất ngoại, gia đình anh lại mở tiệc ăn mừng, nghe nói lãnh đạo
huyện cũng đến, và lần này nhà họ Tông phá lệ không chạy đua với nhà họ nữa.
Đến thời điểm này, nhà họ Vương đã giành thắng lợi hoàn toàn trước nhà họ Tông !
Nhưng anh chỉ đắc ý được một thời gian ngắn, vì sự thắng lợi của làng C mang sang Mỹ
chẳng có ý nghĩa gì hết, nói cho người khác nghe người khác cũng không hiểu.
Điều khiến anh hậm hực nhất là Mỹ không có bóng đá.
Football của Mỹ cũng rất nổi tiếng, nhưng không phải là loại bóng đá anh vẫn hay đa,
mà là bóng bầu dục.
Anh luôn nói bằng giọng rất coi thường rằng : “Đó mà cũng gọi là football hả ? Ôm khư
khư trong tay rồi chạy ngả ngớn khắp sân. Thật chẳng ra thể thống gì cả !”
Trong tiếng Anh, loại bóng mà anh đá được gọi là soccer, không được ưa chuộng lắm ở
Mỹ. Anh đi khắp nơi tìm người đá bóng, nhưng người Hoa chủ yếu chơi cầu lông, số
người chơi bóng bàn cũng không ít, ngay cả bóng rổ cũng có thể kiếm đủ người chơi nửa
hiệp, nhưng số người Hoa thích đá bóng chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Sau đó anh phát hiện ra trường con trai học có một đội bóng đá nữa, anh đành bấm
bụng đi xem một trận thi đấu, quay về nói trình độ của đội đó thua xa anh : “Chẳng
khác gì lợn sế đánh nhau.”
Cô liền đề nghị : “Anh có thể làm huấn luyện viên cho họ, không những đóng góp một
phần công sức cho trường của con, mà anh còn có cái để đá.”
Anh dè bỉu một thời gian dài, cuối cùng vẫn không cưỡng nổi cơn thèm đá bóng, liền
chạy đến trường tự đề cử mình, kết quả người ta bảo anh viết ra một phương án huấn
luyện, anh mới ngớ người, những thuật ngữ bóng đá trong tiếng Anh, anh chẳng biết từ
nào, nói gì đến các vấn đề tâm lý, sinh lý của môn bóng đá.
Anh ca thán rằng : “Chỉ cần ông mày dạy cho bọn họ các chiến thuật là được rồi,
phương án cái con khỉ gì ? Chẳng lẽ đá bóng trên giấy hả ?”
Ngay cả huấn luyện viên đội bóng đá nữ của trường tiểu học cũng không được làm, anh
càng buồn bực, ít nói ít cười hơn.
Cô liền an ủi : “Không có ai đá bóng thì anh tự tìm chỗ nào đó đá không được hả ?”
“Thế thì có gì thú vị ? Bóng đá là môn thể thao tập thể…”
Sau khi cô trở thành research scientist, Vương Thế Vĩ không chịu ở Mỹ nữa. Đúng lúc
thầy hướng dẫn tiến sĩ của anh trong nước được lên làm phó hiệu trưởng trường Đại học
F, nói nếu anh muốn về nước, có thể phong hàm phó giáo sư cho anh, còn cho anh vị trí
phó chủ nhiệm khoa, mặc dù đều là phó, nhưng anh không có bằng cấp của nước ngoài,
chỉ là tiến sĩ trong nước, lại không mang được công trình nghiên cứu khoa học nào về
nước nên danh hiệu và vị trí này cũng là quá ổn rồi.
Anh liền nói với cô : “Anh nghĩ có khia anh phải về nước thôi, ở đây làm tiến sĩ khoa học
suốt đời cũng chán lắm.”
Cô lo lắng hỏi : “Anh về một mình, liệu có… sa ngã không ?”
“Em sợ anh sa ngã thì về cùng anh luôn đi.”
“Nhưng em cũng gần bốn mươi tuổi rồi, biết đi đâu bây giờ ? Ở trong nước, vấn đề kỳ
thị giới tính và tuổi tác rất nghiêm trọng.”
“Về trường đại học F với anh, để anh nói với thầy hướng dẫn, chắc là sắp xếp được cho
em một công việc.”
“Em tốt nghiệp trường đại học hàng đầu, ra nước ngoài phấn đấu một hồi rồi lại quay về
trường tốp hao, lại còn phải dựa vào sự giúp đỡ của thầy hướng dẫn của anh, em có mà
điên à ?”
Anh không nói gì nữa.
Cô liền trêu : “Giờ bỏ về anh không sợ thua Tông Gia Anh à ?”
“Sao anh lại thua cô ta ?”
“Chẳng phải chồng cô ta cũng đã lấy được bằng tiến sĩ rồi còn gì ?”
“Gã đó là học tại chức, mà cũng phải dựa vào tiếng tăm của bố hắn – Giáo sư Mạc ở
trường đại học D.”
“Nhưng không phải ông ấy cũng được đề bạt lên làm phó chủ nhiệm khoa rồi đó sao ?
Làm phó chủ nhiệm khoa của trường Đại học D không phải đơn giản đâu nhé !”
“Hừ, đó đều là tin cũ rồi !”
“Vậy hả ? Thế tin mới là gì ?”
“Ông Mạc chết rồi !”
Cô giật bắn mình : “Thật à ? Tuổi ông ấy cũng chỉ tầm ông Mục chứ mấy ? “
“Tuổi tầm ông Mục thì sao ? Đầy người ít tuổi hơn ông ấy cũng chết mà, ông ấy hơn
năm chục tuổi, chẳng lẽ không được phép chết à ?”
Cô cũng cảm thấy xót xa thay cho ông Mục, rồi cô lại đùa : “Anh về nước để an ủi cô ta à ?”
“Ai ?”
“Tình cũ của anh – Tông Gia Anh – chứ còn ai vào đây ?”
“Hừ, anh ăn no rửng mỡ à ? Anh không nổ pháo chúc mừng đã là lịch sự lắm rồi.”
Ngôn tình Sắc, Sủng, Tổng Tài
Ngôn tình Sắc, Sủng, Đô Thị
Sắc, Sủng, Kiều nữ,Thanh niên nhà nghèo cao lãnh