Sau đó, tôi cũng không biết làm sao mà mình cầm điện thoại lên gọi 120 được nữa, kế tiếp là âm thanh xe cứu thương. . .
Ông ngoại, ông không sao hết, ông không được xảy ra chuyện gì. . . Tôi nắm tay ông ngoại thật chặt, nước mắt tuôn xối xả, chỉ sợ buông lỏng bàn tay ra, ông ngoại sẽ vĩnh viễn ra đi. . .
Ông ngoại đeo ống thở oxy, hai mắt trắng dã, ý thức đã mơ hồ, trong miệng lầm bầm cái gì, tôi không nghe rõ.
Ông ngoại, con là Oánh Oánh, ông mở mắt ra nhìn con đi, con không muốn ông ngủ. . . Ông tỉnh dậy đi. . . Tôi khóc kêu.
Dường như ông ngoại đã nghe thấy tiếng gọi của tôi, trong chốc lát mở mắt ra, giương miệng lên giống như muốn nói cái gì.
Ông ngoại, ông ngoại. . . Ông nói gì. . . Ông muốn nói cái gì? Tôi kề sát tai vào lắng nghe, mơ hồ nghe ông khó khăn nói: Văn Phượng. . . Đừng giết nó. . . Cứu cứu. . . Văn. . . Phượng. . .
Lúc này, cánh cửa xe cứu thương mở ra, mấy nhân viên y tế nhanh chóng khiêng băng ca xuống, vội vàng đẩy ông ngoại vào trong bệnh viện.
Trơ mắt nhìn ông ngoại bị đẩy vào phòng cấp cứu, tôi bị y tá ngăn lại ở ngoài cửa: Xin lỗi, xin chờ ở ngoài, cô không thể vào bên trong. . .
Tôi đứng tại chỗ, che miệng bật khóc.
Không biết qua bao lâu, đèn ngoài phòng cấp cứu tắt, y tá đẩy ông ngoại sang phòng hồi sức cấp cứu.
Bác sĩ, ông ngoại tôi thế nào rồi? Tôi ngăn bác sĩ lại, khẩn trương hỏi.
Cô là người nhà của bệnh nhân sao? Bác sĩ hỏi.
Tôi là cháu ngoại của ông.
Ừ! Bác sĩ nhìn giấy chẩn đoán bệnh trong tay, nói với tôi: Bệnh nhân bị kích thích quá lớn, dẫn đến bệnh cũ tái phát, may là cấp cứu kịp thời, tạm thời giữ được tính mạng, hôm nay còn cần phải theo dõi thêm một đêm nữa, nếu như đến ngày mai mà vẫn không có chuyện gì thì có thể chuyển sang phòng bệnh bình thường.
Tôi nghe mấy lời của bác sĩ, lòng bàn tay đổ đầy mồ hôi, nắm lại thật chặt.
Cơ thể bệnh nhân hiện tại vẫn còn rất yếu, nếu bệnh nhân tỉnh lại, không nên để ông ấy bị thêm kích thích nào nữa, một khi tâm trạng quá xúc động, cũng có thể dẫn đến tử vong. . .
Tôi biết rồi, cảm ơn bác sĩ. . .
Bác sĩ gật đầu, rời đi.
Tôi nhìn xuyên qua tấm kính thủy tinh thậy dày, thấy ông ngoại đang nằm trong phòng hồi sức, trong lòng mơ hồ cảm thấy đau nhói, là tôi không tốt có phải không?
Những lời bác sĩ đã nói liên tục lập lại trong đầu tôi.
Bệnh nhân bị kích thích quá lớn, dẫn đến bệnh cũ tái phát, may là cấp cứu kịp thời, tạm thời giữ được tính mạng. . .